Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Bán sáo trúc, nứa, tiêu trúc chất lượng tốt, giá rẻ, tại Hà Nội (chuyển phát nhanh toàn quốc) - caotriminh_hp 0973 410 400

rated by 0 users
This post has 46 Replies | 5 Followers

Top 10 Contributor
Male
cầm sư cấp 4

@ Anh Minh: Em sẽ cố gắng liên lạc với chú ấy.

@Caysaogo: CLB chúng cháu thành lập không được bao lâu, rất cần những kinh nghiệm của những người đi trước như chú, mong tin chú.



Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Một số thắc mắc và kinh nghiệm về sáo trúc. Các nguyên nhân, hiện tượng về sáo mình sẽ giải thích bằng kiến thức vật lý, theo cách hiểu của mình. Mong được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến.

Một số kinh nghiệm về sáo:

1.      Sáo nứa dễ vỡ hơn sáo trúc, còn sáo trúc thì dễ nứt hơn sáo nứa:

-         Sáo nứa thường mỏng và không có mắt cứng như sáo trúc nên khi bị rơi, bị dẫm sẽ dễ vỡ. Sáo trúc thì dày, vỏ cứng, thường kèm thêm nhiều mắt cứng nên khi bị dẫm khó vỡ(sáo trúc của mình đã dẫm thử và không vỡ).

2.      Sáo trúc dễ nứt hơn sáo nứa:

-         Vỏ trúc rất cứng, thành sáo dày và thớ trúc dễ dãn nở khi ngấm nước. Thời tiết ở Miền Bắc thì có thời tiết nóng - ẩm, lạnh -  khô. Mùa nóng ẩm thì không vấn đề gì, mùa  lạnh khô thì sao? Khi thổi khoảng 2 bài, hơi nước từ hơi thổi vào sáo sẽ bị ngưng tụ thành nước do lạnh. Lúc này, sáo đang ở trạng thái khô(vì thời tiết lạnh khô mà), nước ngưng tụ trong lòng sáo, ngấm vào thành trong sáo, làm phía trong thành sáo giãn nở mạnh, vỏ sáo cứng bị giãn nở đột ngột gây nứt.

Đấy là lý thuyết, chứ thực tế thổi cũng khó nứt, nhưng nếu nhúng nước thì khả năng nứt sẽ rất cao.

Khắc phục: Quấn dây quanh sáo trúc, vừa trang trí luôn.

(Tham khảo câu hỏi: Đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày hay mỏng thì cốc sẽ dễ vỡ?

khi rót nước sôi vào ly thủy tinh dày, nhiệt độ cao sẽ làm ly dãn nở nhưng do quá dày, nhiệt không thể truyền kịp qua lớp thủy tinh, do đó lớp trong thì dãn, nhưng lớp ngoài thì chưa nên gây ra hiện tượng vỡ thế nên dùng cốc thuỷ tinh mỏng thì tốt hơn nhưng mún cốc ko vỡ ( dù dày hay mỏng ) thì nên đổ 1 ít nước vào cốc tráng đều lên cho nó dãn nở đều rồi hãy rót nước vào).

 

·        Vậy nên dùng sáo trúc hay sáo nứa?

-         Các bạn vào trong đây tham khảo ý kiến nhé: http://damsan.net/forums/p/3277/25551.aspx

·        Nên dùng sáo trúc, nứa hay thủy tinh, sắt thép?

Mình thì dùng sáo nứa hoặc trúc, vì mình cũng giống như bao  người Việt Nam khác, thích dùng sáo trúc nứa và thích nghe âm thanh của trúc nứa phát ra. Nếu một ngày nào đó, người ta làm ra chất liệu giống như trúc nứa và sản xuất hàng loạt thì mình vẫn thích chặt trúc nứa về làm, vì đoạn trúc nứa đó là sản phẩm của tự nhiên, nó là duy nhất.

 

3.      Hiện tượng sáo thổi một thời gian thì “vỡ tiếng”?

Các thầy, các anh trong trường HV âm nhạc Quốc Gia VN vẫn thường hay nói, sáo thổi càng lâu thì càng hay, sáo mới làm ra thì chưa “vỡ tiếng”, cần thổi một thời gian dài thì tiếng sáo mới êm dịu, ngọt ngào. Khi mình hỏi các thầy, các anh: “Tại sao lại thế?” thì lại chưa được trả lời.

-         Mình trả lời theo các hiểu của mình: Mình đưa ra sự so sánh, hãy hình dung lòng ống sáo giống như lòng sông suối. Khi cây sáo vừa mới làm xong, giống như lòng sông mới được đào lên vẫn còn nhiều đất đá ngổn ngang, nước trôi qua lòng sông ngổn ngang đất đá đó sẽ có sự va vấp. Lòng sáo cũng vậy, làn gió trôi trong lòng sáo giống như nước trôi dưới lòng sông, lòng sáo mới làm, chưa nhẵn bụi sẽ gây tiếng sôi, và nhiều vụn bụi cản trở.  Sau thời gian thổi nhiệt tình, những vụn bụi đó sẽ bị thổi trôi và bào nhẵn mịn(nhẵn bóng như là những viên sỏi dưới lòng suối). Ai chưa tin vào sức mạnh của gió thì có thể tham khảo trong đây: http://azco.vn/thaibinh/Tintucdetail.aspx?TintucID=3 , hoặc download file:  http://www.mediafire.com/?7qh6mcbq1t636b6

-         Vậy sáo mới mua về, thổi bao lâu thì “vỡ tiếng”?

Trả lời: Còn tùy vào chất liệu cây sáo. Sáo nhựa, thủy tinh, sắt thép thì có lẽ thổi mãi vẫn thế. Còn sáo trúc, nứa… thì còn tùy vào độ già, non, chất trúc nứa,  tùy vào người thổi nhiều hay ít, khỏe hay yếu. Với mình, cây mới mua về thì sẽ tích cực thổi quãng 3, thổi vào mùa lạnh vì lạnh sẽ làm hơi nước ngưng tụ, gió và nước sẽ làm lòng sáo nhanh được rửa trôi.

 

4.      Có lời khuyên, sáo mới mua về nên đổ muối hạt vào lòng rồi treo 1 tháng?

Giải thích:

-         Thứ nhất: Các hạt muối li ti sẽ lấp kín các vết lõm trong lòng sáo, làm cho lòng sáo phẳng hơn.

-         Thứ hai(Cốt yếu): Muối là tinh thể ngậm nước, khi thổi hơi ẩm vào, lòng sáo nhanh chóng bị ẩm ướt nhờ có tinh thể muối ngậm nước và lòng sáo tiếp tục được nước làm nhẵn, phẳng. Cách này hay hơn là mỗi khi thổi lại nhúng sáo vào nước.

5.      Cây sáo cũ có phải là cây sáo giá trị thấp?

-         Ngược lại, một cây sáo còn mới sẽ không giá trị bằng chính nó sau khi được dùng cũ đi. Nhìn cây sáo cũ sẽ nhận thấy được sự luyện tập nhiều của người chủ sáo, thấy được giá trị tốt của nó(nếu nó không tốt thì sẽ bị “loại” đi rồi). Cây sáo với nhiều vết mòn nơi miệng thổi, hệ thống lỗ bấm sẽ “nói lên” được “nước thời gian”, “tuổi tác” của nó và thời gian luyện tập của người chơi. Và điều cực quan trọng, đó là sáo đã được luyện “Vỡ tiếng”.

6.      Sáo dùng càng lâu thì càng hay?

-         Lý do 1: Đúng vì người chơi đã có thời gian để làm quen với sáo,  quen với âm thanh của cây sáo nên chơi tốt hơn.

-         Lý do 2: Sáo đã luyện đến độ “Vỡ tiếng”.

7.      Bảo quản sáo:

-         Coi sáo như “người yêu”.

-         Tránh tác động ngoại lực mạnh.

-         Tránh nóng khô: Có anh thổi sáo xong đã để sáo lên trên màn hình máy tính(chỗ thông gió vì nghĩ rằng để lên đó nhanh khô sáo), và hơi nóng khô đã làm sáo nứt.

-         Tránh ẩm mốc: Thổi xong thì treo lên nơi thoáng gió, có thể là ở cửa sổ hoặc treo trước quạt(mùa lạnh thì cần làm, mùa nóng thì không cần thiết).

-         Nếu lỡ bị ẩm mốc rồi thì dùng bông mềm lau lòng sáo, treo khô, chấp nhận vết mốc đen trong lòng(Thú thực là sáo mình cũng bị đen lòng, sáo của thầy Vượng, anh Bùi Công và nhiều người cũng vậy).

-         Tránh mối mọt: Thổi nhiều.

-         Nếu lỡ bị mọt: Nhúng vào nồi nước sôi, chết cả mọt và trứng mọt.

$$_Bán sáo trúc chất lượng - 80k_$$ Nick Yahoo: caotriminh_hp Đt: 0973 410 400. Họ tên: Cao Trí Minh Sinh ngày: 30/04/1989 Thường trú: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Sở trường: Sáo ngang 10 lỗ, sáo Mèo.
Page 4 of 4 (47 items) < Previous 1 2 3 4 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems