Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Mời các bác xem hình vẽ bên dưới :
Em có 2 câu hỏi cho các bác:
Thứ nhất : ký hiệu dấu gạch chéo / giữa số 2 chấm và 7 và dấu vòng cung phía trên ( chỗ em đã khoanh tròn màu đỏ ấy, ở cuối bản nhạc) trong bản nhạc “Dương tiên thôi mã vận lương mang” này có ý nghĩa gì vậy? Ta phải thổi như thế nào? Và nó tương đương với ký hiệu nào trong bản nhạc sáo trúc của Việt Nam?
Ở đây : số 2 có chấm ở dưới = nốt RÊ1, số 7= nốt Si2
Thứ hai: những ký hiệu tam giác nhỏ màu đen phía trên đầu của những nốt nhạc (chỗ em khoang bằng màu xanh) là ký hiệu gì vậy? Phải thổi thế nào?
Nếu bác nào rành về nhạc số Trung Quốc thì có thể cho em xin cái bảng tóm tắt các ký hiệu của bản nhạc sáo trúc của Trung Quốc được không?
Hoặc chỉ cho em trang web nào đó có liên quan để tham khảo (bằng tiếng trung cũng được). Bởi vì nhiều ký hiệu em không biết phải thổi thế nào .
Xin cảm ơn các bác nhiều.
haohange1984: Mời các bác xem hình vẽ bên dưới :Em xin hỏi các bác ký hiệu dấu gạch chéo / trong bản nhạc “Dương tiên thôi mã vận lương mang” này có ý nghĩa gì vậy? Ta phải thổi như thế nào? Và nó tương đương với ký hiệu nào trong bản nhạc sáo trúc của Việt Nam?Nếu bác nào rành về nhạc số Trung Quốc thì có thể cho em xin cái bảng tóm tắt các ký hiệu của bản nhạc sáo trúc của Trung Quốc được không?Hoặc cho em trang web nào đó có liên quan để tham khảo. Bởi vì nhiều ký hiệu em không biết phải thổi thế nào .Xin cảm ơn các bác nhiều.
Em xin hỏi các bác ký hiệu dấu gạch chéo / trong bản nhạc “Dương tiên thôi mã vận lương mang” này có ý nghĩa gì vậy? Ta phải thổi như thế nào? Và nó tương đương với ký hiệu nào trong bản nhạc sáo trúc của Việt Nam?
Hoặc cho em trang web nào đó có liên quan để tham khảo. Bởi vì nhiều ký hiệu em không biết phải thổi thế nào .
bác cắt mất phần đầu rồi nên khó đoán lắm, tui nhìn thì là 2 nốt đó luyến với nhau phần gạch giữa có thể là chỗ ngắt của phách, hoặc ám chỉ nốt ứng với số 2 đó là một nốt kép ( bác phải pót cả phần trước và phần sau + bản đó là nhịp bao nhiêu thì nó ra ngay ấy mà)
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Chào Bác sáo trúc. Em đã có cái bảng ký hiệu đó của bác từ lâu rồi. NHưng rất tiếc trong đó lại không có ký hiệu mà em đang băn khoăn.
NÓ có phải ở bên dưới không, thưa bác sáo trúc? Em thấy có một vài ký hiệu bác bảo là "giải thích sau". Hy vọng một ngày nào đó bác sẽ post lên một bảng đầy đủ hơn cho anh em , đồng thời hướng dẫn cách thổi xem nó tương ứng với kỹ thuật nào của Việt Nam.
BÁc nào có thể trả lời giúp em 2 câu hỏi trên được không? Riêng câu hỏi thứ 2 thì cả đánh lưỡi đơn, kép, ba đều ký hiệu là dấu tam giác nhỏ màu đen phía trên đầu nốt nhạc, vậy thì làm sao để phân biệt khi nào là đánh lưỡi đơn, khi nào là đánh lưỡi kép, khi nào là đánh lưỡi ba?
Các bác thông cảm trình độ nhạc lý số của em còn non nớt.
Bác sáotruc cũng đang trên mạng hả?
Em có hết những cái gì của bác post lên rồi. Nhưng cái ký hiệu dấu gạch chéo / giữa số 2 và 7. trong bản nhạc hình như là bác cho là diễn tấu theo kiểu như vuốt ngón lên . VẬy thực hư của ký hiệu này là thế nào, nếu như bác ký hiệu thì sao người ta không ký hiệu bằng đường zich zắc bậc thang. Em nghi ngờ ký hiệu này nên muốn thỉnh giáo toàn thể các bác.
Thưa bác sáo trúc phiền bác xem lại cái khoang tròn màu đỏ ở bản nhạc. Rõ ràng đó là dấu chéo mà, số 2 và số 7 nằm cùng một hàng có cao thấp gì đâu?
sáng nay em cũng vô mạng google tìm thử rồi, thực ra những bản nhạc trung quốc số không có gì là khó khăn mấy, tuy nhiên chuyển soạn cho sáo thì lại thêm rất nhiều ký hiệu để thể hiện các kỹ thuật khác nhau, luyên láy, tril, lưỡi kép ....
Bảng của bác sáo trúc khá đầy đủ rồi, em có thể đoán như thế này nha (đoán thôi): nếu là vuốt ngón lên thì phải là dấu có mũi tên vòng cung như luyến. Tuy nhiên đây là dấu / có thể là kỹ thuật: vuốt lên đồng thời lăn ống sáo (mở rộng phần lỗ thổi) đây cũng là một kỹ thuật có bên việt nam.
nếu có gì sai sót các bác đừng cười
Trả lời về thắc mắc của haohange:
Những dấu tam giác trong phần khoanh màu xanh của bạn là kỹ thuật lưỡi kép Staccato. Bạn có hỏi khi nào thì đánh lưỡi đơn, kép tam; xin thưa tên gọi của nó cũng đã chỉ ra cách đán lưỡi rồi, khi không thấy dấu luyến vòng cung giữa các note với nhau thì có nghĩa là gặp đơn đánh đơn, gặp chùm kép thì đánh kép, gặp chùm móc ba thì đánh lưỡi tam (duy phần lưỡi đơn thì tùy trường hợp, đừng lạm dụng quá. Tôi cũng đã có trình bày trong phần "kỹ thuật đánh lưỡi đơn".)
Còn phần 2/7 của bạn hỏi trong khoanh màu đỏ thì xin mời bạn zoom bản nhạc của bạn lên để xem cho rõ, đấy là một đường ziczắc chạy từ dưới lên: ký hiệu của kỹ thuật "thượng lịch âm" tức là dồn ngón lên từ 2 đến 7.
Vâng, cám ơn các bác và đặc biệt là bác Langtu:
em cứ nghĩ cái dấu gạch chéo đó là một ký hiệu gì đặc biệt.Hóa ra là nó cũng là cái đường ziczac của kỹ thuật"上历音: thượng lich âm". Bởi vì từ trước tới nay em chỉ thấy kỹ thuật dồn ngón là phải có một chữ số nhỏ ở bên trên một chữ số to. Ví dụ như dồn ngón ở phần đầu của bài "Dương tiên thôi mã" từ nốt MI3 xuống MI2.
nhân đây em lại có vài câu hỏi tới bác Langtu về bài "Dương tiên thôi mã":(Vì thấy bài này bác Langtu thổi rất hay)
1)Ở phần đầu của bài này sau đoạn TRill là dồn ngón từ quãng 3 xuống quãng 2(từ nốt Mi3 xuống Mi2: 1=C), rất khó khăn khi bỏ ngón ở các nốt quãng 3.Em đã thử rồi nhưng nó không liền mạch. Vậy theo bác Langtu thì thổi như thế nào?
2)Bác nói là đánh lưỡi tam: nhưng có 2 dạng là TTK và TKT , nhưng em chưa biết những nốt như thế nào thì dùng TTK hoặc khi nào thì dùng TKT.
Dùng 2 dạng trên có khác biệt không?
3)cái chỗ 2/7 (RÊ/Si2) đó thì dồn ngón thế nào hả bác?( Em thấy nó chiếm gần 2 quãng tám đấy khá xa.)
4) Em muốn xin bản ký âm này của bác (Tuy em đã có bản của bác SAotruc).Mong bac post lên nhé. Mà bài này bác chơi ở giọng nào, dùng sáo tong gì chơi vậy sao mà hay thế?
5) Nhạc nền của bản nhạc này không download được bác ạ. Vậy Bác cũng post lên cho anh em tập nhé.
Bác có trang web nào mà có phần nói về các ký hiệu của các kỹ thuật sáo Trúc của TQ không? (tiếng trung cũng được)
Mong bác thường xuyên qua diễn đàn để trao đổi.
Chỗ cần hỏi em đã khoanh ở dưới .
Thanks
bác thắc mắc như thế về phần kỹ thuật sẽ không ai có thể trả lời được bởi đây là vấn đề của bản thân bác, bác không thực hiện được kỹ thuật là do phần luyện tập kỹ thuật của bác chưa đến mức "tinh ".
Một bản nhạc mà bác không thể thi triển được kỹ thuật dùng cho nó, có nghĩa là trình độ của bác chưa chơi đựoc bản nhạc đó, tốt nhất là nên dừng lại tập từ từ, không nên nóng vội rất rễ phạm sai lầm.
Cảm ơn bạn đã nhắc nhở tôi.
Nhưng tôi được biết Trong một bản nhạc có nhiều cách diễn tấu (về phần này bác Saotruc có nói là âm nhạc là 3 lần sáng tạo). Người chuyên nghiệp thì chơi một kiểu khác. Người nghiệp dư thì chơi một kiểu (ý nói là kỹ thuật chưa cao). Điều này thì Bác Hoàng Anh ở nhạc viện Hà nội cũng nói là bản nhạc này thì có rất nhiều nốt nhưng khi người chơi viết lại thì không thể viết lại đủ các nốt. Cho nên ý tôi hỏi các bác là trong những chỗ khoanh tròn đó có cách chơi nào (bớt đi một vài nốt ) có được không ? Và chỉ xin bác Lang tu cái bản nhạc này của bác xem thế nào mình có tập được những chỗ đó không thôi. biết đâu bản nhạc của bác Langtu viết lại phù hợp với tôi thì sao?