Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Thể theo lời yêu cầu của bác saotruc và lời hứa viết bài cho nhị từ năm ngoái, vvn sẽ sưu tầm và giới thiệu một số hình ảnh đàn nhị ở Trung quốc và trên thế giới. Mở đầu có lẽ nên bắt đầu bằng bà con xa trên thế giới cho nó lạ mắt trước khi đi vào cái đại gia đình đông lúc nhúc của nhị ở Trung quốc. Loat bài này sẽ được sửa tới sửa lui đến khi nào ... cạn ý hay làm biếng quá thì không sửa nữa.
Dù nước nào cũng tự hào Nhị của nước mình là "nhạc cụ dân tộc truyền thống" và các nhà nghiên cứu thì cho tất cả nhị trên thế giới bắt nguồn từ hồ cầm (cây đàn của rợ Hồ) hay hề cầm của các sắc dân du mục ở Tây bắc Trung Quốc cổ đại, cả hai phe đều có lý. Hồ cầm hay hề cầm dẫu có từ Tây Vực lan sang Trung Quốc, Cao Ly, Nhựt bổn, An Nam , Căm bốt hay theo chân đại quân Mông cổ của Thành cát Tư hãn tràn sang Ả rập, Ai cập tới các nước nam Âu thì khi du nhập vào nước nào, cây hồ cầm đã bị địa phương hóa cho phù hợp với vật liệu và chất nhạc của mỗi sắc dân. Tùy âm vực của các làn điệu dân tộc các nước mà hồ cầm đã được cải tiến từ hai dây thành ba dây bốn dây cho hợp nhu cầu.
Từ cây hồ cầm có hai dây gân hay dây tơ, kéo bằng một cành trúc bôi nhựa, khi sang các nước nó đã thành:
Nhật Bản:
Kokyu (胡弓): Âm Hán Việt là "Hồ Cung". Cây Kokyo có ba dây (sau nầy có người chế 4 dây, xem hình số 4 dưới dây). Hộp đàn bằng gáo dừa hoặc gỗ, mặt đàn bằng da mèo hoặc da trăn như nhị của Trung Quốc ngày nay. Vĩ cũng chùng như cây Haegem của Korea trong bài trước, hoặc dùng vĩ của nhị hồ cũng được. Cây vĩ có cái cán rất dài để dễ giữ thăng bằng khi kéo (xem hình đầu.)
Khác với nhị hồ, cây kokyu có bản bấm nhưng không phím (fretless board) như violin. Có thể nói cây kokyo này là bà con gần với cây Lôi cầm (雷琴) ngày nay hay cây Trụy hồ (坠胡) ngày xưa ở Hồ Nam, Trung quốc, nhưng cây Lôi cầm/Trụy hồ chỉ có hai dây và cũng có bản bấm.
Lôi cầm (雷琴) của Trung quốc
Trụy hồ (坠胡) của Trung Quốc
em thấy có con Mã đầu cầm (Ma Tou Qin) cũng gần với nhị lắm!
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT:em thấy có con Mã đầu cầm (Ma Tou Qin) cũng gần với nhị lắm!
Vâng. Sau khi đi một vòng thế giới về gần đến Trung quốc, chúng ta sẽ "bàn loạn" tới Mã đầu cầm . Thực ra thì nó là cây Morin khuur của Mông cổ. Mã đầu cầm (馬頭琴) là cách người Trung quốc gọi cây Morin khuur.
Có cái đàn Khanhi có bầu đàn làm từ mai rùa này nghe cũng độc đáo ghê! không biết bọn họ có phải người Khơme không, hay là ở một nước nào khác trong khu vực đông nam Á
[youtube:OP8ld1i4-kM]
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone