Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Czardas chơi bằng động tiêu TQ - Một lần nữa lại kính nể người Trung Quốc !

rated by 0 users
This post has 40 Replies | 3 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Posted: 01-18-2010 6:59

Đơn giản chỉ có vầy :

[youtube:WzZ3jXomMGE]

Lần đầu thấy và hiểu thêm cách đánh lưỡi kép trên Tiêu !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Tổ cha bọn khựa. tiêu mà chúng thổi như thế này thì chỉ có nuớc đốt nhang bái nó làm cụ tổ.

Lần này lee hói hết dám chê bọn khựa ko thể chơi tiêu theo nhạc cổ điển phuơng tây. 

 

NHẬT MỘ HƯƠNG QUAN HÀ XỨ THỊ YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
hic, nghe tiêu lên cao ghê, giống giống tiếng kèn clarinet nhỉ.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
.............
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Còn em thấy bác Lee nhà ta củng đâu kém đâu,bác thổi cái bài gì mà té te tè tè te té te tè tè té ( hình như wiliam wili iếc cái gì thì phải ) đó ,lưỡi bác đánh kép tạch tạch tạch như súng liên thanh mà,Big Smile
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
Mỗi nhạc cụ có cái hay riêng, nét đặc trưng riêng của nó. Lấy sở đoản của mình để so với sở trường của người ta thì quả là khó. Không nên miễn cưỡng lấy tiêu để chơi Czardas, vì nghe bài này nó thổi so với chơi violin thì một trời một vực. Nếu đem bài Táng hoa ngâm thổi tiêu ra so thì cũng có cái mà hoan nghênh. Nên phát huy cái mạnh của từng nhạc cụ, hơn là tạo ra những chiêu lạ mà không hay. Tất nhiên, lạ mà hay thì cũng đáng hoan nghênh, chả có gì phải bàn.Wink
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

"Czardas chơi bằng động tiêu TQ" "chơi canon D bằng sáo dizi"; đọc song các bài reply, tui thấy đa phần ai cũng cho rằng "wow mấy cái này đặt biệt"

Theo ý kiến cá nhân thì chẳng có gì nổi bật. Có tổng cộng 12 nốt nhạc, nhưng đâu phải bài nào cũng sử dụng tất cả 12 nốt. 7 nốt là thường thấy nhất, canon d là một ví dụ; hiếm lắm mới thấy vài bài sài 8 hoặc 9 nốt. Cho nên hễ nhạc cụ nào có đủ các nốt cần thiết thì có thể sử dụng được sáo việt, sáo tàu, sáo ấn độ.  Sáo thần nguyễn đình nghĩa đã cho thấy rõ điều này rồi còn gì.

thêm nữa, nhạc phương tây không phải là nhạc chuẩn quốc tế, phong cách ăn uống đi đứng của phương tây cũng không phải là chuẩn của quốc tế. Bao nhiêu thằng tây chơi nhạc châu á?? Bao nhiêu thằng tây dùng đũa ăn thức ăn??

cho nên mấy cái này tui thấy bình thường, đương nhiên là những cái biểu diễn như vầy có tác dụng riêng của nó, nhưng đọc mấy cái reply của mọi người thì không thấy nói đến nên không cần bàn.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Khủng thật, trình cao quá, có mấy đoạn nghe vi vút giống violin thiệt.

Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
blackfold:

"Czardas chơi bằng động tiêu TQ" "chơi canon D bằng sáo dizi"; đọc song các bài reply, tui thấy đa phần ai cũng cho rằng "wow mấy cái này đặt biệt"

Theo ý kiến cá nhân thì chẳng có gì nổi bật. Có tổng cộng 12 nốt nhạc, nhưng đâu phải bài nào cũng sử dụng tất cả 12 nốt. 7 nốt là thường thấy nhất, canon d là một ví dụ; hiếm lắm mới thấy vài bài sài 8 hoặc 9 nốt. Cho nên hễ nhạc cụ nào có đủ các nốt cần thiết thì có thể sử dụng được sáo việt, sáo tàu, sáo ấn độ.  Sáo thần nguyễn đình nghĩa đã cho thấy rõ điều này rồi còn gì.

thêm nữa, nhạc phương tây không phải là nhạc chuẩn quốc tế, phong cách ăn uống đi đứng của phương tây cũng không phải là chuẩn của quốc tế. Bao nhiêu thằng tây chơi nhạc châu á?? Bao nhiêu thằng tây dùng đũa ăn thức ăn??

cho nên mấy cái này tui thấy bình thường, đương nhiên là những cái biểu diễn như vầy có tác dụng riêng của nó, nhưng đọc mấy cái reply của mọi người thì không thấy nói đến nên không cần bàn.

Em thì thấy bác lại đang né tránh nhiều điều, em xin mạn phép hỏi bác mấy điều sau :

- Giữa Czardas và Canon in D thì bài nào có độ khó cao hơn ? ( theo ý riêng em thì sau khi nhìn phổ 2 bản này em tự tin nói là Czardas khó hơn nhiều lần so với Canon in Da )

- Giữa Chạy ngón và điều hơi của Czardas bằng sáo ngang và chạy bằng động tiêu thì cái nào khó hơn đây ? (vẫn là ý riêng của em...em cho rằng Czardas chạy trên tiêu khó hơn )

- Một bài chỉ có 5 nốt xuất hiện nhưng đảo phách liên tục, chùm liên tư, liên 8, liên 9 ...xen kẽ nhau liên tục thì có dễ chạy ngón hơn một bài 12 nốt xuất hiện mà chỉ toàn móc đơn móc trắng  ? ( theo ý riêng của em thì khi nhìn thấy mấy bài chỉ 5 nốt mà chùm chùm như vậy thì chết còn sướng hơn !!!)

- nhạc phương tây không phải nhạc chuẩn quốc tế ??? Vậy học viện quốc gia âm nhạc dạy sinh viên các ngành nhạc cụ dân tộc theo Hò xự xang xê cống hay là theo Do Re Mi Fa Sol vậy bác ? Và họ có cần thiết dạy lịch sử nhạc cổ điển, ký xướng âm,... cho sinh viên nhạc cụ dân tộc không đây?

- "Những cái biểu diễn như vầy có tác dụng riêng của nó" , cái bác biết thì bác úp úp mở mở không nói rõ ra cho anh em hiểu, vậy bác có thực lòng để chia sẻ hiểu biết của mình không hay là bác nghĩ mình là kẻ cả .......!?

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

Gặp phải bài này công nhận cũng xương xương, nhưng ko đến mức quá xương đâu

chưa phải bài khủng đâu anh em ơi

bình thường thôi mừ. hí hí

chỉ khó :

phải dùng sáo 10 lỗ, có 1-2 nốt thăng 

âm vực bài cũng khá rộng

có mấy chỗ đảo phâch, đảo nhịp nếu ko oánh nhịp thổi ko ra đâu mừh...

tập bài này độ 1 tháng chắc xơi được....

bài này soạn cho clarilét phải chơi thành 2-3 tông khác nhau chứ ko phải 1 tông đâu.hí hí

Còn thổi trên tiêu thì đúng khó hơn nhiều vì âm vực và oánh lưỡi như tên lửa ý.....híhí

Vinh cũng có tý thời gian tập thử bài này rồi...híhí

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

trước tiên, tôi không tin là tôi lớn tuổi hơn bạn, cho nên không cần dùng từ "em", đây là online, mấy cái đó không quan tâm, thậm chí khi đọc lần đầu tui còn không lưu ý.

"tác dụng riêng": để cho thấy khả năng của dùng cụ mà họ đang dùng, trong trường hợp này là sáo trung quốc đơn giản nhưng vẫn có thể chơi những bài classic cổ điển.   Thông thường là dành cho những người mới học, làm họ thích thêm dụng cụ mà họ sắp dùng. Hầu như ai cũng muốn so sánh trước, rồi tự hỏi có nên chọn cái này hay không, cái nào tốt hơn. Giống như lee, khi mà có người hỏi khả năng của tiêu thì lee chỉ cái video này. Tôi nghĩ máy cái này là thông thường hầu như ai cũng biết nên tôi không hề "đề cập tới". Hơn nữa mấy cái reply toàn là như thể "wow, cái này thật sự đặc biệt, sáo tiêu TQ đặc biệt, người TQ tài" (cái ví dụ này không chỉ phải có ý chỉ điểm hay đố kị TQ; ấn độ hàn quốc nhật bản tui cũng nói tương tự. Chỉ có điều, nhiều người nói về TQ nên tôi chọn TQ.)

còn 3 cái câu đầu tiên của lee, tui không bàn vì nó về kỷ thuật, tui đồng ý những gì lee đã trả lời, và vì tui không hề bàn tới khi type cái bài trước đó. mấy cái đó hiển nhiên rồi, tui không thấy cần phải bàn thêm. "số lượng nốt" là một trong những căn bản tôi dựa lên để thấy mấy cái này không có gì đặc biệt. Đàn đá cũng là một ví dụ.  ( vả lại chỉ có VN nâng cao nó nhiều nhất vì tự hào dân tộc, chứ mấy nước khác thì họ cũng cho là thường thôi.)

 "tiêu chuẩn quốc tế", kẻ thắng ghi lại lịch sử, kẻ đông mạnh tự cho mình là tất cả, đặc tiêu chuẩn cho mọi thứ. Mấy cái kí hiệu nhạc lee học trong trường không hề đồng ý bởi mọi người trên thế giới lúc mà nó bắt đầu giới thiệu. Đơn thuần chỉ là kết quả của sự bành trướng của phương tây. Irish dùng số cho tin flute của nó, TQ dùng kiểu số khác cho dụng cụ của nó. Và sự ảnh hưởng của âm nhạc của TQ lên VN là một ví dụ dễ thấy nhất cho cánh nhìn này của tui.

"học viện quốc gia âm nhạc". VN từ đầu cho đến cuối, chiến tranh liên tục, nước nào xâm chiếm cũng muốn bỏ những gì nó có lên mình. Ngay cả chử viết của mình cũng bị biết đổi, TQ rồi nôm rồi latin!!!!! Mấy cái cổ truyền khó mà giữ để mà phát triển theo cách đặc trưng của nó. Và đương nhiên, mình chọn cái dễ nhất thiết thực nhất để dùng. Đó là vì sao Đồ rê mi fa sol, (hoặc c d e f g mà chỉ có mỗi nước mỹ dùng).

Cuối cùng, tui rảnh là lên youtube. Mấy cái dạng dụng cụ nước này chơi nhạc nước kia là quá thông thường. Tui có ý kiến riêng khác lee, và tui nghĩ có người có suy nghĩ tương tự như tui cho nên tui nói ra. Bởi vì không nói thì không ai biết.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác blackfold lý luận chắc đấy, Lee lão đệ thấy thế nào ?

Àh, mà hôm nào Lee quay cái video clip động tiêu VN chơi Turkish March cho bọn Tàu nó khâm phục lại !?

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Hơn nữa, khi phân tích clip này, sao mọi ng không để ý đến loại tiêu, độ dài ngắn và màu âm nhỉ ? Tiêu này cũng ko phải là tiêu C, mà là loại có cao độ cao hơn (có lẽ là D). Sao bọn nó ko giỏi lấy tiêu dài ra mà oánh TK đeê ???

Còn cái nữa, kỹ thuật thổi bội âm mấy note cao rất khó, sáo thổi cũng khó mà diễn tã đc, còn violin thì nghe nói mấy note này chơi kỹ thuật khác thì phải. Tui cứ thắc mắc tiêu thổi mấy note này ra sao, nên mở lên nghe thì...hơi thất vọng ! Bài nì ko xương ở chạy ngón (như có bác nào nói í) mà chắc chắn là xương luôn cả ở làn hơi nữa á, vì phải thổi tăng dần và giảm dần (kỹ thuật tên gì tui wên roài) cường độ, ngoài ra có mấy khúc chậm thấy vậy mà thổi xương còn hơn lúc TK đấy nhá !

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
hoangtube:

Hơn nữa, khi phân tích clip này, sao mọi ng không để ý đến loại tiêu, độ dài ngắn và màu âm nhỉ ? Tiêu này cũng ko phải là tiêu C, mà là loại có cao độ cao hơn (có lẽ là D). Sao bọn nó ko giỏi lấy tiêu dài ra mà oánh TK đeê ???

Còn cái nữa, kỹ thuật thổi bội âm mấy note cao rất khó, sáo thổi cũng khó mà diễn tã đc, còn violin thì nghe nói mấy note này chơi kỹ thuật khác thì phải. Tui cứ thắc mắc tiêu thổi mấy note này ra sao, nên mở lên nghe thì...hơi thất vọng ! Bài nì ko xương ở chạy ngón (như có bác nào nói í) mà chắc chắn là xương luôn cả ở làn hơi nữa á, vì phải thổi tăng dần và giảm dần (kỹ thuật tên gì tui wên roài) cường độ, ngoài ra có mấy khúc chậm thấy vậy mà thổi xương còn hơn lúc TK đấy nhá !

To hoangtube và blackfold : ở đây em chỉ thấy rõ nhất là sự không công tâm của 2 bác trong đánh giá bài này. Hẳn nhiên nếu so với violin thì bài này chơi bằng nhạc cụ gì cũng chẳng thể hay bằng nó nhất là những đoạn đi bội âm. Ở đây em kính nể bọn TQ là vì bọn nó biết tiêu mình thổi dở, chưa điều khiển làn hơi giỏi nhưng cũng dám gắng gượng biểu diễn để thiên hạ biết khả năng của nó, chứ không như Việt Nam mình 8 lỗ có, 9 lỗ có, 10 lỗ cũng có mà chẳng thấy động tĩnh gì , chậc toàn bậc cao nhân ẩn danh, sao không chịu ra giúp đời để thiên hạ mở tầm mắt !

To hoangtube : uổng cho ông đọc bao nhiêu sách triết học, ngẫm bao nhiêu triết lý đạo phật, vậy mà để cái tâm ghanh ghét ( ở đây là tụi Trung Quốc ) của mình xen vào đánh giá nhận định đến vậy. Do đó riêng với ông, ngay tại bài viết này, tui thực sự không tâm phục khẩu phục ông. tui đang tự hỏi là không biết có cần làm cho ông thêm một cây tiêu D để tập bài này không ? Và cũng tự hỏi là khoảng bao lâu thì ông tập xong bài này bằng cái tiêu D đó dù biết rằng ông đã từng hoàn tất bài này bằng sáo 10 lỗ rồi !? Àh mà quên là ông đã đi ngoại quốc ngao du mất rồi, vậy cũng là cái hay, biết đâu ở xứ đó ông bỏ được thói xấu của người Việt Nam mình là làm không được nhưng chê thì rất tài !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
leehonso:
hoangtube:

Hơn nữa, khi phân tích clip này, sao mọi ng không để ý đến loại tiêu, độ dài ngắn và màu âm nhỉ ? Tiêu này cũng ko phải là tiêu C, mà là loại có cao độ cao hơn (có lẽ là D). Sao bọn nó ko giỏi lấy tiêu dài ra mà oánh TK đeê ???

Còn cái nữa, kỹ thuật thổi bội âm mấy note cao rất khó, sáo thổi cũng khó mà diễn tã đc, còn violin thì nghe nói mấy note này chơi kỹ thuật khác thì phải. Tui cứ thắc mắc tiêu thổi mấy note này ra sao, nên mở lên nghe thì...hơi thất vọng ! Bài nì ko xương ở chạy ngón (như có bác nào nói í) mà chắc chắn là xương luôn cả ở làn hơi nữa á, vì phải thổi tăng dần và giảm dần (kỹ thuật tên gì tui wên roài) cường độ, ngoài ra có mấy khúc chậm thấy vậy mà thổi xương còn hơn lúc TK đấy nhá !

To hoangtube và blackfold : ở đây em chỉ thấy rõ nhất là sự không công tâm của 2 bác trong đánh giá bài này. Hẳn nhiên nếu so với violin thì bài này chơi bằng nhạc cụ gì cũng chẳng thể hay bằng nó nhất là những đoạn đi bội âm. Ở đây em kính nể bọn TQ là vì bọn nó biết tiêu mình thổi dở, chưa điều khiển làn hơi giỏi nhưng cũng dám gắng gượng biểu diễn để thiên hạ biết khả năng của nó, chứ không như Việt Nam mình 8 lỗ có, 9 lỗ có, 10 lỗ cũng có mà chẳng thấy động tĩnh gì , chậc toàn bậc cao nhân ẩn danh, sao không chịu ra giúp đời để thiên hạ mở tầm mắt !

To hoangtube : uổng cho ông đọc bao nhiêu sách triết học, ngẫm bao nhiêu triết lý đạo phật, vậy mà để cái tâm ghanh ghét ( ở đây là tụi Trung Quốc ) của mình xen vào đánh giá nhận định đến vậy. Do đó riêng với ông, ngay tại bài viết này, tui thực sự không tâm phục khẩu phục ông. tui đang tự hỏi là không biết có cần làm cho ông thêm một cây tiêu D để tập bài này không ? Và cũng tự hỏi là khoảng bao lâu thì ông tập xong bài này bằng cái tiêu D đó dù biết rằng ông đã từng hoàn tất bài này bằng sáo 10 lỗ rồi !? Àh mà quên là ông đã đi ngoại quốc ngao du mất rồi, vậy cũng là cái hay, biết đâu ở xứ đó ông bỏ được thói xấu của người Việt Nam mình là làm không được nhưng chê thì rất tài !

Còn tui tự hỏi là ko bít bao giờ thì tui có lại cái bản Czardas trong cuốn của thầy Hùng đây ? Hỏi bác hoài mà bác cứ bảo 1 tháng nữa !

hì, tiện thể nói luôn cái lí do tại sao VN không có tài năng, theo tui chỉ vì số ng biết nghe và đánh giá quá ít. Hai nhân tốt đó (đánh giá và phân tích) dân VN còn thiếu, nên không thể phân biệt nổi hay dỡ. Vd bác Sáo Trúc thổi bài Dương Tiên, ai nghe cũng thấy...hay wá trời, mà bảo hay ra làm sao mà dỡ chỗ nào thì ít ai nói đc, mà nói đc thì cũng ko dám nói vì...thổi đâu có bằng ổng !

Rồi sau đó ? Ổng thổi hoài ổng chán, vì ít ng nghe, ổng cũng chuyển thấp xuống, thổi mấy bài chậm chậm dễ dễ cho thiên hạ họ còn hiểu.

Bác thổi Tiếng đàn TaLư vèo vèo bằng tiêu VN thì cũng y chang như thằng Tàu này thổi Czardas vậy thôi. Có bao nhiêu ng nghe và hiểu nó hay dỡ ra sao? và vì vậy, bác cứ TK ào ào mà ...đứng yên một chỗ ko hề tiến bộ !

Àh, tui nhầm khi nghĩ rằng tiêu D có thể thổi bài này, tui chỉ đưa ra ví dụ vì thấy kiểu bỏ ngón và khoảng cách ngón tay, chứ tui chưa từng thử thổi tiêu D bài này. Có thể rằng vì D có 2 thăng, nên cách bỏ ngón sẽ khác hoàn toàn, bài viết lại cũng khác.

Bài của tui tập hồi đó tone E hay A gì đó, nên tui nghĩ nếu là tiêu 6 lỗ mà tone đúng bài, thì khỏi bỏ thăng giáng, chỉ đoán thôi, mong bác làm dùm thêm vài cây nữa để tui chứng minh, hihi.

Bác biết tại sao tui ko tập sáo thêm nữa ko ? bởi vì tui nghe ng ta nói tui thổi cái gì như ...chim kiu mà ko hiểu gì hết. Vì vậy bác hiểu tại sao bài khó bài hay thì có, mà ít ng tập rồi chứ ? 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Page 1 of 3 (41 items) 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems