Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
có nhiều người rất khoái nhạc trung hoa, trong đó có em, nhưng ko hiểu rõ về hệ thống kí hiệu, trong đó có em nốt, mạn phép đưa ra 1 số khái niệm về cách diễn giải những bản nhạc đó cho anh em! vì bài viết bằng tiếng anh và hơi bị dài nên em chỉ post link ở đây thôi, bác nào muốn tìm hiểu thì cứ vô coi, hiện tại em hơi bù đầu 1 tí nên chưa có thời gian dịch, ngay cả mấy cái abc4u kia hứa dịch với bác admin mà cũng chưa làm xong! mong anh em thứ lỗi!
http://en.wikipedia.org/wiki/Numeric_notation
Nếu bác nào dịch giúp em mấy cái này thì việc dịch nhạc số dễ biết bao, he he....
tui ko rành về từ ngữ chiên môn của âm nhạc, biết tới đâu nói tới đó
1 = 0: đồng âm tác 6( đồng có nghĩa đây là ống trúc, tác là làm, động tác gì đó, ko biết...)
1= A: E điệu địch đồng âm tác 2 ( địch là ống sáo, đồng vẫn là ống trúc....)
1= G: khai tam khổng tác 1 ( khai là mở, tam là 3, khổng là lỗ ...)
1= G: đồng âm tác 5...
biết nhiêu đó đó, ko biết ở đây có cao thủ tiếng bông nào ko, dịch lại cho nó xuôi tai cái, cái này tui dò từ điển ra thế, ko biết MHM có hiểu ý nó muốn nói gì ko????
Thứ nhất, kí hiệu note trong nhạc phương Tây là:
C = Do
D = Re
E = Mi
F = Fa
G = Sol
A = La
H (B) = Si
Sau đây tôi xin dịch 4 dòng chữ tiếng Hoa đó là:
Dòng thứ nhất: 1 = D ( toàn án tác 6 ) có nghĩa là : số 1 = note Re, bịt hết các lỗ là note Si, tức là sáo trong bài này là sáo Si. Các bạn cứ tính 1 = Re, 2 = mi... thì sẽ rõ.
Dòng thứ hai: 1 = A ( E điệu địch, toàn án tác 2 ) có nghĩa là: bài này số 1 = note La ( theo người Trung Hoa thì giọng sáo được tính ở lỗ thứ 3. ví dụ ta là sáo giọng Do thì ở Trung Quốc kí hiệu là sáo F.) như vậy trong bài này Trung Quốc kí hiệu là Sáo giọng Mi thì tính từ lỗ thứ 3 xuống Re Do Si có nghĩa là ở VN là sáo Si.
Dòng thứ 3: 1=G ( khai tam khổng tác 1) có nghĩa là: số 1 = note Sol ( mở ba lỗ dưới = Sol ) có nghĩa là note Trầm nhất của cây sáo này là note Re Tức là Sáo tone Re của ta.
Dòng thứ 4: 1=G (toàn án tác 5 ) có nghĩa là : số 1 = note Sol,bịt hết các lỗ là note Do, tức sáo tone Do của ta.
Nói vạy thì những kí hiệu trong bài nhạc TQ ko cho ta biết rõ được gam của nó sao?!
Nếu dựa theo bản dịch của bác Langtu thi: chỉ biết thứ tự xếp nốt, ko rõ đựoc bài đó chơi ở gam nào. Vì khi bịt hết là Si vậy số 1 phải là D# chứ?
Nếu bác có cách nào ko phải đổi sáo, mà xác định đựoc chình xác gam thì mách cho em với. Từ trước giờ em chỉ nghỉ là nếu 1=D thì bài đó phải viết ở gam Ddur, 1=G thì viết Gdur or e moll . Còn khi nào ký hiệu ở gam thứ thì em bó tay.
Điển hình em đưa ra ví dụ bài "Pamir spring " ( Bắc Mê Nhĩ Đích Xuân Thiên) mà em đã dịch.
kết:
Bài này ở đầu nó ghi 1=F tức hệ thống khoá có Si giáng. Nhưng thực ra nó ghi ở gam Rê thứ( bậc 6) cũng có 1 giáng. Từ bài này em rút ra kết luận là nó ghi 1= nốt gì đó thì nghĩa là hệ thống dấu hoá phải theo Gam của nốt đó, bao gồm cả gam thứ song song với nó. Khi đã xác định đựoc gam song song. ta chọn nốt thứ nhất mà bài cho là 1 thì các nốt còn lại theo thứ tự trên dưới. Khi dịch xong, em thổi cho sáo 10 lỗ thì rất chính xác cao độ trong huain. Chạy theo đúng gam rê thứ. Không biết có sai gì ko ?
còn khúc cuối này nó nói gì em ko hiểu, bác giải thích luôn hộ em nhé.
Xin trả lời thắc mắc của bạn như sau
Bản nhạc này được viết năm 1970 theo phong cách của dân tộc Capcass; nhằm biểu hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động qua lời ca điệu múa trong sinh hoạt hằng ngày. 7/8 là loại tiết tấu đặc trưng trong ca vũ của người Capcass, là loại tiết tấu khó chơi. Không nên tấu thành
Có lúc chuyển sang nhịp 2/4. Chú ý note Do# với thủ pháp mở nửa lỗ cả hai ngón áp út cùng một lúc.Như tôi đã nói ở trước, ta hoàn toàn có thể biết được giọng của bài thông qua nhạc số của người TQ. Ví dụ trong bài này: 1=F(Fa), bịt hết các lỗ =5(Do) tức là sáo Do. Kết bài là 6 (Re), tức là bài này có thể nằm trong 2 giọng Re trưởng hoặc Rê thứ.Sau đó các bạn coi kĩ các dấu hóa xuất hiện thường xuyên trong bài có liên quan đến hai giọng này. Nếu số 4(Si) có dấu giáng thường xuyên thì bàithuộc giọng Rê thứ. Nhưng bài này ta thấy có hai dấu hóa hay xuất hiện đó là #1( Fa thăng) và #5(Do thăng), do vậy các bạn phải nghĩ đến giọng Rê trưởng. Hơn nửa như lời thuyết minh cuối nhạc phổ là : bản nhạc diễn tả tình cảm vui vẻ lạc quan nên càng khẳng định đây là giọng trưởng.Vì thông thường trong âm nhạc điệu trưởng thường diễn tả sự sôi nổi, hào hùng, vui tươi, hành khúc...còn điệu thứ diễn tả sự sâu lắng, buồn bã,xa xăm, dịu dàng...Tuy không phải là tất cả nhưng đa phần là như vậy.
hjz, trình độ Tiếng Anh cùi bắp của em sao mà hiểu nổi trong đoá viết gì T_T
bác nào có lòng hảo tâm vui lòng chỉ em cách dịch đồ rê mi fa sol từ mấy cái số gì đoá
ai dịch hộ em cái này với, cái này giọng gì vậy ?
sao ko ai ngó ngàng tới hết vậy, đau bùn
giúp em với các bác T_T
em đã tìm bài này lâu lắm ùi, bi h nhờ tìm đc lại ko hiểu gì hết
hjz ...
hok lẽ số trời hok cho em thổi bài này sao >"<
tức wớ ...
marongtaisinh: hok lẽ số trời hok cho em thổi bài này sao >"<tức wớ ...
Sao lại tại trời nhỉ?!?
Để giải quyết 1 vấn đề khó khăn ư?
Quá đơn giản: đó là vấn đề không giải quyết được
copyleft: marongtaisinh: hok lẽ số trời hok cho em thổi bài này sao >"<tức wớ ...Sao lại tại trời nhỉ?!?Để giải quyết 1 vấn đề khó khăn ư?Quá đơn giản: đó là vấn đề không giải quyết được
bác này sao cứ thít chọc khóe người khác nhỉ?
Đợi ít hôm nữa tui dịch rồi post qua bên thảo luận chung cho.
bác lãng tử ơi, bác dịch xong chưa vậy ^^
mong tin bác nhiều ^^
em đang chờ bài đó ^^