Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cần tìm bài viết "Dịch lý trong âm nhạc" trong Kiến thức ngày nay số 205 năm 1996

rated by 0 users
This post has 11 Replies | 3 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
foolagain Posted: 11-28-2007 23:12
Tình cờ tìm lại được tài liệu chép tay bài viết Dịch lý trong âm nhạc từ Kiến thức ngày nay, nhưng không có hình ảnh minh họa, chữ viết không đọc được rõ. Anh em nào có, có thể scan up lên được thì xin cảm ơn nhiều
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

gửi 1 bản photo(laser) vào TPHCM gấp cho em nha, em sẽ scan cho.
 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Hiện tại tui đang tìm cuốn Kiến thức ngày nay đó, vì lâu qua nên khó tìm, nếu có thì tui đã scan lên rồi, chủ yếu là thiếu hình minh họa. Hồi xưa kỹ năng vẽ kém cỏi nên không vẽ được mấy cái hình minh họa  liên hệ giữa Hà đồ, ngũ hành với ngũ âm... nên bây giờ muốn tìm để coi lại.

Theo thuyết này người ta dùng lóng 1 loại trúc làm nhạc khí mẫu, sau đó dùng 1 loại hạt (chiều dài các hạt nối đầu nhau, sát thân nhau, sức chứa của lóng trúc, đường kính ống bằng 1 số lượng hạt nhất định )để đo chiều dài, đường kính lòng ống =>xác định âm "cung". Sau đó dựa vào Hà đồ chế tạo thêm các âm quản có chiều dài ngắn hơn phát ra các âm thương, dốc, chũy, vũ. Chứ không phải là dùng Turner, máy đo tần số như bây giờ

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Theo tui biết thì hạt đó là hạt ...gạo. Còn người nói thì hình như là anh Chung chủ quán trà Padme. Ông anh này nghiên cứu về Hà Đồ, Kinh Dịch khá kỹ đấy.

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Nếu điều đó đúng thì chúng ta có thể tự hào khẳng định sáo có nguồn gốc từ Việt. Hà Đồ xuất phát từ đâu nhỉ ? Kinh Dịch xuất phát từ đâu? có phải phía Nam Dương Tử Giang, châu thổ Hoàng Hà với nền Văn Minh Lúa Nước của tộc Bách Việt ?

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Các bạn có thể đọc thêm về Kinh Dịch từ điạ chỉ sau:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%E1%BB%8Bch

suong chieu
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui hy vọng một ngày nào đó, bác TuongDanh, FoolAgain và HoangTuBe cùng có mặt trong một buổi offline của damsan và mình nói chuyện chuyên đề về "Dịch Lý Trong Âm Nhạc"
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

DỊCH LÝ TRONG ÂM NHẠC

(thiếu hình minh họa)

Huyền sử cho biết Huỳnh Đế sau khi thống nhất đất nước và lập ra vương triều đầu tiên ở Trung Quốc đã sai viên quan coi sóc tế lễ tìm phương tiện phối hợp các âm thanh trong thiên nhiên để tạo ra những làn điệu phô diễn sự hài hòa của trời đất, âm dương.

Trên đường đi du khảo đến vùng Tây Bắc viên quan này nhận thấy giống trúc ở đây có tiếng kêu rất đều nên chọn lấy 1 lóng làm nhạc khí mẫu (âm quản) và gọi là "hoàng chung" (chuông vàng) phát ra âm căn bản là cung. Để ấn định kích thước tiêu chuẩn, người chế tạo hoàng chung đã lấy 1 loại hạt cỏ màu đen gọi là thư (dài khoảng 3,3mm)làm dụng cụ đo lường, vì loại hạt này có đặc tính là kích cở và trọng lượng hầu như giống nhau. Lóng trúc dùng làm hoàng chung có chiều dài bằng 100 hạt thư sắp sát thân nhau, nhưng sắp nối đầu nhau chỉ có 81 hạt, lòng ống có đường kính vừa khít 3 hạt sắp sát thân nhau và có sức chứa tổng cộng 1200 hạt.

Khi sắp các hạt thư nối đầu nhau thì đầu (có mầm) của hạt thư này chạm vào đuôi của hạt kia, tượng trưng cho âm dương khởi động, vũ trụ vận hành. Con số 81 hạt là bình phương của số 9 tức là biểu thị cho năng lực sáng tạo của trời.

Nếu sắp các hạt thư sát thân hạt đầu có mầm sẽ quay lên hoặc xuống. Hình ảnh này cho thấy âm dương sau khi phát động đang trãi qua quá trình biến hóa, tương tác nhau theo chuyển oộng xoắn ốc (co và giãn) để sinh ra các hiện tượng và vạn vật trong thiên nhiên. Con số 100 (hạt) là bình phương của con số 10 tức là số biểu thị cho  năng lực tiến hóa của đất.

 Trong âm nhạc TQ, cách phân bố các nhạc cụ làm 81 phần gọi là luật xích (hoặc lữ xích) và phân bố thành 100 phần gọi là số xích.

Theo dịch lý, luật xích có 2 số căn bản là 81 và 9 nghĩa là những số lẻ (cơ) biểu thị cho dương; còn 2 số căn bản của số xích là 100 và 10, nghĩa là những số chẵn (ngẫu) biểu thị cho âm. Xét trong phạm vi trái đất, dương là động lực của trời, âm là động lực của đất; nên có thể gọi số lẻ là thiên số và số chẵn là địa số. Như vậy nhạc cụ hoàng chung biểu thị sự giao hòa của dương và âm, của trời và đất, sẽ tạo ra những hiệu quả tốt lành cho người nghe.

Xét về số học phương Đông thì 1 là số khởi đầu và 10 là số kết thúc. Giữa 1 và 10, hai nguyên động lực âm và dương phát triển như những làn sóng đan hòa vào nhau và dồn dập lên xuống khi âm hơn, khi dương hơn tạo ra các hiện tượng thiên nhiên được biểu thị bằng những con số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Tỏng đó 1, 3, 5, 7, 9 là những số dương, có đầu mà không có kết, biểu thị cho sinh khí đang tạo tác; và 2, 4, 6, 8, 10 là dãy số âm có kết mà không có đầu biểu thị cho sinh khí đang hợp thành. Cần lưu ý là ngời TQ xưa không ghi số theo hình dạng thông dụng quốc tế hiện nay (1,2,3...) mà ghi bằng các dấu chấm hoặc bằng các nét vạch, thí dụ như trong Hà Đồ của Phục Hy, người khai sinh ra Dịch lý TQ.

(phần còn lại sẽ bổ sung sau)

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Đọc xong muốn bỏ sáo lun, chóng mặt quá trời!
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

đọc xong chẳng hỉu zì hết.

nếu chứng minh được sáo trúc bắt nguồn từ Việt Nam thì phải có ma chứng minh thui!

hihih vong câu hỏi sớm có câu tra lời 

Not Ranked
tiểu cầm thủ

bài viết hay quá, sao ko tiếp tục hả bác.

@hoangtube : tui nghĩ tộc Bách Việt với ta có liên can gì đâu, bờ Nam Dương Tử Giang rộng lắm mà. Ko phải của mình nhận làm gì, biến cái của người khác thành cái của mình rồi sử dụng cũng tốt có sao đâu. Mấy lời nói vui chắc bác ko giận Smile

Tiền đồng tịch, kim bằng cộng lạc. Hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Dịch lý trong âm nhạc ( tiếp theo và ... hết)

Có thể nói Hà đồ là 1 biểu đồ không gian và thời gian của khí âm dương vận hành trong thiên nhiên chỉ XXX 5 phương vị: gồm 4 hướng Bắc, ĐÔng, Nam ,Tây và 1 phương Trung ương, cùng 5 loại thời tiết: gồm 4 mùa đông, xuân, hạ, thu và 1 phương giao thời (hình 3). Cách sắp xếp các dấu chấm (số) trong Hà đồ cho thấy âm (dấu đen, số chẵn) và dương (dấu trắng, số lẻ) luôn luôn đi kèm nhau, sinh ra nhau trong dòng lưu chuyển hài hòa; những con số nhỏ 1,2,3,4,5 là số sinh thành và những con số lớn hơn 6,7,8,9,10 là số thụ tạo (được sinh).

Dựa vào Hà đồ người chế tạo Hoàng chung còn làm thêm những âm quản khác có chiều dài ngắn hơn: lóng trúc dài 72 hạt thư phát ra âm thương, lóng trúc dài 64 hạt thư phát ra âm dốc, lóng trúc dài 54 hạt thư phát ra âm chủy, lóng trúc dài 48 hạt thư phát ra âm vũ. Như vậy trong âm nhạc đã gồm đủ thiên địa âm dương.

Nếu sắp 5 âm (ngũ âm): cung, thương, dốc, chủy, vũ theo Hà đồ và ngũ hành ta có sự liên hệ sau (xem hình 4)

1.Số đầu dương của dãy số sinh thành, tức số 1 đi kèm với số 6 (âm) tức số đầu của dãy số thụ tạo. Hai số này được đặt ở phương Bắc, biểu thị cho hành thủy, mùa đông và liên quan tới âm vũ.

2. Số thứ 2(âm) của dãy số sinh thành, tức số 2, đi kèm với số 7(dương) tức số thứ hai của dãy số thụ tạo. Hai số này được đặt ở phương Nam biểu thị hành hỏa, mùa hạ và liên quan với âm chủy.

3.Số thứ ba (dương) của dãy số sinh thành, tức số 3 đi kèm với số 8 (âm) tức số thứ ba của dãy số thụ tạo. Hai số này được đặt ở phương Đông biểu thị cho hành mộc, mùa xuân và liên quan với âm Giốc.

4. Số thứ tư (âm) của dãy số sinh thành, tức số 4, đi kèm với số 9(dương) tức số thứ tư của dãy số thụ tạo, hai số này được đặt ở phương Tây biểu thị cho hành kim, mùa thu và liên quan với âm thương.

5.Số thứ năm (dương) của dãy số sinh thành, tức số 5 đi kèm với số 10 (âm) tức số thứ năm của dãy số thụ tạo. Hai số này được đặt ở phương Trung ương biểu thị cho hành thổ, tiết giao thời và liên quan với âm Cung.

Khi so sánh ngũ âm của TQ với các nốt của Châu Âu, giới nghiên cứu âm nhạc nhận thấy:

Âm Cung tương đương với nốt Fa

Âm Thương    "                       Sol

Âm Dốc      "                           La

Âm Chủy                "               Đô

Âm Vũ                     "             Rê

Chú thích:

1. Thư: 1 loại mè (vừng)

2. Luật lữ: dụng cụ thẩm định thanh âm, cái dương gọi là luật, cái âm gọi là lữ.

3. Xích : thước đo

Page 1 of 1 (12 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems