Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tồn tại hay không, cái gọi là "tiêu Việt Nam" ?

rated by 0 users
This post has 62 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
và một điều nữa em thấy, đó là khi làm nhạc cụ thì càng biết nhiều càng bất lợi, vì dễ bị ảnh hưởng bởi những điều mình biết. nếu như mình không biết về những nhạc cụ của nước khác tương tự như thế, thì mình sẽ tạo được cái của riêng mình, không bị ảnh hưởng gì cả. chứ nếu biết thì không ít cũng nhiều, bị ảnh hưởng, đôi khi cái ảnh hưởng nó ở trong tâm thức mình còn không nhận ra...
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

ngoccuaanhoi:
và một điều nữa em thấy, đó là khi làm nhạc cụ thì càng biết nhiều càng bất lợi, vì dễ bị ảnh hưởng bởi những điều mình biết. nếu như mình không biết về những nhạc cụ của nước khác tương tự như thế, thì mình sẽ tạo được cái của riêng mình, không bị ảnh hưởng gì cả. chứ nếu biết thì không ít cũng nhiều, bị ảnh hưởng, đôi khi cái ảnh hưởng nó ở trong tâm thức mình còn không nhận ra...

Bác nói rất đúng !

Có lần tui lên DLạt, mua cây sáo cùi mía có 2k, mà thổi nghe hay ơi là hay. ko biết núi rừng B'lộc nó dội âm hay là sáo hay, hay là lạnh tiếng nó nghe hay...Tiếc là về SG để nó lại DL vì ....wên lãng nhách !

Tui nghĩ, nó cũng như bao cây sáo cùi bắp khác, may mắn có lỗ khoét đúng 1 tí, nhưng chất mộc của nó rất mạnh, thổi nghe rất cảm tình. Cây sáo ấy mà đem về cho Lee nó...đập ngay, vì ko đáng 1 xu (hồi đó thôi, giờ khác òi).

Mình học cái hay của ng khác, chắt lọc và cộng với bản chất của mình, thì mới tốt. Còn học mà thần tượng ng ta wá, hay bưng nguyên si của ng ta thì sẽ phải mất thời gian cho sai lầm và sửa sai rất uổng phí. 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Tui cho rằng thế giới đang đi tới quá trình hợp nhất các nền văn hoá, sau này có thể ko ai còn nhắc đến nguồn gốc của các nhạc cụ mà chỉ xem ai có thể điêu luyện loại nhạc cụ đó hay ko thôi!

Thứ nhất: khi tiền nhân chế tạo ra nhạc cụ thì chắc rằng họ cũng ko tưởng có ngày thế hệ sau "đánh nhau sứt đầu mẻ trán" vì tranh giành xem ai là người đầu tiên chế tạo ra nhạc cụ đó! các bậc tiền nhân của chúng ta - người chế tạo ra nhạc cụ đã ko tranh giành thì hà cớ gì chúng ta - những người dc hưởng thành quả chung ấy lại tranh giành. Nhạc cụ dc tạo ra để mang niềm vui chung cho mọi người trên thế giới này!

Thứ hai: chúng ta định nghĩa thế nào về cum từ "nhạc cụ của chúng ta" hay " nhạc cụ của riêng dân tộc chúng ta". Nếu như bạn dựạ vào lịch sử để nói đó là "của riêng chúng ta" thì việc đó hoàn toàn vô căn cứ! bởi vì trong quá trình phát triển của nhân loại, mọi nền văn hoá đều giao thoa với nhau, cả về nhạc cụ cũng vậy. Chẳng hạn như bạn nói " có tồn tại hay ko, cái gọi là tiêu việt nam" , nếu bạn cho rằng người TQ chế tạo ra Tiêu thì tui dám chắc bạn đã sai lầm, bởi sự giao thoa văn hoá giữa các nền dân tộc chúng ta ko thể nào xác định dc nước nào chế tạo ra tiêu đầu tiên mà ko bị ảnh hưởng bởi văn hoá ngoại lai.Hoặc giả, có nhiều nền văn hoá hợp lại mới tạo nên Tiêu!

Còn nếu là bây giờ thì càng dễ hiểu, tui chắc chắn rằng " Tiêu Việt Nam là có thật" bởi tuỳ theo từng nền văn hoá âm sắc từng loại Tiêu sẽ khác nhau! khi chúng ta nghe tiếng Tiêu Việt Nam thì chúng ta ko thể lẫn lộn với Tiêu TQ dc? có đúng ko?!

Cuối cùng, xin nói 1 lời:" âm nhạc và nhạc cụ là tài sản văn hoá chung của nhân loại, bất cứ ai cố ý chiếm dụng nó cũng là vô ích giống như múc nước sông đổ vào cái lu bể thì cuối cùng nước sẽ trở về với sông mà thôi!" rồi sẽ có 1 ngày họ nhận ra rằng việc làm của mình là vô ích! giống như Châu Âu tạo ra môn bóng đá hoàn chỉnh, bao gồm cả luật lệ, quy tắc thi đấu nhưng người ta chỉ biết đến Braziln - vương quốc của bóng đá. Thời gian sẽ trôi qua, và dấu tích củ thời kì đầu tiên sẽ bị xoá mờ, nhưng những thành quả của thời kì đó vẫn còn và chúng ta - thế hệ con cháu nên biết sử dụng chúng cho mục đích tốt đẹp và đó cũng là ý muốn của các bậc tiền nhân! Những ai lợi dụng thành quả đó để gây khiêu khích, kích độn thù hằng thì những kẻ đó chính là những kẻ vô ơn,những kẻ làm trái với ý nguyện của những người sáng tạo ra thành quả đó và đó là những kẻ đạo đức giả - những kẻ nguỵ quân tử- những kẻ luôn nói nhân nghĩa đạo đức nhưng việc là lại thua cả 1 tên vô lại!. Những người chế tạo ra nhạc cụ, tui chắc rằng họ chỉ thiết tha ước muốn 1 điều thôi - 1 điều mà đến ngày nay chúng ta luôn hướng tới, đó là "LÀM CUỘC ĐỜI NÀY TƯƠI ĐẸP HƠN, CON NGƯỜI HẠNH PHÚC HƠN!"

chút ý kiến mong anh em xem xét và cho ý kiến!

Page 5 of 5 (63 items) < Previous 1 2 3 4 5 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems