Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

khớp nối cho tiêu

rated by 0 users
This post has 24 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
saonhua Posted: 08-10-2010 12:53

kể từ ngày đầu tiên tôi làm khớp nối cho tiêu đến nay cũng đã hơn 2 năm kinh nghiệm, hôm nay post vài tấm lên cho anh em coi chơi.

khởi đầu tiên tôi nhìn thấy khớp nối là của tàu, hoàn toàn bằng kim loại, cái này hầu như ai cũng biết, và hầu như ko ai người việt nam chúng ta làm, vì ko có phương tiện chăng, hỏng biết.

cái loại khớp nối thứ 2 nhìn thấy là của chú thoong ngoài nha trang, dùng chính đoạn trúc trên thân tiêu để làm khớp nối, cái loại này làm thì tốn công sức nhiều quá mà hư hao là khỏi sửa, khớp nối cũng thật sự mảnh mai, nhưng đó cũng là 1 sự sáng tạo rất hay.

loại thứ 3 mà tôi thấy là của shakuhachi, khớp nối cũng bằng trúc, công nghệ chế tạo công nghiệp hơn, chính xác hơn và hoàn toàn có thể sửa chữa được, tui theo anh này chơi

loại thứ 4,5 thì sau này mới thấy của các nhạc cụ phương tây, cũng có cái hay riêng, mới nghĩ tới chưa có thời gian để thử.

đầu thổi và đầu thoát hơi nè

khớp nối joint 

hai đầu khớp nối

khớp nối tiêu trúc joint shakuhachi 

lắp khớp nối

tiêu trúc khớp nối 

khớp đã nối thế đấy

tiêu trúc khớp nối shakuhachi donsiau 

hoàn tất

vietnam donsiau 

việc làm khớp nối đôi khi là cần thiết để điều chỉnh màu âm cho tiêu chứ ko đơn thuần chỉ để mang vác cho tiện.

khớp nối còn giúp cho việc chỉnh tone trở nên dễ dàng hơn trong dàn nhạc theo ý kiến bác lee nhà ta, điều này có khả năng để áp dụng cho các nhạc cụ nào làm khớp nối hoàn toàn chính xác như flute hoặc tiêu tàu..., mấy bác hỏi của tui thì sao hả, câu trả lời là có thể xài chức năng đó trong 1 phạm vi điều chỉnh nhất định, he he he

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Em có thử  các khớp ráp nối làm bằng sừng trâu chưa?

- Cây Sáo 11 lỗ ráp nối của ba chị làm từ 1980 tới bây giờ , dù qua đây khí hậu lạnh nóng  co giản cũng không bị hư hay tét như trúc và gỗ hay bị tét chỗ khúc nối

- Ngoài ra còn có thể chỉnh cao độ lên xuống 1/3 tone trong giàn nhạc

- Ngay cả những đoạn dùi cho đàn Trưng cũng được thay thế bằng sừng trâu

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

theo khả năng của em thì nếu làm như cách trên thì chất liệu là gì ko quan trọng, bởi vì khớp nối như trên là 1 phần hoàn toàn tách rời được chế tạo riêng, chỉ cần gia công nó đúng đường kính mong muốn là ráp zô thui, nhưng em chưa tưởng tượng ra cái khớp nối bằng sừng chị mô tả là thế nào cả vì có rất nhiều cách để làm khớp nối,chị chụp mấy tấm hình lên cho em học hỏi nhé.

em ở việt nam ko, chả biết nóng lạnh thế nào nên hàng của em bền lắm, nhưng em mới vừa có cơ hội sửa mấy cây shakuhachi của nhật, đúng là có 1 cây bị tét trúc ngay chỗ khớp nối, à mà cũng ko hẳn lắm, nó tét từ khớp nối lên tới miệng thổi lun, việc sửa chữa hoàn toàn là 1 công việc thú vị.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

đúng là phần khớp nối là một phần hoàn toàn rời được chế tạo riêng , và ba chị làm theo đúng đường kính , ngoài ra ngay cả phần nối cũng được làm bằng sừng trâu và chát cao su

- Hồi thời 78 , ba chị cũng làm bằng trúc ngay khâu ráp nối , nhưng nhiều lúc  những môn sinh ba chị họ mạnh tay xiết thì bị bể , nên ông nghĩ ra  các  khớp bằng chất liệu khác - Vì thông thường khi mà bị nứt lại hay tét kéo luôn tơi cả miệng huyệt khẩu

- Bằng kim loại thì không hạp với trúc tre - Việt Nam mình đặt biệt là sừng trâu có độ deõ và đàn hồi . Qua bên đây bao nhiêu năm cũng không hề hấn gì

Tối về chị  chụp kỷ lại Post hình Sao Nhua xem- Tuy nhiên , bên trang web ba chị . chị cũng post  3 tấm hình , em xem thử trong phần Learning  Bamboo Flute ( Sáo Cải Tiên)

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Tháng rồi em cũng có làm cây shakuhachi theo lối bỏ ngón Việt . Nó được ráp bằng 3 khúc theo kiểu khớp như Nhật luôn ( vì khớp từ bản thân nó thấy mong manh quá , ( gãy 1 lần hồi đó rồi nên thề không bao vờ làm kiểu đó nữa ) nên chuyển qua làm kiểu này ) Vài bữa rảnh rang trang trí lại cho nó coi được chút rồi post hình lên cho xôm tụ .

Saonhua không biết làm khớp bằng phương tiện gì nhỉ ? Tui làm bằng dao và giấy nhám với cái thước kẻ . Làm xong hao tổn nội lực quá nên cũng lưỡng lự cho cây thứ 2 . :D

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

làm bằng máy cho lẹ và chính xác chứ làm bằng tay sao nổi, làm bằng tay như cái video của mấy ông bên nhật post trên youtube thì chỉ có mà mệt chết, trúc madake dày cui chứ còn trúc thường làm tiêu đâu có đủ dày như thế nên làm như mấy ổng chỉ ko thích hợp lắm vì trúc mình mỏng hơn nên cần làm chính xác hơn vì sai là hầu như ko thể sửa.

làm kiểu tui thì cũng chưa nhanh lắm đâu, tốn khoảng 1 tiếng cho cái khớp đó, tui đang rút ngắn lại làm sao làm chừng 10 phút thôi, cái khó là đoạn nối của tui chọn lựa là đoạn nối có vỏ ngoài vừa khít với lỗ nối để giữ lớp vỏ trúc bên ngoài, cái này nhằm tăng thêm độ bền cho khớp nối.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Tui mà có cái máy như của Lee thì tui phang mấy cái khớp đó cũng ào ào như ai , hehe . Ở Nhật , những mặt hàng làm từ máy đều rẻ hơn là làm thủ công đó .

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ
Làm bằng máy là máy tiện hả anh Nhựa ơi, làm theo video của Japaneses thì em chịu thua, trúc mình mỏng quá hihi. Em thì giữ lại lớp vỏ trúc cho khớp nối chứ không gọt như bên Nhật
Tiểu lượng phi quân tử Vô độc bất trượng phu.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
Bác NHUA ơi bác có làm khớp nối cho sáo không? Mà cho em hỏi thế bác có làm cả sáo không?
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
đệ chỉ cần 1 lọ keo 502,một cuộn băng 2 mặt,một nắm bột... là có khớp nối đẹp như ngọc rồi.cái này đệ đã thử đúc chơi.để nhét vào phần đuôi sáo như chu thòng ,nó chỉ kém sừng trâu ở cái đàn hồi.nếu đúc dày khoảng 4mm thì khỏi sợ vỡ,đệ không khéo tay như bác nhưng đc cái khỏe nghịch :D.bác saonhua cắt gọt cầu kì quá.thích mỗi cái huyệt khẩu.phải ăn cắp mới đc :)) hehe

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Nếu thế thì xin bạn cho BB được mở rộng tầm mắt có được chăng ?

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Bamboo-flute:

Tui mà có cái máy như của Lee thì tui phang mấy cái khớp đó cũng ào ào như ai , hehe . Ở Nhật , những mặt hàng làm từ máy đều rẻ hơn là làm thủ công đó .

ờ, chắc vậy, nhưng tui xài máy khoan cầm tay thường thôi, ko có đồ nghề đẳng cấp như lee, mà nếu có cũng ko hẳn là làm ào ào đâu, đối với khớp tròn như vẽ từ compa ra thì mới làm ào ào, khớp của tui có hình hơi oval do trúc hơi bị oval nên phải điều chỉnh bằng cảm giác chứ ko phải đút vào cái rẹt là ra đc, trúc của tui có mấy cây tròn đâu.

donduongg:
Làm bằng máy là máy tiện hả anh Nhựa ơi, làm theo video của Japaneses thì em chịu thua, trúc mình mỏng quá hihi. Em thì giữ lại lớp vỏ trúc cho khớp nối chứ không gọt như bên Nhật

muốn giữ lớp vỏ trúc thì bạn phải có cây trúc tương ứng kích cỡ đó => nguồn trúc phải dồi dào à nghen...cái này tình hình rất là tình hình he he he

NguyenDangThanhTung:
Bác NHUA ơi bác có làm khớp nối cho sáo không? Mà cho em hỏi thế bác có làm cả sáo không?

tui ko làm sáo => dĩ nhiên là ko làm khớp nối cho sáo rồi he he, mà sáo đã cụt ngủn rùi làm khớp nối làm gì trừ khi bạn có cây tone trầm dài quá muốn làm cho ngắn lại dễ đem theo.

md54kt3:
đệ chỉ cần 1 lọ keo 502,một cuộn băng 2 mặt,một nắm bột... là có khớp nối đẹp như ngọc rồi.cái này đệ đã thử đúc chơi.để nhét vào phần đuôi sáo như chu thòng ,nó chỉ kém sừng trâu ở cái đàn hồi.nếu đúc dày khoảng 4mm thì khỏi sợ vỡ,đệ không khéo tay như bác nhưng đc cái khỏe nghịch :D.bác saonhua cắt gọt cầu kì quá.thích mỗi cái huyệt khẩu.phải ăn cắp mới đc :)) hehe

show hàng cho anh em xem nào, nhớ là đẹp như ngọc nha, mà đẹp làm gì khi khớp vô rồi có thấy gì đâu, sừng trâu nếu làm như của tui thì 1 cái sừng trâu chỉ làm đc 1 khớp nối thôi, cái này xem ra thấy có vẻ ko ổn lắm về mặt kinh tế nhỉ.

tui làm bằng trúc cũng vì 1điều, đó là 1 nhạc cụ từ trúc và tất cả mọi thứ đều là trúc

cây đó ăn cắp cái huyệt khẩu còn lại cái đuôi sao tui chơi đc ha ha ha

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Sáo Nhựa ơi , chị lấy ống Sáo tháo ráp , lâu năm rồi không lấy ra , dính cứng ngắt ,không rút được ...  Nhưng phát hiện là ống ráp vẫn là khớp trúc nhưng có lớp sừng trâu bọc ở ngoài

 Bây giờ keó ra được rồi , nhưng bị bể mấy mãnh , nhìn ..... thảm lắm ,  cũng mấy chục năm rồi ... từ 78 thì phải ...chị gửi sang BB để BB post lên .. nhưng hình chụp không rỏ nét , không có góc cạnh ....

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Doantrang:

Sáo Nhựa ơi , chị lấy ống Sáo tháo ráp , lâu năm rồi không lấy ra , dính cứng ngắt ,không rút được ...  Nhưng phát hiện là ống ráp vẫn là khớp trúc nhưng có lớp sừng trâu bọc ở ngoài

 Bây giờ keó ra được rồi , nhưng bị bể mấy mãnh , nhìn ..... thảm lắm ,  cũng mấy chục năm rồi ... từ 78 thì phải ...chị gửi sang BB để BB post lên .. nhưng hình chụp không rỏ nét , không có góc cạnh ....

hàng cổ nên dễ bể, tiếc quá chị nhỉ. nếu lớp sừng bên ngoài bị bể thì chắc thay được mà. em cũng đang chờ xem cách làm khớp nối cho sáo như thế nào, vì cây sáo nhỏ quá làm sẽ khó khăn hơn nhiều đó.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

 Ống nối cho sáo , nhỏ và gọn lắm  em ạ  , chị chụp lại ,  nhờ BB post lên - Nhưng nhìn  đoạn nối sừng bị bể  lởm chởm  em nhé - Ống nầy ba chị thích , cũng là ống sáo duy nhất ông để lại - Cây sáo có thể điều chỉnh cao độ

- Khớp với miệng thổi , khi chị kéo ra không được , nó tuột phần sừng dính lại , lòi ra khúc trúc mỏng bên trong . Như vậy phần nối của khúc có miệng thổi là nối bằng trúc có bọc sừng trâu vòng ngoài

- Khớp đuôi thì hoàn toàn là sừng trâu

 Hồi  thời đó , chị còn nhỏ , nên không để ý là phần sừng trâu ba chị đặt hay tự làm - Nhưng những cây dùi đàn Trưng sừng trâu thì ba chị đặt  làm đó em ạ

Page 1 of 2 (25 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems