Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Khởi động chương trình nghiên cứu và ứng dụng sáo, tiêu 11 lỗ - Tinh túy của miền Nam

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Posted: 12-04-2007 8:20

Trước hết , để có cái nhìn khái quát về sáo 11 lỗ mời các bác vào trang này xem các chi tiết :

http://www.nguyendinhnghia.net/

                   Learning flute

                       Sáo 11 lỗ

ở trên trang web có đoạn chị Đoan Trang có nói : "Để khắc phục dc khuyết điểm của cây sáo 10 lỗ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa khoét thẳng cây sáo với 10 lỗ bấm chứ ko phải với 6 lỗ bấm và mở thêm 4 lỗ". Theo như em hiểu thì cách khoét lỗ sáo của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa sẽ theo thứ tự như sau : lỗ định âm -> DO -> Do# -> Re -> Re# -> Mi -> Mi# -> ....La#-> Si. Rất mong chị Doantrang có lời giải đáp cho em dc hiểu.

Quay về vấn đề ứng dụng sáo 11 lỗ, em có nhận xét sau : âm vực của sáo Do 11 lỗ là xuống dc đến note Si ( thay vì Do như sáo Do 10 lỗ). như vậy âm vực của sáo Do 11 lỗ là tương đương với Clarinet, như vậy trong vấn đề ứng dụng ta có thể sử dụng sáo 11 lỗ cho toàn bộ các tác phẩm của Clarinet. Thêm nữa là cách bỏ ngón của sáo 11 lỗ thuận với các cơ tay nên người học sẽ nhanh thực hiện dc các động tác luyến láy hơn là khi tập sáo 10 lỗ. Ngoài ra việc vuốt ngón từ Si4 -> Do5 cũng khiến cho đoạn nhạc sẽ trữ tình hơn ( việc bày hơi khó thực hiện trên tiêu 11 lỗ).

Sắp tới ( khoảng 1 tháng nữa), em sẽ cho ra lò lô sáo 11 lỗ đầu tiên, sẽ test thử nghiệm trong anh em miền nam trước khi Bắc tiến (hy vọng anh em miền bắc cũng ủng hộ chương trình này để sáo trúc Việt Nam thêm phong phú).

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
hay, mặc dù dạo này tui đau ốm triền miên nhưng cũng xin tham gia khoét sáo 11 lỗ như kiểu trên xem sao, có kinh nghiệm gì truyền cho tui với nhé, Yes
rockfan22003@yahoo.com
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

không phải hay mà là quá hay. em nghe bác nói mà thấy hết sức phấn khích! em ủng hộ bác cả 10 ngón tay luôn ( nói như vậy nghe cho nó nhiều!Smile)  nhưng bác này , khi nào có thì gửi cho em cây đầu tiên nha ( tham một tí!Smile ) chúc cho bác sẽ sớm thành công trong việc chế tạo sao 11 lỗ!

mà tiện đây bác cho em hỏi là bao giờ em mới có được màng cây năng hả bác???? em chờ dài cả cổ ra rồi đó! 

bác thoong ốm suốt từ hồi ấy tới giờ chưa khỏi cơ à?? khổ thân! vậy bây giờ bác đã hết liệt giường chưa?? 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
đây là một bước tiến đáng nể hoặc một bước lùi đáng kể, he he he, đứng về phương diện cải tiến thì em mới thấy được có chữ cải, còn tiến hay ko thì phải có cao thủ bỏ công ra luyện tập để thành thục. bởi vì khi từ giã cây 6 lỗ chuyển sang 11 lỗ, mọi ngón ngiếc gì đều đổi sạch, chưa kể cái ngón út bé xíu kia liệu có diễn tấu đựơc những kĩ thuật về ngón hay không nhỉ, em ko chê bai hay phản bác gì hết đâu nhé, nhưng em e ngại việc mất đi sự giản dị của cây sáo trúc trong khi cái đem lại thì ko lớn hơn bao nhiêu! thiển ý có phần hơi cổ hủ, mấy bác đừng bắt lỗi nhé!Zip it!
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Not Ranked
tiểu cầm thủ
 

Lee thân mến

Cho chi nói thêm 1 chút về cây sáo 11 lỗ , ba chị đã cải tiến từ năm 1976 , do kinh nghiệm khóet sáo , ông tính cách đếm các lỗ từ huyệt khẩu xuống lỗ gần nhất là ngón cho nốt Si , tay trái nên đó là ngón số 1 , ngón cái tay trái là ngón số 3,,, cho đến ngón út cuối cùng tay phải là lỗ đôi cho nốt C và nốt Si , do đó là ngon 10-và 11 lỗ là lỗ đôi, Sở dĩ phải nói đến cách phân bố số của ngón tay , vì theo 1 số các nghệ sĩ thổi 10 lỗ , tính từ ngón út tay phải là lỗ số 1 ,, cho nên phải nói rỏ cách phân bố thứ tự các ngón trước , không thì sẽ lẫn lộn

Vì từ sáng kiến lỗ đôi, ông đã làm sáo 16 lỗ , ( Trước khi ra hải ngoại , ông đã công bố cải tiến 11 lỗ , 16 lỗ , sáo Insen theo hệ thống âm giai Nhật Bổn trên 1 bàn tay trái, sáo tháo ráp , đàn T'rưng cải tiến cho viện nghiên cứu âm với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước , nhạc sĩ Tô Vũ , nhạc sỉ Phan Chí Thanh , nhạc sĩ Trần Văn Khê năm 1980 ) Riêng cây 16 lỗ xuống tới G trầm ,

Cây 11 lỗ tiện lợi là khi em chơi nốt C và D , nếu vuốt C qua D , Lee không phải giữ lại ngón út , tức là em vuốt cả 2 ngón(C-C#-D) , cũng như nốt F-G (F-F#-G), em cũng vuốt cả 2 ngón , không phải giữ ngón út tay trái , về tâm sinnh lý , các cơ bắp của ngón tay không bị mõi , và cả khi em chạy ngón , ngón út hòan toàn giải phóng , Cơ bản là em không phải sửa ngón cho các bài nhạc ,,, bao nhiêu năm nay chị chơi các loại nhạc classic dành cho sáo tây chuyển qua sáo 11 lỗ ,,, no problem

Trong phần sáo 11 lỗ trên trang web , chị sẽ load những bài classic những bài nhạc nhẹ , sáo trúc ta chơi được cả , không những vậy mà sáo trúc vẫn giữ âm sắccó thể vuốt , luyến lay ,

Chị cẩn thời gian để viết và load bài lên

Thân mến

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Ngoại trừ thêm lỗ Si, sáo NDN 11 lỗ thật ra không khác gì sáo DT 10 lỗ, nếu huyệt Sol và đô của sáo 10 lỗ được khoét nhỏ lại một chút . NS NDN rất đúng khi nói về khuyết điểm sáo 10 lỗ. Bởi vì khi nhấc ngón nhẫn lên thì ngón út cũng có xu hướng đi lên theo. Tuy nhiên một số người , qua sự kiên nhẫn luyện tập, sẽ ít bị trở ngại này. Theo tui, những người chơi được mấy loại sáo nhiều lỗ này chắc chắn là cao nhân rồi đấy! Tui tập thử 2 tuần lễ, cổ tay nhức nhối khó chịu, nhất là 2 ngón cái như bị đòn vậy. Nhìn lại tay mình thấy chẳng mềm mại như giới văn nhân, ngón nào ngón nấy cứ thẳng đơ như cái đinh, vậy là chỉ hợp với món 6 lỗ thôi. Chắc cũng vì lý do này mà sáo nhiều lỗ ít phổ biến được cho mọi người chăng?


Hiện nay bên TQ cũng có bán sáo cải tiến 11 lỗ với các đòn bẩy kim loại, nhưng hàng ít chạy. Họ cũng đã cải thiện sáo mèo với các đòn bẩy tăng âm vực thêm 1 octave. Không ngờ người TQ dám đổi mới tư duy sang chiều hướng công nghiệp như phương Tây đã làm cách nay vài trăm năm!


Trở lại sáo 11 lỗ, tui nghĩ vị trí của mấy ngón cái khá éo le, có lẽ là do sự bảo tồn cách bấm căn bản của sáo 6 lỗ mà phát triển ra. Nếu nhà thiết kế, không muốn hoặc giảm thiểu sử dụng hệ đòn bẩy, và hoàn toàn tư duy về cách bấm mới, mở lỗ tuần tự đi từ ngón út lên ngón cái để có các nốt từ đô-> đô#(út)->re(nhẫn)->...Fa(cái) (giống như chơi đàn piano), thì hy vọng trở ngại về cấu tạo bàn tay sẽ giảm. Nhưng bù lại là người chơi phải quên cách bấm sáo 6-lỗ khi bước sang hệ mới. Tui thấy có nhiều người chơi nhiều loại khí cụ: sáo ta, sáo tây, clarinet,... dễ ợt, mặc dù cách bấm của những món này hoàn toàn không giống nhau! Diều này có thể làm được khi ta nghĩ rằng sáo 11 lỗ hoàn toàn khác với sáo 6 lỗ! Chèo ghe khác lái xe lắm chứ! Kiểu tư duy này chẳng phải của tui, người ta đã làm ra hơn 100 năm rồi! Còn nếu duy trì lối bấm 6 lỗ, thì có lẽ phải thêm vào đòn bẩy cho mọi người cùng xài, như Flute của Tây vậy, tràn lan khắp thế giới. Ngày xưa họ cũng xài 6 lỗ như chúng ta, nhưng họ đã chuyển hướng mới rồi. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta cũng đi theo vết xe lăn của họ!
Chắc chắc với lòng say mê sáo của các bạn và sự thông minh của dân tộc VN, chúng ta sẽ tìm ra 1 giải pháp mới, cho mọi người cùng xài, lúc đó sẽ có rất nhiều cao nhân xuất hiện, đầu làng cuối xóm chỗ nào cũng nghe tiếng ... nhức óc, hàng xóm sẽ đến hỏi thăm ...

Bác Lee ah, theo tui biết thì âm vực của sáo gần 3 octave, còn Bb-clarinet thì gần 4 octave từ 147Hz - 1976Hz.
Có cái link này để bác tham khảo thêm

http://www.dhub.org/object/11543

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
guest216:

Ngoại trừ thêm lỗ Si, sáo NDN 11 lỗ thật ra không khác gì sáo DT 10 lỗ, nếu huyệt Sol và đô của sáo 10 lỗ được khoét nhỏ lại một chút . NS NDN rất đúng khi nói về khuyết điểm sáo 10 lỗ. Bởi vì khi nhấc ngón nhẫn lên thì ngón út cũng có xu hướng đi lên theo. Tuy nhiên một số người , qua sự kiên nhẫn luyện tập, sẽ ít bị trở ngại này. Theo tui, những người chơi được mấy loại sáo nhiều lỗ này chắc chắn là cao nhân rồi đấy! Tui tập thử 2 tuần lễ, cổ tay nhức nhối khó chịu, nhất là 2 ngón cái như bị đòn vậy. Nhìn lại tay mình thấy chẳng mềm mại như giới văn nhân, ngón nào ngón nấy cứ thẳng đơ như cái đinh, vậy là chỉ hợp với món 6 lỗ thôi. Chắc cũng vì lý do này mà sáo nhiều lỗ ít phổ biến được cho mọi người chăng?


Hiện nay bên TQ cũng có bán sáo cải tiến 11 lỗ với các đòn bẩy kim loại, nhưng hàng ít chạy. Họ cũng đã cải thiện sáo mèo với các đòn bẩy tăng âm vực thêm 1 octave. Không ngờ người TQ dám đổi mới tư duy sang chiều hướng công nghiệp như phương Tây đã làm cách nay vài trăm năm!


Trở lại sáo 11 lỗ, tui nghĩ vị trí của mấy ngón cái khá éo le, có lẽ là do sự bảo tồn cách bấm căn bản của sáo 6 lỗ mà phát triển ra. Nếu nhà thiết kế, không muốn hoặc giảm thiểu sử dụng hệ đòn bẩy, và hoàn toàn tư duy về cách bấm mới, mở lỗ tuần tự đi từ ngón út lên ngón cái để có các nốt từ đô-> đô#(út)->re(nhẫn)->...Fa(cái) (giống như chơi đàn piano), thì hy vọng trở ngại về cấu tạo bàn tay sẽ giảm. Nhưng bù lại là người chơi phải quên cách bấm sáo 6-lỗ khi bước sang hệ mới. Tui thấy có nhiều người chơi nhiều loại khí cụ: sáo ta, sáo tây, clarinet,... dễ ợt, mặc dù cách bấm của những món này hoàn toàn không giống nhau! Diều này có thể làm được khi ta nghĩ rằng sáo 11 lỗ hoàn toàn khác với sáo 6 lỗ! Chèo ghe khác lái xe lắm chứ! Kiểu tư duy này chẳng phải của tui, người ta đã làm ra hơn 100 năm rồi! Còn nếu duy trì lối bấm 6 lỗ, thì có lẽ phải thêm vào đòn bẩy cho mọi người cùng xài, như Flute của Tây vậy, tràn lan khắp thế giới. Ngày xưa họ cũng xài 6 lỗ như chúng ta, nhưng họ đã chuyển hướng mới rồi. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta cũng đi theo vết xe lăn của họ!
Chắc chắc với lòng say mê sáo của các bạn và sự thông minh của dân tộc VN, chúng ta sẽ tìm ra 1 giải pháp mới, cho mọi người cùng xài, lúc đó sẽ có rất nhiều cao nhân xuất hiện, đầu làng cuối xóm chỗ nào cũng nghe tiếng ... nhức óc, hàng xóm sẽ đến hỏi thăm ...

Bác Lee ah, theo tui biết thì âm vực của sáo gần 3 octave, còn Bb-clarinet thì gần 4 octave từ 147Hz - 1976Hz.
Có cái link này để bác tham khảo thêm

http://www.dhub.org/object/11543

  I can't post it  2 days ago

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

1- Ưu điểm cùa cây 11 lỗ là giải phóng cơ tay ngón út , khi thổi nốt D -C, F-G ta không phải giũ ngón út lại, nó sẽ khó khăn khi chơi những đọan nhac chạy ngón , và được lời thêm nốt Si trầm

2-Thông thường một người đả chơi 6 lỗ bấm thông thạo , khi chuyển qua 10- hoặc 11 lỗ , cảm thấy rất khó chịu , vì ngón tay cái đã "free"quen rồi , nay bắt vào khuôn khổ tất nhiên bực lắm

3- Tôi xin chia xẽ 1 chút kinh nghiệm bản thân , vì tôi chơi 6 lỗ thành thạo trước khi chuyển qua 11lỗ . Ba tôi tập cho tôi chỉ tập cầm thôi trong 1 tuần , và coi như chưa bao giờ chơi được sáo , , trong tuần đó tất nhiên không được đưa sáo lên môi , chỉ tập cầm thôi

4- Sau đó khi đã nhuần nhuyễn rồi , lại tập từng nốt một , từ nốt C qua D , thì 2 ngón , nốt E , nốt G , mở 2 ngón ở bàn tay trái,không cần phải giử ngón út lại .. cứ thế mà tụần tự ... chì đòi hỏi sự kiên nhẫn trong vòng 2 tuần .

5- Thế đả bao năm , tôi chơi 11 lỗ , không có gì trở ngại , và nhất là được chạy ngón trên những bài của sáo tây mà tôi viết lại chuyển qua sáo 11 lỗ, trong khi đó , ta vẫn giử đựơc tinh thần của cây sáo 6 lỗ nguyên thùy với các kỷ thuật luyến , láy , mỗ ngón , vuốt , .....10- 11 lổ là sự cài tiến không ngừng trong quá trình phát triển âm nhạc dân tộc , khả năng có thể chạy được chromatic mà vẫn giữ âm sắc độc đáo ngôn ngữ dân tộc

6- Cây sáo tây , trước khi có những khóa trên ống sáo , từ nguyên thủy cây lau sậy , qua bao thế kỷ , nay làm bằng kim lọai . Năm 1599 Các nhà xuất bản chia ra sự khác biệt giữa các cây sáo khác kích thước va sự khác nhau giữa sáo ngang vá sao thổi thẳng có dăm , khác nhau loại sáo mím môi và ngậm để thổ, hoặc các lọai thổi thăng giáng va không thăng giáng. Pháp trong thế kỷ 17- 18 đem loại sáo bằng gỗ vào trong giàn nhạc , bắt đầu từ 1678 khi nhạc sĩ Lully viết "Le Triomphe L'amour" ông cải tiến cây sáo từ 23.45 dài inches chiều dài từ lổ thổ đến đuôi ống, lổ bấm 0.266 đến 0.444 . Cây sáo D đà có những khóa chạy dài trên ngón tay , để có nốt E và A đúng âm thanh , các lỗ bấm làm nhò hơn. Sau đó nhạc sỉ người Pháp cải tiến cây sao có thể rháo ráp 3 phần lỗ thổi , giửa ống và đuôi ống , Sau đó từ gổ chuyền sang sáo kim lọai vì nhiệt độ thay đồi , Cây sáo Tây thay đổi từ năm 1660...... Đươngng nhiên chúng ta không muốn cây sáo truc bị biến thể 1 ngày nào đó thành cây sáo kim lọai

8- Tôi chơi sáo 11 lỗ đà nhiều năm , bào đảm không có vấn đề gì cả , anh chị và các bạn cứ an tâm tập

Chân thành cam ơn

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems