Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Em biết trong hệ thống ký âm của Trung Quốc thì:
1=Đô(C)
2=Rê(D)
3=mi
4=fa
5=sol
6=la
7=si
Nhưng trong những bản nhạc cụ thể thì em lại thấy họ ghi 1=F, 1=G, 1=D, 1=C.........
ví dụ bản nhạc sau:
Như vậy thì có ý nghĩa gì đây? 1=G? thế thì 2, 3, 4, 5, 6,7 sẽ tương ứng với những nốt nào đây?
Cũng có thể suy luận như thế này:
1 = xxxxxx (Bấm hết 6 lỗ)
2 = xxxxxo (mở 1 lỗ)
3 = xxxxoo
4 = xxxooo
v.v....
Còn 1 = G tức là dùng sáo tone Sol mà thổi.
Bác gusest216 ơi, ở đây em chưa nói đến dùng sáo để thổi mà đây là ký hiệu chung của nhạc
Trung quốc ở bất cứ bản nhạc nào cũng đều viết 1= G, F, E..............ở đầu bản nhạc . Các bác xem và giảng giải giúp em với.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Ah, nếu nói chung chung thì
1=G, tức là số 1 là nốt Sol, số 2 là La, số 3 là Si, v.v...
1=F => số 1 là Fa, số 2 là Sol, v.v...
Số nào có dấu chấm ở dưới là nốt thấp. Dấu chấm ở trên đầu là cao.
Nếu có gì sai sót thì nhờ bác saotruc bổ khuyết dùm.
Hic! hiểu như thế thì chết mất, bác qua forum nhạc lý Q&A có nói về vấn đề này.
Thưa các bác!. Em đã đọc cái forum nhạc lý Q&A đó từ lâu rồi, nhưng vẫn chưa hiểu lắm.
Chúng ta phải thống nhất với nhau là ở đây chưa bàn đến chuyện bản nhạc soạn riêng cho sáo trúc. Mà là mọi bản nhạc nói chung.
Về phần em thì em nghĩ thế này có đúng không các bác? 1=G=Sol mà theo quy ước là 1=Đô tức là nay đã dịch giọng lên 3,5 cung. quy ước trước kia 2=Rê thì nay 2= Rê + 3,5 cung= La,.......
Tóm lại nếu đầu bản nhạc ghi 1=G thì cứ lấy nốt nhạc của quy ước cộng thêm với 3,5 cung là ra bảng sau.
1=G (Sol)
2=La
3=Si
4=Đô2
5=Rê2
6=Mi2
7=Fa2#
Như vậy hệ thống ký âm của Trung Quốc ghi 1=X chẳng qua cũng là một hình thức dịch giọng mà thôi (vì cách bất tiện của cách ghi con số biểu thị các nốt nhạc của họ không thể hiện được bằng trực quan về cao độ như trong nhạc Phương Tây)
Em thì đã xem xét rất nhiều bản nhạc và thấy cách nghĩ như vậy của em rất đúng. Không biết các bác có ý kiến khác không? Xin tiếp tục cho ý kiến!
Bác Hảo Hán Ca nói thế thì anh em cũng rối như đang đọc chữ TQ luôn. Nói chung khi đọc nhạc số TQ thì cứ theo chú thích
1=... của người ta mà dịch ra ta sẽ có giọng gốc của bài. Còn nếu bản nhạc viết riêng cho sáo thì phải nhìn thêm phần (.....) để biết nên sử dụng cây sáo nào chơi bài đó cho hợp lý. Chuyện này anh em đã bàn nhiều rồi nên tui không tiện nói thêm.
hic hic, cám ơn mấy bác có lời chỉ dẫn thêm. Tui ghé qua Q&A đọc xong cũng chẳng hiểu gì cả. Vậy là tui bị tẩu hỏa nhập ma rùi.
Tui cũng chỉ hiểu như bác Haohange 1=G rồi 2=A, v.v... Còn mấy chữ trong ngoặc (...) nói về sáo gì thì ko để ý tới. Bởi vì tui chỉ có xài 1 sáo tone Đô, cho nên tui dịch giọng lên xuống sao cho sáo tone Đô ko bị thiếu nốt. Bởi vì tui thấy các ca sĩ thường hát nhạc theo giọng của họ, đôi khi không giống như bản nhạc gốc. Còn bài nhạc thuộc Trưởng hay Thứ thì tui xem nốt cuối cùng mà suy diễn ra.
Luận đàm thì có đúng có sai, các bác cứ tự nhiên bổ khuyết và nếu cần post lên 1 bản dịch từ nhạc số sang nhạc 5 dòng kẻ để đối chiếu, xin đừng nói là đã bàn nhiều rồi, không nói tới nữa thì làm sao tui học hỏi thêm được.