Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

có nên chăng? - Phương pháp làm giảm chênh lệch giữa 2 bát độ !

rated by 0 users
This post has 49 Replies | 4 Followers

Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ
Em nghe nói tới sáo cổ nhưng chưa biết thế nào gọi là sáo cổ. Em có một cây khoảng 30 năm tuổi có được gọi là cổ không ạ ? Em thì kiến thức nông cạn nên cũng không rõ lắm. Em đang theo dõi mấy anh tranh luận đây. Không biết dựa cột mà nghe cho nó chắc vậy
Tiểu lượng phi quân tử Vô độc bất trượng phu.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

donduongg:
Em nghe nói tới sáo cổ nhưng chưa biết thế nào gọi là sáo cổ. Em có một cây khoảng 30 năm tuổi có được gọi là cổ không ạ ? Em thì kiến thức nông cạn nên cũng không rõ lắm. Em đang theo dõi mấy anh tranh luận đây. Không biết dựa cột mà nghe cho nó chắc vậy

có lẽ mình dùng từ sáo cổ ở đây nghe nó có vẻ hơi khiếp :D. sáo của người việt xưa...

sáo của cậu có xuất xứ từ đâu?? à mà thôi cậu add giúp mình nich yahoo nhé mình có vài điều muốn hỏi cậu  về nó.. thế nhé!

 

 

bán sáo  trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Thịnh:  thầy sơn trên cung văn hóa lao động cũng nói về cây sáo chơi dân ca như thế chứ ko hẳn là 6 lỗ đều đâu, tui cũng ngu muội về dân ca chỉ thổi đc 1 vài bài cỏn con bằng mấy cây sáo tự làm nên cũng ko hiểu lắm sự khác biệt...vấn đề này còn khó hơn vấn đề làm 1 cây sáo chuẩn nữa, mà chuẩn cái gì nhỉ???

Hoàng: yêu là cho đi nên tui mới cho nhiều như vậy và chỉ cho những gì tốt đẹp nhất đúng ko bác.

bamboo: tui chịu thua, thà chơi 2 cây sáo khác nhau còn hơn nhập chung làm 1 mà chả cái nào ra cái nào.

mấy bác yên tâm, từ lúc bắt đầu làm tới giờ tui chưa ngừng cải thiện sản phẩm của mình bao giờ, và thành quả thì dĩ nhiên tui cũng thích đem ra để trò chuyện với anh em, nói đó làm đó và sản phẩm đó để các bác đánh giá.

 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Bamboo-flute:

 

Đừng nói chuyện cây sáo rồi rối lên 1 chùm . Để thử ví dụ vài cái coi sự cải tiến sẽ được trân trọng hay sẽ bị bài bác nhé :

+ Ngày xưa cha ông ta đi ngựa , đi đò , ghe để làm phương tiện . Chẳng lẽ bây giờ ta không chịu cải tiến theo kịp thế giới mà cứ dùng mấy cái ấy đi sao ? Bây giờ đã cải tiến rồi thì mọi người thích hay là không thích ?

+ Ngày xưa ta ở nhà tranh vách lá , bây giờ ở nhà lầu . Mọi người thích ở nhà nào ?

+ Ngày xưa cứ muốn liên lạc với ai thì cứ viết thư , gửi 1 lá có khi cả tháng trời . Ngày nay dùng điện thoại , email ... các bạn thích cái nào ?

rất rất nhiều ví dụ chứ không chỉ có mấy cái trên thôi đâu , nhưng hy vọng là các bạn tự suy nghĩ và nhìn lại 1 quãng thời gian phía trước so với bây giờ rồi các bạn sẽ tự hiểu thôi . Đừng sợ các cụ buồn vì ta đã làm khác sáo tiêu ngày xưa của họ . Chúng ta chỉ nghĩ rằng họ sẽ buồn thôi sao ? Sao không nghĩ họ chỉ buồn 1 chút nhưng sẽ vui biết bao nhiêu lần nếu biết rằng con cháu ta ngày sau biết dựa trên những cái trước để cải tiến để phát huy ?

Còn nếu các bạn nói 1 cây sáo 1 cây tiêu đúng chuẩn không thổi dân ca hay bằng mấy cây sáo xưa thì các bạn cần kiểm chứng lại mới được à nha . Theo ý kiến bản thân tui thì nếu như đã có 2 quan điểm thì sao không kết hợp chúng lại để khỏi mất hòa khí ? Làm sao mà dùng 1 cây sáo chuẩn thổi vẫn như cây sáo xưa ? ( vật liệu , cách xử lý .... )

 

em nói có gì sai mong anh bỏ quá cho..

nhưng mong anh đọc kĩ lại đoạn cuối em viết ạ. em không phản đối việc đổi mới mà còn ủng hộ anh sáo nhựa cũng như các sáo chuẩn note như hiện nay, đó là sự kế thừa và phát huy... bởi như thế tiếng sáo việt nam sẽ được nhiều người biết đến hơn... khi nó hòa tấu thì phải đủ chuẩn để hợp với các nhạc cụ khác.

* thiết nghĩ cũng không nên so sánh xưa với nay vì mọi so sánh đều là khập khiễng...

*  còn chiếc sáo việt thổi các bài dân tộc : lúc đầu em cũng chưa rõ nhưng trong sách dạy khoét sáo của thầy trịnh Huấn có ghi " ống sáo 6 lỗ dùng để thổi các bài dân tộc có cấu tạo nói chung giống ống 6 lỗ nhưng có điểm khác là... giữa nốt thứ nhất và nốt thứ 2 không phải là quãng 1 cung mà là non 1 cung tức nốt Mi ở sáo đô ở sáo dân tộc thấp hơn Mi trong gam đô trưởng, giữa lỗ bấm thứ 2 và 3 ( mi và fa) không phải là quãng nửa cung và mặc dầu Mi hơi thấp nốt Fa lại cao hơn 1 chút so với fa trong gam đô... giữa lỗ 5 và 6 quãng 1 cung ở đây cũng hơi non chút ít --> si hơi thấp đi"          ( em trích 1 đoạn trong đó trang 39 )

ban đầu em không để ý lắm.. nhưng sau đó em gặp 1 cụ ông có cây sáo đang thổi bài " QB quê ta ơi" thì em lấy máy ra đo thấy các thông số tương tự... do thói quen làm sáo kiểu cải tiến mà em phán sai đấy anh ạ.. ---> vì thế nói em chưa thấy cũng chưa chắc...

em đinh linh nó là sai nhưng nhớ đến đoạn này thì em bắt đầu để ý...

đương nhiên mọi ng đặt hàng em vẫn làm cây chuẩn theo thang âm.. em chỉ làm mấy cây theo kiểu nhiư thầy Huấn nói để tặng cho mấy anh em và cho mình dùng thôi... 

âu cũng là mấy điều ít ỏi em biết đến... nó chẳng có ý gì là hơn thua tranh luận.. càng không có ý chê bai hay xúc phạm ai cả.. chỉ là ý kiến nhỏ để giúp những ai chưa để ý tới hay chưa biết tới thôi.. em tin trong miền nam để ý đến vấn đề này và làm sáo như thầy Huấn cho riêng mình.

..... 

 

 

bán sáo  trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
lan man quá.đang từ một vấn đề khắc phục non âm ở bát độ 2 nhảy sang bổ nhau chuyện xưa với nay.em ko hề biết cũg như sờ vào cây sáo "cổ truyền" nên ko gjám bàn nhưng rõ ràg topic này ko có ý đụng chạm tới nó.tất cả nhữg sáng kiến để thay đổi vấn đề theo chiều hướng tích cực đều đáng được áp dụng.phươg pháp của anh sáonhựa chắc 5 năm làm sáo nữa em cũng không nghĩ đến.em cũg có thể rút ra cách ém hơj để thổi hoăc thay đổi góc của tia hơi,từ đó sửa chiều ngang của lỗ thổi.có điều khi hoàn thành trông nó hơi nham nhở chút.cảm ơn saonhua chia sẻ.

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Xin lỗi vì đã để các bác đợi lâu, hôm nay em xin post đồ hình mà 2 thành viên Saonhua và MinhQuang đã lý thí nghiệm trong buổi cà phê tuần trước :

 

Có thể nói 2 phương pháp này đều là tư tưởng lớn đụng nhau cốp cốp, nguyên lý thì như nhau :

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Cách thực hiện phương pháp của saonhua thì bác ấy đã post ở bài trước rồi, ở bài này em xin trình bày cách thực hiện phương pháp của bác Minh Quang :

Trước tiên các bác hãy chuẩn bị 1 cái vòng như thế này (nếu kiếm hay cắt được ron cao su thì còn tốt hơn nữa ):

rồi cuộn nó lại như vầy : 

 

Rồi nhét nó vào ống sáo nhé :

Xê dịch tới lui và test bằng tuner_e xem ở vị trí nào nó làm giảm được sự chênh lệch giữa 2 bát độ, sau đó ta có tác phẩm như sau :

 

 

Nếu thấy 1 vòng mà chưa đạt được hiệu suất thì các bạn chêm thêm 1 hoặc 2,3,4 ,5 vòng nữa với độ to, nhỏ, mỏng, dày tùy thích :

 

 Khi muốn xê dịch hoặc lấy ra hãy dùng đồ móc ráy tai mà làm nhé.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Nhận định ưu khuyết điểm của từng phương pháp (cái này là chủ quan của riêng em, thấy sao nói vậy, rất mong sự góp ý của 2 tác giả và các nhà nghiên cứu khác) :

Phương pháp của Minh Quang :

            Ưu điểm :

- Dễ thực hiện : 

             + Có thể dịch tới dịch lui tự do để tìm ra các vị trí đạt được hiệu suất giảm chênh lệch cao nhất.

             + Có thể tùy thích chọn lựa loại vật liệu chêm vào , nhưng có lẽ tốt nhất là nên dùng Ron cao su để giảm ma sát không khí trong lòng ống.

- dụng cụ thực hiện đơn giản.

- Không  sợ làm hư hỏng ống sáo vì không can thiệp vào vật liệu cấu tạo ống sáo.

           Khuyết điểm :

 - Vì chêm thêm các vật cản trong lòng ống nên phương pháp của Minh quang gây ra sự thiệt hại về mặt âm lượng ( đơn vị là Decibel - dB), tương ứng cứ mỗi vòng được chêm vào, dùng tuner_e  em phát hiện ra là âm lượng nó giảm từ 7 - 10%.

 Phương pháp của Saonhưa :

            Ưu điểm :

- Không gây ra thiệt hại về mặt âm lượng

           Khuyết điểm : 

- Khó thực hiện vì các điều sau :

             + Phải tìm cho đúng vị trí chính xác trong lòng ống sáo thì mới tiến hành khoét lõm được, tiến hành việc này với sự bất thường của lòng ống trúc thì thật sự là rất phức tạp.....bác saonhua nói rằng có công thức nhưng chính bác ấy cũng thừa nhận rằng bản thân công thức cũng rất phức tạp để xác định được : đâu là vị trí khoét lõm, khoét lõm sâu bao nhiêu là vừa, bề rộng khoét lõm nên là bao nhiêu thì ổn...

             + Phải độ ra được mũi cào mà bác ấy mô tả trong bài trước. Việc này sẽ đơn giản hơn nếu các bác biết chút về cơ khí.

            + Can thiệp vào vật liệu của thành ống sáo, điều này có nghĩa là nếu bác chọn sai vị trí thì chỉ có nước tiễn biệt cây sáo luôn

 

 Nhận định chung : 2 phương pháp đều tạo ra được hiệu ứng giảm được đáng kể sự chênh lệch giữa 2 bát độ. Sự giảm chênh lệch này là do nguyên lý gia giảm cường độ dao động của các họa âm, mà việc gia giảm các cường độ dao động của các họa âm sẽ tạo nên những âm sắc khác nhau, dó đó thực chất phương pháp của 2 bác saonhua và Minh Quang đều là phương pháp tinh chỉnh màu âm của tiêu sáo (để định ra mầu âm yêu thích của mình, sáo nhựa sẽ khoét vào lòng ống những chỗ khác nhau còn bác minh quang sẽ chêm vào những vòng ron to nhỏ khác nhau...), việc giảm chênh lệch giữa 2 bát độ chỉ là ứng dụng phụ của nguyên lý này.


Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Hôm đó tui cũng được chứng kiến các thí nghiệm này. Quả là một buổi thú vị. Được nghe thấy cây sáo có thể thổi không bị lệch bác độ và là những người được thấy đầu tiên những cải tiến mới trong công nghệ làm tiêu sáo, cảm giác thật thích thú. Đây là những bước cải tiến theo tui là rất lớn  trong việc chế tạo tiêu sáo (kể cả chỉnh đúng bác độ và điều chỉnh được mầu âm).
Qua cách diễn tả của Leehonso rất trực quan và dễ hiểu. Tuy nhiên, tui cũng thêm một khuyết điểm trên cách làm của bác Minh Quang là: nếu cây sáo đó đưa ra cho những người khong biết chế tạo thổi, thì qua thời gian, miếng nhựa trong lòng sáo có thể bị rơi ra, hay bị dịch chuyển chổ khác. Thì những người như tui không thể biết cách phục hồi.
Hôm đó còn thấy Saonhua đưa ra 2 thí nghiệm khác. Một là với sáo bằng ống nước, và chỉnh thay đổi bác độ bằng khớp nối. Và Tiêu, với ống định âm làm ra âm sắc như kèn có dăm kép.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

ai đọc vô cũng thấy, 1 bên là tui đưa ra con số hẳn hòi, còn 1 bên bác lee chả đưa ra được con số quái nào cả, dù chỉ về mặt tương đối cũng hiểu được sự khác biệt này.

ko phải là tui ko biết nhét cái gì vô cái gì, mà phải nói là tui hiểu rất rõ nếu bác nhét 1 cái vòng hay 1 cuộn giấy vô trong ống sáo thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào.

thế này nhé, bác tưởng tượng vầy nè, nếu đưa 1 ống sáo với các lỗ đã khoét, và kích thước từ miệng thổi tới các lỗ, rùi đưa 1 mẫu giấy với kích thước nhất định, bác nhét vào vị trí nào, và tui sẽ nói cho bác biết cao độ của từng nốt ở từng bậc sẽ thay đổi như thế nào mà ko cần phải thổi vào cây sáo đó.

nếu bác làm được điều đó chỉ dựa vào đo đạc và tính toán mà ko cần phải thổi thì bác sẽ ko viết 1 bài vớ vẩn như vậy, còn nếu ko thì chỉ là chó táp phải ruồi thui, mà chỉ là táp trúng cái cọng lông ruồi àh, ha ha ha

tiết lộ 1 chút về nghiên cứu của tui nhé: 1 cây tiêu sai búa xua bất kì, ko đụng đến lỗ thổi và lỗ bấm, hãy biến nó thành 1 cây tiêu chuẩn chỉ cần 2 bát độ thôi, dám làm và đủ trình độ để làm ko,hay là ko tưởng tượng được sẽ làm thế nào lun, hay lại đi mò ốc giống ở trên ha ha ha

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

   Mấy bữa nay , em ráng theo dõi xem thử mấy anh có cho ra được công thức nào để xác định vị trí cần thêm vật cản hay khoét rãnh không mà chẳng thấy công thức nào hết . Nếu chỉ dừng lại ở đây thì cũng khó khăn lắm , với những thằng lười và ngu dốt như em chắc mò tới mùa quýt sang năm cũng chưa xong đâu .

   Anh Saonhua nói la anh đưa ra những con số mà em có thấy số gì có thể sử dụng đâu .

   Chúng ta tìm cách tác động lên lòng trong ống sáo . Sao chúng ta không tìm hiểu xem bước sóng của từng âm trên cây sáo là bao nhiêu cm và tác động lên phân nào của bước sóng thì được hiệu quả như mong muốn . lâu nay chúng ta chỉ nói tới tầng số của âm thanh mà chưa thấy ai nhắc đến độ dài bước sóng ứng với âm thanh đó . Biết đâu khi chúng ta nghiên cứu độ dài bước sóng của từng âm cộng với kết quả những thí nghiệm của các anh đang có, có thể chúng ta cho ra đời một công thức xác định được vị trí cần tác động trong lòng trong ống sáo một cách chính xác chăng ?

   Ở trên là một vài ngu kiến của tiểu đệ hổng biết có xài được không ? Nếu xài không được thì xin mọi người bỏ qua cho tiêu đệ học thức nông cạn nha. Smile

Ai có nhu cầu mua tiêu ( trúc gia bình , sapa , đà lạt , trúc tím ) , sáo trúc xin liên hệ với mình qua nick yahoo : nguyenducchuyen1603 hoặc di động : 0909576322 có cả khắc chữ ^^
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ktschuyen:

   Mấy bữa nay , em ráng theo dõi xem thử mấy anh có cho ra được công thức nào để xác định vị trí cần thêm vật cản hay khoét rãnh không mà chẳng thấy công thức nào hết . Nếu chỉ dừng lại ở đây thì cũng khó khăn lắm , với những thằng lười và ngu dốt như em chắc mò tới mùa quýt sang năm cũng chưa xong đâu .

   Anh Saonhua nói la anh đưa ra những con số mà em có thấy số gì có thể sử dụng đâu .

   Chúng ta tìm cách tác động lên lòng trong ống sáo . Sao chúng ta không tìm hiểu xem bước sóng của từng âm trên cây sáo là bao nhiêu cm và tác động lên phân nào của bước sóng thì được hiệu quả như mong muốn . lâu nay chúng ta chỉ nói tới tầng số của âm thanh mà chưa thấy ai nhắc đến độ dài bước sóng ứng với âm thanh đó . Biết đâu khi chúng ta nghiên cứu độ dài bước sóng của từng âm cộng với kết quả những thí nghiệm của các anh đang có, có thể chúng ta cho ra đời một công thức xác định được vị trí cần tác động trong lòng trong ống sáo một cách chính xác chăng ?

   Ở trên là một vài ngu kiến của tiểu đệ hổng biết có xài được không ? Nếu xài không được thì xin mọi người bỏ qua cho tiêu đệ học thức nông cạn nha. Smile

người ta nói nếu lười mà thông minh thì còn xài đc cái đầu.

người ta cũng nói nếu dốt mà siêng năng thì xài được cái tay.

và người ta cũng nói vừa lười vừa dốt thì .........

hi vọng bác cải thiện niềm tự hào đối với bản thân trước rồi hãy nghĩ tới chuyện cải thiện cây sáo.

thuốc cho bác nè: đọc nhiều và suy nghĩ, trong cái topic này thôi.

 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

   Anh saonhua có nói tác động vào lòng trong của cây sáo vào đoạn 1/4 kéo dài một đoạn 1/16 . Nhưng em thắc mắc một tí . cơ sở nào để anh đưa ra con số đó vậy . liệu nhiều cây sáo khoét sai về cao độ không cây nào giống cây nào hết mà cứ khoét đại một rãnh như anh liệu kết quả có giống nhau không ? còn khi mình làm trên trúc củ chi và trên trúc đà lạt nhiều đốt thì liệu có giống nhau không ? Giữa cây sáo và cây tiêu liệu cách làm có giống nhau không ? và tại sao anh saonhua chỉ làm 1 rãnh duy nhất còn Leehonso và anh Vinh lại làm 2 vòng to nho khác nhau, cơ sở nào để hai bên có hai kiểu làm khác nhau nhưng vẫn điều chỉnh đúng cao độ?

  Trình bày một vấn đề khoa học phải có cơ sở lý luận , thí nghiệm chứng minh , và công thức . Các anh đã có tinh thần chia sẽ thì em xin các anh hãy trình bày cho minh bạch mọi vấn đề chứ đừng u u minh minh thế này khó chịu lắm .

  Anh saonhua tự hào là mình thông minh , sao anh không thông minh nốt luôn trong cái khâu trình bày vấn đề này đi , sao lại cứ mập mờ như thế .

 

 

 

Ai có nhu cầu mua tiêu ( trúc gia bình , sapa , đà lạt , trúc tím ) , sáo trúc xin liên hệ với mình qua nick yahoo : nguyenducchuyen1603 hoặc di động : 0909576322 có cả khắc chữ ^^
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Đây có phải là phương pháp mà bác saonhua bảo là sẽ cho ra những cây sáo thổi luôn đứng kim không ạ

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ktschuyen:

   Anh saonhua có nói tác động vào lòng trong của cây sáo vào đoạn 1/4 kéo dài một đoạn 1/16 . Nhưng em thắc mắc một tí . cơ sở nào để anh đưa ra con số đó vậy . liệu nhiều cây sáo khoét sai về cao độ không cây nào giống cây nào hết mà cứ khoét đại một rãnh như anh liệu kết quả có giống nhau không ? còn khi mình làm trên trúc củ chi và trên trúc đà lạt nhiều đốt thì liệu có giống nhau không ? Giữa cây sáo và cây tiêu liệu cách làm có giống nhau không ?

ờ cái này tui cũng chưa nói rõ, chỉnh bát độ kiểu này là 1 công việc làm cho toàn bộ các nốt ở bát độ 2 cao lên, và toàn bộ các nốt ở bát độ 1 thấp xuống: sóng dài dài ra và sóng ngắn ngắn lại mà( đã sửa lại trong bài viết trước), nếu trên 1 cây sáo gần như chuẩn hết bát độ 1 thì chỉ cần làm nhiêu đây là đủ, còn ko thì phải xài nhiều chiêu khác nữa, ví dụ như bác làm 1 cây sáo đô thường mà nốt mi với nốt fa cách nhau 1 tấc, kiu tui sửa đi, cấm đụng tới lỗ thổi và lỗ bấm, thì tui phải xài chiêu khác đúng ko nè, nhưng cũng sẽ sửa được.

bạn hỏi trúc củ chi và trúc đà lạt àh, trúc đốt hay trúc ko đốt àh, bạn nghĩ cây trúc nó sinh ra muốn thành sáo, thành bàn ghế hay được sống thoải mái và chết yên bình nơi nó sinh ra, bạn mong tìm 1 cây trúc có mấy cái điểm nhấn hoàn mĩ để cho ra 1 cây sáo thì cũng giống như đi tìm 1 cây trúc sinh ra tự suy nghĩ nó muốn trở thành cây sáo vậy đó, có trời mới biết trúc nghĩ gì. nếu bạn còn dựa vào thân xác của cây trúc thì bạn sẽ có những điểm khác biệt giữa mỗi cây trúc thôi, bất cứ là về vấn đề gì.

ktschuyen:

và tại sao anh saonhua chỉ làm 1 rãnh duy nhất còn Leehonso và anh Vinh lại làm 2 vòng to nho khác nhau, cơ sở nào để hai bên có hai kiểu làm khác nhau nhưng vẫn điều chỉnh đúng cao độ?

 

tui vẫn nói là đừng so sánh, giữa người ko cần thổi mà vẫn biết tác động tới đâu và 1 người mò từng điểm để tìm hiểu như mò cua bắt ốc thì khác biệt lắm lắm ạh. hỏng lẽ đợi tui nói huỵt toẹt ra là phương pháp kia sai rồi bác mới chịu hay sao nhỉ?

ktschuyen:

Trình bày một vấn đề khoa học phải có cơ sở lý luận , thí nghiệm chứng minh , và công thức . Các anh đã có tinh thần chia sẽ thì em xin các anh hãy trình bày cho minh bạch mọi vấn đề chứ đừng u u minh minh thế này khó chịu lắm .   Anh saonhua tự hào là mình thông minh , sao anh không thông minh nốt luôn trong cái khâu trình bày vấn đề này đi , sao lại cứ mập mờ như thế . 

vậy bác thử thông minh tí xem tại sao tui lại u u minh minh, bác biết câu chuyện khá nổi tiếng về A Nan và Ca Diếp ko nhỉ?

và cuối cùng, bác có làm được cây sáo nào như trên để thí nghiệm chưa, và bác đã lập được kế hoạch để thống kê số liệu chưa,nếu chưa thì tui nghĩ bác nên bắt tay vào làm đi rồi sẽ thấy, sẽ có kinh nghiệm, và có điều để tìm tòi và học hỏi,còn nếu chỉ để tán phét cho vui thì tui khuyên bác chỉ nên tập thổi sáo cho đời nó đẹp, bàn làm gì chuyện chế tạo cho nó phức tạp và tốn thời gian.

 

 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 3 of 4 (50 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems