Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tốc độ truyền âm trong không khí

rated by 0 users
This post has 3 Replies | 1 Follower

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
CoconutFlute Posted: 06-30-2010 8:34

Cho em hỏi, khi các bác khoét sáo thường lấy tốc độ truyền âm trong không khí chính xác là bao nhiêu?

Em đã Search rồi, mỗi tài liệu mỗi khác! Chỗ thì 331, 332, 340, 344!

Em có thử khoét với V=340 m/s (theo tài liệu Chế tạo sáo trúc của Tô Vũ), đường kính ống khoảng 11 mm, âm Đô n=512 (theo cuốn Nhạc lý nâng cao của Nguyễn Hạnh), nhưng sao nó lại không ra âm Đô mà lại ra La.

Khoét không được, em xem sáo mẫu tone Đô, đo lỗ định âm sáo thì có độ dài là 29,5 => tốc độ truyền âm còn 302 m/s, sau đó lấy 302 để tính cho các nót khác thì độ dài hoàn toàn chênh lệnh với sáo mẫu!

Mong các bác khoét pro giúp em

Trần Quốc Hưng - Telerzine - CoconutFlute Email: Telerzine@live.com
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hoặc bác làm sai sách, hoặc sách viết sai với vật liệu bác làm, hoặc tất cả mọi thứ đều sai hết ráo hết trọi... xài ko được công thức đó thì việc đầu tiên cần làm là đừng xài cái công thức đó nữa....từ từ nghiên cứu típ. he he he, tui đọc tài liệu hướng dẫn làm shakuhachi viết đơn giản lắm...bạn suy nghĩ đo đạc ít thôi hãy cảm nhận với trúc thì bạn sẽ nghiệm ra được những cây trúc muốn gì ở bạn...
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Theo tôi nó tuỳ thuộc 1 phần độ lán mịn của lòng trong ống sáo vì nó sẽ hình thành lực ma sát cản trở tốc độ truyền âm, và cũng tuỳ thuộc vào thiết diện lỗ của bạn khoét nữa, cùng một cao độ nhưng nếu lỗ lớn thì bạn khoét xa lỗ thổi hơn lỗ bấm có thiết diện nhỏ. theo kinh nghiệm thì khi làm sáo đô thì bạn nên cắt ngắn ống sáo chưa khoan lỗ bấm còn dài cho đến khi bạn thổi ra đúng note si, rồi lui lại về lỗ thôi 1 khoản chiều dài bằng đường kính trong ống sáo và điểm này không phải là tâm mà là biên lỗ bấm ước lượng, tiếp đó  đưa kích thước này vào công thức tính note si đễ tìm ra các thông số còn lại trong công thức rồi áp dung thông số đã tìm cho note C ... rồi khoan 1 lỗ nhỏ khoản 4-5 mm thôi, sau đó khoét lỗ lớn lên theo cách 1) càn gần về phía lỗ thổi cao, 2) lỗ càn lớn càn cao. nên nhớ cách trên chỉ sử dụng được cho trúc củ chi có đường kính lòng trong tương đối ổn định không áp dụng cho trúc đà lạc và lý do vì sao thì tôi đã và đang viết bên  cấu tạo lòng trong của ống sáo qua từng thời kỳ
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Lỗ thổi mà to nhỏ hơn vài mm là sai cả 1 cung là chuyện thường >>> kinh nghiệm mồ hôi và nước (nước uống chứ không phải là nước ... hi hi )
Làm sao tìm được bóng gương xưa ? là sao làm sao tìm được mùi hương tà áo em thơm ? Trong xiêm y nào có gì hề ? mà ta hoài tiếc nhớ mông lung .....
Page 1 of 1 (4 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems