Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Shinichi: BabyGirl8x:Mình cũng xin nói thêm với các bạn rằng mình đã xem Clip day lam sáo trúc 6 lo của ban maomeo và mình cũng áp dụng tỷ lệ khoảng cách các nốt như trong Clip bạn hướng dẫn. Kết quả là mình đã thành công ngoài ý muốn, đó là cây sao đầu tay mà mình làm được ( chỉ tiếc là nó bằng nứa ). Vì vậy mình tin rằng nếu các bạn có thể giúp mình về tỷ lệ khoảng cách các nốt của các loại sáo còn lại thì mình có cũng có thể làm được. Mong rằng các bạn sẽ giúp mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Đặc biệt mình xin cảm ơn bạn maomeo, nhơd Clip cua ban ma mình đã làm được cây sáo đầu tay chỉ trong 2 ngày và các cây sáo khác chỉ trong 1 ngày. Mình hy vọng các bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ mình để mình có thể hoàn thành bộ sáo của mình. Ặc, con gái mà làm sáo à. Theo mình với khoảng cách trên cây sáo của anh Maomeo bạn chỉ nên tham khảo thôi vì mỗi cây sáo nó có một đường kính lòng ống là khác nhau cho nên nếu để nói về khoảng cách thì rất khó, theo mình thì với tài liệu khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn thì bạn chẳng cần giỏi về nhạc lý mà vẫn làm đượchttp://damsan.net/forums/thread/29305.aspx
BabyGirl8x:Mình cũng xin nói thêm với các bạn rằng mình đã xem Clip day lam sáo trúc 6 lo của ban maomeo và mình cũng áp dụng tỷ lệ khoảng cách các nốt như trong Clip bạn hướng dẫn. Kết quả là mình đã thành công ngoài ý muốn, đó là cây sao đầu tay mà mình làm được ( chỉ tiếc là nó bằng nứa ). Vì vậy mình tin rằng nếu các bạn có thể giúp mình về tỷ lệ khoảng cách các nốt của các loại sáo còn lại thì mình có cũng có thể làm được. Mong rằng các bạn sẽ giúp mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Đặc biệt mình xin cảm ơn bạn maomeo, nhơd Clip cua ban ma mình đã làm được cây sáo đầu tay chỉ trong 2 ngày và các cây sáo khác chỉ trong 1 ngày. Mình hy vọng các bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ mình để mình có thể hoàn thành bộ sáo của mình.
Ặc, con gái mà làm sáo à. Theo mình với khoảng cách trên cây sáo của anh Maomeo bạn chỉ nên tham khảo thôi vì mỗi cây sáo nó có một đường kính lòng ống là khác nhau cho nên nếu để nói về khoảng cách thì rất khó, theo mình thì với tài liệu khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn thì bạn chẳng cần giỏi về nhạc lý mà vẫn làm được
http://damsan.net/forums/thread/29305.aspx
Ô cảm ơn anh shinichi nhiều
BabyGirl8x:Mình đã xem qua tài liệu nhưng phải nói thật là mình vẫn rất bối rối. Đối với người mới bắt đầu làm sáo được 4 ngày thì cái mình cần là : Đường kính ống và tỷ lệ khoảng các các nốt trên sáo một cách rõ ràng. Mình mong rằng các bàn giành ra chút ít thời gian để đo và tính toán giúp mình. Mình đã áp dụng các công thức để làm những cây sáo còn lại nhưng kết quả là hoàn toàn thất vọng. Nếu bạn nào biết cách làn các loại sáo khác ngoài sáo đô, rê. sib, la trầm ( mình đã làm được ) thì xin hãy giúp mình để mình có thể hoàn thành được bộ sưu tập của mình ( tự tay mình làm ). Cảm ơn các bạn !
Thực ra không có gì khó lắm đâu bạn
Với sáo D thì đường kính ống trong khoảng 11mm đến 12mm, sáo C thì 12 đến 13, sáo B thì 13 đến 14, A thì tầm 14 đến 16, E, Eb hoặc G thì trong khoảng 15 đến 18, F thì là 18 đến 19. Đấy chỉ là những đường kính ống tương đối thôi vì nó còn phụ thuộc cả vào chiều dài của ống nữa
Xác định được đường kình bằng cách lấy trung bình cộng của 2 đầu ống sáo, sau khi đã xác định được loại sáo mình làm thì bạn chỉ cần biết xác định cung và 1/2 cung thôi
VD đối với cây sáo đô thì có: đồ rê mi fa sol la si đố trong đó mi fa và si đố là 1/2 cung còn lại là 1 cung
Với các loại sáo khác thì tương tự
với 1 cung thì dùng công thức 159/185, 1/2 cung thì dùng công thức 153/167 theo sách của thầy Trịnh Tuấn là xong. Bạn chỉ cần nghiền ngẫm 1 ngày là ngộ ra hết
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
Tinhyeucuatoi: Shinichi: BabyGirl8x:Mình cũng xin nói thêm với các bạn rằng mình đã xem Clip day lam sáo trúc 6 lo của ban maomeo và mình cũng áp dụng tỷ lệ khoảng cách các nốt như trong Clip bạn hướng dẫn. Kết quả là mình đã thành công ngoài ý muốn, đó là cây sao đầu tay mà mình làm được ( chỉ tiếc là nó bằng nứa ). Vì vậy mình tin rằng nếu các bạn có thể giúp mình về tỷ lệ khoảng cách các nốt của các loại sáo còn lại thì mình có cũng có thể làm được. Mong rằng các bạn sẽ giúp mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều ! Đặc biệt mình xin cảm ơn bạn maomeo, nhơd Clip cua ban ma mình đã làm được cây sáo đầu tay chỉ trong 2 ngày và các cây sáo khác chỉ trong 1 ngày. Mình hy vọng các bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ mình để mình có thể hoàn thành bộ sáo của mình. Ặc, con gái mà làm sáo à. Theo mình với khoảng cách trên cây sáo của anh Maomeo bạn chỉ nên tham khảo thôi vì mỗi cây sáo nó có một đường kính lòng ống là khác nhau cho nên nếu để nói về khoảng cách thì rất khó, theo mình thì với tài liệu khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn thì bạn chẳng cần giỏi về nhạc lý mà vẫn làm đượchttp://damsan.net/forums/thread/29305.aspx Ô cảm ơn anh shinichi nhiều
Hehe không có gì đâu mà chú
Nhóc xờ tai hay md gì đó coi mấy cây sáo tụi em làm, đo lại đi rồi cho bạn các con số để bạn làm , không tiện post lên diễn đàn thì gửi tin nhắn riêng cho bạn cũng được . bạn kêu gào tha thiết mấy ngày nay mà không có thấy chưa . giúp bạn đi hehehe .
6 tháng nay ở nhà anh bị cấm thổi sáo nên chỉ còn dữ lại 1 cây la với 2 cây sáo tàu sưu tầm thôi nên muốn đo cũng chẳng có cái gì đo mà đục từ đâu thì hơi làm biếng . mấy đứa giúp bạn đi nhé .
BabyGirl8x:Cảm ơn các bạn rất nhiều. Về phần đường kính của ống thì mình đã rõ rồi. Nhưng mình vẫn rất mơ hồ về phần tỷ lệ khoảng cách giữa các lỗ trên 1 cây sáo. Như mình đã nói từ đầu, mình không có chút kiến thức nào về nhạc cả, mình chỉ tự mò mẫm để làm thôi. Chính vì vậy mình không hiểu công thức 159/185 hay công thức 153/167 là như thế nào cả. Mình rất thích thổi sáo, vì vậy mình mong các bạn giúp đỡ mình trong việc tính tỷ lệ khoảng cách giữa các nốt trên các cây sáo. Ví dụ : Nốt định âm --> lỗ thứ 6 = ? mm, nốt thứ 6 --> nốt thứ 5 = ? mm .... Nốt thứ 1 --> lỗ thổi = ? mm. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều.
Hịc, bó tay rồi, nói lại lần cuối nhé, lần này bạn không hiểu thì mình cũng chịu
Đơn giản và cụ thể là làm cây sáo C
Chọn ống nứa hay trúc dài tầm 30 đến 40cm là được nhé
B1 bạn khoét lỗ thổi cách đầu ống sáo khoảng 6 cm, khoét lỗ thổi hình elip, đường kính lớn là 9mm, nhỏ là 7mm
B2 thổi thử và dùng tuner để test xem ra nốt gì. Nếu mới tập làm sáo thì bạn chỉ cần thấy nốt thổi ra thấp hơn nốt đô, có thể là nố sib, si,đô... miễn là thấp hơn nốt đô
VD bạn thổi thấy nó là nốt C thì không cần phải khoét lỗ định âm nữa
nếu là nốt si, sib hay thấp hơn thì cũng được nhưng theo kinh nghiệm của mình thì sáo từ nốt la trầm trở lên là được ( sẽ giải thích sau )
B3 Trong âm nhạc có những nốt cơ bản sau đồ rê mi fa sol la si đố trong đó bạn chỉ cần nhớ mi cách fa và si cách đô 1/2 cung, còn lại là 1 cung
Bây giờ trở lại cây sáo của bạn quan trọng làm làm sao bạn phải tạo ra một âm bất kì thấp hơn hoặc bằng C nhưng phải chuẩn ( đo bằng tuner ) có thể là đô giáng, si, si giáng, la
VD Nếu nó là đô giáng thì bạn gọt đuôi sáo cho nó thành đô, còn nếu nó thấp hơn si thì bạn gọt dần đuôi sáo cho nó thành nốt si thật chuẩn, tương tự cho nốt sib và la
B3 khi đã tạo ta một nốt thật chuẩn bạn sẽ xem nó ứng với 1 cung hay 1/2 cung
đồ sì sib là như mình đã nói thì si - đô cách nhau 1/2 cung, sì - là cách nhau 1 cung, nốt sib là nốt thấp hơn si nhưng cao hơn la và nó sẽ cách đều si và la cho nên khoảng cách sib - si là 1/2 cung
Nếu nốt bạn tạo ra mà nó là sì thì nó sẽ là 1/2 cung
Nếu là sib thì đồ - sib là 1 cung
Nếu là la thì bạn sẽ tạo ra nốt sib hoặc nốt si
B4 sử dụng công thức sau
Nếu là 1 cung bạn sử dụng công thức L' = L x 159/185 trong đó L là khoảng cách từ mép cuối của lỗ thổi tới đuôi sáo, L' là khoảng cách mới mà bạn sẽ tạo ra tính từ mép cuối lỗ thổi tới vị trí đấy
VD chiều dài từ mép cuối lỗ thổi tới đuôi ống sáo là 33cm và nốt bạn tạo ra như B3 là sib ( 1 cung ) thì khoảng cách L' = 28,36 cm
Nếu là 1/2 cung bạn sử dụng công thức L' = L x 153/167 trong đó L và L' như trên
Vd B3 bạn tạo ra nốt si với khoảng cách là 31 thì nốt đô sẽ có chiều dài là L' = 28,4
B5 sau khi tạo được ra lô định âm ( nốt đô ) thì bạn cũng tính tương tự
Đô - rê là 1 cung
Rê - mi là 1 cung
Mi - fa là 1/2 cung
fa - sol 1 cung
sol - la 1 cung
la - si 1 cung
si - đô 1/2 cung
Áp dụng như trên
Mình nói sơ qua thôi còn bạn hãy nên đọc tài liệu của thầy Trịnh Tuấn
cho bạn vài số nè:
giả sử thể tích là điều quan trọng nhất qui định cao độ nếu đường kính tròn đều từ đầu lỗ thổi đến cuối cây sáo, là lỗ định âm nốt cuối cùng lun.
nếu đường kính 13mm, chiều dài 400 mm thể tích là 16328 mm3
nếu đường kính 12.9mm, chiều dài 400mm thể tích là 16202.4 mm3
hiệu số thể tích là 125.6 mm3 chia lại cho đường kính và số pi, ra được chiều dài là 3.1 mm
kết luận: nếu sai số là 0.1mm về đường kính thì chênh lệch nốt cuối cùng cần phải điều chỉnh tới 3 mm về chiều dài. 0.1 mm là một con số khó nhận biết đc bằng các loại thước thông thường, nhưng 3 mm là một con số khủng bố đối với vị trí một lỗ sáo, ha ha ha
PS: nếu ai thấy hoảng thì cũng ko nên hoảng lâu quá ha ha ha đây chỉ là 1 trò đùa.
Bán sáo,tiêu,sáo mèo
LH yà hú: laohac_28491
http://damsan.net/forums/t/8375.aspx
md54kt3: ta sẽ phải kéo dài ống 12,9 ra 3,1mm nữa để đựng được số không khí trong ống 13mm
ừh đúng rồi, trò chơi về thể tích là thế, chỉ là hỏi thôi hả...cậu làm tui buồn 5 phút.