Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
nhóc tập sáo:có điều này muốn hỏi bác Nguyen Tan ạ. Cháu thấy bình thường khoảng cách từ nốt son đến nốt la bao giờ cũng lớn hơn khoảng cách từ nốt la đến nốt si. Vậy tại sao trong bảng số liệu làm sáo của bác, cây sáo son lại có khoảng cách từ nốt son đến nốt la nhỏ hơn từ la đến si
Có lẽ bạn đúng. cám ơn phát hiện của bạn. Lúc đó tôi mới làm, cũng mới dùng tune-e... nên sai sót là không tránh khỏi. Nghe bạn hỏi , biết vây nhưng dạo rày bận quá, không có điều kiện để làm lại và kiểm chứng. Mong bạn và những bạn yêu sáo khác hoàn thiện giúp và post lên. Đam mê và san sẻ mà.
manowar_avrilsolar:bác Nguyễn Tân ơi cho cháu hỏi, cháu làm được cây tiêu rê trầm rồi, làm xong cháu không thổi được nốt thấp nhất (cháu không biết tên các note của tiêu này) , sau đó cháu đục thêm 1 lỗ thoát hơi nữa ( tức là có 2 lỗ thoát hơi) thì thổi được , nhưng cháu thổi mạnh note này lên để được âm cao hơn thì tiếng nó cứ xì xì bác ạ, mấy note tiếp theo cũng thế cứ thổi mạnh cho cao âm lên là đều bị như vậy, bác giúp cháu với nha
Cái này thì phải cầm trực tiếp vừa thổi thử rồi vừa quan sát nữa mới nói chính xác được. Bạn nên khoét lổ bấm tròn có đường kính bằng 8mm, sẽ dễ thổi và vang hơn. Tiếng xì có khi là ở chổ lổ lổ thổi vào đó, bạn khoét rộng thêm một chút xem sao. Xin lỗi vì chậm trả lời bạn.
cuncon12345:bác nguyentan cho cháu hỏi cái cháu làm Sáo đô theo số của bác nhưng sao thổi Đô 2 thấy nó hơi bị lệch mấy note khác thì chuẩn hết , k0 bik là do nguyên nhân ji bác giúp cháu với, Đường kính lổ thổi là 8-10, k0 bik có phải do ống bị méo k0 :|
Bạn thấy nó lệch cao hơn hay thấp hơn? Thường đường kính lớn hơn 13 mà làm sáo đô, hay có hiện tượng bát độ dưới và bát độ trên hơi lệch nhau chút ít.
Kinh nghiệm của tôi là lổ thứ 7 ( là lổ phát ra nôt đô khi bịt hết 6 ngón) bạn nên khoét rộng hơn một chút để hơi dễ thoát, dô 1 dễ xuống.
Ngoài ra các lổ bấm bạn phải gọt cho mịn, đừng để ba-via, làm sao khi nhìn vào chu vi vành lổ bấm thấy nó phải mạch lạc, không nhấp nhô, không bị nhô lên ở phần giữa của bề dày, hoạc phần nhô lên chạy từ biên ngoài vào biên trong một cách lộn xộn. Việc gọt giũa này là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất, nếu muốn có một cây sáo ngon.
Ống hơi méo thì không ảnh hưởng bao nhiêu đâu bạn ạ. Thân ái.
Mi thăng là note gì ? Hay bạn nhầm với Mi giáng ( Mib , Eb ) ?
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
sr em lộn ra Mi giáng, vậy sửa làm sao hả anh
cuncon12345: sr em lộn ra Mi giáng, vậy sửa làm sao hả anh
Bạn có thể khoét rộng lên trên một chút, hoặc rộng đều cả lổ. Hoặc khoét lại cây khác đúng vị trí
Mùa hoa anh đào. Nhạc Thanh Sơn.- Tiêu đô nhựa. Rế thứ.
[youtube:DdrAAmWn5bk]
Để chứng tỏ sáo nhựa cũng có thể thổi không thua gì sáo trúc, nhất là những nơi không có trúc và những nơi có trúc lại bị mùa mưa cũng không có trúc.
Tôi liều mình post lên bài "Trên đường chiến thắng", không có beat, không có phần đệm. Cũng mong gọi là, mọi người hãy chơi sáo nhựa nhiều hơn khi mà sáo trúc khó kiếm quá.
Bài này dạo đầu bằng Lý con sáo Gò công. Khúc sau bắt chước thầy Trần Văn Sơn thêm một khúc cho đậm chất miền Nam. Tk đánh chưa rõ, chưa phóng khoáng, khả năng chỉ có vậy.
[youtube:rqDURxda2xU]
bác nguyentan cho cháu hỏi chút... nếu theo công thức becluni và dữ liệu cây sáo và tiêu chuẩn mà bác đưa ra có cái gì đó không ổn.
nếu trường hợp tuner-e hoạt động bình thường thì theo tính toán thực tế lại cho kết quả là vận tốc âm thanh chỉ là trên dưới 300m/s
cái này là do cháu thống kê từ các dữ liệu trên.
mà kể cả do lỗi đo lường thì cũng không thể sai lệch lớn vậy.
do đó có thể chính cấu trúc vật liệu đã làm thay đổi công thức becluni đi.(công thức becluni chỉ tính trong môi trường lý tưởng, năng lượng âm được bảo toàn)
tức là vận tốc âm thanh vẫn không đổi, tần số âm chuẩn không đổi.
mà công thức becluni còn phải nhân với một giá trị nào đó. giá trị này phụ thuộc vào vật liệu sử dụng (cái này chỉ là dự đoán của cháu, và trên thực tế trên cây tiêu anh saonhua đã làm cho cháu cũng gặp sự sai lệch như thế,ở đây là sai lệch từ lý thuyết ra thực tế chứ em không bảo là tiêu anh không chuẩn anh saonhua nha, em đã làm chủ được la3 roài, cần phải rèn luyện thêm nhiều nhiều)
có thể chính cái này đã ảnh hưởng đến việc sai note khi chế tạo.
ngoài ra nếu ta tìm được một công thức chính xác nhất để áp dụng cho những vật liệu công nghiệp dễ kiếm thì việc các thành viên tự làm được một chiếc sáo chuẩn cho mình sẽ dễ dàng hơn.
để làm được việc này thì cần phải thực nghiệm thực tế, thống kê trên số lượng đáng kể để có được một kết quả chính xác nhất.
trên đây là những suy luận chủ quan của cháu, có gì sai mong bác và mọi người góp ý...
cuncon12345:bác nguyentan cho cháu hỏi tí : để làm Tiêu Đô ống 25 cháu ra tiệm hỏi toàn có loại ống 21 và 27 vậy lấy ống nào làm thích hợp hơn, ko thấy tiệm nào có ống 25 cả
Ống 25 là ống luồn dây điện. Nếu ở miền quê thì có lẽ không có ống luồn dây điện, mà chỉ có ống dẫn nước. Ống làm sáo và tiêu tôi nói tới là ống luồn dây điện, người ta dùng để đi trong nhà âm tường ( thường là nhà sang trọng).
Ống 16, ống 25 , ống 32. .. màu trắng bằng nhựa PVC thường chỉ dày 1 đến 2 mmm, là ống luồn dây điện.
ống 21, ống 27, ống 34,... màu xám cũng bằng nhựa PVC, dày 2 đến 3mm, là ống dẫn nước. Ngoài ra, ống dẫn nước nóng làm bằng XLPE có màu trắng hoặc xanh rất dày.
Sau lần đầu tiên, tôi không tiêu sáo làm bằng ống dẫn nước nữa, chỉ làm bằng ống luồn dây điện. Nếu chỗ bạn chỉ có ống nước, thì nên hỏi anh Lãng tử ( ở Huế), ảnh có làm một cây sáo La trầm bằng ống nước nhựa Đạt hoà.