Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
mayden1790: bác nguyentan cho cháu hỏi chút... nếu theo công thức becluni và dữ liệu cây sáo và tiêu chuẩn mà bác đưa ra có cái gì đó không ổn.nếu trường hợp tuner-e hoạt động bình thường thì theo tính toán thực tế lại cho kết quả là vận tốc âm thanh chỉ là trên dưới 300m/scái này là do cháu thống kê từ các dữ liệu trên.mà kể cả do lỗi đo lường thì cũng không thể sai lệch lớn vậy.do đó có thể chính cấu trúc vật liệu đã làm thay đổi công thức becluni đi.(công thức becluni chỉ tính trong môi trường lý tưởng, năng lượng âm được bảo toàn)tức là vận tốc âm thanh vẫn không đổi, tần số âm chuẩn không đổi.mà công thức becluni còn phải nhân với một giá trị nào đó. giá trị này phụ thuộc vào vật liệu sử dụng (cái này chỉ là dự đoán của cháu, và trên thực tế trên cây tiêu anh saonhua đã làm cho cháu cũng gặp sự sai lệch như thế,ở đây là sai lệch từ lý thuyết ra thực tế chứ em không bảo là tiêu anh không chuẩn anh saonhua nha, em đã làm chủ được la2 roài, cần phải rèn luyện thêm nhiều nhiều) có thể chính cái này đã ảnh hưởng đến việc sai note khi chế tạo.ngoài ra nếu ta tìm được một công thức chính xác nhất để áp dụng cho những vật liệu công nghiệp dễ kiếm thì việc các thành viên tự làm được một chiếc sáo chuẩn cho mình sẽ dễ dàng hơn.để làm được việc này thì cần phải thực nghiệm thực tế, thống kê trên số lượng đáng kể để có được một kết quả chính xác nhất.trên đây là những suy luận chủ quan của cháu, có gì sai mong bác và mọi người góp ý...
bác nguyentan cho cháu hỏi chút... nếu theo công thức becluni và dữ liệu cây sáo và tiêu chuẩn mà bác đưa ra có cái gì đó không ổn.
nếu trường hợp tuner-e hoạt động bình thường thì theo tính toán thực tế lại cho kết quả là vận tốc âm thanh chỉ là trên dưới 300m/s
cái này là do cháu thống kê từ các dữ liệu trên.
mà kể cả do lỗi đo lường thì cũng không thể sai lệch lớn vậy.
do đó có thể chính cấu trúc vật liệu đã làm thay đổi công thức becluni đi.(công thức becluni chỉ tính trong môi trường lý tưởng, năng lượng âm được bảo toàn)
tức là vận tốc âm thanh vẫn không đổi, tần số âm chuẩn không đổi.
mà công thức becluni còn phải nhân với một giá trị nào đó. giá trị này phụ thuộc vào vật liệu sử dụng (cái này chỉ là dự đoán của cháu, và trên thực tế trên cây tiêu anh saonhua đã làm cho cháu cũng gặp sự sai lệch như thế,ở đây là sai lệch từ lý thuyết ra thực tế chứ em không bảo là tiêu anh không chuẩn anh saonhua nha, em đã làm chủ được la2 roài, cần phải rèn luyện thêm nhiều nhiều)
có thể chính cái này đã ảnh hưởng đến việc sai note khi chế tạo.
ngoài ra nếu ta tìm được một công thức chính xác nhất để áp dụng cho những vật liệu công nghiệp dễ kiếm thì việc các thành viên tự làm được một chiếc sáo chuẩn cho mình sẽ dễ dàng hơn.
để làm được việc này thì cần phải thực nghiệm thực tế, thống kê trên số lượng đáng kể để có được một kết quả chính xác nhất.
trên đây là những suy luận chủ quan của cháu, có gì sai mong bác và mọi người góp ý...
Thật ra, tôi biết đến công thưc Bernuli từ diễn đàn này, và cố gắng tìm cách lý giải nó và áp dụng vào thực tế. Nếu bạn tìm hiểu thêm sẽ thấy nhiều người nói tới cái khiếm khuyết của nó.
Nếu bạn có đam mê về vấn đề này, thì hãy tìm hiểu thêm và lý giải nó, tôi rất hoan nghênh và mong muốn được nghe. Nhiều bạn cũng có đề cập vấn đề này, nhưng họ chỉ dừng lại hoặc ở chỗ bắt lỗi một số sai sót của tôi mà không chịu đi tiếp. Thành ra, nếu bạn đi tiếp để giải quyết rốt ráo công thức làm sáo thì đó là điều đáng trân trọng.
Phần tôi xin nói thêm một số khiếm khuyết của công thức để bạn có dữ liệu đi tiếp :
Nếu theo công thức, thì nốt nhạc (tần số chỉ phụ thưộc vào chiều dài, nhưng trên thực tế không chỉ vậy, ngoài chiều dài còn phụ thuộc đường kính và vị trí tương đối giữa các lổ khoét. Theo tôi vật liệu chỉ ảnh hưởng âm sắc, không ảnh hưởng cao độ.
Ví dụ như nốt đô 3 ở một số cây sáo đô : có cây chỉ cần bịt ngòn 2 và ngón 3 là đủ ( ngón giữa và ngón đeo nhẫn tay trái), nhưng có cây phải bịt thêm lổ cuối cùng hoặc bịt cả 5 ngón chỉ chừa ngón số 1, nó mới ra nốt đô 3.
Ví dụ khác, ống luồn 25, khi làm cây tiêu fa, thì khi thổi nốt la 2 (theo quy ước bịt hết là đô nhé), thì nó sẽ không kêu nếu bạn không bịt thêm nốt cuối cùng.
Ví dụ nữa, nốt thứ 7 của cây sáo đô, cách khoét ở mặt trên hay dưới nó cũng có ảnh hửởng tới các nốt có âm bội (như đô 3, rê 3, mi 3,...)
Ngoài ra , bạn gặp anh sáo nhựa, ảnh sẽ nói cho bạn nghe về vị trí các lổ trên cây tiêu, bố trí quanh cây tiêu nó sẽ khác nhau như thế nào.
Thành ra để tìm hiểu cho đến cùng, để có công thức hoàn hảo, cần có niềm đam mê lớn lao để đi tiếp.
Ngoài ra tôi còn nghe có công thức Trịnh Tuấn nữa, hình như hoàn hảo hơn, là tôi nghe thôi chứ chưa thấy, nên chưa hiểu, vì tìm mà chưa biết nó ở đâu mà xem cho rõ.
Mong bạn có đủ niềm đam mê và hoàn thiện công thưc.
Hiện tại tôi vẫn phải dùng Tune-e để kiểm tra mỗi khi làm. (Nhắc tune-e lại muốn cám ơn Leehonso quá.)
Nguyen Tan: Ngoài ra tôi còn nghe có công thức Trịnh Tuấn nữa, hình như hoàn hảo hơn, là tôi nghe thôi chứ chưa thấy, nên chưa hiểu, vì tìm mà chưa biết nó ở đâu mà xem cho rõ.
ở đây nè chú Tân ơi :
http://damsan.net/forums/1/29305/ShowThread.aspx
Lần đầu xem qua topic này, mới thấy cái nhiệt huyết phi phàm của bác Tân. Thật là nhiều công sức đóng góp!
Nhân đây tôi có 1 ý kiến quái dị như Âu dương Phong: Nếu ống sáo đô và rê cùng 1 đường kính thì ta gom 2 sáo thành một cho gọn, rồi dùng băng keo hay cắt nút tròn từ cục gôm bịt tạm thời các lỗ bấm không dùng tới. Tương tự cho sáo Sib & La, v.v... Nếu bác siêu hơn thì ghép cả 3 sáo thành 1 (nhưng chắc là khó lắm, tui nghĩ như vậy).
Rất tiếc là ý kiến này đã quá muộn màng , vì chú Tân đã " có bản quyền " rất lâu rồi bác ạ .
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Cám ơn bác bamboo. Thế mới biết mình quá lạc hậu mất rùi, hix hix[:'(], chắc là phải thường xuyên ghé vào dd để học hỏi thêm! Uàh mà nếu mình phát biểu linh tinh, phạm thượng... hay hỏi vớ va vớ vẩn có bị đuổi ra khỏi 4r ko vậy ? Thí dụ như hỏi: có ai bán sáo ko có lỗ nào ko, vì nghe nói damsan cũng đã có bản quyền rùi ...
bác tân cho cháu hỏi làm Tiêu đô thì hình như có 2 lỗ ở sau do ngón cái phụ trách để bấm đúng không ạ : có phải là lỗ 1 ( la ) và lỗ 4 ( mi) không
chú nguyễn tân có bán sáo nhựa không. cháu muốn mua một cây của chú làm.Vì sáo trúc mắc quá
cháu thử dùng cthức bernuli trên cây sáo Đô thì ra thêm đc note Si4 ( Sì thấp hơn Đô) là 311. đã test thử trên tuner- e
Cháu thấy cây sáo Đô thêm được note sì như hổ thêm cánh vì thổi được rất nhiều bài khống chế như Nối vòng tay lớn chẳng hạn, ....
P/s : cách khoét lỗ = tay mà tròn đó là lấy 1 cây bút bi thiên long, tháo nắp nhựa trên đầu rồi vẽ vòng tròn mà khoét theo, đường kính chính xác bằng 8 mm.
Thưa các bác! ở chỗ em ko phải thành phố cũng ko phải là nông thôn( ở thành phố thì đi mua còn ở nông thôn thì chặt trúc làm tiêu cũng dc!). tội cái là em ở cái "giữa giữa" ấy!. Nhìn quanh thì chỉ thấy có ống...nhựa PVC là nhìu! Em muốn làm 1 cây tiêu nhựa, 1 cây sáo nhựa bằng ống PVC 21! ko biết có dc ko!
có ai biết thì chỉ dùm cách làm với lại khoảng cách mấy cái lỗ bấm ( sáo tone DO và tiêu tone RE trầm)!
tieu-cam-hoa-khuc:Thưa các bác! ở chỗ em ko phải thành phố cũng ko phải là nông thôn( ở thành phố thì đi mua còn ở nông thôn thì chặt trúc làm tiêu cũng dc!). tội cái là em ở cái "giữa giữa" ấy!. Nhìn quanh thì chỉ thấy có ống...nhựa PVC là nhìu! Em muốn làm 1 cây tiêu nhựa, 1 cây sáo nhựa bằng ống PVC 21! ko biết có dc ko!có ai biết thì chỉ dùm cách làm với lại khoảng cách mấy cái lỗ bấm ( sáo tone DO và tiêu tone RE trầm)!
Bạn ơi, damsan có rất nhiều bài viết về tiêu sáo nhựa, bạn chịu khó 1 tí sẽ tìm ra ngay thôi ! Mình thấy ống PVC làm tiêu sáo cũng thổi hay lắm. Bạn có thể hỏi chú Nguyễn Tân, chú ấy sẽ giúp bạn những điều căn bản.
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
http://damsan.net/forums/thread/7033.aspx
bạn vô tham khảo topic này, các số liệu về Sáo nhựa, Tiêu nhựa, các loại ống để làm đều được bác Nguyen Tan đưa lên rồi, bạn có thể mua ống 21 chắc cũng có thể mua các loại ống khác nhỉ
Mình có thử làm bằng ống luồn dây điện rồi, thấy cũng dc đó! nhưng thấy nó "yếu yếu" dễ mốp làm sao ấy! nên mình định chế 1 cây bằng nhựa PVC vừa cầm chắc tay mà ko sợ mốp!
có ai ko! help me!