Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Tình hình là em mới qua nhà anh Chuyên, lựm về cây sáo TQ tone G. Sau khi mang về hí hoáy dán gỡ rồi dán ... rồi thử thì em chợt nhận ra không biết làm sao thổi note F# bằng cây sáo này. Do thiết kế hơi của cây sáo TQ này hơi khác với cây sáo G của VN. mở hết các ngón thổi ra F chứ không phải F# như sáo G ở VN. Các bác có cao kiến gì xin chỉ giáo. Xin đa tạ.
mở hết các ngón thổi ra F chứ không phải F#? em chưa nghe bao giờ.nếu là Fa thì mở lỗ fa bịt tất lại thổi hơi mạnh sẽ không bao giờ ra được sol2.nhưng nếu vậy thì cái video dưới này giải thích sao?
Tsai wang lung chơi bài này bằng cây alto C( sol trầm) ông này thổi nốt sol2 bằng cách trên.nếu cây sáo của bác mở như vậy mà lên đc sol2 thì suy ngược lại thổi Fa# = thế bấm nốt si giáng của sáo đô là đc.còn không thì chịu rùi
Bán sáo,tiêu,sáo mèo
LH yà hú: laohac_28491
http://damsan.net/forums/t/8375.aspx
^^ Nó hổng hiểu sao tàu . Để lát nữa nó mang cây sáo qua anh, anh chỉ cho nó hiểu . Không ngẫu nhiên mà trung quốc lại ký hiệu tone của 1 cây sáo ngay ở nốt thứ tư trên cây sáo việt nam . Cây sáo C tàu không cần nốt fa# cũng như cây sáo đô 6 lỗ của việt nam không có nốt fa# . Các bạn cũng nên tìm hiểu tại sao người trung quốc khi chơi sáo họ có thể thị tấu những nốt nhạc thấp hơn nốt đô trong khi đó việt nam thì chịu chết . Nếu lỡ bản nhạc có nốt nào dưới đô đều phải dịch giọng lên mới thổi được .
Hì em kiến thức còn nông cạn, nhiều điều còn chưa hiểu, các bác thông cảm :D
Ầy, thì ra vấn đề không nằm ở cây sáo mà nằm ở chỗ nội công em quá yếu kém. Sau khi qua nhà đại ka Chuyên về đã thông ra nhiều điều, mà điều quan trọng nhất là phải chăm chỉ tập luyện hơn nữa. Thanks đại ka.
Bạn có thể giải thích cho mình được ko bạn. Tại sao lại chơi đc những nốt nhạc thấp hơn nốt đô, nhờ cái màng ah bạn.
theo tui biết thì cây sáo giọng sol trưởng mở tất cả các ngón (thế bấm nốt si ở sáo đô) thì âm phát ra là fa# chứ nhỉ
chơi nốt thấp hơn nốt đô thì trên cây sáo đô thì... bịt lỗ định âm lại :D chứ chưa nghe bao giờ
sáo tàu thì tui không hiểu tí gì
thổi nốt thấp hơn đô thì dùng cây sáo giọng khác, thấp hơn.
Nó là nốt F già bạn hoặc F# non tùy vào cách đặt môi nữa. Còn bịt thế giống như si giáng ở sáo VN thì ra F. Hiểu biết nông cạn, mong các bác đừng ném đá.
chodoiquakhu: theo tui biết thì cây sáo giọng sol trưởng mở tất cả các ngón (thế bấm nốt si ở sáo đô) thì âm phát ra là fa# chứ nhỉ chơi nốt thấp hơn nốt đô thì trên cây sáo đô thì... bịt lỗ định âm lại :D chứ chưa nghe bao giờ sáo tàu thì tui không hiểu tí gì thổi nốt thấp hơn đô thì dùng cây sáo giọng khác, thấp hơn.
Vấn đề không phải là có thổi được nốt thấp hơn nốt đô hay không mà có thể nhìn bản nhạc có nốt nhạc thấp hơn nốt đô để thổi được không ( đó gọi là thị tấu ) . Hiểu hông ?
Vậy ví dụ như bài "Làng quan họ quê tôi" bản nhạc giọng rê trưởng nốt thấp nhất là la4 vậy dùng sáo la4 vừa nhìn bản nhạc vừa thổi chậm chạp có được gọi là thị tấu không?
chodoiquakhu: Vậy ví dụ như bài "Làng quan họ quê tôi" bản nhạc giọng rê trưởng nốt thấp nhất là la4 vậy dùng sáo la4 vừa nhìn bản nhạc vừa thổi chậm chạp có được gọi là thị tấu không?
Chả ai làm như vậy cả . Nếu làm như vây mỗi cây sáo nhìn nhạc mỗi kiểu à ? Vậy có bao nhiêu tone sáo , tiêu liệu bộ não của chúng ta có đủ sức để xử lý cách đọc nhạc khác nhau trên mỗi tone sáo khác nhau không ?
Ở Việt Nam dùng cây sáo đô làm chuẩn , bịt hết lại là ra nốt đô thấp nhất . Tất cả những tone sáo khác đều phải theo cây sáo đô . 1 tone sáo bất kỳ khi bịt hết cho dù nó ra nốt gì ta vẫn mặc định nó là nốt đô và từ đó tính lên . Có như thế ta mới quy về một cách thị tấu duy nhất - đó là cách thị tấu trên cây sáo đô , giảm bớt mức độ rắc rối .
Ở Trung Quốc nó dùng cây sáo tương đương với cây sáo sol trầm của mình làm sáo chuẩn và người ta gọi cây sáo đó là cây sáo C ( sáo tone đô ) . Mở 3 ngón ở phía dưới ra là nốt đô . Người ta chạy gam đô trưởng từ vị trí mở 3 lỗ phía dưới . Như vậy cây sáo đô của người ta có thể chơi được nốt thấp nhất có thể là nốt sol trầm . Những ca khúc thông thường, thường nằm trong tâm âm đó nên chơi bình thường mà không cần dịch giọng .
Nếu chạy gam đô trưởng bắt đầu từ vị trí mở 3 lỗ phía dưới thì đến khi mở hết các ngon ra đó là nốt F# ( đang nói đúng chuẩn theo sáo Việt Nam ) , nốt F# là nốt phụ thôi - trên cây sáo đô 6 lỗ của Việt Nam cũng không có nốt F# . Sáo 6 lỗ Việt Nam muốn có F# thì bấm nửa lỗ nốt G . sáo C Trung Quốc muốn thổi ra được nốt F# thì mở hết các ngón ra và thổi mạnh hơi hơn 1 chút . vậy thôi !
Thế này có phải dễ hiểu không. Đấy là sự khác nhau giữa sáo ta và sáo tàu, khác nhau về thế bấm chạy gam ở cây sáo chuẩn.
Tui thắc mắc một vấn đề nữa là:
VD: bài làng quan họ quê tôi, sáo ta phải dịch từ rê trưởng lên fa trưởng để thổi được ở sáo tone đô, sau đó dùng sáo la trầm thổi theo thế bấm gam fa trưởng ở sáo đô thì sẽ ra gam rê trưởng
còn với sáo tàu bản nhạc có nốt sol thấp vẫn vừa nhìn vừa thổi (thị tấu) được
vậy gặp phải những bản nhạc có nốt thấp hơn sol thì họ có thị tấu được nữa không hay phải dịch giọng
Đương nhiên phải dịch giọng . Nhưng tìm các ca khúc có nốt nhạc thấp hơn nốt sol trầm hơi bị hiếm đó . Trong khi đó các ca khúc có nốt thấp hơn nốt đô thì nhóc .
đã rõ ràng, cảm ơn ông nhiều nha :D
với những bản nhạc có nốt thấp hơn nốt đô 5...tôi đều đọc cho nó lên 3 nốt hết khi thổi...đọc như thế mãi rồi quen, thị tấu được những bài mình đã nghe nhiều...Hồi trước tôi còn đọc thị tấu cho cao hơn 1 nốt nếu có nốt si trầm, đọc tăng lên 2 nốt nếu có nốt la trầm nữa nhưng với sáo 6 lỗ bằng nhau bị sai đi, nhiều nốt bị lạc đi nửa cung nên ít khi dùng nữa...Bây giờ thì ít dùng nên chỉ đọc thị tấu được bằng cách tăng lên 3 nốt thôi...như vậy là cũng làm như Tàu rồi từ hồi nào mà không biết...dễ lắm bạn nào đã biết đọc nốt rồi bây giờ cứ tập nhìn vào đọc tăng lên 3 nốt đi, đảm bảo trong vòng 1 tuần là nhuyễn nhừ...