Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Kinh nghiệm làm sáo

rated by 0 users
This post has 15 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
bearbie Posted: 11-27-2006 7:36

http://www.ttvnol.com/f_377/450092/trang-6.ttvn

Mấy pác ơi, có ai có kinh nghiệm về việc chế tạo sáo trúc ko , Nếu có thì xin hướng dẫn em về những điểm sau , em xin đa tạ :
+ Trúc loại nào và ở địa phương nào là tốt nhất cho việc làm sáo ?
+ Sáo nên dài khoảng bao nhiêu là vừa ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Barem khoảng cách giữa các lỗ nên như thế nào để có cây sáo chuẩn nhất ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Sau khi chế tạo xong có cần ngâm sáo vào nước muối đậm trong 1 tuần hay ko ?

Theo kinh nghiệm vừa chế vừa phá của em thì barem cho sáo Do là :
+ lỗ thổi : 9mm
+ các lỗ khác khoảng 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ thổi đến lỗ 6 : 124 mm
+ khoảng cách từ lỗ 6 đến lỗ 5 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ 5 đến lỗ 4 : 15 mm
+ khoảng cách từ lỗ 4 đến lỗ 3 : 17,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 3 đến lỗ 2 : 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ 2 đến lỗ 1 : 22,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 1 đến lỗ thoát âm 1 : 28,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 1 đến lỗ thoát âm 2 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 2 đến lỗ xỏ dây : 3,5 mm

Sáo Do có đường kính bên trong là 14 mm, độ dày khoảng 2--3 mm

Theo mấy huynh thì barem của em có gì ko hợp lý ko ? Xin nhờ mấy huynh chỉ bảo thêm cho

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www.ttvnol.com/f_377/450092/trang-7.ttvn

 

Chào các pác, vừa rồi khi em hỏi về kinh nghiệm làm sáo trúc thì m_h_m có gửi mail cho em và đưa ra những kinh nghiệm khá hay như sau, em xin post lên để mọi người tham khảo và góp ý :

"chào Lee . sáo mà ngâm nước muối thì chẳng khác nào niêm gia vị cho mọt nó ăn . tôi đã thử vài lần rồi không tốt đâu. nói về trúc để làm sáo tốt nhất thì chỉ có ở trung quốc thôi. còn tạm tạm thì ở nam bộ như Củ Chi , Tây Ninh ... tôi ko biết trúc ở HN ra sao. còn về khoảng cách các lỗ thì nó không thể nào chính xác được tuỳ đường kính và độ dày nửa . khoảng cách bạn đưa ra là gần đúng .Tuy nhiên trước khi khoét bạn phải đánh dấu các điểm trung tâm cái đã. kẽ bằng bút chì sao cho các điểm ngay hàng .
Bắt đầu thì bạn khoét lỗ thổi trước . chú ý lỗ này phải khoét rất cẩn thận vì nó rất quan trọng . bên trong ngay luồng hơi cắt qua ko được sần sùi ,
tiếp đó khoét từ lỗ thoát hơi 2> lô thoát 1 từ từ vùa khoét vừa thổi nghe cao độ. chú ý khoét xong lỗ thoát 1 phải thổi ra cao độ chuẩn của Đô . tiếp đó vừa khoét vừa thổi nghe cao độ các nốt tiếp theo. lời khuyên là bạn khoét nên có máy đo cao đô thì tốt máy này có giá trên 1 triệu. như thế hơi sang,nếu ko bạn thử trên piano or organ. (Lúc mới học khoét tôi xài cây đàn đồ chơi của con nít.hic hic! tôi hơi nghèo!!)
Điều này nửa khi ban đánh dấu trên cây trúc rồi .lúc khoét bạn hãy khoét dưới điểm đánh dấu khoảng 1 2 mm sau đó thổi nhge cao độ nếu thấp thì bạn khoét từ từ lên đến khi gần bằng thì khoét từ từ cho lỗ rộng ra nhớ phải thường xuyên kiểm tra cao độ.Còn trường hợp mới khoét lỗ nhỏ mà cao độ đã gần bằng thì hãy khoét xuống sau đó khoét 2 bên cho vừa là được.
lỗ để treo ko quan trọng nhưng phải nằm ở dưới 2 lỗ thoát . phần trúc cuối để bao nhiêu tuỳ ý bạn tuỳ theo thẩm mỹ thôi.
Nên khoét thêm lỗ tạo tiếng chim vì có một vài tác phẩm cần.
Nếu là trúc có mắt như trúc dà lạt thì lấy mủi khoang dài để khoang thủng các mắt . nếu ko có thì ráng mà mài sắt nên kim bằng thủ công thôi
còn loai trúc có mắt vừa thi khoét lỗ thổi ngay dưới mắt đó.khoang cách từ mắc tới lỗ thổi khoảng 0,5.0,75cm là đươc
ở đây tôi thường khoét loại trúc dài từ đầu tới đuôi ko có mắt nào , sao đó ra ngoài tiệm mua mấy nut bần ngoài chợ giá rẻ mạc .(Loại nút đóng chai rượu).sau đó bạn đo và cắt theo chiều dọc nhớ đường kính nút phải lớn hơn đường kính của lòng trong của sáo. tiếp đó lăn mạnh nút xuống nền cho nút tròn lại và vừa đủ lọt là được. tọt nút vào rồi bắt đầu khoét.Nhớ đừng dán keo trước mà để khoét xong ban mới lấy đũa đẩy lên hoặc xuống cho vừa là đuợc.
Đôi lời căn dặn.
trúc phải thật khô mới làm
trúc phải thật già( khoảng 2, 3 năm trở lên, chặt vào cuối mùa khô)
không phơi trúc trong nắng gắt , phơi nắng sáng sẽ cho ra mau sắc đẹp, phơi trong thời gian càng dài càng tốt .khoảng nửa năm.trong tháng mưa ko để trúc bị ẩm mốc. tránh mối mọt cây nào bị mọt thì phải bỏ ra ko để chung.
cẩn thận khi khoét .vì dao rất sắt.dao khoét sử dụng dao mổ y khoa lưởi dao số 11,ra tiệm dụng cụ y tế giá khoảng 25 000 dao Anh, 15 000 dao Pakistan
lưởi dao 1000 đ 1 lưởi nên mua sỉ vì gảy lưởi là chuyện cơm bửa
về trang trí thì ko cần thiết chỉ dùng máy đánh bóng la đẹp ,sau này dể lên nước hơn.
Sáo làm xong ko thể thổi hay được mà phải thổi nhiều mới cho ra âm sắc hay.cột dây cước kiểu thòng lọng hai đầu để trang trí va cũng để chắc chắn không bị vở.
công đoan cuối cùng là dung giấy nhám cuôn tròn nhỏ đánh cho caclỗ đẹp hơn.
vài bữa tôi sẻ chỉ bạn khoét thêm lỗ phụ thành sáo 10 lỗ. đừng nên khoét rập khuôn theo số đo của bạn. quan trọng nhất là tai nghe và kinh nghiệm thôi.
Trên đây là phương pháp của tôi. không biết các vị tiền bối khác thế nào. Bạn cứ thử xem sao chúc bạn tthành công.! Xem xong bài này bạn thử gởi lên diển đàn(nếu bạn thích )cho mọi người góp ý cũng được. "

 

-----------------------------

 

Sau đây em xin có vài thắc mắc như sau :
+ Em ko dùng dao khoét mà dùng mỏ hàn để dùi , như vậy có tốt hay ko ? Có người bảo em là dùng mỏ hàn như vậy thì chỉ dùng để làm sáo bán chợ thui , chứ ko thể có dc cây sáo tốt ???
Xin mọi người góp ý thêm cho em về điều này .

+ Thứ 2 là việc nghe cao độ của các nốt khi khoét sáo ? Có người hướng dẫn em là dùng âm thoa có cao độ la 1 , sau khi làm sáo xong , chỉ cần thổi nốt la 1 , nếu thấy nó đúng với âm thoa thì coi như là các nốt khác cũng đúng , vì theo người ấy thì giữa các lỗ của sáo trúc đều có sự tương quan về luồng khí, chỉ cần 1 lỗ đúng thì các lỗ khác cũng đúng ( xin lỗi là em vẫn chưa có dịp đem cây sáo đi so với piano hay organ , nên đành phải nhờ các pác kiểm nghiệm cách này xem có đúng ko ??? )

+ Thứ 3 là việc cột dây cước ở 2 đầu thì theo kinh nghiệm của em là ko nên , vì trước đây em cũng khoái xài kiểu này vì nó vừa đẹp vừa chắc sáo. Tuy nhiên trong 1 dịp tình cờ khi em tháo hết cước ra thì tiếng sáo nghe hay hơn nhiều , phải gọi là khi đó tiếng sáo có độ rung hơn hẳn khi bị bó buộc. Ý kiến của các pác về vấn đề này ra sao , xin cho biết ? Tuy nhiên Khi em trông thấy các loại sáo trúc TQ , thì rõ ràng là nó bị buộc cước còn chặt và nhiều hơn so với sáo VN, vậy là sao , em ko hiểu lắm !!! Ko lẽ Trúc TQ đặc biệt hơn Trúc VN ???

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www.ttvnol.com/f_377/450092/trang-8.ttvn

tôi chưa đọc hết các bài trong topic này , chỉ mới xem qua về phần cách chế tạo sáo của các bạn tôi thấy có mấy điểm cần góp ý như sau :
1/ Có nên dùng mỏ hàn để dùi lỗ sáo hay ko ? Tôi xin thưa là nên, trong điều kiện thời gian cuộc sống không có nhiều như hiện nay mà các bạn lại ko có máy khoan thì cứ việc dùng mỏ hàn cho nhanh , không sao cả ! Tuy nói là ko sao nhưng vẫn có ảnh hưởng đến chất lượng cây sáo , vì nhiệt độ cao của mỏ hàn sẽ làm cho cây sáo mất nước thổi sẽ ko hay và nó lại có mùi khen khét khó chịu ! Tuy nhiên ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách ngâm sáo vào nước muối để cây sáo lấy lại độ ẩm ! Thế nhưng tại sao ta phải dùng nước muối đậm đặc để ngâm sáo ? Đó là bởi vì ta biết rằng muối là tinh thể ngậm nước , vì vậy việc ngâm sáo ( thường là khoảng 2 tuần ) sẽ khiến cho các tinh thể muối này ngấm vào từng thớ trúc , và khi ta thổi , hơi nước sẽ dc các tinh thể này giữ lại khiến cho cây sáo ẩm ướt ở phía mặt trong . Do đó tiếng sáo thổi sẽ mướt hơn, trong trẻo hơn ! Hoàn toàn không có chuyện ngâm sáo vào muối để nêm gia vị cho mối mọt ăn .
2/ việc đưa ra cái barem làm sáo như leehonso đưa lên chỉ là giải pháp tạm thời , nó chỉ mang tính gần đúng ( cái barem của ông leehonso chắc là đem đo từ cây sáo nào đó rồi đem post lên , phải không bạn ? ) , Vì khoảng cách giữa các lỗ , đặc biệt là khoảng cách từ lỗ thổi đến lỗ kế tiếp ( lỗ số 6 ) phụ thuộc rất lớn vào đường kính bên trong và độ dày của sáo , Tông của sáo cũng hoàn toàn phụ thuộc vào 2 cái này ! còn kinh nghiệm làm sao để có sự hoà hợp giữa những cái này thì là do các bạn tự mày mò nghiên cứu , nói ra mất hay đi !!!

----------------------

Hi hi ,bác đừng trách bạn lee vậy thực sự bài đó là tôi gởi cho lee nên lee post lên thử xem đó, còn việc sử dụng công cụ thì có gì mà ko có điều kiện hả bác, ai bảo bác mua máy khoan đắt đỏ làm chi tui gợi ý là mua dao mổ thôi có 15000 thôi, dùng mỏ hàn thì cũng được nhưng MHM này đảm bảo trong giới nghệ sĩ ko ai dùng đâu bác ạ, thứ nhất dùi mỏ hàn thì chẳng nhẻ tọt một phát thì sẽ ra chính xác cao độ nốt nhạc ư ? lỡ bị thấp hay cao một tí thì ngoáy ngoáy cái lổ mấy phát , sao đó chắc cái lổ bằng bánh xe bò ha ha!, thứ hai thì khi dùi mỏ hàn do nhiệt độ cao sẽ làm nứt sáo mà mắt thường ko nhìn thấy được, Rồi ko lẽ bác dùi lổ thổi bằng điện cháy đen chổ đó thì làm sao mà thổi. việc dùng dao ko lâu đâu nó hơi chậm nhưng rất chắc ăn chứ hấp tấp quá kẻo lố một cái thì ăn cho hết. (Trúc làm sáo ko dể tìm đâu bác ơi)Còn nửa khi khoéc bằng dao thì lở có nốt nào hơi cao thì còn có thể vá lổ lai bằng trúc chứ khét như than thì làm sao mà dán keo để vá lại, MHM đảm bảo với bác không ai mà làm sáo chuẩn ngay khi vừa xong cả, nên khi làm xong phải thổi xông hơi trên cây sáo mới phát hiện ra chổ sai của nó từ đó họ mới sửa dù sai rất nhỏ nhặt họ cũng nhận ra.
Còn cái khoản ngâm nuớc muối thì xin nhường lại cho các bác khác chỉ dạy thêm mhm này ko có ý kiến vì mhm học lại của người đi trước. chỉ biết là người ta có ngâm một dung dịch nào đó cho trúc khi khô sẻ có màu sắc vàng đẹp thôi, có thể cách ngâm muối sẽ làm cho sáo thổi hay hơn, nhưngchống mọt thì chắc chắn là ko phải, nếu muốn chống mọt thì theo dân gian là ngâm trong bùn mấy tuần, Ha! Ha!nhưng ngâm sáo xong chắc ko ai dám đụng tới huống chi là mọt . theo các bác thì sao a? ai có kinh nghiệm thì mách giùm cho bà con với.
bổ sung thêm ý kiến thứ 3 của bác luôn là sự lớn nhỏ đường kính và độ dầy làm kc từ lổ thổi đến tất cả các lổ còn lại đều thay đổi ko riêng gì lổ 6 , ví dụ nếu đường kính hơi to thì kc sẻ ngắn lai một chút, hơi nhỏ thì các kc sẻ dài ra một tí. nhưng quan trọng là vừa làm vừa nghe, vì trúc ko cây nào giống cây nào.như vây mới chính xác được.

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-11.ttvn 

Còn về chuẩn khoảng cách của sáo TQ thì tôi có (chắc saotruc cũng có ) ,để khi nào rảnh thì tôi sẽ post lên cho anh em coi,tuy nhiên tôi xin nhấn mạnh điều này : muốn làm sáo TQ thổi nghe hay thì các bạn phải đảm bảo là độ dày của thân sáo phải trên 3 mm, trúc để làm phải là trúc núi , chọn phần gốc để làm (ko được chọn phần ngọn ) . Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ có trúc ở vùng Cao Bắc Lạng của VN ta là làm sáo TQ hay thôi ,các pác nếu biết trúc ở đâu làm hay nữa thì nói cho anh em biết nha

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-17.ttvn

Xin chào đại gia đình nhà sáo.......
.......em lần đầu tiên xuất hiện trong này......về thổi thì em vẫn còn đang chập chững,...cố gắng hè này sẽ đi tập lấy chút cơ bản....
.........vậy nhưng mọi người sẽ phải rất ngạc nhiên với đống sáo em đã mày mò tự làm......em luôn muốn tự mình làm ra những cây sáo của riêng mình, với những chất liệu thật đặc biệt....làm sáo bằng ống nước nhiều lắm rồi...đủ các màu, đủ các loại ống rồi.............và phải làm một cái gì khác chứ........
.........vậy là em đã luôn có một ước mơ làm cây sáo bằng thuỷ tinh........một thứ trong suốt và long lanh.....mới nghĩ đến thế đã phê lắm rồi !!!
........và em chắc chắn gia đình nhà mình, ai cũng muốn có một cây sáo như vậy...........
.......em cũng chưa hiểu có nhiều người làm chưa...nhưng chắc chắn là ko nhiều........vì khi nghĩ đến chuyện làm một cây sáo như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại.........ví dụ như kiếm đâu ra loại ống thuỷ tinh phù hợp cả về kích thước lẫn độ dày........rồi thì vấn đề công ngệ...làm sao để khoan được......cũng kinh lắm chứ....thuỷ tinh mà...........
.......ấp ủ rất lâu........và cuối cùng mọi vấn đề lại khá là đơn giản.......giờ thì em tự tin rằng mình đang có trong tay một cây sáo thuỷ tinh đẹp nhất ( có thể không phải là đầu tiên và duy nhất)........và chắc chắn là nó thổi không hề tệ chút nào......
..........Đây là hình của nó....không được đầy đủ vì em dùng máy scan......nhìn ở ngoài chắc chắn nó đẹp hơn nhiều :


.........đầu tư tâm huyết và money cho nó khá nhiều rồi, kiếm được cái ống thuỷ tinh cũng phát sốt phát rét.......đến lúc hoàn chỉnh rồi thì phê không chịu được....ko thể rời khỏi tay được...........

.........mọi người ai quan tâm, muốn sở hữu một thứ tuyệt vời như vậy thì liên lạc với em theo nick Yahoo : nch4686
.........vì là amateur nên em mới chỉ có khả năng dập khuôn kích thước lỗ thôi...dần dần sẽ cố gắng học hỏi....mong các bác góp ý....Thanks !!!

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-18.ttvn Bác sáo trúc là dân chuyên nghiệp....nên ko biết sáo của em có đáp ứng được yêu cầu của bác ko nữa......em cần vài ngày để nhờ người kiểm định chất lượng đã...... ......còn bản thân em thì thấy một số cái hay cái dở như sau : -Ưu điểm : đẹp (cái này khỏi nói), dễ rửa nước (càng lung linh), sức công phá lớn (chỉ thiếu nước sập nhà), dễ lên cao, rất cao và ít rè (cái này thì cần kiểm định thêm )........mà bác có thể chọn màu chỗ bịt (em làm bằng một miếng mica trong đặt vào đúng chỗ rồi đổ sáp trong vào nên đảm bảo kín 100%_đây là điểm nổi bật nhất về thiết kế cũng như công nghệ....vừa đẹp vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng....hic...lại còn kiểu dáng hiện đại nữa chứ...ai mà bắt chước thì phải trả bản quyền nhé) ........và có thể khắc chữ theo yêu cầu(đừng có bé quá......như kiểu cái chữ Anonym của em_mà đấy là thương hiệu của em nên vẫn phải có) -Còn thì bác phải xác định là khi thổi ống sáo sẽ bị hơi làm mờ ( cái này ko nghiêm trọng lắm...càng lung linh mà)........hơn nữa, vì là thuỷ tinh nên bác phải giữ cẩn thận (yên tâm là nó ko dễ vỡ như cái ống nghiệm đâu...vì là loại chuyên chịu áp lực mà....chỉ cần ko làm rơi hay hứng chí mang ra phang nhau là được)........ và còn gì thì ko biết nữa....trình độ của em có hạn, chưa đánh giá được hết. -Còn về khoảng cách, kích thước lỗ thì tạm thời em mới chỉ có khả năng làm giống theo một cây sáo chuẩn (giống cả về đường kính và độ dày) của một cô là chủ nhiệm bộ môn sáo và nhạc cụ dân tộc của Cao đẳng nghệ thuật HN (hè này em định nhờ cô ý kèm)....ko biết dập khuôn như thế có bị sai lệch nhiều ko....cái này thì cũng cần phải kiểm tra.........chắc chắn là những cái tiếp theo sẽ càng okie hơn. .......mà bác saotruc ở trong tpHCM, còn em ở HN thì bác tính thế nào.... .......chưa có ai đặt hàng em thế này...chỉ toàn làm riêng mình và làm tặng bạn thôi....em tạm đưa giá tham khảo là 460k (trên tinh thần học hỏi em có thể giảm)....he....nhưng con số đó cũng xứng đáng với một thứ như vậy lắm chứ ....nếu nó được đánh giá cao thì ko có cái giá đó đâu.......bản thân em cũng phải đầu tư rất nhiều mà.......với lại bây giờ tìm cái loại ống thuỷ tinh đó rất khó ......tình hình là như thế để bác nghiên cứu....em còn phải học hỏi bác nhiều...
Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-18.ttvn

 

ah`, có dụng cụ là làm được hết thôi mà mhm....làm bằng trúc mới khó chứ...vì trúc phải lựa chọn rất kĩ, còn phải thông trơn nữa..............còn ống nước, thuỷ tinh, inox thì ống nó đã sẵn thế rồi....chịu khó trâu bò + công nghệ cao một chút là xong mà.......
em còn nhớ ngày đầu tiên còn làm sáo bằng loại ống nước thường, kiếm mãi được loại màu trắng (hồi ấy còn ít lắm)....vậy là hi` học ngoáy ngoáy bằng cái dũa con ra từng lỗ một...rồi thì còn khoét bằng mũi dao dọc giấy nữa chứ.....đúng là thô thiển......rùi thì dần dần có thêm mấy cái ống nước chịu nhiệt...dày kinh dị, khá nhiều màu đẹp....vậy là làm đủ các màu, cả dọc cả ngang.....nhưng vì hơi của em rất yếu nên chủ yếu làm loại dọc....thổi nghe bé tí chỉ đủ mình nghe.......rồi tiến bộ hơn là mua một cái dùi khoan mồi 1000đ để dùi lỗ ban đầu...rùi đến lúc học làm mô hình ở trường, phải dùng đến dao mổ....thế là thử dùng khoét sáo luôn...đẹp không chịu được...nhất là cái lưỡi cong ngược(ko biết có phải là số 11 như mhm nói ko nhi?)....vậy đó....cũng văn minh lên nhiều phải ko?....coi như với nhựa thì thủ công hoàn toàn.....
................rồi thì đến lúc lặn lội, lang thang tìm được cái ống thuỷ tinh phù hợp rùi....ko thể thủ công tay chân được nữa......phải mua khoan loại chuyên lắp đầu mài về mài......inox thì cũng vậy....khó hơn thuỷ tinh nhiều nữa.....nhưng chịu khó phá hoại chút bình yên của hàng xóm thì cũng được.........chỉ còn sứ như bác saotruc nói thì em bó tay....chẳng biết kiếm đâu ra cái ống sứ cả...ai biết thì chỉ nhé.........
..........nói túm lại....sáo bằng trúc mới là đỉnh cao.....mà đây là topic sáo trúc cơ mà các bác nhỉ......
....mà em thông báo luôn là bây giờ ko còn tìm được loại ống thuỷ tinh nguyên xi như cái đầu tiên của em nữa....chỉ có mỏng hơn gần nửa ly thôi.

-------------------------------

lúc đầu tôi nghĩ pác thổi thuỷ tinh. tôi đã từng có ý định đi đến xưởng thổi thủy tinh nghệ thuật để đặt thử hoặc đi điến lò gốm sứ đễ đặt nhưng không có điều kiện. chứ tìm ống thì khó lắm. pác nào biết lò thổi thủy tinh hay lò gốm sứ thì hỏi thử xem. có lò sứ để làm huyên thì tuyệt

----------------------------

sáo thủy tinh àh, xem ra pác này cũng ghiền làm sáo dữ àh, cây sáo loại này hồi xưa mình cũng làm rồi , nhưng chỉ làm 1 cây duy nhất và sau đó ko bao giờ làm nữa , lý do thì mình sẽ kể sau , có phải bạn khoét cây sáo này bằng axít HF phải không? ( axít hidro floric , axit này ăn mòn thủy tinh là ghiền luôn ) , mình nhớ hồi đó bà chị của mình đem về 1cái bình chưng cất nhưng sau này nó bị nứt , mình đã tận dụng cái đoạn ống dẫn thủy tinh dài gần 40 cm để làm sáo thủy tinh, hì hục mãi cũng dc cây sáo khá lắm , thổi nghe thì cũng "tuyệt vời",

sau đó mình đem qua nhà thằng bạn để thử cao độ với con đàn Org hiệu Roland gần 1000 usd của nó , và mình thực sự thất vọng về âm sắc của nó, vì âm sắc của nó y hệt tiếng sáo nhái trong đàn Org , giống tuyệt đối ( chắc đem máy phân tích thì chắc đồ thị hình Sin của chúng chắc tương tự nhau ), còn nếu đem cây sáo trúc ra thổi sẽ thấy ngay âm thanh rè rè mà hay của nó khác hẳn với tiếng sáo nhái của đàn Org , vì lý do như vậy mà sau này mình ko khoái chế loại sáo này nữa !

Nói chung là muốn chế loại sáo này , các pác phải ra tiệm hóa chất , nói với họ là cần mua : ống nối các bình chưng cất ( thường có đường kính 10 - 12 mm , dày cao lắm là 2mm , loại này chắc các pác biết là ko thể làm sáo C dc rồi ) , mua Axit HF ( axit này khá mắc đó àh nha, hơn nữa cũng là axit mạnh tàn bạo nhất trong các loại axit , be careful, please !!!! Nếu thấy mắc quá thì các pác có thể hỏi họ xem có loại hóa chất nào khác ăn mòn thủy tinh nữa hay ko , mình nhớ là hình như còn 1 loại nữa mà quên mất tên rồi ), các pác mua luôn 1 cây nến nữa ( parafin ấy , để axit ko ăn lem ra các chỗ khác khi chúng ta cho nó đục lỗ) , mua giấy nhám loại chuyên để đánh bóng sắt thép, nhớ là nói họ lấy loại hột nhuyễn , để về mà đánh các mép lỗ cho nhẵn ! Tuy nói gì thì nói, mình vẫn thấy sáo trúc là vật liệu tốt nhất để làm sáo .


Còn cái bình huyên mà pác saotruc đề cập thì mình đã làm thử rồi, đem mẫu ra lò gốm , rồi kêu họ làm mẫu như vậy và nung thì mất khoảng trên dưới 100 k ( ko biết giá cả ở trong TPHCM ra sao chứ đối với mình ở ngoài này 100 k để làm 1 thứ như vậy quả là cắt cổ ), còn làm huyên bằng gỗ mới "phê", đưa ra tiệm gỗ , mấy pác thợ mộc hét gần 700 k, nghe mà nhức nhối tim óc ,( gỗ cẩm lai lấy phần lõi để làm = 200 k , tiền gia công= 300 k , mấy pác ấy viện lý do là loại này khó khoét lắm , phải dùng máy đo độ dày , độ mỏng gì gì đó nên phải lấy giá cao, tiền khắc rồng khắc phượng vừa cho nó đẹp vừa cho nó dễ cầm= 200 k ====> giết người , ghét quá không thèm làm luôn ) , tuy mình có huyên nhưng nói chung là kỹ thuật chơi nó thì mình không rành lắm, E rằng phải cầu cạnh pác saotruc chỉ dạy cho 1 phen , xin cảm ơn trước nha

----------------------------

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-19.ttvn 

phải rùi, trúc vẫn là vật liệu tốt nhất....thuỷ tinh chỉ gọi là cho đẹp và lạ thôi.........em ko dùng ống nghiệm như bác và cũng ko dùng cái axit gì đó........em tìm được loại ống thuỷ chịu áp lực để xem mực nước của nồi hơi........loại này có khá nhiều đường kính và độ dày thích hợp để làm sáo........ví dụ như cái ống em đã làm có đường kính trong là 13mm, dày khoảng 2,3mm.....kích thước quá đẹp phải ko?
.........loại đó chịu lực khá tốt, có thể khoan bằng đầu khoan kính hoặc mũi mài...khá nhanh và đẹp..............đúng là bác tâm huyết thật đấy

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-24.ttvn

Xin giới thiệu tài liệu chế tạo sáo trúc


VẤN ĐỀ CHẾ TẠO SÁO TRÚC

A-Giới thiệu ống sáo

Trong phong trào học nhạc, chơi nhạc lan rộng, vấn đề nhạc cụ đã trở thành trở lực khá lớn cho việc huấn luyện và phổ biến.

Về phía những người hoạt động âm nhạc, trừ 1 số ít các nhạc sư đóng đô ở 1 chỗ, phần đông đều ở những tổ văn nghệ hoặc lưu động thường xuyên hoặc luôn luôn di chuyển.. Đối với những người đó,các loại nhạc cụ mảnh dẻ hoặc cồng kềnh thật bất tiẹn cho sự mang đi mang lại. Một mặt khác, những cuộc biểu diễn ngoài trời, dưới đêm sương, trước một thính đài mênh mông nhiều khi đã là những thử thách lớn cho mấy cây đàn xưa nay vẫn quen ăn nói trong phòng khách, trên những sân khấu có đủ trần, phòng hậu, cánh gà để đưa hơi, nâng tiếng.

Về phía quần chúng chơi nhạc, tì bất kể loại nhạc cụ nào (đàn dây, đàn gió, đàn gõ…) đều tương đối đắt tiền, có khi lại khó tìm mua nữa. Một thí dụ : chiếc ghita xoàng (mà cũng phải mất công đi lùng mua lấy được mới có) bây giờ giá trị trên dưới một tạ gạo.

Để đối phó với tình trạng phiền phức đó, 1 số người hoạt động âm nhạc đã có ý kiến đi tìm 1 loại nhạc cụ thích hợp với hoàn cảnh và trình độ quần chúng chơi nhạc hiện thời. Và những anh em đó đã nhận định đúng đắn là phải cải tiến và phổ biến ống sáo trúc để phân biệt với các loại sáo bằng gỗ tiện hoặc bằng kim khí đúc.

B – Ưu điểm của ống sáo trúc

Ít ra trong hoàn cảnh hiện tại, ống sáo trúc có những ưu điểm rất dễ nhận:

1. Sáo trúc rẻ tiền, có thể làm lấy được, bằng những vật liệu dễ tìm, với những dụng cụ thô sơ;

2. Sáo nhẹ, dễ mang đi. Đeo dăm chục ống sáo cũng chỉ nặng bằng 1 chiếc banjo, lại gọn gàng hơn;

3. Sáo có thể rất to tiếng, lại không sợ mưa, nắng, sương, gió. Đặc biệt chơi ngoài trời, người nghe đông đảo rất hợp;

4. Tương đối, sáo cũng là thứ nhạc cụ dễ học, nếu có phương pháp, có thể tự học đươc.

C - Vấn đề cải tiến của ống sáo

Với những khả năng đó, ta quan niệm dễ dàng sự hợp thời của việc phổ biến ống sáo. Nhưng khi áp dụng nhận định ấy vào thực hành, việc phục hồi giá trị sáo cổ vấp phải mấy nhược điểm khác :

1- Sáo cổ bán trên thị trường phần nhiều chế tạo cẩu thả, sai tiếng, lại không theo 1 thanh mẫu nhất định;

2- Dù tiếng đúng, sáo cổ cũng khó áp dụng vào việc trình bày những bản nhạc mới vì chế tạo dựa trên thanh âm điệu cũ. Nói cụ thể hơn, sáo cổ 6 phím không có bán cung. Muốn thể hiện bán cung, nhạc công phải dùng ngón tay bịt một nửa lổ thổi. Như vậy, không nói sự khó khăn cho người mới tập, ngay đến người thổi sáo thạo, gặp phải những đoạn nhạc cần chạy nhanh, nhiều lúc cũng chịu không tài nào bắt vừa nhanh (một nửa lổ) vừa đúng được.Vì đó, cần cải tiến ống sáo cũ.

D- Ống sáo kiểu “Lôi – Tiên” 1950

Một trong những giải pháp cải tiến sáo tương đối tiẹn lợ hơn cả (cho tới bây giờ) là những loại sáo trúc do 2 anh Phạm Xuân Lôi và Phạm Xuân Tiên trình bày. Chúng ta nhận thấy ở những loại sáo mẫu đó, ngoài sự khắc phục theo nguyên tắc những nhược điểm cố hữu của sáo cổ, còn có những dụng công đáng lưu ý.

1) Cách bố trí khoa học các phím để các ngón tay vận động tự nhiên, thoải mái;

2) Cách trình bày thứ tự các kiểu sáo tiện cho việc phổ biến. Thí dụ :

a. Loại sáo 7 phím để cho người mới tập hay người đã dùng quen sáo cổ sửa lại lối bắt ngón;

b. Loại sáo 10 phím cho những người đã quen dùng lối sáo 7 lổ chuyển sang (hoặc cho những người trình độ chơi nhạc đã khá);

c. Loại sáo có cựa gà cho các em nhỏ hay những người mới học đỡ mệt lúc ban đầu…..

E – Vấn đề chế tạo sáo mới

Ý kiến chung của nhiều người (chuyên môn hoặc không chuyên môn về nhạc) đã nghe, dùng hoặc thí nghiệm sáo “Lôi-Tiên 1950” đều hoan nghênh sáng kiến đó và mong muốn sự phổ biến nó trên 1 quy mô rộng rãi.

Nhưng nhìn vào thực tế, số sáo mới đã hoàn thành hoặc đã phát hành còn quá ít ỏi đối với nhu cầu của phong trào.

Trước nạn khủng hoảng thiếu đó, với sự tán thành và giú đỡ trực tiếp (về ý kiến cũng như trong các thí nghiệm) của 2 anh Lôi, Tiên, chúng tôi mạnh dạn trình bày một ít kinh nghiệm về phương pháp chế tạo sáo trúc. Mong các bạn xa, gần có lưu tâm đến vấn đề ghóp thêm ý kiến hoặc bổ khuyết, sửa chữa những chõ sai lầm, khiếm khuyết.

Một mặt khác, vì mục đích thực hành và phổ thông, chúng tôi đã giản dị hoá rất nhiều khi đả động đến lý thuyết khoa học về Âm thanh cũng như khi áp dụng hay suy diễn các công thức một cách chủ quan. Mong các nhà khoa học cũng lượng thứ.

Chương II

LÝ THUYẾT VỀ SÁO

A- Bộ phận ống sáo

Sáo trúc là 1 nhạc cụ hết sức giản dị, thành phần nó gồm vẻn vẹn:

1- Một ống rỗng lòng, trên thân ống, ở 1 đầu là lỗ thổi, theo 1 hàng dọc cùng hàng với lỗ thổi ở đàu kia là 1 chuỗi những lỗ phím.

2- Trong lòng ống, sát mép lỗ thổi, phía không có phím có 1 cái nút :

7 6 5 4 3 2 1


Hình 1 : Sáo trông bên ngoài

Nút chận Lòng ống sáo

Hình 2 : Sáo bổ dọc

B – Cách phát thanh và âm thanh của sáo

Muốn thổi sáo thành tiếng, nhạc công cầm ngang thân sáo, dựa mép lỗ thổi vào môi dưới, xếp hai môi 1 cách thích hợp và “tia” hơi thổi vào bờ lỗ thổi đối diện với môi. Muốn thay đổi cao độ tiếng sáo có 2 cách:

1. Thay đổi cường độ (sức mạnh) tia hơi thổi : khi bịt các lỗ phím và thổi nhè nhẹ đủ để phát ra tiếng, ssáo cho nốt Đô4 ; thổi mạnh hơn sáo sẽ nẩy tiếng Đô5; mạnh hơn nữa âm thanh phát ra sẽ là Sol5…

2. Thay đổi cách bịt lỗ phím : Ta đánh số các lỗ phím theo thứ tự như hình vẽ. Bịt cả 7 phím, sáo cho âm thanh cơ bản của sáo (nốt trầm nhất) khi ta thổi đủ phát thành tiếng. Vẫn giữ nguyên cường độ tia hơi đó, ta buông phím 1: âm thanh phát ra sẽ cao hơn thanh cơ bản. Buông thêm phím 2, âm thanh phát ra lại cao hơn lên 1 bậc nữa, và cứ cao lần lên mãi cho tới khi ta buông cả 7 phím. Nếu ta lại bịt tất cácc phím để lại mở dần từng phím theo thứ tự : 1, 2, 3, ….7 trong khi ta tăng cường độ tia hơi thổi lên, sáo sẽ cho một chuỗi âm thanh giống như chuỗi âm thanh trước nhưng cao hơn 1 lớp (octave). Chẳng hạn, với tia hơi nhẹ, ta có chuõi âm thanh: Đo4, Re4, Mi4, Fa4, Sol4, La4, Si4 với tia hơi mạnh hơn (cùng một thứ tự mở phím) ta có thể có : Đo5, Re5, Mi5, Fa5, Sol5, La5, Si5…

C - Lý thuyết âm học áp dụng vào sáo

Vật lý học đặt âm thanh vào loại những hiện tượng tuần hoàn cũng như ánh sáng và điện. Nguyên nhân phát sinh âm thanh là những “chấn động”, điều mà ta có thể xác nghiệm 1 cách thô sơ bằng cách sờ ngón tay vào 1 dây đàn đang rung thành tiếng.

Một đặc tính cơ bản của âm thanh, cao độ, có quan hệ trực tiếp với số những rung động của vật phát âm trong một thời gian nhất định.Nếu ta lấy đơn vị thời gian là 1 giây đồng hồ thì số những âm ba (rung động) của một thanh âm a nào đó phát ra trong khoảng thời gian đó gọi là tần số âm a.

Áp dụng nhận thức vào ống sáo, có một số điểm ta nên lưu ý:

1. Nguyên nhân sự phát thanh của ống sáo là do cột không khí trong ống sáo rung động (chứ không phải là do thân sáo rung).

2. Động cơ sự rung động là tia hơi từ môi đập vào bờ lỗ thổi rồi tở ra, phần ra ngoài, phần vào trong lòng ống, ví như luồng sóng thác xô vào 1 ghềnh đá làm nước chung quanh chỗ đó cuộn xoáy lên. Tia hơi có thể làm rung động sang không khí trong ống (trường hợp sáo cựa gà).

3. Cao độ những âm thanh của sáo do 2 điều kiện quyết định:

a. Cường độ tia hơi thổ,

b.Kích thước ống sáo.

Cường độ - Luật các hoạ thanh(harmonique) : Âm học cho ta biết là những âm thanh do các nhạc cụ phát ra không phải là những đơn âm mà là những tạp âm tức là mốt số những đơn âm hợp lại. Nếu ta thí nghiệm bật một dây đàn cho nẩy thành tiếng và chú ý lắng tai nghe, thì ngoài âm thanh chính, trầm nhất, - thanh cơ bản, -ta còn nghe thấy những hoạ thanh, tức là những âm thanh mà tần số là những bội số (multiple) của tần số thanh cơ bản. Thí dụ ta nẩy dây La ở đàn guitare thì ngoài nốt La2 (cơ bản) ta có thể nghe thấy (nhỏ hơn) những âm thanh La3(tần số gấp đôi La2) Mi3 (tần số gấp 3 La2) La4 (tần số gấp4 La2) và có thể tới Do4 (tần số gấp 5 La2)… Vậy sự gia tăng cường độ tia hơi thổi có thể coi như có hiệu lực là làm trổi lên, lần lần, những hoạ thanh của âm cơ bản ống sáo. Nếu tần số âm cơ bản là n, thì những hoạ thanh xếp theo thứ tự sẽ có những tần số 2n, 3n, 4n, 5n …Thực tế, cường độ của tia hơi chỉ tới 1 mức nào thôi. Vì vậy nếu tương đối những hoạ thanh 2n, 3n có thể đạt được dễ dàng, những hoạ thanh 4n, 5n rất khó thực hiện và coi như ở ngoài tầm giọng ống sáo.

c.Kích thước ống sáo -Định luật Bernoulli: Định luật Bernoulli cho ta biết tương quan giữa kích thước ống sáo và cao độ của âm thanh cơ bản bằng phương trình:

L = V / 2n (1)

L : chiều dài ống sáo

V : vận tốc truyền âm trong không khí

n : Tần số của thanh cơ bản

Suy diễn công thức Bernoulli , ta thấy mấy điểm :

a).Chất ống (vật liệu làm sáo) không ảnh hưởng gì tới cao độ các âm thanh;

b).Chiều dài ống sáo tỉ lệ ngược với tần số âm thanh, ống càng dài, âm thanh càng thấp; ống càng ngắn âm thanh càng cao;

Đối chiếu với cách phát thanh của sáo, ta có thể coi ống sáo là một áp dụng công thức Bernoulli mà những lỗ phím là những “nấc” rút ngắn dần chiều dài ống sáo lại, để âm thanh cao mãi lên.

Chỗ khó trong công việc làm sáo là cách tính kích thước sáo, nghĩa là chiều dài sáo và chiều dài các phím.

Về chiều dài ống sáo, công thức L=V/2n sẽ giúp ta tính dễ dàng nếu ta biết tốc độ truyền âm V và tần số thanh cơ bản n.

Về chiều dài các phím, nếu ta coi mỗi phím là một ống sáo rút ngắn, ta có thể suy :

So sánh 2 ống L và L’ : L= V/2n ; L’= V/2n’

Vậy : L/L’ = (V/2n) / (V/2n’)

L/L’ = n’/n (2)

Như thế chiều dài L’ của phím sáo có thể tính ra khi ta biết chiều dài L (của sáo) và tỉ số n’/n của tần số n’ âm thanh phím và tần số n thanh cơ bản

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-24.ttvn 

 

Cái hình ở trên là bảng tính toán cao độ ông sáo Đô theo như ông Nguyễn Hồng Thái đề nghị ở trang số 8 trong cuốn sách dạy sáo 6 lỗ . Cột "hole freq" biểu thị độ cao của các nốt.

 

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-25.ttvn

 

Dưới đây là cao độ ống sáo của ông Trần Thanh Trung, có bán tại TP HCM. Tính toán dựa vào lượng hơi thổi trung bình (vì thổi nhẹ có thể giảm đi gần nửa cung, thổi mạnh tăng gần nửa cung), nhiệt độ xung quanh là 30 độ Celcius.


 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-25.ttvn

 

@leehonso:  Làm sao biết được cao độ sáo lệch 1 tí ? và 1 tí là bao nhiêu cung hay bao nhiêu cent ? cách đo đạc như thế nào ? Theo tôi cách đơn giản và chính xác như sau: Dùng chương trình Cool Edit để ghi âm tiếng sáo và phân tích tần số. Ghi chú ngày giờ và nhiệt độ trong phòng thu, thổi sáo khoảng 5-10 phút trước khi thực sự thâu âm. Thí dụ thổi solo chầm chậm bài Làng tôi của Văn Cao với luồng hơi đều đặn không mạnh không yếu, không để ý sự lạc giọng của sáo hay không, micro cách xa khoảng 1m. Thu xong rồi thì analyze tần số của các note thì mới biết rõ gần đúng sự sai lệch, xác định được rồi thì mới có thể sửa sáo lại cho tốt hơn. Vật lý đã chứng minh là không thể nào làm được 1 ống sáo chính xác hoàn toàn 100% cho tất cả các note từ Đô1 đến Mi3. Ngay cả sáo Tây phương cũng có sai lệch, nhưng sai lệch đó cho phép và đã được quy định rõ ràng, họ lại dùng máy thổi để đo lường, do đó không có yếu tố chủ quan tác động vào, cũng nhờ vậy mà Flute mới có thể tham gia vào các giàn giao hưởng. Ở VN chưa có ai đề nghị 1 phương pháp nào để tiêu chuẩn hóa ống sáo, nên ứng dụng của nó vào hòa tấu khó khăn. Tôi có xem 1 số tài liệu dạy sáo của VN thi cách bấm các nốt từ Đô3 trở lên cũng khác nhau, cách nào đúng nhất thì cũng phụ thuộc vào cách làm sáo và còn nhờ vật lý xác định nữa. Còn CylFlute thi do tôi viết riêng để thiết kế và kiểm nghiệm ống sáo (tôi chưa hoàn chỉnh xong, nếu bạn muốn có thì sau này xong tôi sẽ gửi qua email), các công thức thì đã có sẵn ở các trường đại học.


@foolagain: không phải ống sáo nào của ông NĐN cũng là đúng âm chuẩn, cái khó của người làm sáo là không thể làm 1 loại sáo đáp ứng 1 lúc cho hàng triệu người thích sáo với những gu khác biệt. Người Nam kẻ Bắc lại có những âm giai ngũ cung khác biệt nhau, lại muốn dùng 1 ống vừa chơi nhạc Tây phương (hệ bán cung) vừa đệm thơ Tao Đàn (hệ ngũ cung), v.v... cho nên mới có loại sáo cải tiến (không hoàn toàn là bán cung, cũng không hoàn toàn ngũ cung), tuy nhiên các nghệ sĩ tài ba vẫn dùng được loại sáo này cho 2 loại nhạc (ở 1 mức độ nào đó), các kỹ thuật gia giảm đã có ghi trong các sách dạy sáo. Năm 1972 tôi đến nhà ông NĐN mua sáo, thấy có nhiều loại khác nhau, tôi mua 1 ống sáo gỗ vừa túi tiền (cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ). Nhằm lúc trời mưa kéo dài tôi không ra về được, ông chỉ cho tôi vài cách thổi v.v. rồi đem cho tôi xem cái ống sáo cẩm lai đen trắng của ông đã từng đi lưu diễn ở Âu châu, tôi nhận thấy các lỗ trên cây sáo đó có lỗ to lỗ nhỏ, cự ly xa gần khác nhau, hoàn toàn khác hẳn với sáo tôi mua. Lúc ấy trước mặt 1 Master về sáo tôi không đủ kiến thức và can đảm để hỏi tại sao, cũng vì lý do đó mà sau này tôi mới tìm hiểu thêm về vật lý. Vì thì giờ hạn chế, lần tới tôi sẽ post 1 sơ đồ để bạn đo cự ly ống sáo, dựa vào đó tôi mới kiểm nghiệm tần số được


 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

 http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-26.ttvn

 

 

 

 

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-27.ttvn

em thấy 2 pác fool và saonhom bàn về tỷ lệ sáo nhiều quá , nhân tiện cũng post bảng tỷ lệ làm sáo TQ mà em sưu tầm dc , xin nhờ test hộ dùm cái, vì em làm ra thấy nó thổi sao sao ấy, ko giống với cao độ của organ :


 

 

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-26.ttvn

@foolagain: Như đã hứa, tôi post sơ đồ dưới đây để bạn ghi số liệu, rồi tôi sẽ test cho bạn. bạn ghi như sau nhé:


Thí dụ: Ống sáo có D=12 mm (đơn vị đo là mm)


vị trí 1: L=50,5  a=6,5  b=8  d=2,2  1lỗ


vị tri 2: L=70  a= 7  b=9  d=2,5   2 lỗ


.......



(Thủa ban đầu tôi không màng đến chuyện ống sáo đúng hay sai. Miễn sao mình thổi mình thấy hay là được. Về sau quen thêm bè bạn, đứa chơi ghi-ta, đứa đánh piano, cùng nhau hòa tấu mới thấy trở ngại lớn nếu ống sáo bị lạc giọng, chưa nói đến lỗ tai bị tẩu hỏa ...)


 

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
bearbie:

http://www.ttvnol.com/f_377/450092/trang-6.ttvn

Mấy pác ơi, có ai có kinh nghiệm về việc chế tạo sáo trúc ko , Nếu có thì xin hướng dẫn em về những điểm sau , em xin đa tạ :
+ Trúc loại nào và ở địa phương nào là tốt nhất cho việc làm sáo ?
+ Sáo nên dài khoảng bao nhiêu là vừa ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Barem khoảng cách giữa các lỗ nên như thế nào để có cây sáo chuẩn nhất ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Sau khi chế tạo xong có cần ngâm sáo vào nước muối đậm trong 1 tuần hay ko ?

Theo kinh nghiệm vừa chế vừa phá của em thì barem cho sáo Do là :
+ lỗ thổi : 9mm
+ các lỗ khác khoảng 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ thổi đến lỗ 6 : 124 mm
+ khoảng cách từ lỗ 6 đến lỗ 5 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ 5 đến lỗ 4 : 15 mm
+ khoảng cách từ lỗ 4 đến lỗ 3 : 17,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 3 đến lỗ 2 : 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ 2 đến lỗ 1 : 22,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 1 đến lỗ thoát âm 1 : 28,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 1 đến lỗ thoát âm 2 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 2 đến lỗ xỏ dây : 3,5 mm

Sáo Do có đường kính bên trong là 14 mm, độ dày khoảng 2--3 mm

Theo mấy huynh thì barem của em có gì ko hợp lý ko ? Xin nhờ mấy huynh chỉ bảo thêm cho

mình sẽ đóng góp thêm, trước hết mình có ý kiến là các lỗ không phải là 8mm đâu nhé, tuỳ thuôc mỗi lỗ sẽ có kích thước là 8.5mm hay là 8mm

Mấy pác ơi, có ai có kinh nghiệm về việc chế tạo sáo trúc ko , Nếu có thì xin hướng dẫn em về những điểm sau , em xin đa tạ :
+ Trúc loại nào và ở địa phương nào là tốt nhất cho việc làm sáo ?
+ Sáo nên dài khoảng bao nhiêu là vừa ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Barem khoảng cách giữa các lỗ nên như thế nào để có cây sáo chuẩn nhất ?( cho từng loại sáo như : sáo Do, sáo Re , ....)
+ Sau khi chế tạo xong có cần ngâm sáo vào nước muối đậm trong 1 tuần hay ko ?

Theo kinh nghiệm vừa chế vừa phá của em thì barem cho sáo Do là :
+ lỗ thổi : 9mm
+ các lỗ khác khoảng 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ thổi đến lỗ 6 : 124 mm
+ khoảng cách từ lỗ 6 đến lỗ 5 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ 5 đến lỗ 4 : 15 mm
+ khoảng cách từ lỗ 4 đến lỗ 3 : 17,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 3 đến lỗ 2 : 8 mm
+ khoảng cách từ lỗ 2 đến lỗ 1 : 22,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ 1 đến lỗ thoát âm 1 : 28,5 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 1 đến lỗ thoát âm 2 : 14 mm
+ khoảng cách từ lỗ thoát âm 2 đến lỗ xỏ dây : 3,5 mm

Sáo Do có đường kính bên trong là 14 mm, độ dày khoảng 2--3 mm

Theo mấy huynh thì barem của em có gì ko hợp lý ko ? Xin nhờ mấy huynh chỉ bảo thêm cho

mình sẽ đóng góp thêm, trước hết mình có ý kiến là các lỗ không phải là 8mm đâu nhé, tuỳ thuôc mỗi lỗ sẽ có kích thước là 8.5mm hay là 8mm

 
Top 150 Contributor
đại cầm thủ
e thì chẳng có tý kinh nghiệm nào kả
Lỗ ngọc sơn 26 ngách 55/38 hoàng hoa thám ba đình yahoo canphongmauxanh_1993@yahoo.com.vn
Page 1 of 2 (16 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems