Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
http://www.youtube.com/watch?v=Um9KsrH377A&feature=player_embedded
Hãy xem và cảm nhận.
"Close your eyes, you will see"
Oài.quảng cáo dầu gội ta ơi .nhưng cũng rất hay và ý nghĩa.cảm ơn bạn
Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
Tui xem clip này cũng nhiều rồi và cũng đọc rất nhiều comment trong những clip đó tui thấy có người khen có người chê nhưng mà có rất nhiều điều vô lý:
- Đây là 1 clip quảng cáo ko có thật và mục đích là làm rung động lòng người.
- Người vừa câm vừa điếc (deaf) từ nhỏ mà lại hoc nhạc.(không nghe thấy sao cảm nhận được)
- Cô gái đánh piano ko có lý do gì để phải so sánh với 1 người tật như thế và lĩnh vực của mỗi người là khác nhau.
- Phần cuối lúc cô gái đó biểu diễn:
+ Một cây đàn mà ghép nối lại từ những mảnh vụn thì tiếng rất khó nghe.
+ Cô gái đó chỉ chú ý lắc cái đầu (quảng cáo dầu gội)
+ Tay phải thì kéo vĩ nhưng tay trái thì chỉ giữ cây đàn.
Ngoài ra thì đây là 1 clip (quang cao) hay :)
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.... Đàn, sáo, ca hát, đá cầu ...->Vui chơi giải trí học tâp: cv Tao Đàn: CN , khu nhỏ chỉ có 1 cái chòi. :)
Nó là clip quảng cáo mà bác :D dù được khen hay bị chê nhưng gây ra chú ý như vậy là nó đạt được mục đích rồi :D
Đoạn kéo violin thấy bột bay ra tung tóe như là bốc khói nhìn ghê phết
Mọi người nghe thử bản Canon này, đây là bản canon rock mà em thích nhất
http://www.youtube.com/watch?v=3lkbQW6k6uw
Collect về canon in D:
Canon cung Rê trưởng (tên gốc Kanon und Gigue in D-Dur für drei Violinen und Basso Continuo, nghĩa là Bản luân khúc cung Rê trưởng cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh số; còn được biết đến trong tiếng Việt qua các tên Canon hay Canon in D) là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel. Nó được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn. Canon bản nguyên thủy được viết thành một đôi với một điệu jic cùng nốt, mặc dù bản này không được công diễn và ghi âm thường xuyên hiện nay.
Bản nhạc được đặc biệt nhắc tới vì kiểu chuyển hợp âm của mình, và được chơi trong các lễ cưới, được đưa vào nhiều dĩa CD nhạc giao hưởng, cùng với các bản nhạc thời Baroque nổi tiếng khác như là Giai điệu trên dây Sol (Air on the G String) của J. S. Bach (BWV 1068). Canon trở nên nổi tiếng vào cuối thập niên 1970 qua một bản thu âm nổi tiếng của dàn nhạc giao hưởng Jean-François Paillard. Một đoạn nhạc biến tấu không dùng vĩ cầm cũng thường được thêm vào (thường là một ban nhạc dùng nhạc cụ dây hoặc một nhóm tứ tấu) trong khi đàn clavico hay organ thì không còn được sử dụng để gia tăng sự du dương cho cung trầm.
Ngày nay Canon và các biến tấu của nó được sử dụng trong rất nhiều thể loại nhạc: từ nhạc thánh ca, nhạc giao hưởng tới cả nhạc nhẹ, rock và hiphop.
<nhacvietplus.vietnamnet.vn>:
"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…vv… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.“Canon” luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy."Canon" của Pachelbel đáp ứng đầy đủ những yếu tố mà một bản Canon cần phải có. Giai điệu chính của bản nhạc được lặp đi lặp lại (tổng cộng trong bản nhạc khoảng 30 lần). Nhưng khi giới thiệu “Canon”, tôi còn muốn nói đến tính phổ biến của bản nhạc này trong âm nhạc đại chúng nữa.“Canon” có lẽ là bản nhạc được chơi lại theo các phong cách khác nhau nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các nhạc sĩ có thể viết lại cho những thể loại nhạc cụ khác nhau, hoặc có thể dùng một phần giai điệu kết hợp vào trong tác phẩm của mình. Và thành công thu được cũng rất đáng khích lệ. Các bạn trẻ thì hẳn sẽ bất ngờ khi chịu khó nghe lại một lần nữa “Graduation (Friends forever)” của Vitamin C, rồi ca khúc “Go West” thường vang lên trên những sân vận động bóng đá cũng đã dùng giai điệu của “Canon” làm chất xúc tác chính. Thế rồi trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (“My sassy girl”) của Hàn Quốc, chúng ta cũng được đắm chìm vào giai điệu “Canon” trong vài trường đoạn rất lãng mạn và tình cảm, còn giai điệu “Canon” qua sự trình bày của George Winston cũng khiến cho nhiều bạn trẻ Việt Nam mê mệt.Liệt kê ra những bản hoà âm lại của “Canon” thì không biết cần phải mất bao nhiêu thời gian! Vì vậy, tốt nhất là nên nhường chỗ cho âm nhạc, bởi nói gì thêm cũng không thể đầy đủ. Khi ngôn từ trở nên bất lực, thì đó là lúc âm nhạc lên tiếng. Một bản nhạc cổ điển tuyệt vời, dễ nghe cho mọi lứa tuổi, qua nhiều cách thể hiện khác nhau hẳn cũng là một điều thú vị đáng tìm hiểu, phải không bạn?
-----
Những bản Canon với Violin & bass (giống hoặc gần với nguyên bản):
http://www.mediafire.com/?ovneyurrzrmhttp://www.mediafire.com/?1uxhxo1vqryhttp://www.mediafire.com/?wuaopwwxm1khttp://www.mediafire.com/?n509ydm7b2nhttp://www.mediafire.com/?irh58zdwy5hhttp://www.mediafire.com/?3cw1e8dxzylhttp://www.mediafire.com/?24knac0mnzmhttp://www.mediafire.com/?by9wzgymqtkhttp://www.mediafire.com/?jnl2dyxsicfhttp://www.mediafire.com/?owdtbk1oytm
---------
Đoạn clip này khúc sau có cảnh cô bé đứng khéo đàn trông có vẻ dùng dằn và ghét cây đàn quá .Nếu diễn nhanh ,nhẹ nhàng thì sẽ cảm đông hơn .
Mình từng thích bản này nhưng với sáo thì thua .:(