Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tai người có được gọi là chuẩn khi test âm thanh hay không ?

rated by 0 users
This post has 15 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Posted: 05-12-2009 2:16

Qua topic : Tại sao sáo tq dài mà vẫn thẳng ? Có phát sinh 1 vấn đề là khi test sáo, test âm sắc của sáo thì giữa con người và máy móc cái nào chuẩn xác hơn ? Tui thì vẫn giữ ý kiến là máy móc trung thực nhất và đang tin hơn lỗ tai con người . Mời các bác xem bài viết này

Những âm thanh ma

Vào thế kỷ thứ 18, nghệ sĩ violon nổi tiếng G.Tartini (Ý) trong những phút chuẩn bị trước giờ biểu diễn đã dạo thử vài khúc nhạc. Khi đàn hai nốt cùng phát ra một lúc (double corde) và lắng tai nghe, ông phát hiện, nếu đàn mạnh đến một mức nào đó, ông sẽ nghe được một âm thanh thứ ba khác trầm hơn, cùng tồn tại với hai âm thanh kia. Tartini rất ngạc nhiên và thầm nghĩ: Âm thanh thứ ba đó là "âm thanh ma" (sons fantômes) sinh ra do tai mình bị bệnh chăng?

Nhưng không chỉ Tartini mà Sorge, nhạc sĩ đại phong cầm cùng thời với Tartini ở Hambourg (Đức) cũng nghe được âm thanh ma này. Không lâu sau, nhiều nhạc sĩ khác cũng phát hiện ra "âm thanh ma" như Tartini và Sorge. Và các nhà vật lý học đã tính được tần số của nó, đó là hiệu của tần số hai âm thanh phát ra cùng một lúc.

"Âm thanh ma" này đã sinh ra như thế nào? Người tìm ra lời giải cho câu hỏi này là Helmholtz: Âm thanh này không phải do nhạc cụ tạo ra mà chỉ sinh ra do cộng hưởng trong hốc tai của người nghe. Vì vậy khi chúng ta nghe nhạc, tai ta đã "vô tình" thêm một số âm thanh cho bản nhạc và như thế tai ta không những chỉ cảm nhận âm thanh mà còn có chức năng như một nhạc cụ (tạo ra nguồn âm) khi nghe nhạc. Mặc dù "vô tình" nhưng bất cứ thính giả nào khi nghe hòa nhạc cũng đã phối hợp với dàn nhạc hoặc hợp xướng để tạo ra một "dị bản" khác mà họ không hề hay biết. Các nhà bác học cũng đã tính toán và bổ sung thêm những "hoạ âm chủ quan" mà trên lý thuyết, các hợp âm có thể tạo ra. Đó là những "âm thanh ma" có thể kết hợp với nhau thành từng cặp để tạo ra những âm thanh khác. Nhà bác học nổi tiếng Leibniz (Đức) cho rằng "âm nhạc là một bài tập số học không chủ ý của tâm hồn". Thật vậy, khi tiếp nhận âm nhạc, đôi tai và não bộ con người luôn làm những phép tính chớp nhoáng (cộng, trừ, nhân...) với các tần số âm học.

Bất kỳ âm thanh nào, nếu đủ lớn đều có thể được biến đổi trong trí óc con người để trở thành một bản "giao hưởng". Tuy nhiên không phải ai cũng có đôi tai có thể cảm nhận được những "âm thanh ma" đó và hình như chưa ai có đôi tai có thể nghe được bản "giao hưởng" như đã nói ở trên.

*

Hữu Trịnh (Theo Physique et musique - Gleb Anfilov)

Nguồn : http://www.chuvanan.org/forum/showthread.php?t=4256

Sách : các bác có thể kiếm cuốn sách "Vật lý và âm nhạc" của Glep Anfilo, do Nguyễn Dương dịch, xuất bản năm 1978. Tui sẽ cố gắng scan để đưa nó lên forum sớm !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

sai rùi doandunamtang ơi.................

Ngưỡng nghe: 16HZ - 20.000Hz

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

bác Doandunamtang nói sai rùi ,

Brucelee nói cũng ko phải 

tai người có thể cảm thụ dc sóng âm  từ 16hz - 20000Hz (20Khz) .

còn ngưỡng nghe là 0 Db ( dexiben ) và ngưỡng đau là 120 Db .Cái này nói về cường độ âm và độ to của âm tính bằng I (W/m2)

âm cảm thụ dc do tiếng nhạc cụ nó có nhiều họa âm khác nhau , f1 ,f2 ,f3....fn . 

sở dỉ âm của các nhạc cụ khác nhau là do âm sắc khác nhau ,tần số , biên độ sống âm .

em chỉ bít thế thui . 

Còn 1 ý nữa ,mấy hôm nay ông nguoicodon và tiengsaocodon có hỏi tui 1 câu mà ko trả lời  dc.Khi thổi sáo 1 lúc với cây sáo D của MHM hay cây sáo D em khoét bằng nhựa , hay sáo C cũng vậy , mà lên tới Fa3 , Sol3 thì thương nghe tiếng vọng lại như có sự phản hồi của 1 cây sáo khác .

hình như có người tri âm ,nhưng xung quanh thì ko có ai hết , nếu vậy âm thanh tạo ra là do đâu . hay do não của người còn lưu lại những tiếng sáo đó . ( em thì chọc mấy chả là có MA nhưng bit chắc là ko phải )  Mong dc giải thích thỏa đáng từ các bác lun.Vì con người là bộ máy sinh học vô cùng hoàn hảo và linh hoạt , khoa học cũng chưa thể khám phá hết dc .

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Nhân tiện nhờ các sư phụ chỉ giáo cho đệ tử 2 câu hỏi về việc lên dây cót cho nhạc cụ

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko

2. Ở nước mình có mấy người làm được công việc này bằng tay trần

Cám ơn các sư phụ trước Big Smile

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
htt:

Còn 1 ý nữa ,mấy hôm nay ông nguoicodon và tiengsaocodon có hỏi tui 1 câu mà ko trả lời  dc.Khi thổi sáo 1 lúc với cây sáo D của MHM hay cây sáo D em khoét bằng nhựa , hay sáo C cũng vậy , mà lên tới Fa3 , Sol3 thì thương nghe tiếng vọng lại như có sự phản hồi của 1 cây sáo khác .

hình như có người tri âm ,nhưng xung quanh thì ko có ai hết , nếu vậy âm thanh tạo ra là do đâu . hay do não của người còn lưu lại những tiếng sáo đó . ( em thì chọc mấy chả là có MA nhưng bit chắc là ko phải ) 

Xin bổ sung cho chính xác là ko chỉ lên cao độ 3 mà thổi bình thường cũng đã thấy rồi . Đặc biệt là mình ngừng hơi thổi rồi thì từ đẩu từ đâu mới văng vẳng lại tiếng sáo lạ.Mà tiếng sáo lạ này thổi 1 bài khác hẳn nhé (mặc dù chẳng biết bài gì)  Kết luận của em : ảo giác , hic hic.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
thì thổi to quá nên đầu ong ong, ù tai hoa mắt chớ sao, cứ buổi nào tập ở Nghĩa Đô mà anh Vinh mang cây sol cao đi là tui ko dám ngồi gần :D
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
kmath:

Nhân tiện nhờ các sư phụ chỉ giáo cho đệ tử 2 câu hỏi về việc lên dây cót cho nhạc cụ

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko

2. Ở nước mình có mấy người làm được công việc này bằng tay trần

Cám ơn các sư phụ trước Big Smile

may mà tớ ko phải là sư phụ của Kmath! nên ko trả lời cũng được! Smile 

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Chú chạy sang hỏi em chicken cái này đi chớ, có thấy ai khác chơi đc cái này đâu

Theo em thì khó có ai cảm đc bằng tay trần, ai cũng phải vác theo cái máy chứ, bao nhiêu là âm như thế, chuẩn lắm cũng chỉ nghe đc vài chục nốt chuẩn là cùng, chưa kẻ còn tiếng ồn...

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
kmath:

Nhân tiện nhờ các sư phụ chỉ giáo cho đệ tử 2 câu hỏi về việc lên dây cót cho nhạc cụ

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko

2. Ở nước mình có mấy người làm được công việc này bằng tay trần

Cám ơn các sư phụ trước Big Smile

Tui thì chưa có chơi qua piano để trả lời thấu đáo cho bác dc, nhưng theo như tui biết thì đúng là không có ai dùng máy để lên dây cho dương cầm cả, nhưng dùng máy để lên dây cho violin, guitar thì có.

Câu 2 thì tui chưa hiểu như thế nào là " bằng tay trần " nên không dám trả lời bậy bạ.

Trả lời xong rồi nhưng tui không phải là sư phụ bác, chắc chắn vậy !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
kmath:

Nhân tiện nhờ các sư phụ chỉ giáo cho đệ tử 2 câu hỏi về việc lên dây cót cho nhạc cụ

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko

2. Ở nước mình có mấy người làm được công việc này bằng tay trần

Cám ơn các sư phụ trước Big Smile

   Hic, nhạc cụ đâu có dây cót đâu bác.

Các máy tuner giá từ 500usd trở lên có thể lên dây piano ngon lành, tầm bắt âm của các máy này siêu nhạy với các âm siêu trầm và các âm cao. Còn máy giá vài trăm k bình thường thì ko nhận đc khoảng 8 note thấp nhất và cao nhất.

   Với người có cảm âm tốt thì việc lên bằng tai là chuyện bình thường. Họ chỉ dùng các quảng đặc biệt khác nhau để lên cho chính xác. Việc này đòi hỏi người lên dây có khả năng cảm thụ âm thanh tốt và trải qua 1 quá trình luyện tập lên dây lâu dài.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

về cơ bản mỗi âm thanh phát ra đều có 1 tần số nhất định. việc xác định âm đó là âm zì phụ thuộc hoàn toàn vào điều này. ở tuner hình ảnh FFT của sóng âm thanh theo thời gian. các bác có thể và phần display của FFT theo các chuỗi tần số khác nhau. khi các bác test sáo sẽ có 1 vùng tần số có cường độ max đó chính là tần số âm thanh của các bác

 Tất cả các thiết bị điện tử đều nhận dạng sử dụng pp này. nó sẽ qua bộ chuyển đổi ADC sau đó là tín hiệu analog sẽ được chuyển thành tín hiệu số . vi xử lý sẽ tiến hành các cồng việc còn lại bằng cách tính toán và xác định giá trị của tần số âm thanh được thu nhận.

với piano việc xác định tần số có thể sử dụng pp đơn giản hơn , các bác chỉ việc tích phân tần số đầu vào và tiến hành đếm xung theo thời gian là ra f max của nhạc cụ

nói thì dẽ hihi xử lý tín hiệu số là cả vấn đề .

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
leehonso:

Qua topic : Tại sao sáo tq dài mà vẫn thẳng ? Có phát sinh 1 vấn đề là khi test sáo, test âm sắc của sáo thì giữa con người và máy móc cái nào chuẩn xác hơn ? Tui thì vẫn giữ ý kiến là máy móc trung thực nhất và đang tin hơn lỗ tai con người . Mời các bác xem bài viết này

Những âm thanh ma

Vào thế kỷ thứ 18, nghệ sĩ violon nổi tiếng G.Tartini (Ý) trong những phút chuẩn bị trước giờ biểu diễn đã dạo thử vài khúc nhạc. Khi đàn hai nốt cùng phát ra một lúc (double corde) và lắng tai nghe, ông phát hiện, nếu đàn mạnh đến một mức nào đó, ông sẽ nghe được một âm thanh thứ ba khác trầm hơn, cùng tồn tại với hai âm thanh kia. Tartini rất ngạc nhiên và thầm nghĩ: Âm thanh thứ ba đó là "âm thanh ma" (sons fantômes) sinh ra do tai mình bị bệnh chăng?

Nhưng không chỉ Tartini mà Sorge, nhạc sĩ đại phong cầm cùng thời với Tartini ở Hambourg (Đức) cũng nghe được âm thanh ma này. Không lâu sau, nhiều nhạc sĩ khác cũng phát hiện ra "âm thanh ma" như Tartini và Sorge. Và các nhà vật lý học đã tính được tần số của nó, đó là hiệu của tần số hai âm thanh phát ra cùng một lúc.

"Âm thanh ma" này đã sinh ra như thế nào? Người tìm ra lời giải cho câu hỏi này là Helmholtz: Âm thanh này không phải do nhạc cụ tạo ra mà chỉ sinh ra do cộng hưởng trong hốc tai của người nghe. Vì vậy khi chúng ta nghe nhạc, tai ta đã "vô tình" thêm một số âm thanh cho bản nhạc và như thế tai ta không những chỉ cảm nhận âm thanh mà còn có chức năng như một nhạc cụ (tạo ra nguồn âm) khi nghe nhạc. Mặc dù "vô tình" nhưng bất cứ thính giả nào khi nghe hòa nhạc cũng đã phối hợp với dàn nhạc hoặc hợp xướng để tạo ra một "dị bản" khác mà họ không hề hay biết. Các nhà bác học cũng đã tính toán và bổ sung thêm những "hoạ âm chủ quan" mà trên lý thuyết, các hợp âm có thể tạo ra. Đó là những "âm thanh ma" có thể kết hợp với nhau thành từng cặp để tạo ra những âm thanh khác. Nhà bác học nổi tiếng Leibniz (Đức) cho rằng "âm nhạc là một bài tập số học không chủ ý của tâm hồn". Thật vậy, khi tiếp nhận âm nhạc, đôi tai và não bộ con người luôn làm những phép tính chớp nhoáng (cộng, trừ, nhân...) với các tần số âm học.

Bất kỳ âm thanh nào, nếu đủ lớn đều có thể được biến đổi trong trí óc con người để trở thành một bản "giao hưởng". Tuy nhiên không phải ai cũng có đôi tai có thể cảm nhận được những "âm thanh ma" đó và hình như chưa ai có đôi tai có thể nghe được bản "giao hưởng" như đã nói ở trên.

*

Hữu Trịnh (Theo Physique et musique - Gleb Anfilov)

Nguồn : http://www.chuvanan.org/forum/showthread.php?t=4256

Sách : các bác có thể kiếm cuốn sách "Vật lý và âm nhạc" của Glep Anfilo, do Nguyễn Dương dịch, xuất bản năm 1978. Tui sẽ cố gắng scan để đưa nó lên forum sớm !

Theo em đó là sự giao thoa cua hai âm đó.em nhớ là trong vật lý lớp 12 có nói về sự giao thoa của hai sóng.

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

cái độ này nếu đc em sẽ làm 1 bài tương đối đầy đủ về âm thanh để post lên. tuy nhiên em chỉ sử dụng để nói về âm thanh chủ yếu là của con người(xem ra thì nó cũng giống âm của nhạc cụ )còn về phần nhạc cụ em tiếp xúc ko nhiều nên không dám nói zì cả chắc phải để các cao thủ thêm vào

chắc cũng phải cả tháng nữa để mọi chuyện của em đi vào ổn định cái đã

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
kmath:

Nhân tiện nhờ các sư phụ chỉ giáo cho đệ tử 2 câu hỏi về việc lên dây cót cho nhạc cụ

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko

2. Ở nước mình có mấy người làm được công việc này bằng tay trần

Cám ơn các sư phụ trước Big Smile

1. Trên thế giới có máy điện tử nào dùng để lên dây cho đàn dương cầm ko :  nếu âm lớn nhất của piano < 10 Khz thì có thể dung tuner đó

câu 2 thì pó tay hihi

trả lời xong hihi em xin làm đệ tử của các sư phụ :D 

Page 1 of 2 (16 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems