Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Em học sáo được mấy tháng rồi nhưng mà tự học là chính các kĩ thuật cũng luyện kha khá rồi
nhưng vè việc áp dụng nó vào bản nhạc thì em còn thấy hơi lờ mờ.
ví dụ ;- kĩ thuật đánh lưỡi đơn- theo lý thuyết bảo là để tách nốt , phát ra âm thanh chuẩn đủ cao độ- vậy liệu có phải tất cả các nôt trong bản nhạc ma không có kí hiệu áp dụng các kĩ thuật như luyến ,đánh lưỡi kép ,reo, phi lưỡi, láy.... thì mình đều đánh lưỡi hết hay không. vì em thấy chỉ việc dùng hơi thổi ra tiếng ma không dung đánh lưỡi cũng khá dễ mà tiếng sáo nghe mượt hơn.
- nếu được áp dụng các kĩ thuật 1 cach tuỳ ý thì theo các bác trong cac bản nhạc chỗ nào chúng ta nên áp dụng đánh lưỡi , lúc nào nên luyến, lúc chỉ phát âm bằng độ mạnh của hơi(không dùng đánh lưỡi)
- em có đọc 1 sách dạy sáo cua Hồng Thái - nó có nói về kĩ thuật nhấn hơi,liệu đây có phải la cách thổi ra nốt cao độ-đơn thuần bằng việc đẩy thật mạnh hơi (tức la chỉ dùng sức đẩy hơi ra không dung kĩ thuật gì cả để phát ra tiếng sáo như em vẫn thường thổi ấy mà).hay không?
vì là tự học nên việc áp dụng còn của em còn rất kém , mong các bác chỉ giáo.
uh đúng rồi đấy, ko phải các nốt đơn đều đánh lưỡi,tùy vào bài mà diễn nếu giai điệu nó mượt mà thì khi chuyển từ note này sang note khác bạn chỉ cần nhấn hơi cho mạnh lên(hờ hờ hờ>>...hù hù hù..>>>hahaha...>>),thường thì một note khi bắt đầu phát ra sẽ dùng hơi mạnh đến cuối note cường độ giảm dần.
cũng như phách 1 phách 2 trong nhịp 24.phách 1 mạnh phách 2 nhẹ.
còn note nào vút lên cao thì hơi truyền chia làm 2 làn.1 làn vừa vừa để nó rung lên sau đó là giai đoạn vút(hơi mạnh hơn) có thế mới xoáy vào lòng người.
còn chỗ nào luyến,láy đánh lưỡi.vuốt thì cũng tùy vào câu cú.
kỹ thuật láy thì hay láy ở mi-fa.sol-si.rung hay nhất ở fa2 rồi đến do2.
kỹ thuật và nghệ thuật rất xa nhau dùng kỹ thuật đúng chỗ mới tạo nên nghệ thuật.
Câu hỏi 2 của bạn là cách xử lý sáng tạo bài nhạc, điều này là tự do, tùy thuộc vào cách xử lý, cảm nhận riêng của từng người, không phụ thuộc vào bản nhạc, cái này rất khó để chỉ, nói đúng hơn là tùy vào sáng tạo và phong cách từng người mà sẽ xử lý khác nhau.
Nếu bỏ qua việc sáng tạo tự do, chỉ xét cách áp dụng các kỹ thuật theo bản nhạc.
kĩ thuật đánh lưỡi đơn- theo lý thuyết bảo là để tách nốt , phát ra âm thanh chuẩn đủ cao độ- vậy liệu có phải tất cả các nôt trong bản nhạc ma không có kí hiệu áp dụng các kĩ thuật như luyến ,đánh lưỡi kép ,reo, phi lưỡi, láy.... thì mình đều đánh lưỡi hết hay không
Đúng!
Đánh lưỡi đơn thì khi áp dụng các kỹ thuật vào cũng rõ ràng hơn, tạo độ luyến láy cho bài nhạc, kết hợp với cả hơi nữa tạo cho bài nhạc có độ truyền cảm, nếu chỉ bỏ ngón thì tiếng sáo nghe "đều đều", ngoài ra lưỡi đơn còn là cơ sở để tập các kỹ thuật nâng cao hơn về lưỡi, lưỡi đơn chắc thì tập các kỹ thuật khác sẽ dễ dàng hơn.
- Kỹ thuật nhấn hơi trong sách Hồng Thái mà bạn nói cũng đúng, tuy nhiên về cường độ làn hơi mạnh và ngắt nhanh chứ không đều như cách bạn thường thổi thông thường (thế mới gọi là "nhấn" chứ)