Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nhạc lý căn bản

rated by 0 users
This post has 44 Replies | 2 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Quãng 7

Quãng 7 có thể có các loại quãng 7 trưởng, quãng 7 thứ, quãng 7 tăng và quãng 7 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 7 theo chất lượng của nó.

Quãng 7 giảm:  4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)

Quãng 7 thứ:  5 cung (tức 10 nửa cung)

Quãng 7 trưởng:  5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)

Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 7

Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 7 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 2 tạo thành. Ví dụ, quãng C-B:

  • Quãng nghịch đảo là B-C.
  • Chúng ta xác định quãng 2 tạo thành.
  • B-C là một quãng 2 thứ nên C-B là một 7 trưởng

Quãng 7 trưởng trở thành quãng 2 thứ sau khi đảo quãng

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Quãng 8

Quãng 8 có thể có các loại quãng 8 đúng, quãng 8 tăng và quãng 8 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết được số cung của quãng 8 theo chất lượng của nó.

Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)

Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Tương tự như vậy ta có quãng : 9 , 10 , 11 , 12 ,..........

Vì độ cao của  nốt nhạc là vô số mà , còn việc người chơi nhạc có kham nổi hay không lại là một vấn đề Big Smile

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm là gì?

Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm và chuỗi hòa âm

Nhà âm nhạc học người Pháp Jacques Chailley, trong cuốn Traite d'analyse harmonique, đã bình luận rằng thật là một sai lầm khi giải thích sự hình thành hợp âm là sự kết hợp các quãng 3. Theo ông, hình thành hợp âm dựa trên chuỗi hòa âm một cách ngẫu nhiên.

Chuỗi hòa âm là một hiện tượng vật lý, nó giải thích âm sắc của các nhạc cụ cũng như các vật khác. Khi bạn nghe một âm thanh, không chỉ nghe một âm đơn lẻ mà là một chuỗi các âm thanh được gọi là họa âm chồng chéo lên nhau. Khi lấy nốt Ðô làm nốt cơ bản, thì thứ tự của các nốt họa âm được sắp xếp như sau:

acordes34.gif (2254 bytes)

Ðây là cách tạo ra hợp âm theo chuỗi hòa âm. Các hợp âm ba nốt chứa họa âm 4; các hợp âm 7 chứa họa âm 6 và các hợp âm chín chứa họa âm 8. Chailley bình luận rằng các hợp âm ba nốt và hợp khác không phải hình thành từ việc chồng chéo các quãng 3 mà là sự chồng chéo của các họa âm trong chuỗi của nốt chủ âm.

Chúng ta không phủ nhận ý kiến của Chailley, nhưng để thuận tiện thì người ta tạo hợp âm bằng cách kết hợp các quãng 3.

 


Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm đảo

Một hợp âm được cho là vị trí chủ khi âm chủ (nốt nền) của nó là nốt có âm vực thấp nhất trong hợp âm. Một hợp âm 3 nốt cũng có thể nằm tại vị trí đảo thứ nhất hoặc thứ hai. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ nhất khi bật 3 là nốt thấp nhất. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ hai khi bật 5 của nó là nốt thấp nhất. Trong ví dụ dưới đây, hợp âm Ðô trưởng được lần lượt xếp vào vị trí chủ, đảo thứ nhất và đảo thứ hai.

acordes10.gif (2327 bytes)

Một hợp âm càng chứa nhiều nốt thì nó càng có nhiều hợp âm đảo. Trong ví dụ đưới đây, hợp âm G7 được trình bày ở 4 vị trí đảo.

acordes11.gif (2461 bytes)


Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm 3 

Hợp âm 3 là một hợp âm hình thành từ 3 nốt nhạc. Hợp âm 3 nốt có thể là hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm tăng và hợp âm giảm. Các ví dụ dưới đây biểi diễn cấu trúc của từng hợp âm nói trên.

Hợp âm trưởng: Quãng 3 trưởng., Quãng 5 đúng.

Hợp âm thứ: Quãng 3 thứ, quãng 5 đúng

Hợp âm giảm: Quãng 3 thứ, quãng 5 giảm

Hợp âm tăng: Quãng 3 trưởng, quãng 5 tăng

Hợp âm thứ và hợp âm trưởng được xem là đúng bở vì chúng luôn có quãng 5 đúng. Hợp âm tăng và hợp âm giảm thì được gọi theo tên của quãng 5 mà nó chứa.

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai trưởng

Các ví dụ dưới đây biểu diễn các hợp âm 3 nốt mà chúng được hình thành bằng cách sử dụng các nốt trong âm giai trưởng.

 

Trong tất cả các âm giai trưởng, các hợp âm 3 nốt nằm tại các bậc I, IV và V là hợp âm trưởng. Tại các bậc II, III và VI là hợp âm thứ và hợp âm ba nốt ở cấp VII phải là hợp âm giảm

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai thứ

Hợp âm ba nốt trong âm giai thứ phong phú hơn bởi chúng ta có tới 3 loại âm giai thứ, đó là tự nhiên, hòa âm và giai điệu.

Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ tự nhiên

Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ hòa âm

Hợp âm nốt trong âm giai thứ giai điệu

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Các Bậc của hợp âm và âm giai

Bảng dưới đây biểu diễn cách sử dụng hợp trong mỗi âm giai theo từng bậc

Hợp âm Âm giai trưởng Âm giai thứ Âm giai thứ hòa âm Âm giai thứ giai điệu
Trưởng I, IV, V III, VI, VII V, VI IV, V
Thứ II, III, VI I, IV, V I, IV I, II
Giảm VII II II, VII VI, VII
Tăng - - III III

Biết được loại hợp âm được sử dụng trong mỗi bậc rất hữu ích cho việc xác định hợp âm

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Nguồn gốc tên gọi của các hợp âm 7

Hiểu biết được nguồn gốc tên gọi của các hợp âm giúp bạn có thể nhớ được cấu trúc của nó

Hợp âm Nguồn gốc tên gọi
ÁT 7 Hợp âm này được xây dựng trên âm át của các âm giai trưởng, thứ hòa âm và thứ giai điệu
Trưởng 7 Hợp âm trưởng 3 nốt và quãng 7 trưởng
Thứ 7 Hợp âm thứ 3 nốt và quãng 7 thứ
7 giảm Hợp âm giảm 3 nốt và quãng 7 giảm
7 bán giảm Hợp âm giảm 3 nốt và quãng 7 thứ, cho nên nó được gọi là bán giảm

Như được trình bày ở bảng trên, các hợp âm át 7 được gọi theo tên của cấp âm giai mà chúng được hình thành. Tên gọi của các hợp âm thứ 7, trưởng 7 và 7 giảm được xác định bởi loại hợp âm và quãng 7 mà chúng được hình thành.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Thành lập hợp âm 7 trong âm giai trưởng

Các ví dụ sau đây cho thấy các hợp âm 7 được hình thành bằng cách sử dụng âm giai trưởng:

Hợp âm 7 trong âm giai trưởng

 

Thành lập hợp âm 7 trong âm giai thứ

Kể từ khi có 3 loại âm giai thứ (tự nhiên, hòa âm và giai điệu) thì các hợp âm 7 trong âm giai này trở nên phong phú hơn.

Hợp âm 7 trong âm giai thứ tự nhiên

Hợp âm 7 trong âm giai thứ hòa âm

Hợp âm 7 trong âm giai thứ giai điệu

Trong âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa âm, có hai loại hợp âm 7 không có một tên nào được chấp nhận bởi vì chúng không được sử dụng trong âm nhạc truyền thống. Trong các trường hợp này, người ta sử dụng hợp âm 3 nốt và quãng 7 để xác định các hợp âm này. Về sau, cái tên augmented seventh (quãng 7 tăng) đã được sử dụng cho hợp âm được thành lập bởi một hợp âm 3 nốt và một quãng 7 trưởng. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình về hòa âm sau này không chấp nhận thuật ngữ đó.

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm 7 và các bậc của âm giai

Bảng sau đây biểu diễn các bậc của âm giai mà chúng ta sẽ tìm thấy từng loại hợp âm 7.

Hợp âm Âm giai trưởng Âm giai thứ tự nhiên Âm giai thứ hòa âm Âm giai thứ giai điệu
ÁT 7 V VII V IV, V
Trưởng 7 I, IV III, VI VI -
Thứ 7 II, III, VI I, IV, V IV II
7 giảm - - VII -
7 bán giảm VII II II VI, VII
3 nốt tăng và
quãng 7 trưởng
- - III III
thứ 3 nốt và
quãng 7 trưởng
- - I I

Biết được từng loại hợp âm 7 trong mỗi bậc của âm giai sẽ rất hữu ích khi xác định hợp âm 7.

Xác định hợp âm 7

Có hai cách xác định hợp âm 7

Thứ nhất, hợp âm 3 nốt và quãng 7 sẽ hình thành nên hợp âm cần xác định. Ðể sử dụng được phương pháp này thì bạn cần phải biết cơ cấu của từng loại hợp âm 7 khác nhau.

Cách khác, loại hợp 7 có thể được xác định bằng cách xác định âm chủ và cấp độ của âm giai mà hợp âm này được hình thành.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Xác định hợp âm

Việc xác định hợp âm nhanh chóng và chính xác rất cần thiết nếu bạn muốn phân tích và hiểu được bản nhạc mà bạn trình bày hoặc nghe. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải phát triển kỹ năng này trong mối quan hệ với xác định quãng, đặc biệt là quãng 3 và quãng 5

Sử dụng kiến thức về quãng, bạn có thể xác định hợp âm một cách nhanh chóng. Một cách để làm được điều này là xác định quãng 3 và quãng 5. Bảng sau đây biểu diễn sự phối hợp của các quãng, đó là đặc điểm của từng loại hợp âm.

Hợp âm Quãng 3 Quãng 5 Ví dụ
Trưởng Trưởng Ðúng acordes12.gif (2494 bytes)
Thứ Thứ Ðúng acordes14.gif (2380 bytes)
Giảm Thứ Giảm acordes16.gif (2422 bytes)
Tăng Trưởng Tăng acordes18.gif (2510 bytes)

Bạn cũng có thể xác định hai quãng 3 hình thành một hợp âm. Bảng dưới đây biểu diễn đặc tính quãng của từng loại hợp âm 3 nốt:

Hợp âm Quãng 3 đầu tiên Quãng 3 thứ hai Ví dụ
Trưởng Trưởng thứ Thứ acordes13.gif (2422 bytes)
Thứ Thứ Trưởng acordes15.gif (2381 bytes)
Giảm Thứ Thứ acordes17.gif (2329 bytes)
Tăng Trưởng Trưởng acordes19.gif (2439 bytes)

Lựa chọn và xác định hợp âm:

Hiểu rõ loại hợp âm được xây dựng trên mỗi cấp độ của giai điệu có thể giúp bạn xác định hợp âm một cách nhanh chóng.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Hợp âm 9

Một hợp âm 9 được tạo ra bằng cách thêm vào hợp âm 7 một quãng 9

Các hợp âm 9 thông dụng nhất được xây dựng ở bậc át (V). Khi hợp âm 9 hình thành từ một hợp âm trưởng thì gọi là hợp âm át trưởng 9 và khi nó hình thành từ một hợp âm thứ thì gọi là hợp âm thứ 9.

Các hợp âm 9 cũng có thể được hình thành trên hợp âm trưởng 7 và thứ 7

Hợp âm 9 tăng được hình thành từ việc cộng thêm vào hợp âm át 7 một quãng 9 tăng. Trong nhiều trường hợp quãng 9 được đơn giản hóa theo cách hòa âm. Trong trường hợp này thì hợp âm trở thành hợp âm át 9 với một quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ.

Ðơn giản như trong âm nhạc của Chopin, hợp âm này thành lập theo hình thức một hợp âm rải

Thông thường loại hợp âm này không được đề cập đến trong thuyết hòa âm.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Tóm lại thuật ngữ nhạc lý còn chưa thống nhất nên đôi lúc còn rất lung tung, các bạn có thể tham khảo nhạc lý qua trong ducavn.com và hailinhquehuong.net (học xướng âm)
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
leehonso:

CHƯƠNG I

KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). [1]

3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...

 

                 Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô). 

4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

·        Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

·        Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

Ta có sơ đồ :

 

Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).  

Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách  nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này). [2]  

 

 

 

5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.

5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên,

không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.

Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.

6. Nhờ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá" : Đồ - Đô# (Rêb) - Rê - Rê# (Mib) - Mi - Fa - Fa# (Xonb) - Xon - Xon# (Lab) - La - La# (Xib) - Xi - Đô (các dấu hoá này được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc). 

- Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.

 

- Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc cùng tên.

 - Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.

 - Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa - Fa x, Xon - Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kề nhau : Đô# - Mib, Xon# - Xib. Trên thực tế đây là quãng ba giảm.

TD 5

a) 2 bậc cùng tên                         b) 2 bậc khác tên không kề nhau (= quãng 3 giảm)

7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

7.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :

 7.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.

Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau :

a) Khoá Xon dòng 2 :

- Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe ...    

 

- Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8 

 

b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone ...  

 

c) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola. 

8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gọi đó là âm La 3, vì nó nằm trong bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người.

Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La - Xi - Đồ - Rê ... Đô1) hoặc cao hơn 2 bát độ (Đô5 - Rê - Mi ... Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu chuyển độ :

- Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rời song song với khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) ..... loco, loco báo hiệu trở lại bình thương (TD 6a).

- Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông nhạc với các vạch ngang rời cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ Ottava bassa (8va bassa) ..... loco (TD 6b)).

TD 6 : Dấu chuyển độ

a) chuyển độ lên Ottava ..... loco             b) chuyển độ xuống Ottava bassa ..... loco

 

anh lehonso ơi! anh có thể đóng gói bài hướng dẫn này thành file pdf cho em xin được không! chất lượng đường net nhà em kém hay sao mà chả nhìn thấy hình minh họa, có đọc cũng ko nhập tâm được! toàn lỗi hình ảnh anh ạ! cho em xin nhé! gmail của em: giapvantoan@gmail.com!

"Người ta không nên từ bỏ hy vọng quá sớm, định mệnh có thể bước sang lối khác sáng sủa hơn nếu như ta không vội vã bi quan trước những rào cản mà cuộc đời luôn cố tạo ra"...!
Page 3 of 3 (45 items) < Previous 1 2 3 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems