Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Học sáo online.

rated by 0 users
This post has 33 Replies | 5 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
đâu có, tui nói là nói cách đây 14 năm đó, lúc tui mới làm quen với sáo thì không biết nhạc lý, nguời ta chỉ cho tui mảnh giấy, chỉ cho biết mở lổ số mấy là la, là sol rồi tự mò. Thế là trong một thời gian dài mò mẫm tui thổi được nửa bài lambada và lúc đó chưa có biết kỹ thuật gì cả ngay cả đánh lưỡi đơn tui cũng không biết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

kirinhn:
Anh nin-da đưa ra các mức độ như thế thì nói luôn là cần tập bao lâu thì đạt đến các mức độ đó đi, em thì muốn hỏi là tập bao lâu thì thổi được hay như anh nin-da? Geeked

Hehe... mật ngọt ghê, xém chút dính chân gỡ không ra luôn ! Tui quên nói nó còn tùy vào căn cơ của từng người, mức độ luyện tập nữa cha, làm sao mà nói thời gian chính xác được !

Cha kirin thử giải 1 phương trình 4 ẩn này dùm tui cái:

ax + by + cz + dt + e = 0 (a, b, c, d là hằng số, # 0)

x: mục tiêu của người thổi

y: thời gian cần để đạt tới trình độ như mục tiêu

z: căn cơ của người thổi

t: cường độ tập luyện của người thổi

Biết được 3 ẩn sẽ giải được ẩn còn lại...hehe

Dụng lực đả lực
Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

phương trình này coi bộ khó đó kirin. heheh.Ninja nói đúng đó.

Hình phạt của Spammer

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ninja:
Cha kirin thử giải 1 phương trình 4 ẩn này dùm tui cái:

ax + by + cz + dt + e = 0 (a, b, c, d là hằng số, # 0)

x: mục tiêu của người thổi

y: thời gian cần để đạt tới trình độ như mục tiêu

z: căn cơ của người thổi

t: cường độ tập luyện của người thổi

Biết được 3 ẩn sẽ giải được ẩn còn lại...hehe

Bác ơi, đơn vị của y là ngày, tháng, năm, còn đơn vị của t là bao nhiêu giờ 1 ngày hoặc bao nhiêu buổi 1 tuần, 2 cái khác nhau rành rành bác ép thành phương trình tuyến tính thế này, có biết 3 ẩn anh kirinhn tài thánh cũng ko mò ra nghiệm Big Smile

À. em đang đợi bản video quay bác ninja thổi bài quê hương đấy nhá, lần trước bác thổi "Trên đường chiến thắng" ta ra tơ rơ em chóng hết cả mặt, hi vọng lần này bác sẽ thổi chậm rãi tí xíu cho em còn học hỏi Geeked  

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Shinichi:
Thưa bác bác tập toàn những bài khó thổi đòi hỏi nhiều kĩ thuật nên bác chưa thổi được là đúng thôi

Tất nhiên em biết là mấy bài dân ca đó để thổi đúng nốt thì với người mới tập chỉ cần chăm chỉ trong 6 tháng là ok ngay. Nhưng để thổi cho nó hay điên đảo như thầy Vượng (có một số file nháp anh Hoàng Anh crazy đã giới thiệu) thì 6 năm vẫn còn là ít

Em nói thế cốt để đá gió cái bác nào mặt dày thích đặt nick xỏ xiên anh em damsan đấy thôi Big Smile 

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Xin phép sửa lại phương trình của cha nin-da một chút: trình độ thổi sáo của 1 người phải tỉ lệ thuận với cường độ tập luyện và căn cơ của người thổi. 1 ngày thổi càng nhiều thì càng giỏi, mà một người càng thông minh nhanh nhạy, có năng khiếu thì tập cũng nhanh hơn người bình thường. Từ đó suy ra phương trình sau:

                                           y2 - y1 = A.B.t

Trong đó

              + y2: mục tiêu tập luyện, đơn vị tính theo số lượng giờ cần tập đối với 1 người có căn cơ trung bình

              + y1: trình độ hiện tại của  người tập, đơn vị giống như y2

              + A: số giờ tập luyên trong 1 ngày đơn vị đương nhiên là  giờ/ngày

              + B: căn cơ, năng khiếu, không có đơn vị, tùy theo từng người

                                   B của 1 người bình thường là 1

                                   B của 1 người cực nhanh nhạy, tập nhanh thì có thể lên đến 10

                                   B của 1 người không có năng khiếu, khả năng thẩm âm kém có thể là 0.1

              + t : thời gian cần tập để hoàn thành mục tiêu, đơn vị là ngày

Dựa trên phương trình trên, ta cùng giải bài toán là kirinhn cần tập bao lâu thì thổi hay như anh nin-da

Dữ liệu của bài toán:

     + Anh nin-da đã bỏ ra 1.000 giờ tập luyện, anh là người thông minh, tập nhanh, chỉ số B của anh la 9,5 nên y2 = 95.000 giờ, có nghĩa là 1 người bình thường phải bỏ ra 95.000 giờ mới đạt đến trình độ của anh nin-da.

    + Người muốn thổi hay như anh nin-da là kirinhn: đã tập luyện được khoảng 500 giờ, là một người chậm chạp nên chỉ số B của kirinhn chỉ là 0.2, nên y1= 500 x 0,2 = 100 giờ. Một người bình thường tập 100 giờ là đạt đến trình độ của kirinhn

    + Kirinhn lười tập luyện, 1 tháng may ra dành ra 3 tiếng đồng hồ để thổi, tức là cường độ tập luyện là 3h/30 ngày = 0.1 giờ/ ngày

Lập phương trình:

   95.000 - 100 =   0,1 x 0,2 x t

Đáp số: 4.700.000 ngày

Tính ra mỗi năm có 365 ngày (làm tròn), thì ra 12877 năm. Điều đó có nghĩa là kirinhn có tập luyện cả đời cũng không bằng được trình độ hiện thời của anh nin-da, đấy là chưa kể anh ấy vẫn ngày ngày tập luyện (40 giờ / ngày) và chỉ số căn cơ của anh là 9,5 Geeked.

Have fun! ^^

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Các bác thêm cho em cái hệ số hãm vào mấy cái phương trình với. Thú thực là những lúc nào tập riết mà không thấy tiến triển là em cũng thấy hơi oải, đối với các bác tự mày mò luyện tập, không có thầy hướng dẫn, bạn bè trên damsan ít thì cái hệ số hãm này những lúc bị ì về trình độ là cao lắm đa. Em dám cá là nếu có 1 người tự học thành tài thì phải có tới 10 người khác vì chán nản mà lẳng sáo góc nhà lúc nửa chừng xuân Smile
Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
ninja:

kirinhn:
Anh nin-da đưa ra các mức độ như thế thì nói luôn là cần tập bao lâu thì đạt đến các mức độ đó đi, em thì muốn hỏi là tập bao lâu thì thổi được hay như anh nin-da? Geeked

Hehe... mật ngọt ghê, xém chút dính chân gỡ không ra luôn ! Tui quên nói nó còn tùy vào căn cơ của từng người, mức độ luyện tập nữa cha, làm sao mà nói thời gian chính xác được !

Cha kirin thử giải 1 phương trình 4 ẩn này dùm tui cái:

ax + by + cz + dt + e = 0 (a, b, c, d là hằng số, # 0)

x: mục tiêu của người thổi

y: thời gian cần để đạt tới trình độ như mục tiêu

z: căn cơ của người thổi

t: cường độ tập luyện của người thổi

Biết được 3 ẩn sẽ giải được ẩn còn lại...hehe

phương trình này cốt để nói thời gian học sáo là vô chừng, không giới hạn. Chứ phương trình trên làm gì mà giải đc

mục tiêu làm gì là con số được, cường độ cũng vậy...

pt trình này giải biện luận còn ko đc nói chi giải ra nghiệm thực T_T 

 

ForQuel'Thala
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

kmath:
Các bác thêm cho em cái hệ số hãm vào mấy cái phương trình với. Thú thực là những lúc nào tập riết mà không thấy tiến triển là em cũng thấy hơi oải, đối với các bác tự mày mò luyện tập, không có thầy hướng dẫn, bạn bè trên damsan ít thì cái hệ số hãm này những lúc bị ì về trình độ là cao lắm đa. Em dám cá là nếu có 1 người tự học thành tài thì phải có tới 10 người khác vì chán nản mà lẳng sáo góc nhà lúc nửa chừng xuân Smile

 

Kim tui thấy tập khó trời ơi ở chỗ đập phách, canh trường độ. Nghiệp dư như Kim tui tập hầu hết là kiếm file mp3 mẫu, nghe vài lần để nắm trường độ trước. Như bài đang tập "Anh vẫn hành quân "  có đoạn tk tk tk tk đầu trang thứ 2 (sách của N.Hồng Thái) thổi hoài ko đạt được tốc độ -bực cái mình!

Mấy người học nhạc bài bản từ thiếu niên trong nhạc viện hay du học cực khổ  để kiếm tiền mua cơm ăn. Mình cũng mua cơm ăn giống họ nhưng ko = học nhạc giống họ.

Người đi học sáo cho tầm 2 - 3 tháng cho biết; tuần 2 buổi, buổi 2 tiếng, khuyến mãi 0.5 tiếng thực chất là nhanh hơn so với người tự học .Chứ ko có gì là chuyên nghiệp cả.

Do vậy khi Kim tui nghĩ đến việc thổi hay  giống thầy Vượn  là điều không tưởng. T_  Buồn ghê

 

 

ForQuel'Thala
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

kimbrowneyes:
Do vậy khi Kim tui nghĩ đến việc thổi hay  giống thầy Vượn  là điều không tưởng. T_  Buồn ghê

Tui nghĩ về mặt kỹ thuật thì nét đặc sắc của thầy Vượng là ở các ngón luyến láy, đặc biệt là xử lý ở nốt cuối cùng trong câu, khác với Nguyễn Đình Nghĩa là độ liền mạch (lưu thủy) về mặt cao độ của các nốt nhạc, cũng khác với Đinh Thìn về độ tròn, trong vắt và đầy đặn đến kỳ lạ ở quãng cao. Kỹ thuật này các bác học theo nhạc phổ thì có lẽ một thời gian chăm chỉ là được à, còn ví như tui tập bằng tai hi vọng 6 năm nữa là trả được bài

Đấy là nói về kỹ thuật, còn nói về cái thần trong bài thổi thì lại khác hẳn. Cái thần trong cách xử lý của mỗi người dẫu bác có học đến vài chục năm chưa chắc đã thông suốt, mà thông suốt rồi cũng chưa chắc đã có chi hay ho à. Vì thế tui có đề xuất là sao bác Kim mắt nâu ko thử đi tìm cái thần riêng trong bài thổi của mình, chứ chạy theo cái thần của người khác e là có điều gì đó bất tiện

Tui nghĩ sao nói vậy, bác suy nghĩ và góp ý lại cho tui nha Music    

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

Chẹp, em đặt nick là Kimbrowneyes cho màu mè thôi chứ thực ra là gọi con chó mắt đen thôi. Bác gọi Kim mắt nâu sến lắm.

Còn vụ chạy theo cái thần, ở đây cụ thể của thầy Vượn thì tuỳ mỗi người mỗi cách nghĩ.

Em chỉ lấy hình mẫu đặc biệt nào đó để tập theo cho có máu me mà.

 

ForQuel'Thala
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
kmath:

kimbrowneyes:
Do vậy khi Kim tui nghĩ đến việc thổi hay  giống thầy Vượn  là điều không tưởng. T_  Buồn ghê

Tui nghĩ về mặt kỹ thuật thì nét đặc sắc của thầy Vượng là ở các ngón luyến láy, đặc biệt là xử lý ở nốt cuối cùng trong câu, khác với Nguyễn Đình Nghĩa là độ liền mạch (lưu thủy) về mặt cao độ của các nốt nhạc, cũng khác với Đinh Thìn về độ tròn, trong vắt và đầy đặn đến kỳ lạ ở quãng cao. Kỹ thuật này các bác học theo nhạc phổ thì có lẽ một thời gian chăm chỉ là được à, còn ví như tui tập bằng tai hi vọng 6 năm nữa là trả được bài

Đấy là nói về kỹ thuật, còn nói về cái thần trong bài thổi thì lại khác hẳn. Cái thần trong cách xử lý của mỗi người dẫu bác có học đến vài chục năm chưa chắc đã thông suốt, mà thông suốt rồi cũng chưa chắc đã có chi hay ho à. Vì thế tui có đề xuất là sao bác Kim mắt nâu ko thử đi tìm cái thần riêng trong bài thổi của mình, chứ chạy theo cái thần của người khác e là có điều gì đó bất tiện

Tui nghĩ sao nói vậy, bác suy nghĩ và góp ý lại cho tui nha Music    

em trả lời thiếu bác,em trả lời nốt lun: em bây giờ trình như cùi mía, thời gian luyện chưa = ai nên luận bàn chuyện này thiết nghĩ nói hồi thành nói bậy nên ko có góp ý đc cái gì hết.  (_ _ " )   chừng nào em xuống núi , ta hãy cùng nhau đàm đạo bác nhé

ForQuel'Thala
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Bác tu ở núi nào vậy, cho em lên tu ké với, em ở dưới phố bụi, cũng mịt mờ lắm bác ơi [:'(]
Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Not Ranked
tiểu cầm thủ

mình cũng mem mới nà , khổ ghê gớm lun , bịt 5 lỗ thổi ra tiếng ,6 lỗ nó bít lun khổ quá , ai chỉ với\

 

 

Top 500 Contributor
Male
đại cầm thủ

mình cũng tự tập gần 2 năm rồi, mình thường lên diễn đàn thấy các bạn than sao tập khó quá, thổi hoài không ra tiếng, nếu các bạn có 1 cây sáo tốt và đi off, được ai đó biết thổi chỉ dẫn thì tốt, còn các bạn tự tập như mình thì cứ dow các tài liệu học sáo về tham khảo, coi các topic về cách thổi là ok thôi, nếu sau khi mày mò cả 2 tháng mà cũng không được thì hãy cầu cứu, chứ bước ban đầu tùy mỗi người ai cũng có những khó khăn nhất định thôi, thật ra ko ai mới cầm cây sáo mà thổi thành thạo được, ai cũng phải tập. nên các bạn đừng than khó,khổ nữa, mà hãy tập đi, rồi đâu cũng vào đấy thôi..đó là ý kiến trong quá trình tự tập của mình, mong các bạn mau thổi được những bài mình thích

Page 2 of 3 (34 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems