Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
chào tất cả các bạn
ai biết làm sáo hay tài liệu làm sáo chuẩn thi góp ý cho mình với nhé
mình muốn viết một cuốn sách về sáo
và làm sáo
rất mong các bạn giúp đở
xin chân thành cám ơn
tài liệu hướng dẫn làm sáo thì trên damsan đã có, những người làm sáo trên damsan cũng đều dựa vào đó để bắt đầu làm cả thôi , sau đó dựa vào chính kinh nghiệm bản thân mà làm ra những cây sáo tốt. mỗi người dùng một cách, và những kiến giải về sáo cũng như các vấn đề gặp phải khi làm sáo cũng mỗi người một ý kiến. nên khó mà thống nhất để cho một cái chuẩn cho bạn được. vì vậy tài liệu như vậy là đã đủ để làm rồi bạn ạ.
còn bạn muốn viết sách làm sáo thì nên tìm hiểu kỹ trên này, có rất nhiều. còn bạn muốn tham khảo thêm về nhiều vấn đề khi làm sáo và bệnh của sáo, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác Leehonso, bác ấy là người đã có nhiều thí nghiệm cụ thể và nhiều kiến giải rất hay về sáo.
hoanghoanthien: chào tất cả các bạnai biết làm sáo hay tài liệu làm sáo chuẩn thi góp ý cho mình với nhé mình muốn viết một cuốn sách về sáo và làm sáo rất mong các bạn giúp đở xin chân thành cám ơn
Mình thấy đề tài này rất hay, chúng ta phải cùng xây dựng. Sau đây là cách làm sáo của mình.
Tài liệu: Sách về sáo trúc của tác giả " Đức Tuỳ" muốn tìm hiểu về tác giả này các bạn phải hỏi thầy Ngọc Phan, hoặc thầy Tiến Vượng.
Dụng cụ: Đục cỡ nhỏ, dao khoét, Vecni, dụng cụ đục mấu, lõi kê, cưa sắt, thước kẹp đo chu vi v.v....
Nguyên liệu: Cây trúc.
Cách làm:
bước1: Mang thước kẹp đi lang thang các nơi bán Trúc như Hàng Nón, hoặc ra Đại Mỗ tìm kiếm cây trúc phù hợp ( thường thì tìm 3 tháng mới được 1 cây phù hợp).
bước 2: cưa lấy đoạn trúc phù hợp nhất ( cái này rất khó nha, vì phải chọn đươc đoạn trúc có chu vi và độ dầy chính xác đến từng mm).
bước 3: đục mấu, đoạn trúc phù hợp thường có 2 mấu ( đục mấu phải thật nhẵn mặt trong của cây sáo để luồng gió đi chuẩn)
bước 4: đục lỗ. khoét lỗ ( bước này là cực khó) mạnh tay là mất công 3 tháng tìm trúc.
bước 5: đánh giấy giáp và đánh vecni.
kết quả: Nếu có kinh nghiệm thì cây sáo sẽ đạt chất lượng ( khoảng 200K ).
Mình viết bài này vì mình thấy quá khó để các bạn tìm mộttài liệu về cách thức là sáo. Mình viết bài này không phải để nâng cao số bài viết trong diễn đàn cũng càng không dám múa rìu qua mắt thợ, đơn giản chỉ để chia sẻ vì vậy mong các bậc tiền bối đừng cười chê.
Để làm một cây sao không phải chuyện quá khó.
1, dưới đây là bảng tần số âm thanh và công thức chế tạo một cây sáo
còn đây là công thức mình đã phát triển ra:
nếu bạn nào muốn tự tính toán lại thì mình xin hướng dẫn các bạn dựa vào bảng tần số âm thanh, vì có thể hôm nọ, mình không được tập trung lắm nên có thể một số chỗ bị sai sót. ( trường hợp này chỉ áp dụng khi bạn đã xác định chính xác một trong các khoảng cách ở trên). lúc đó bạn cần tìm khoảng cách x trước bằng cách lấy khoảng cách bạn đã xác định được chia cho mấy số mà mình đã ghi trên tương ướng VD: bạn muốn làm một cây sáo có khoảng cách từ lỗ thổi tới đầu cắt là 285mm thì bạn sẽ lấy 285:0.840896556 kết quả bằng bao nhiêu thì đó chính là x. và bạn sử dụng nó để tiếp tục tính các khoảng cách còn lại vd bạn muốn tính tiếp khoảng cách từ đầu cắt tới lỗ thoát hơi thì lấy x (tức là số bạn vừa tính ở trên ) nhân với 0.0561296006. À mình vừa phát hiện ra một lỗi nhỏ là L' các bạn sửa giúp mình là 0.840896556 chứ không phải là 0.0840896556
Nếu bạn nào muốn tính thì sau khi có được x thì các bạn lấy x nhân với tỉ số giữa nốt có tấn số cao hơn với nốt có tần số thấp hơn nha vd: chúng ta lấy x = 30.5 mm thì lỗ thông hơi = x nhân 65.4064 / 73.4162 được một số là bao nhiêu đó thì bạn đo từ chỗ mình đánh dấu x đỏ ở hình trên một một khoảng cách chính bằng số mà bạn vừa tính được cứ như vậy. tới khi hết thì các bạn khoét nha.
2, khoét lỗ thì các bạn chỉ cần đầu tư một con dao dọc giấy cỡ nhỏ nhất (loại của Made in china chỉ có 2 ngàn một con ). các bạn chỉ cần khoét một lỗ không cần tròn vo đâu nhưng chú ý trước khi khoét các bạn nên đánh dấu độ rộng của lỗ khoét trước khi khoét ví dụ: độ rộng là 8 ly thì các bạn khoét một lỗ có đường kính nhỏ hơn 8 ly vào cỡ 6 ly là được. Rồi các bạn chỉ việc lấy đầu đũa quấn giấy Ráp (miền nam gọi là giấy nhám) cho vô ngoáy cho đủ 8 ly đảm bảo tròn và mịn hơn cả khoan....
còn một vấn đề ngoài làm sáo là có một số bạn không thể chuyển từ định dạng của encore hoặc PDF sang JPG. mình nghĩ các bạn nên mở ra bằng chương trình đọc của định dạng đó rồi sử dụng một chương trình chụp ảnh màn hình, chụp lại là được. Bạn có thể tải chương trình tại : http://www.mediafire.com/?3dzdokzyzfm
Ai đã biết thì làm ơn đừng chê vì bài viết này không dành cho các bạn mà dành cho những người chưa biết. thanks.
Độ mình độ thế độ người ta Tu tâm tu tính tu cho mình
Mình cũng rất cảm tấm lòng của bạn.Nhưng vấn đề làm sáo thì trên diễn đàn đã có công thức khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn ỡ trong thư viện + thêm những bài hướng dẫn của bác leehonso,chú Tân và mấy anh em khác nữa.
Thực ra làm sáo thì không khó,chỉ cần lấy đại 1 cây trúc rồi khoét tùm lum thổi vẫn kêu.Nhưng cái khó ở đây chính là làm được 1 cây sáo vừa chuẩn vừa hay.
Về mục số 2 của bạn thì mình xin có vài lời góp ý để những người chưa biết sẽ hỉu về cách khoét lỗ.
Bước đầu thì phải đánh dấu như bạn là không sai,nhưng không phải lỗ nào cũng có độ rông như nhau hết đâu,phải tùy vào khoãng cách lỗ,rồi âm nó phát ra như thế nào thì mình mới dựa vào nó mà khoét to thêm hay để nguyên(phần này thì dùng Tuner_e để đo âm thì mới biết mà khoét)
http://damsan.net/forums/thread/47092.aspx (đây là bài hướng dẫn của bác leehonso rất là chi tiết và dễ hiểu)
Bạn cứ vào đây mà nghiên cứu nhé.
với cả những bạn không biết thì cũng không nên làm theo cách này. bạn cho tần số âm thanh, vậy thì bạn sẽ phải đo âm thanh. vậy công thức của bạn ở trên dựa trên tính toán thế nào để cho ra tần số âm thanh như vậy? và trong công thức tính về tần số âm thanh thì có những phần tử nào dùng để tính? nếu chỉ dựa vào số liệu chiều dài bất kỳ như bạn cho, thì không thể ra được tần số đúng đâu bạn.
sở dĩ mình nói không nên làm , vì theo như cách của bạn có thể cho ra cây sáo tương đối , kiểu như sáo chợ. vậy thì việc tự làm những cây sáo như vậy, đầu tư dụng cụ, mua vật liệu... sao không mua một cây sáo chợ, họ làm khá tốt, trúc đẹp, có loại đánh vecni nữa, thổi âm cũng khá hay, chỉ với 15-30k. mua về cùng với 1 tờ giấy ráp 500đ-1000đ nữa bạn có thể cho ra một cây sáo rất đẹp đó bạn.
còn hướng dẫn làm sáo ở đây, đã có nhiều bài viết và topic hướng dẫn, để có thể làm được một cây sáo chuẩn hơn nhiều, đo bằng tuner-e đó bạn. mong bạn tham khảo thêm về các bài viết như thế nhé.
và công thức của bạn so với công thức dạy khoét sáo của Trịnh Tuấn thì đang còn kém nhiều đó.
một việc nữa đó là giờ ít người làm sáo bằng dao rọc giấy lắm bạn ạ. hầu như ai cũng biết là dùng dao mổ tốt hơn nhiều. 1 cán dao dùng cả đời có 10k, 1 lưỡi dao số 11 dùng khoét sáo nếu mua nhiều chỉ có 800đ 1 lưỡi bạn ạ.
lời cuối mình muốn góp ý bạn là, hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về cây sáo cũng như việc làm một cây sáo chuẩn ở trên diễn đàn trước khi viết bài hướng dẫn như vậy( vì mọi người cần là làm một cây sáo chuẩn ) , hoặc là đơn giản bạn chỉ cần tổng hợp lại những bài viết liên quan đến làm sáo trên diễn đàn lại vào một topic, thì sẽ có ích và hiệu quả hơn nhiều bạn ạ.
ngoccuaanhoi: với cả những bạn không biết thì cũng không nên làm theo cách này. bạn cho tần số âm thanh, vậy thì bạn sẽ phải đo âm thanh. vậy công thức của bạn ở trên dựa trên tính toán thế nào để cho ra tần số âm thanh như vậy? và trong công thức tính về tần số âm thanh thì có những phần tử nào dùng để tính? nếu chỉ dựa vào số liệu chiều dài bất kỳ như bạn cho, thì không thể ra được tần số đúng đâu bạn. sở dĩ mình nói không nên làm , vì theo như cách của bạn có thể cho ra cây sáo tương đối , kiểu như sáo chợ. vậy thì việc tự làm những cây sáo như vậy, đầu tư dụng cụ, mua vật liệu... sao không mua một cây sáo chợ, họ làm khá tốt, trúc đẹp, có loại đánh vecni nữa, thổi âm cũng khá hay, chỉ với 15-30k. mua về cùng với 1 tờ giấy ráp 500đ-1000đ nữa bạn có thể cho ra một cây sáo rất đẹp đó bạn. còn hướng dẫn làm sáo ở đây, đã có nhiều bài viết và topic hướng dẫn, để có thể làm được một cây sáo chuẩn hơn nhiều, đo bằng tuner-e đó bạn. mong bạn tham khảo thêm về các bài viết như thế nhé. và công thức của bạn so với công thức dạy khoét sáo của Trịnh Tuấn thì đang còn kém nhiều đó. một việc nữa đó là giờ ít người làm sáo bằng dao rọc giấy lắm bạn ạ. hầu như ai cũng biết là dùng dao mổ tốt hơn nhiều. 1 cán dao dùng cả đời có 10k, 1 lưỡi dao số 11 dùng khoét sáo nếu mua nhiều chỉ có 800đ 1 lưỡi bạn ạ.lời cuối mình muốn góp ý bạn là, hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về cây sáo cũng như việc làm một cây sáo chuẩn ở trên diễn đàn trước khi viết bài hướng dẫn như vậy( vì mọi người cần là làm một cây sáo chuẩn ) , hoặc là đơn giản bạn chỉ cần tổng hợp lại những bài viết liên quan đến làm sáo trên diễn đàn lại vào một topic, thì sẽ có ích và hiệu quả hơn nhiều bạn ạ.
OK. có thể bạn đúng, bạn có máy tính nhưng bao nhiêu người không có máy tính, có máy tính vậy có bao nhiêu người có mic để đo turn-e hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ online tại nhà nhưng thực ra như tôi cũng chỉ ra quán net. Vậy quán net có mic sao, có thể dùng turn-e sao, các bạn ở thành phố không hiểu chúng tôi, sở dĩ tôi đăng bài mà không sợ mọi người chê cười là vì tôi chỉ cần dùng tới Thước kẻ và bút chì cũng có thể là được, Giờ có người còn không có mà ăn mà các bạn nghĩ ai cũng đầy đủ như mọi người. Ăn còn chẳng có thể lấy đâu ra máy tính với turn-e mà dùng. Tôi hỏi bạn một câu nữa, học sinh vùng cao 2000 còn chẳng có mà ăn sáng, vậy họ có thể bỏ ra 15-30k để mua một con dao mổ hay một cây sáo không bạn đừng nói là họ ngửa tay ra xin tiền ba mẹ nha bạn có thể cho nhưng họ tiền học còn không đủ nộp học thì lấy đâu ra mà cho một gia tài vậy chứ. Không lẽ sáo chỉ dành cho người có máy tính à. Tôi thật thất vọng. Không phân biệt sang hèn đó mới là chân lý để trường tồn. cảm ơn,lâu lắm tôi mới trở lại diễn đàn nhưng diễn đàn giờ chỉ còn người giỏi những người mới như chúng tôi có lẽ chẳng còn có thể đưa ra ý kiến của mình nữa. Bạn thử làm theo cách tôi bảo xem nó chuẩn không đã rồi hãng phát biểu. Mua à tôi ở thành phố của một tỉnh lẻ kiếm mua còn khó. Cây sáo đầu tiên bạn thổi có phải sáo chợ không. Khéo còn chẳng đúng nốt luôn. Tôi xin lỗi tôi nói thẳng trên diễn đàn toàn các bậc tiền bối khen lẫn nhau. Thôi chẳng bao giờ dám nói khuyết điểm cả. Tự nghĩ đi rồi hãng trả lời. Thankyou very much and Very sorry. các bạn có thể chửi tôi. Không ý kiến. Không lý do. Vĩnh Biệt
bạn nói rất hay. cây sáo đầu tiên tôi thổi là mượn của bạn tôi thổi nhờ, hồi lớp 6. sau đó ít hôm thì tôi tự làm sáo thổi, cũng chỉ làm thổi chơi thôi. bạn cứ nói là học sinh vùng cao không có 2k ăn sáng, vậy họ làm sao để vào diễn đàn này để đọc hướng dẫn của bạn về làm sáo? 2k họ sẽ để ăn sáng hay để mua dao rọc giấy? với những người đó thì internet có ích lợi gì cho họ? làm sao họ biết đến damsan? và bạn nghĩ rằng làm theo cách của bạn thì được cây sáo như thế mà rẻ hơn chăng? bạn thử nói tôi xem bạn cần những gì bao nhiêu tiền để làm ra một cây sáo trúc đánh vecni ? trong khi 15k bạn đã mua được một cây như vậy? cách của bạn dùng thước và bút chì, vậy bạn đưa tần số âm thanh vào làm gì? bạn nói cách bạn làm sẽ cho sáo chuẩn, vậy theo bạn chuẩn là thế nào?
còn bạn nói là đầy đủ, thì thế nào là đầy đủ? tôi chưa thể gọi là đầy đủ đâu bạn. tôi có thể hơn một số người vì tôi có máy tính, tôi có cái micro 30k, tôi có dao mổ, tôi có dụng cụ làm sáo... nhưng tôi không có mic xịn , không có đồ thông lòng và khoan đắt tiền, không có nhiều thứ lắm bạn ạ. bạn có nghĩ vì sao tôi làm sáo chưa? vì tôi không có nhiều tiền mua sáo tốt dùng, và đến giờ thì xem như tôi chả có mất xu nào cho chơi sáo và làm sáo cả, và tôi đã có sáo như ý tôi để dùng, vậy bạn nghĩ là tại sao? những bạn có điều kiện thì mua sáo tốt để dùng, còn nếu không, thì có thể làm để dùng, với những dụng cụ không hề đắt tiền tí nào, những dụng cụ thôi làm sáo đều rất đơn giản và rẻ thôi bạn ạ. và làm sáo thì nếu không có máy tính, thì luyện tai nghe cho thật chuẩn đi, hoặc là mua tuner-e bỏ túi là được rồi. có thể làm được sáo tốt thì có thể bán nó đi một cách đơn giản, để thu hồi lại tiền mình đã bỏ ra, đó là cách của mình đã làm, để không phải xin tiền bố mẹ vất vả làm ra cho cái thú vui sở thích riêng của mình. học sinh sinh viên khó khăn đầy người đi làm thêm phụ gia đình, và để có thêm những chi tiêu khác cho bản thân. khó khăn thì phải vận động, chứ không phải ngồi mà than khó than khổ. bạn nghĩ tôi cũng là người thành phố chắc, tôi là người ở quê bạn ạ, tôi cũng biết đi tát cá, chăn bò, móc cua thôi. và bạn nghĩ là tôi không hiểu được những người thiếu thốn không đủ điều kiện?
bạn nói như vậy là có ý damsan phân biệt sang hèn? bạn cứ chỉ thẳng cụ thể là chỗ nào đi. mình sẽ cho bạn thấy damsan không phân biệt sang hèn gì hết.
bạn nói là toàn các bậc tiền bối khen lẫn nhau? bạn cứ chỉ rõ và cụ thể đi, cứ nói thế không hay đâu. và tôi cũng chả phải là tiền bối gì cả, tôi là thành viên damsan chưa được 1 năm. bạn mua sáo khó à? thế thì mình xin nói thẳng là bạn thiếu đam mê với sáo. mình ở một huyện nhỏ thôi cũng có thể mua được sáo rồi. không mua được, thì mình nhờ anh em bạn bè, người thân ở nơi khác tìm mua hộ, mình đã từng làm như vậy để có sáo tốt.
còn bạn nói là chỉ những người giỏi, còn người kém không đưa ra ý kiến được, là bạn quá tự ái và bạn nói sai rồi đó. thành viên damsan, ai cũng thể, ngày càng hiểu về cây sáo và việc làm sáo hơn, nhiều người làm được sáo hơn, sáo chuẩn hẳn hoi, nhiều người tặng bạn bè hơn, giúp đỡ những người chưa có sáo thổi chưa có điều kiện mua sáo thổi. ví dụ đơn giản như việc bác MHM đã tặng một bạn học sinh chưa có điều kiện mua sáo thổi, chỉ qua vài lời tâm sự rất chân tình thành thật thôi. hay như một bạn gái đã nhường lại cây sáo cũ cho một bạn học sinh nữa vậy. tôi chưa phải là người giỏi, nhưng tôi đóng góp ý kiến cho bài viết của bạn, và nhắc nhở bạn rằng bạn chưa hề đọc kỹ các bài viết có hướng dẫn làm sáo. và tôi chắc chắn rằng bài viết của bạn không thể cho ra một cây sáo tốt hơn tài liệu làm sáo của trịnh tuấn được. và tài liệu của trịnh tuấn cũng không cần tuner-e đâu bạn ạ. còn bạn bảo tôi làm cách của bạn hả? tôi không làm theo làm gì cả, bạn cứ thử lấy một ống lòng 16mm và 1 ống 12mm làm theo cách của bạn xem, bạn sẽ thấy ngay nó chuẩn hay không chuẩn. và bạn xem lại định nghĩa chuẩn của bạn đã nhé. theo mình cách của bạn chỉ hướng tới sự tương đối chuẩn của tương quan các nốt thôi. bạn chưa có nghiên cứu kỹ các cách làm sáo đã hướng dẫn trên diễn đàn, chưa làm thử và đánh giá các cách đó, so với cách của bạn, vậy mà đã nói những lời như thế này, bạn thử xem điều đó có đúng không?
và bạn chỉ dựa vào một vài lời nói trên diễn đàn đã đi phán xét người khác, bạn đã tiếp xúc với những người đó nhiều chưa? bạn hãy đi gặp những người đã trực tiếp tiếp xúc , những người đó hiểu rõ hơn và sẽ nói cho bạn nhiều hơn là cái việc phán đoán của bạn đó.
ngheanflute:e thấy các bác chỉ giỏi cãi nhau thôi không ai nói rõ cụ thể làm một sáo chuẩn phải như thế nào cả. ví dụ như làm một cây Fa trầm thì đường kính bao nhiêu, tính khoảng cách các lỗ như thế nào cho chuẩn. và một số vấn đề trực tiếp để làm sáo. e chỉ cần làm 1 cây chuẩn rồi sau đó copy thôi. thế là đủ dùng rồi. cài gì thực tế một chút thì nó sẽ hay hơn.
ở trên đời chẳng có cái gì gọi là chuẩn cả. chuẩn đối với người này thì lại không chuẩn đối với người khác. cái đẹp của người này lại là cái xấu của người khác ...
tại sao bác lại đòi hỏi người ta cho ra một con số cố định. sao bác không thử khoét một cây sáo fa trầm với một ống trúc có đường kính như cây sáo đô , rồi khoét tiếp một cây fa trầm với ống trúc có đường kính của cây sáo sol , rồi thử tăng đường kính ống trúc lớn hơn tí nữa xem sao . rồi lấy 3 cây bạn đã khoét đó đem thổi và so sánh với nhau thì bạn sẽ hiểu nên chọn đường kính bao nhiêu là hợp lí .
công thức khoét sáo mà lâu nay anh em trên đam san sài có một lỗ hổng là nó không nói lên được tương quan giữa đường kính lòng trong và vị trí các huyệt bấm . mọi người đưa ra kích thước tương đối để áp dụng cho cây sáo từng tone chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa có một lý thuyết chứng minh cụ thể . vì vậy không ái giám đưa ra một kích thước gọi là chuẩn cả . cứ làm đi rồi sẽ hiểu tại sao . đừng có làm biếng rồi ngồi đó nói tùm lum tùm la nhé.
hi chú chưa đọc nhiều trên diễn đàn rồi. mà chú thì lo gì hả? vác vài cây Lùng qua anh hoặc thằng Cường là chú có cái chú muốn ngay đó mà. nhưng cái chủ yếu vẫn là chú phải chịu làm cơ.
chú thích khoét một cây Fa trầm hử? dùng cây lòng trong 16-17mm đi. tay ngắn thì có thể dùng hệ bấm 5-1. lấy 2 ống. 1 ống khoan dày đặc lỗ từ 45 đến 18cm ( khoảng cách từ lỗ khoan đến lỗ thổi). sau đó đo âm xem lỗ nào nó chuẩn, bịt các lỗ khác lại là có một cây chuẩn bị quấn băng dính như xác ướp, lỗ nào chưa chuẩn thì ước lượng hoặc khoét thêm cho nó chuẩn. còn cây thứ 2 thì ướm từ cây đã gần chuẩn qua, khoét lỗ bé, sau đó chỉnh cho chuẩn là ok rồi. đã có một cây sáo chuẩn đó. với cây Lùng hoặc nứa thì chú hoàn toàn có thể làm theo cách này. nếu làm nhiều thì sẽ có kinh nghiệm rất nhanh, hoặc chú có thể tham khảo thằng Cường, ở gần nó thì có gì phải lo vấn đề đó chú. damsan mà.
nguyentu01:Oạch..! Cái trò khoét sáo nà thú vị đấy nhở. Nhưng mà tui thấy mất time quá trời. Tui chỉ thích đi mua sáo thôi , gom góp tiền đi mua, mấy ổng có lương tâm thì làm cây ngon ngon cho mình. Còn ko thì 1 lần anh em chạy mất dép luôn . Ngày xưa các cụ có máy đo âm thanh đâu, vậy mà vẫn làm sáo pro đấy thôi mà. Cái quan trọng là ở người thổi nó mà . Hehe, ai lười như anh em thì cứ đi mua cho nó lành. còn làm thì để về già đi, khi ấy tha hồ mà đục, mà đẽo mà cưa cưa, cắt cắt ....
ngon hay không còn tùy người chớ, người này thích thì thấy ngon mà người khác thấy ko ngon thì cũng ko trách được mà hihi. và sáo ngon nó còn phụ thuộc giá sáo nưã mà, cùng người làm thì ít tiền sáo chắc chắn không ngon bằng nhiều tiền, và nhiều tiền thì chưa chắc ngon bằng sáo không mất tiền, sáo không mất tiền lại có nhiều loại không mất tiền. nói chung sáo ngon hay không là do mình thích hay không hihi.
các cụ làm sáo là làm theo tai các cụ nghe, có cụ nghe chuẩn và giống tai nhiều người, thì sáo sẽ ngon. mà các cụ làm có phải cây nào cũng ngon đâu chứ, mua sáo các cụ cũng chọn lòi ra mới được cây ngon, thử tính tỉ lệ cây ngon của sáo damsan so với sáo các cụ coi tỉ lệ bên nào lớn hơn?
còn cách làm sáo mình nói trên kia, mất thời gian và có vẻ phá phách 1 cây để cây thứ 2 ngon lành luôn, còn hơn là nắn nót 1 cây, rồi 2 cây, rồi.... more and more, mất thời gian hơn nhiều lại không chắc ăn. cách trên kia chả phải tính toán gì cả, khoét bừa ở cây thứ nhất, khoảng 15 lỗ là cùng chứ mấy, nghe lâu nhưng nhanh phết đó hehe. mình làm demo sáo mới toàn vậy thôi, đơn giản mà hiệu quả. lại luôn có một cây để thích thử nghiệm cái gì trên đó cũng được. có nhiều trò thử nghiệm trên sáo lắm lỗ đó. chẳng hạn như tầm âm, thế bấm, ảnh hưởng độ to lỗ đến âm thanh, vị trí lỗ đến âm thanh, ảnh hưởng giữa các lỗ với nhau, ảnh hưởng của lỗ đến việc lên cao nặng hay nhẹ....
và từ 1 cây sáo chi chít lỗ bạn có thể ướm và làm được mấy tone sáo gần nhau đó. cách này trước các cụ cũng làm rồi đó mà hehe. có nhiều cách giải bài toán, theo 2 hướng là thực nghiệm và lý thuyết. thực nghiệm khó làm và khó đưa ra lý thuyết, thường là có sai số. nhưng ở đây cây sáo bản thân nó đã là có rất nhiều sai số, mà lý thuyết lại không thực hiện chính xác được trên đặc tính bất định của sáo trúc, dùng thực nghiệm để giải quyết nó lại có cái hay mà. thực nghiệm nhiều rồi ắt nó sẽ lòi ra cái lý thuyết thôi, con đường biện chứng đó mà. tùy xem mình chọn con đường nào mà mình sẽ đến đích sớm hay muộn. mình thì mình chọn con đường thực nghiệm, chỉ cần vài tháng là có thể làm được sáo, tiêu, sáo mèo với chất lượng ... chấp nhận được rồi. chứ nghiên cứu lý thuyết rồi mới dùng thực nghiệm kiểm chứng thì lâu và hơi tù mù, lại chưa có đủ cơ sở vật chất và thời gian, không chơi. đời người sống được mấy nỗi. chả thà mình cứ thực nghiệm và để lại kết quả cho con cháu nó rút ra lý thuyết, nó còn nhiều thời gian hơn hehe.
kaiya92:OK. có thể bạn đúng, bạn có máy tính nhưng bao nhiêu người không có máy tính, có máy tính vậy có bao nhiêu người có mic để đo turn-e hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ online tại nhà nhưng thực ra như tôi cũng chỉ ra quán net. Vậy quán net có mic sao, có thể dùng turn-e sao, các bạn ở thành phố không hiểu chúng tôi, sở dĩ tôi đăng bài mà không sợ mọi người chê cười là vì tôi chỉ cần dùng tới Thước kẻ và bút chì cũng có thể là được, Giờ có người còn không có mà ăn mà các bạn nghĩ ai cũng đầy đủ như mọi người. Ăn còn chẳng có thể lấy đâu ra máy tính với turn-e mà dùng. Tôi hỏi bạn một câu nữa, học sinh vùng cao 2000 còn chẳng có mà ăn sáng, vậy họ có thể bỏ ra 15-30k để mua một con dao mổ hay một cây sáo không bạn đừng nói là họ ngửa tay ra xin tiền ba mẹ nha bạn có thể cho nhưng họ tiền học còn không đủ nộp học thì lấy đâu ra mà cho một gia tài vậy chứ. Không lẽ sáo chỉ dành cho người có máy tính à. Tôi thật thất vọng. Không phân biệt sang hèn đó mới là chân lý để trường tồn. cảm ơn,lâu lắm tôi mới trở lại diễn đàn nhưng diễn đàn giờ chỉ còn người giỏi những người mới như chúng tôi có lẽ chẳng còn có thể đưa ra ý kiến của mình nữa. Bạn thử làm theo cách tôi bảo xem nó chuẩn không đã rồi hãng phát biểu. Mua à tôi ở thành phố của một tỉnh lẻ kiếm mua còn khó. Cây sáo đầu tiên bạn thổi có phải sáo chợ không. Khéo còn chẳng đúng nốt luôn. Tôi xin lỗi tôi nói thẳng trên diễn đàn toàn các bậc tiền bối khen lẫn nhau. Thôi chẳng bao giờ dám nói khuyết điểm cả. Tự nghĩ đi rồi hãng trả lời. Thankyou very much and Very sorry. các bạn có thể chửi tôi. Không ý kiến. Không lý do. Vĩnh Biệt
Bạn àh, mình thấy rõ ràng là bạn đang cay cú ăn thua thì phải, hình như việc góp ý cho bạn thì bạn lại cho là bắt bẻ, chê cười, đầu óc kiểu vậy mình nghĩ chắc tuổi bạn còn non lắm mới tự ái vặt kiểu vậy. Bạn đã nêu ra đúng 1 thực trạng là không phải ai cũng có máy tính để dùng Tuner_e, không phải ai cũng có tiền để mua máy đo cầm tay (500-600k/con), hay bộ âm thoa. Vậy điều quan trọng ở đây là nghĩ cách giải quyết vấn đề này chứ không phải ngồi trách vô căn cứ là : "trên diễn đàn toàn các bậc tiền bối khen lẫn nhau", nếu nghĩ vậy thì không có cái đamsan này đâu.
Trở lại vấn đề chính là dùng cái gì chuẩn để đo sáo và dùng cái gì để khoét sáo không đủ tiền mua dao mổ, những khúc mắc này của bạn làm mình nhớ lại thuở mình hàn vi làm sáo, vậy láy cái gì khoét sáo đây, quá đơn giản , chỉ cần dùi nóng 1 mũi sắt đã mài nhọn là mình đã có thể tha hồ đục vô số lỗ trên ống trúc cần câu rồi, để làm sạch các ba vớ thì mình dùng lưỡi dao cắt chỉ may của mẹ mình là làm phà phà luôn, có cái hơi cực một tý (nói vậy chứ thời gian sẽ tốn gấp 3 -> 4 lần luôn đấy ). Như vậy vấn đề đục khoét đã giải quyết xong, có thể nói chi phí gần như không mất một xu, bù lại tốn thời gian.
Vấn đề tiếp là làm sao có sáo chuẩn khi mà ta chẳng đủ tiền mua 1 cái máy đo nào, lại cũng rất đơn giản, chi phí chỉ tốn chắc cũng khoảng 7.000 vnd (cái này mấy bạn vùng sâu, vùng xa chắc để dành cũng cả tháng, nhưng đây là cách tiết kiếm nhất rồi, mong bạn thông cảm) , cách giải quyết là dùng 1 chai Coca đã uống hết rồi, sau đó đổ nước vào đến một mức xác định, rồi thổi để tạo cao độ, ví dụ bạn đang làm lỗ Rê 5 ( trên cây sáo Đô, dân dã mình hay gọi là nốt Rê 1 đấy bạn) thì bạn sẽ đổ nước vào chai Coca đến mức có thể tạo được nốt Rê 5, rồi so sánh xem âm thanh của nốt Rê 5 mình làm ra trên cây sáo nó thấp hay cao hơn so với chuẩn chai Coca.
Chắc chắn bạn sẽ hỏi mình rằng vậy mức nào trên chai coca sẽ quy định nốt Rê 5 đây ? Hay tổng quát hơn là định mức trên chai Coca cho các nốt ra sao.
Xin thưa với bạn là mình đã chuẩn bị rồi, hãy tìm một chai Coca như hình này nhé, rồi vạch các mức như mình đã đo đạc thì bạn sẽ có 1 cái máy đo Coca khá chuẩn đấy :
Thứ 1 : Kiếm chai Coca như hình sau
Thứ 2 : theo các vạch này mà đổ nước để tạo âm so sánh chuẩn :
Chúc bạn và các bạn mới vô có được niềm vui nho nhỏ từ việc khoét sáo !
máy đo cô ca của bác Lee rất hay, chuẩn ở đâu cũng có thể mua được. ý tưởng của bác luôn làm em thấy rất thú vị và hợp với em đó hehe. chỉ cần dụng cụ đơn giản mà làm được điều không đơn giản, đó là điều rất thú vị.
mà bác Lee bị chém cái máy đo cầm tay rồi, mão mèo mua có 250k thôi hehe.