Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Có nên không...

rated by 0 users
This post has 8 Replies | 2 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
saomuc Posted: 09-07-2010 6:28
    • Kể từ ngày cầm sáo đến giờ đã thấm thoắt 4 tháng đồng hồ,,, trong các clip luyện tập của anh saotruc chỉ còn kĩ thuật chuyền hơi là em chưa xong. Em muốn hỏi các bác đi trước có nên tập kĩ thuật này hay không, khả năng áp dụng vào sáo được không, em đã đọc hết các topic về kĩ thuật này và do quỹ giờ hạn hẹp nên em không muốn phí thời gian vào tập kĩ thuật không có ứng dụng gì. Em cũng muốn hỏi hơi dài bao nhiêu giây thì mới đạt yêu cầu, đo trên hệ quy chiếu nào(tức lúc đo có ém hơi để dài ra hay không, và thổi liên tục nốt nào).
    • Xin cám ơn mọi người.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
có phải học chứ học để cho kỹ năng hoàn hảo

 Một cốc trà thơm đón bạn hiền

Cùng về họp mặt để hàn huyên,

Thu Đông vẫn ấm tình Bằng Hữu

Xuân Hạ thêm tươi chẳng muộn phiền

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Mình tập sáo cũng được 1,5 năm rùi, cũng chưa thổi bài nào cần tới chuyền hơi cả. Trong 1 clip của thầy Ngọc Phan mình thấy thầy có dùng kĩ thuật chuyền hơi vào 1 bài sáo ( hình như độc tấu ) cho nên bạn cứ yên tâm là nó có ứng dụng chứ không vô ích đâu, nhưng số tác phẩm cần phải ứng dụng kĩ thuật này  mình nghĩ chắc không nhiều, hì.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Kỹ thuật chuyền hơi thì các tác phẩm VN cũng có đó, ví dụ như Mùa Xuân Biên Phòng, Khói lam chiều, Ngày hội non sông...

Tuy nhiên, nếu như không thổi những bài cần kỹ thuật này mà tập được thì cũng nên tập. Vì có thể tùy vào phong cách hay ngẫu hứng áp dụng vào một bài nào đó. Hoặc có thể chuyền hơi để người ta không thấy mình lấy hơi cho nó đẹp về hình ảnh...Tui thì hay chuyền hơi luôn trong các bài mình hay thổi để ôn luyện kỹ thuật này luôn. Tuy thế, kỹ thuật này của tui cũng xuống cấp dự lắm. Chắc là do ít thổi.

Các note dễ chuyền hơi theo tui là nó nằm ở bác độ 2. Tui thì hay dùng note đô 2 để tập chuyền hơi.

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
tùy sở thích của bạn thôi, dân chuyên nghiệp có khi còn ko tập, tui chưa bao giờ thực hiện chuyền hơi trên 1 tác phẩm nào hết, nhưng chưa bao giờ tui tiếc công đã học.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
uhy, theo mình thì cứ học đi, không có cái jì phí phạm thời gian đã học đâu, sẽ có lúc bạn cần đến nó àh ..
:.>>.:...:..Một đời sống gió cô đơn quá'....:.... ;.:...:.....Biết đến khi nào mới có đôi..:::...:. ....:::....Nhìn trăng kia qua mặt nước.::...: :::>>..Chỉ là ảo ảnh trong hư vô..:..:::... ;.....>>Qing Song......吕 青 松 .:..: Chắc ế tới già luôn quá
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

nếu gặp một bài có chuyền hơi thì làm thế nào bỏ qua bài ấy ak`

cho nên em nghĩ cứ tập đi sau này có gặp phải bài nào hay có áp dụng kĩ thuật chuyền hơi thì còn biết mà thổi

 Một cốc trà thơm đón bạn hiền

Cùng về họp mặt để hàn huyên,

Thu Đông vẫn ấm tình Bằng Hữu

Xuân Hạ thêm tươi chẳng muộn phiền

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Dù sao đây là một kĩ thuật xương xẩu nên có khi mẻ răng mà chả ra tí huyết gì, một phần thì rất muốn tập kĩ thuật đó nhưng một phần thì cũng rất muốn nhào vô tập mấy bài mình thích nhưng nghịch lí càng muốn nhiều thì càng chẳng làm được bao nhiêu vì cuộc sống không chỉ có sáo hix hix, dù sao cám ơn lần nữa các anh chị em gần xa đã góp ý, có lẽ em tập nó dần dần trong vài năm vậy.

Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
tui tập hết 1 tháng, có người tập có 2 ngày, có người cả đời ko tập được (hay là chả bao giờ tập). chuyền hơi trong sáo cũng giống như sáo trong cuộc sống vậy đó, nhỏ lắm, muốn thì theo, ko biết cũng chả hại tới ai.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 1 of 1 (9 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems