Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

[Thắc mắc] Một vài điều muốn biết về sáo Fa Trầm

rated by 0 users
This post has 12 Replies | 3 Followers

Not Ranked
tiểu cầm thủ
NyT Posted: 12-23-2011 4:17

Thưa các anh,các chú, các bác...

Tình hình là cháu đam mê sáo từ nhỏ nhưng chỗ cháu không có điều kiện học sáo cũng như kiếm một cây sáo được gọi là chuẩn. Vừa qua được một người bạn giới thiệu về forum cháu đã tìm được bài hướng dẫn làm sáo của bác Tân nhưng tiếc là chỗ cháu không bán các loại ống nhựa như bác nói chỉ có ống nước PVS Φ21 * 1.6mm thôi. Cháu có tham khảo công thức của thầy Sơn: 0 -202 - 235 - 270 - 314 - 348 - 381 - 437  làm ra cây sáo fa trầm....

Đây là cây sáo cháu mới làm....

 

Cho cháu hỏi một vài câu như sau:

1.Cây sáo làm như vậy làm âm đã chuẩn chưa ? cháu có thể dùng nó để tập luyện không ?

2.Cháu đã thổi được ra tiếng nhưng mất nhiều hơi, đó là do cây sáo hay là do hơi của cháu, có cách nào giúp cháu tập đề kéo dài hơi không.

3.Các bác có thể chỉ cho cháu cách bỏ ngón được không..cháu đọc một số tài liệu và có bỏ ngón theo nhưng theo trình độ nhạc lý hạn hẹp của cháu thì cháu thấy không đúng, sau mới phát hiện các tài liệu đó là dành cho sáo đô. vậy sao Fa phải bỏ ngón như thế nào.

Nói thật cháu không biết tẹo gì về sáo cả...cháu chỉ mê nó thôi...3 năm rồi nhưng toàn mua sáo ngoài chợ về tự tập nhưng không xong. sau cháu biết sáo chợ không chuẩn nên mày mò cách làm. h làm được rồi lại không biết thổi...cháu mong các bạn chỉ giúp...cho cháu cảm ơn

Not Ranked
tiểu cầm thủ

minh cung nhu ban vay,ban o dau vay,

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Khánh Hòa...cụ thể là diên khánh

 

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

-Cách bỏ ngón tương tự sáo Đô, có điều do lỗ cuối cùng quá xa nên thay vì bịt bằng ngón áp út thì bạn nên bịt bằng ngón út cho tiện.

- Fa trầm thì thổi tốn hơi là đương nhiên, to+ dài hơn mà.

- Còn về âm đã chuẩn hay chưa thì bạn phải dùng Tuner để kiểm tra mới biết được. Theo mình thì nếu bạn thấy hay thì cứ tập thôi, không việc gì phải gò bò giữa chuẩn hay không chuẩn cả, chủ yếu là mình thấy vui, thấy thích khi tập thôi.

Chúc bạn thổi tốt!

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Diên Khánh hả ở xã nào vậy bạn có ở thị trấn không bạn ???

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Mình ở diên điền bạn....

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Cho mình cảm ơn bạn

Xin lỗi mình mới mày mò học nên có chút không biết là khi mình thổi bấm lỗ 3 lỗ đầu tính từ lỗ thổi thì kêu nhưng tới lỗ thứ 4 thì khồn kêu nữa mà rất khó để nó kêu...Không biết đó có phải là sáo mình làm chưa chuẩn...hay do mình chưa thổi đúng cách....vậy làm sao đề khắc phục

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Mà chắc mình phải làm cây khác quá....chứ sáo fa trầm này...mình mới nhập môn chưa biết gì mà học nó chắc kham ko nổi,...hơi đâu có đâu mà thổi....buồn ghê

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Hình như bạn cũng là người diên khánh...mình ở xã diên điền....bạn có biết chỗ nào bán ống lòng trong 13 không chỉ mình với

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

hờ, mới tập thủi mà lại một mình khó kiu lém, mà chủ yếu là mình đặt môi ko đúng chổ, từ từ rùi thổi cũng được thui bạn à. Hehe, hơi mình hơi iếu, cây sáo fa này chắc sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp mình đây. Chúc bạn sớm thành tài , thủi sáo thiệt hay nha. Mến

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

superman:

-Cách bỏ ngón tương tự sáo Đô, có điều do lỗ cuối cùng quá xa nên thay vì bịt bằng ngón áp út thì bạn nên bịt bằng ngón út cho tiện.

- Fa trầm thì thổi tốn hơi là đương nhiên, to+ dài hơn mà.

- Còn về âm đã chuẩn hay chưa thì bạn phải dùng Tuner để kiểm tra mới biết được. Theo mình thì nếu bạn thấy hay thì cứ tập thôi, không việc gì phải gò bò giữa chuẩn hay không chuẩn cả, chủ yếu là mình thấy vui, thấy thích khi tập thôi.

Chúc bạn thổi tốt!

Nếu làm theo mẫu sáo của thầy Sơn thì nó sẽ khác bạn ạ, ko phải bịt bằng ngón út. Nếu bạn nhìn kĩ thì sẽ thấy 3 lỗ bấm của cây sáo nó sẽ ko giống sáo C bình thường

Nếu coi đây là 1 cây sáo C thì mình có thể nói ngắn gọn thế này, ở cây Fa trầm nó sẽ tương ứng là đồ, rê, và mi giáng ( nghĩa là với cây sáo C thì nó là đồ, rê mi thì trên cây F nó sẽ khác biệt ở nốt tương ứng với nốt Mi trên cây C ), còn các nốt còn lại bạn mở tương tự với cây C ( nốt E và Eb thì đổi chỗ cho nhau nên nó cũng mở kiểu đổi chỗ cho nhau )

Có gì ko hiểu cứ liên hệ với mình qua yahoo 

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Cảm ơn bạn rất nhiều

Top 100 Contributor
Male
cầm sư cấp 1

nhìn cây sáo của bác em có vẻ, chỉ là có vẻ thôi nhé: note ở ngón giữa của bàn tay thuận (tương ứng note Fa ở cây C) sẽ bị cao hoặc các note bên dưới nó bị thấp. còn về vệc bỏ ngón thì hoàn toàn tương tự sáo C bởi vì các note dc bố trí theo cung và nửa cung hoàn toàn giống sáo C, thứ tự các âm là: Fa, Sol, La, La#, Đô, Rê, Mi.

vậy khi bác bỏ ngón bài nhạc sẽ phải dịch giọng theo bác chứ bác không cần phải bỏ ngón lại, có điều tiếng nó sẽ trầm hơn cây C 3.5 cung thôi. như vậy nhé, chúc bác thành công.

Page 1 of 1 (13 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems