Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tiếng Đàn Ta Lư !!!

rated by 0 users
This post has 13 Replies | 3 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
thanhnhat123 Posted: 02-19-2008 23:07

Mời mọi người nghe thử nha :

http://www.mediafire.com/?ecjtcsmhtjj

Mọi người góp ý dùm em nha. Cứ tự nhiên góp ý.

Cảm ơn đã cố gắng nghe hết bài .

 

 

 

 

Học thì phải hiểu Mà muốn hiểu thì phải hỏi Mà đã hỏi thì phải hiểu Còn không hiểu thì đừng hỏi !
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Nếu là đánh lưỡi kép thì không đúng, nếu là đánh lưỡi đơn thì bài này bạn chọn thổi không phù hợp rồi. nếu muốn nghe bản tiếng đàn ta lư do trần thanh trung thổi thì đưa địa chỉ mail mình gửi cho từ đó bạn sẽ tự so sánh được.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Saotruc đã đưa mình nghe bài của Trần Thanh Trung thổi rồi.

Chắc gọi là "Một trời một vực".

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã góp ý giúp mình. 

Với lại mình thấy hình như là mấy bản nhạc mà có nhạc đệm thì cũng giúp bản nhạc nghe có phần hay hơn.

Hình như bài của Trần Thanh Trung là đánh lưỡi kép, mà mình không đánh lưỡi kép được. ! hì hì !

Một lần nữa xin cảm ơn.

Học thì phải hiểu Mà muốn hiểu thì phải hỏi Mà đã hỏi thì phải hiểu Còn không hiểu thì đừng hỏi !
Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ
Em thì vẫn là dân gà. Nhưng em thấy bác Thanhnhat123 thổi hay phết:D
Đời thật ngắn ngủi, vì vậy hãy làm những gì mà mình thích!
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
thanhnhat123:

Saotruc đã đưa mình nghe bài của Trần Thanh Trung thổi rồi.

Chắc gọi là "Một trời một vực".

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã góp ý giúp mình. 

Với lại mình thấy hình như là mấy bản nhạc mà có nhạc đệm thì cũng giúp bản nhạc nghe có phần hay hơn.

Hình như bài của Trần Thanh Trung là đánh lưỡi kép, mà mình không đánh lưỡi kép được. ! hì hì !

Một lần nữa xin cảm ơn.

khà khà! không phải là bác không đánh được lưỡi kép mà là  chưa đánh được lưỡi kép thôi đây là một kỹ thuật phải nói là khó, tuy nhiên không phải là không thế tập.

có rất rất nhiều người mới chơi sáo cũng chỉ mong chạy ngay đến kỹ thuật này để mà có thể tung hoành đất bắc để đựợc chơi những bản nhạc như tiếng đàn ta lư, lý hoài nam, mùa xuân biên phòng ... v..v.

Tuy nhiên quan điểm của em thì khác, thay vì đánh lưỡi kép thì tập rung hơi bằng bụng, miết ngón, sử lý tốt luyến + căn bản về nhạc lý thì chơi sáo an toàn và lâu dài hơn. 

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

hi!minh  da nghe nhieu bai cua nghe si do nhung chua nghe bai TIENG DAN TALU. ban gui baimdo vaomail cho minh nhe.cam on nhieu.tieukhach_anhhung@yahoo.com

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Thành Nhật tuổi còn nhỏ, như vậy thời gian luyện tập cũng không nhiều, thổi được như vậy cũng là hay. Hơn nữa tui thấy Thành Nhật có phát kiến trong việc luyện tập. Còn việc so với các danh sư đại gia thì dĩ nhiên là thua kém rồi. Tui đây có thời gian luyện tập cũng khá lâu và điều kiện hơn cả Thành Nhật mà đem so với các danh sư thì cũng như đóm lửa so với thái dương mà thôi. Vì vậy Thành Nhật thổi vậy là một cố gắng đáng khen và để cho chúng ta học tập. Bạn thử nghĩ xem, tuổi mình như Thanh Nhật đã làm được như vậy chưa?.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Được mọi người quan tâm chỉ bảo, em vô cùng vui mừng.

Cảm ơn mọi người nhiều lắm.

Học thì phải hiểu Mà muốn hiểu thì phải hỏi Mà đã hỏi thì phải hiểu Còn không hiểu thì đừng hỏi !
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

em nghĩ là với khả năng hiện tại của bác thanhnhat thì bác nên tập kĩ thuật rung hơi, rồi sau đó tập tới lưỡi kép, rồi hãy tập bài tiếng đàn ta lư. theo kinh ngiệm của em thì cùng với đánh lưỡi đơn, rung hơi cũng là một kĩ thuật cơ bản đầu tiên mà người tập sáo cần biết! tập rung hơi sẽ tạo cho bác khả năng kiểm soát làn hơi, giúp tiếng sáo nghe mượt mà và giàu cảm xúc hơn. chứ cứ thổi đều đều đơn điệu như  vậy thì khác gì encore nó tự chơi trên máy đâu! mà bác nên chọn tập những bài chậm, tình cảm như bài ca đất phương nam, về quê, hồ chí minh đẹp nhất tên người, câu hò bên bến hiền lương ... trước rồi hãy thổi tới những bài nhanh, vui như tiếng đàn ta lư! em nghĩ để thổi được như vậy chắc bác đã mất rất nhiều công sức để tập, nhưng cuối cùng thì kết quả thu được vẫn là không trọn vẹn! như vậy có phải là phí không!

em xin lỗi bác sáo trúc nhưng em không đồng ý với quan điềm của bác về cái vụ phát kiến đâu! em nghĩ là học bất cứ cái gì cũng phải nắm được cơ bản đã rồi hãy nói tới phát kiến. trước hết phải đúng, rồi tới hay, rồi tới sáng tạo! đó là con đường không thể thay đổi của tư duy! mà ai post bác cũng cứ khen như vậy thì làm sao mà mọi người biết mình đang ở đâu và cần cố gắng như thế nào! bác là người đi trước có nhiều kinh nghiệm, bác chỉ cho anh em mới phải chứ!

haha, em vừa phát hiện ra là em mới được lên chức 1 ông sao to rồi! hình như là cầm sư thì phải! nghe oai phết!Big Smile

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

saotruc:
Thành Nhật tuổi còn nhỏ, như vậy thời gian luyện tập cũng không nhiều, thổi được như vậy cũng là hay. Hơn nữa tui thấy Thành Nhật có phát kiến trong việc luyện tập. Còn việc so với các danh sư đại gia thì dĩ nhiên là thua kém rồi. Tui đây có thời gian luyện tập cũng khá lâu và điều kiện hơn cả Thành Nhật mà đem so với các danh sư thì cũng như đóm lửa so với thái dương mà thôi. Vì vậy Thành Nhật thổi vậy là một cố gắng đáng khen và để cho chúng ta học tập. Bạn thử nghĩ xem, tuổi mình như Thanh Nhật đã làm được như vậy chưa?.

 á! có lẽ bác sáo trúc hiểu nhầm ý em rồi, em không so sánh Thanh nhật ( em cứ tưởng là thành nhật) với các danh sư hay với bậc tiền bối lão thành, ý em nói muốn cho thành nhất nghe qua bài này khi được sử dụng kỹ thuật đánh lưỡi kép thôi (nếu thanh nhật chưa nghe qua có thể hình dung được kỹ thuật đánh lưỡi kép mà). Còn như thanh nhật chơi bài đó chỉ với đánh lưỡi đơn thì em bái phục còn chưa hết nữa là, vì đánh lưỡi đơn phải chạy ngón nhanh cứ gọi là.
 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
To bác VoDanh : cảm ơn bác vì đã góp ý kịp thời. Tui sẽ cố gắng hơn trong việc nhận xét đánh giá. Đúng là tui đã hơi chủ quan trong việc này. Tuy nhiên, tại sao tui lại như vậy ? vì tui thấy đa số các nhược điểm đã được nhiều người để cập, vì thế nên tui mới khai thác các ưu điểm để cho nó được cân bằng trạng thái một tí. Việc phát kiến nếu như sai hay không hay thì mình sẽ loại bỏ hoặc chỉnh sửa, nhưng tui thì lại rất hoan nghênh có ý tưởng, vì nó chứng tỏ người luyện tập có chú tâm và suy nghĩ hơn là  chỉ biết nói sao nghe vậy, còn việc phát kiến đó như thế nào thì dĩ nhiên phải xem lại rồi. Còn bác nói đúng đến hay rồi đến phát kiến thì cũng rất đúng, đó là con đường rất tốt và rất nhiều người theo, tuy nhiên không phải là không thể thay đổi. Dĩ nhiên đó là con đường mà chúng ta nên theo, nhưng cũng nên có một vài dị biệt, nếu không thì mọi thứ sẽ giống nhau cả hay là khác biệt rất ít. Đa số những đa dạng tự nhiên và đa dạng xã hội cũng do những dị biệt này tạo nên. Đó cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của cá nhân, dĩ nhiên là rất ít người đồng tình và lại còn bó hẹp trong ngôn ngữ. Còn sai ư ? chúng ta, những con người nghiệp dư và tự học thì dĩ nhiên sai rồi, còn đúng thì những người chuyên nghiệp đang làm, và họ làm rất tốt. Đó là ý kiến cá nhân tui thôi để chúng ta có thêm vài tư tưởng quái dị í mà.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Em rất vui khi thấy mọi người đóng góp thật sôi nổi như vậy. 

Mọi người thật là tốt .

Em tên Phạm Nhật Thành.

Cảm ơn mọi người !

Học thì phải hiểu Mà muốn hiểu thì phải hỏi Mà đã hỏi thì phải hiểu Còn không hiểu thì đừng hỏi !
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

hahaha! luc' thi` pac' aviaiva noi' la` pac' Thanh Nhat. .. pac' sao' truc noi' la` Thanh` nhat.  roi` cuoi' cung pac' gioi' thieu lai. la` Nhat. Thanh`

cong nhan. hay thiet...

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
shinzero:

hahaha! luc' thi` pac' aviaiva noi' la` pac' Thanh Nhat. .. pac' sao' truc noi' la` Thanh` nhat.  roi` cuoi' cung pac' gioi' thieu lai. la` Nhat. Thanh`

cong nhan. hay thiet...

 


spam; spam; spam =>  nổ diễn đàn 
Page 1 of 1 (14 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems