Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

ĐỘC ĐÁO VÕ SÁO

rated by 0 users
This post has 74 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
kimbrowneyes:

mộng của em là thổi canon ,olive tree, voyage a venice , scarborogh fair ..... dù biết là nhạc đó không viết cho sáo nhưng em vẫn thích ....


cái này hợp với tui à ngeng!

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
to bác Kim, thế thì đúng qua rùi, bác tập cây 8 lỗ đó đi, khi nào ok, thoong tui chọc cho bác 2 lỗ C#, F# nữa là mấy bài đó bác chơi khoẻ!
rockfan22003@yahoo.com
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Hình như Canon C đâu có thăng giáng gì đâu? Nếu thế thì dùng cây 6 lỗ thổi cũng được mà... Canon D mới đáng nói...
There is a saying, 'Yesterday' is a history, 'Tomorrow' is a mystery, but 'Today' is a gift. That is why it's called PRESENT.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
chuthoong:
to bác Kim, thế thì đúng qua rùi, bác tập cây 8 lỗ đó đi, khi nào ok, thoong tui chọc cho bác 2 lỗ C#, F# nữa là mấy bài đó bác chơi khoẻ!

buzz anh thoong, cây tiêu chơi nhạc tây hình như không hay bằng sáo C. Còn cái lỗ C cây tiêu hơi bự ,C đã khó thổi mà em bấm hay hở nên thổi nốt C hay bị bể, hehe. À cây tiêu em mượn chứ không quịt đâu, anh thoong đừng sợ mất mà lâm trọng bệnh hen, hê hê Beer

 

ForQuel'Thala
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

http://tranquanghai.info/index.php?p=1509

 

'' Ngõ trúc sân mai nhìn cảnh cũ Cà meo cơm mốc nhớ hàn vi''
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Tố Lan : Người biết "múa" với cây sáo sắt

 TL) Nếu ai đã tận mắt nhìn và nghe võ sư Trịnh Như Quân biểu diễn bài võ sáo, nhất là khi được tận tay nâng cây sáo sắt nặng tới 2,7 kilôgam rồi nghe anh gieo những giai điệu mượt mà vào tâm hồn mình thì cây sáo nặng kỷ lục ấy lập tức tác động vào trực giác khiến ta phải ngỡ ngàng. Chao ôi! khả năng con người quả có nhiều điều khó lý giải.

Người biết “múa” với cây sáo sắt
28/12/2007
Xem hình
Võ sư Trịnh Như Quân
(

Biểu diễn sáo trúc đạt đến trình độ nghệ thuật cao, lẫy lừng tên tuổi như nghệ sĩ sáo Đinh Thìn đã là một tài năng. Nhưng biểu diễn bằng cây sáo sắt, rồi lại vừa biểu diễn, vừa múa võ với cây sáo sắt trong tay, khi thì như là cây kiếm tít mù với 48 chiêu thức võ thuật, khi thì lại trở thành thứ nhạc cụ quý tộc tấu lên những âm thanh da diết, say đắm lòng người thì quả cũng đáng khâm phục. Từ lâu võ sư Trịnh Như Quân đã nổi tiếng khắp vùng với bài võ sáo Thiết địch thần phong – bài võ được kế thừa, phát triển trên những chiêu thức từ thời của  nghĩa quân Đề Thám.

Người không quen biết, gặp – chả ai nghĩ anh là dân nhà võ. Người nhỏ thó, bộ dạng lành hiền, duy chỉ có đôi mắt thì tinh nhanh và sắc lạnh. Bố là một võ sư, nhưng ngày nhỏ tuổi, anh cũng chẳng máu mê với những bài luyện tập cần thể lực này bởi những hạn chế về hình thể của mình. Thế nhưng, như một lẽ tự nhiên, thích thì tập – tập để chơi – chơi để biết, những chiêu thức của võ thuật đã ngấm vào anh lúc nào không biết.

Vậy nhưng hành trình đến với bài võ sáo Thiết địch thần phong của anh lại chỉ là một sự tình cờ. Anh Quân kể rằng: Thời trẻ anh vốn là cán bộ của nhà máy cơ khí Hà Nội. Năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh khiến anh có thú đam mê với cây sáo trúc và những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, từng là diễn viên trong đội văn nghệ xung kích của nhà máy đi phục vụ chiến trường. Thế rồi sau đó cũng túc tắc đi nâng cao thêm về nhạc lý, về kỹ thuật biểu diễn ở Nhạc viện Hà Nội. Với anh, thực ra cũng chỉ là để thỏa mãn niềm đam mê mà thôi. Năm đó có đoàn nghiên cứu, sưu tầm các môn võ cổ truyền về tỉnh Bắc Giang vì biết rằng nơi đây vốn có môn võ sáo của nghĩa quân Đề Thám từng làm quân địch bạt vía kinh hồn ở vùng rừng núi Yên Thế. Các chiêu thức của môn võ này lạ và độc đáo lắm. Người ta kể lại rằng: xưa kia bọn giặc cỏ trá hình nhan nhản trong các bản làng, những dịp hội hè. Nghĩa quân Đề Thám đã dùng cây sáo sắt vừa để biểu diễn làm ám hiệu cho nhau qua từng loại tiết tấu âm thanh, vừa là vũ khí để khi cần là có thể biến thành côn, kiếm đánh nhau. Võ sáo đã được đưa vào danh sách nghiên cứu, bảo tồn và Trịnh Như Quân được chọn là người để phục hồi lại những ngón võ có nguy cơ mai một này.

Nhiều người bảo anh gặp may. Anh cũng cho là như vậy. Nhưng đồ rằng, vận may này không phải ai cũng có thể đón nhận và phát huy được. Bởi chọn một người để khôi phục lại môn võ cổ truyền này thì phải hội tụ nhiều yếu tố. Chả gì anh cũng đã từng là nghệ sĩ độc tấu sáo, đã từng luyện tập võ từ nhỏ. Thế là từ đó anh âm thầm, lặng lẽ sưu tầm, nghiên cứu những bài bản của tiền nhân, cải tiến, phát triển cho nó nghệ thuật hơn, thẩm mỹ hơn, tạo ra bài biểu diễn võ sáo in đậm dấu ấn cá nhân của mình. Hiện nay anh là ủy viên Liên đoàn võ thuật tỉnh Bắc Giang, tên tuổi anh cùng bài võ sáo Thiết địch thần phong đã được nhiều người biết đến. Nhưng điều khiến người ta khâm phục là sự dũng cảm đi tới tận cùng của sự sáng tạo. Cho đến lúc này, anh cũng chẳng ngờ được rằng mình đã làm được những điều kỳ diệu như thế với cây sáo sắt.

Trước kia, sáo sắt sử dụng trong bài võ sáo chỉ dài 60 phân, nặng 0,3kilôgam, nhưng đến nay cây sáo sắt của anh đã nâng lên dài 1 mét, nặng 0,9 kilôgam. Nghe thì có vẻ đơn giản, bình thường, nhưng để thay đổi về độ dài và trọng lượng, việc chỉnh cho âm thanh chuẩn là vô cùng phức tạp. Cứ thử hình dung xem, vẫn cứ cách cấu tạo khuông lỗ như thế, chuyển sang cây sáo sắt dài hơn, nặng hơn và dày hơn – người nghệ sĩ sẽ phải tỉ mỉ tới mức nào. Giũa rồi thử, hàng trăm lần từng phần nghìn milimet để tạo ra được thứ âm thanh chuẩn xác quả là gian nan. Thành công nhất  mà anh cảm thấy mãn nguyện là đã làm cho cây sáo sắt của mình tấu lên được tông đô trưởng và có thể hòa tấu được với dàn nhạc điện tử.

Theo anh, biểu diễn võ không khó, nó cũng chỉ là những chiêu thức của các môn phái võ. Cái khác của trường phái võ sáo là phải kết hợp âm nhạc với võ thuật. Cái khó của nó là phải vừa kết hợp đánh võ bằng cây sáo sắt, lại vừa biết thổi sáo sắt. Anh cũng đã từng đào tạo học trò, nhưng vẫn chưa tìm được đệ tử ưng ý, có người theo đến 3 năm mà vẫn chưa biểu diễn được.

Chơi sáo trúc, luyến láy cho hay, nâng lên đến những nốt cao đã là khó. Nhưng thổi sáo sắt đòi hỏi phải có kỹ thuật trong vận khí, tức là phải biết lấy hơi liền một mạch, khí lực phải khỏe và thăng bằng mới đủ hơi để thổi. Vì khác với sáo trúc, thổi nhẹ là bật ra âm thanh ngay, nhưng với sáo sắt, âm thanh phát ra chậm hơn và cần hơi khỏe. Nhưng cái thú vị hơn trội của sáo sắt là khi đã đưa được lên tông đô trưởng thì âm thanh rất vang, có cảm giác như âm thanh từ núi rừng vọng ra. Để đạt trình độ vừa múa võ, vừa biểu diễn sáo như anh thì phải biết vận khí, tức là điều động khí lực đến bất cứ nơi nào trên thân thể để công thủ, khi đó có thể chịu đựng được bất cứ va chạm mạnh nào, phối hợp đánh bằng nghị lực, khí lực dồn theo cánh tay mà thoát ra ngoài truyền thẳng vào đối phương. Vì thế, để chơi được bài võ sáo cực kỳ tốn sức, vừa vận khí vào bài biểu diễn võ trên nền nhạc đệm cùng cây sáo sắt nặng gần 1 kilôgam, rồi ngay lập tức lại phải biểu diễn sáo trong sự kết hợp uyển chuyển liên hoàn.

  Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, giờ đây anh đang mày mò thử nghiệm với cây sáo sắt nặng tới 2,7 kilôgam, thân dày 6 milimet (sáo trúc chỉ dày 2 milimet). Quả là một sự thách đố ghê gớm bởi chiều dày của thân sáo tăng lên đồng nghĩa với việc đòi hỏi phải có công lực và khí lực mạnh mẽ mới có thể thổi được. Anh bảo: Làm được cây sáo nặng 0,9 kilôgam đã khó, sang đến cây sáo này anh phải bỏ công sức rất nhiều, khó nhất vẫn là giũa các lỗ sáo sao cho âm thanh phát ra vẫn phải chuẩn và đạt được âm vực cao. Đến giờ này, anh đã thành công trong việc chế tạo cây sáo “độc nhất vô nhị” Việt Nam về trọng lượng. Anh bảo 3 tháng nữa anh sẽ cho xuất hiện trước công chúng bởi anh còn đang cố gắng tập luyện  đưa lên tới nốt phá 3 gạch (tức là tông cao nhất). Để có được thành quả này, ngoài những yếu tố kỹ thuật hết sức cần thiết, có thể nói anh còn là một nghệ sĩ đích thực. Anh đã mang nguyên vẹn tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật của mình vào công việc. Bằng cách ấy, anh đã mang đến cho khán giả những âm hưởng phức hợp thông qua khả năng diễn đạt chính xác từ những đạo cụ sáng tạo trên cơ sở những dữ liệu tưởng như là phi vật lý. Trong con người anh, niềm đam mê nghệ thuật là điều gì đó tự nhiên như cây cỏ.

  Nhìn anh nhỏ bé nâng trên tay cây sáo nặng trĩu, có lúc lại chỉ giữ thăng bằng trên mấy đầu ngón tay, vừa thổi, vừa vuốt âm thanh trên những nốt sáo mới thấy sự tập luyện của anh phải bền bỉ lắm mới đạt được trình độ điêu luyện như vậy. Bởi với cây sáo này, người bình thường muốn nhấc được và giữ thăng bằng đưa lên ngang miệng cũng phải dùng 2 tay. Nghe âm thanh của nó mềm mại, quyến rũ thế đấy, nhưng công lực của nó rất mạnh, nó có thể đập vỡ 1 kiêu gạch (200 viên) và đập gẫy cây cột “phi” 100.

  Ngắm cây sáo sắt da đen nhánh như nòng súng, bên trong lõi là thứ thép xám, gặng hỏi loại này sao không sản xuất đại trà? Dường như muốn giấu bí quyết nhà nghề, Trịnh Như Quân chỉ bảo: đây là loại thép khó kiếm, nó là các bộ phận trong máy móc cách đây mấy chục năm. Mà có hiếm mới quý và độc đáo, anh đã làm thử trên những ống inox, tuýp  nước nhưng đều thất bại. Được biết, sau khi ra mắt công chúng cây sáo sắt này, anh còn có ý định làm một cây thiết bản dài 1,6 mét để biểu diễn trường côn. Nguyện vọng của anh là muốn làm phong phú thêm nền võ thuật Việt Nam bởi trong quá trình nghiên cứu, lang thang trong các bản làng sưu tầm, vẫn còn nhiều điều mà anh ấp ủ muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau. 

Tố Lan (Theo Sức khỏe và Đời sống)

rockfan22003@yahoo.com
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Tiếc quá , dù người ta có biểu diễn nhưng hình như ko ai quay phim hay thu âm lại để chia sẽ rộng rãi .

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Nghe hay wá nhỉ,có chỗ nào để tiếp thu môn võ này không?
There is a saying, 'Yesterday' is a history, 'Tomorrow' is a mystery, but 'Today' is a gift. That is why it's called PRESENT.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
Chắc phải tìm cách liên hệ quá, mình cũng rất muốn được xem. Không biết VTV4-chuyên mục Thể Thao dân tộc có làm phóng sự này không nhỉ. Nếu không thì tiếc quá
Saodieucaonguyen
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
kimbrowneyes:

i'm chinese:
Người Trung Hoa sẽ và phải "Bình Thiên Hạ".

Đọc xong câu này nghe muốn ói quá!


Trích Bản sắc văn hoá Việt Nam:

Ông Nhiêu Tông Di (Jao Tsung-i), người đứng đầumôn Đôn Hoàng học, đồng thời là nhà thư pháp, nhà hoạ sư, nhà nhạc sư nổi tiếngbậc nhất Trung Quốc có hỏi ý kiến tôi về văn hoá Trung Quốc. Vì ở tình thếkhông thể lùi được và phải giữ thể diện cho một bước am hiểu văn hoá Hán, tôicó đáp đại khái như sau:

"Theo tôi, người của một nước đã tiếp thuvăn hoá Hán, tôi có cảm tưởng như sau: Tôi chỉ xét những tác phẩm văn hoá Hánnổi tiếng, mà ta có quyền làm thế, bởi vì cái không có giá trị to lớn làm saocó thể tiêu biểu cho một nền văn hoá được. Nếu đặt vấn đề như vậy, thì trongcon mắt của tôi, văn hoá Hán là văn hoá của sự cực đoan. 

Trong văn hoá này, tôi có ấn tượng người TrungQuốc thích làm những điều loài người không thể làm nổi. Muốn dài thì có Vạn LíTrường Thành, kênh Vận Hà. Muốn rộng thì Di Hoà Viên. Muốn cao thì tượng Phật ởHồng Kông. Muốn lớn thì Thiên An Môn. Ngược lại, muốn nhỏ thì khắc một bài phútrên một hạt ngọc bằng hạt đỗ. Nói đến chi tiết kỹ lưỡng, có phú của Tư MãTương Như, nhưng muốn nói sơ sài có thơ Đường của Lý Bạch, Vương Duy. Văn hoáTrung Quốc thích đi ngược lại cái nhìn của loài người. "Cái vô" thắng"cái hữu", cái thần thắng cái thực, quan hệ thắng giác quan, cái màuđen trắng thắng mọi màu sắc. Nhưng khi muốn đi vào thực tế thì cũng chẳng có aiđi chi tiết hơn vào từng sợi tóc, từng lông mi. 

Xin lỗi ông, đó là nền văn hoá không biết đếnmức độ. Chúng tôi không thể nào học cái văn hoá ấy được. Văn hoá chúng tôichuộng cái bình thường, vừa phải, gần gũi, quen thuộc, tránh mọi cực đoan.Trong văn hoá của Việt Namkhông có cái gì có thể gọi là hoành tráng, hùng vĩ, làm người ta sợ. Tôi phụcvăn hoá Trung Quốc nhưng lại sợ nó. Còn tôi yêu văn hoá Việt Nam vì nó gần gũi,nó như bà mẹ của tôi."

Ông Nhiêu cũng tán thành nhận xét này và nói:"Bây giờ tôi mới gặp người tri kỷ. Mấy năm nay tôi là kẻ cô đơn".

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

i'm chinese:
Loài mèo là loài thường hay giấu phân của nó nhưng con mèo thủ lãnh của 1 vùng thì không bao giờ làm vậy. Ha ha ha....

 

Ý của bác là sao, nói đại ra đi ??????????????????Tongue Tied

Hình phạt của Spammer

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
hoangdat:

i'm chinese:
Loài mèo là loài thường hay giấu phân của nó nhưng con mèo thủ lãnh của 1 vùng thì không bao giờ làm vậy. Ha ha ha....

 

Ý của bác là sao, nói đại ra đi ??????????????????Tongue Tied

tức là có con mèo mà nó cứ tửơng mình là thủ lãnh cũa loài mèo chớ..do đó nó mới mãi là mèo thối tức là chưa đủ đẳng cấp để hóa thủ lãnh

Hôm nay sum họp trúc mai Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Damsan'father:
hoangdat:

i'm chinese:
Loài mèo là loài thường hay giấu phân của nó nhưng con mèo thủ lãnh của 1 vùng thì không bao giờ làm vậy. Ha ha ha....

 

Ý của bác là sao, nói đại ra đi ??????????????????Tongue Tied

tức là có con mèo mà nó cứ tửơng mình là thủ lãnh cũa loài mèo chớ..do đó nó mới mãi là mèo thối tức là chưa đủ đẳng cấp để hóa thủ lãnh

Người ta đã kêu "nói đại ra đi" mà bác lại nói vòng vo , thế thì cũng như ko .

Forum này là forum về mèo à mà cứ đem mèo ra mà nói , tội nghiệp lũ mèo chưa . Forum này chỉ có người thôi, nói đại ra xem nào .

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
branchtell:
Damsan'father:
hoangdat:

i'm chinese:
Loài mèo là loài thường hay giấu phân của nó nhưng con mèo thủ lãnh của 1 vùng thì không bao giờ làm vậy. Ha ha ha....

 

Ý của bác là sao, nói đại ra đi ??????????????????Tongue Tied

tức là có con mèo mà nó cứ tửơng mình là thủ lãnh cũa loài mèo chớ..do đó nó mới mãi là mèo thối tức là chưa đủ đẳng cấp để hóa thủ lãnh

Người ta đã kêu "nói đại ra đi" mà bác lại nói vòng vo , thế thì cũng như ko .

Forum này là forum về mèo à mà cứ đem mèo ra mà nói , tội nghiệp lũ mèo chưa . Forum này chỉ có người thôi, nói đại ra xem nào .

vội làm chi bác! bácmuốn rõ ai nói ai là mèo trước tiên thì bác nên xem lại từ đầu topic coi ai đã dùng từ con mèo để nói về người khác!

có vậy mới đáng nói...có thể ta không nói nhưng ai cũng hiểu rõ nguồn cơn của việc này!

Hôm nay sum họp trúc mai Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

tocpic này là nói về : Độc đáo võ sáo !

yêu cầu các bác tôn trọng chủ đề! tính từ thông báo này trở đi, nếu bài viết nào ko nằm trong nội dung xoay quanh, chúng tôi sẽ xoá mà ko cần thông báo lại! 

                                                                                                                                                                                                   BQT !
 

rockfan22003@yahoo.com
Page 5 of 5 (75 items) < Previous 1 2 3 4 5 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems