Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
cái này phải chờ các bác miền nam trả lời thì mới đủ và chính xác được. còn mình thấy trúc đà lạt thì tốt hơn, mầu âm chắc và giống trúc bắc hơn là trúc củ chi. trúc củ chi thì gióng dài, mùi không thơm bằng trúc khác, nhất là lúc chưa khô, dễ ngấm nước, lòng trong hay có sọc dọc, thớ sáo phía trong mềm xốp hơn, buộc dây chặt thì hay bị hằn vết chỗ buộc dây hơn các trúc khác. trúc đà lạt thì nhiều đốt hơn, cứng hơn.
mà bạn thấy các bác miền nam bán sáo trúc đà lạt bao giờ cũng đắt hơn sáo trúc củ chi mà, bạn thấy ngay cái nào tốt hơn mà hii.
Ở đây mình xin đề cập đến trúc Củ Chi và trúc Đà Lạt (loại trồng tại Đà Lạt chứ không phải nơi nào khác). Và chỉ đề cập đến việc làm sáo chứ không phải tiêu.
-Về độ bền và cứng: Trúc Củ Chi loại già tương đương với trúc Đà Lạt. Tuy nhiên trúc Đà Lạt chịu nhiệt kém hơn trúc Củ Chi ( để bị nứt khi xử lý nhiệt).Khi đốt thì nhựa trúc Đà Lạt phủ bóng toàn thân rất đẹp mà không cần sơn thêm bên ngoài. Trúc Củ Chi thì đốt đến Tết Công Gô cũng không bóng được vì nhựa trúc chỉ thoát ra ở mặt cắt ngang của sớ trúc thôi.
-Về âm sắc : Trúc Đà Lạt có âm sắc sáng và hơi chói hơn trúc Củ Chi.Lòng trong nhẳn và tròn nên âm tròn trịa hơn .Tuy nhiên sáo trúc Đà Lạt khó xử lý thu tỏa làn hơi hoặc sự mêm mại của các khúc nhạc chậm.
-Về hình thức thì 2 loại đều có điểm mạnh riêng: Trúc Củ Chi một đốt trên 50 cm nên nhìn đẹp và pro hơn. Trúc Đà Lạt thì các mắt trúc gồ lên tạo cảm giác chắc chắn ,cá tính và mang màu sắc tự nhiên hơn.Nếu chọn sáo kiêm hung khí thì trúc Đà Lạt là lựa chọn số một.
Mình làm thường xuyên trên hai loại này nên theo ý kiên riêng của mình như sau:
Trúc Củ Chi đô ổn định về âm thanh và âm sắc cao hơn . Dể điều chỉnh âm thanh khi làm theo ý muốn. Nguồn nguyên liệu thì dồi dào,dể lựa chọn được những ống tốt nhất để làm. Và việc xử lý trúc cũng đơn giản hơn. Sáo làm từ trúc Củ Chi mang tính đại trà hơn và nhiều sp ra lò rất giống nhau. Vì vậy sử dụng vào việc học sáo rất phù hợp.
Trúc Đà Lạt thì đốt nhiều nên việc thay đổi đường kính đột ngột từ đốt này sang đốt kia rất hay gặp. Việc xử lý thông nòng các đốt bên trong sao cho láng là một trong những công đoạn chua nhất.Các đốt dài không đều cũng gây khó khăn cho người làm chọn những vùng thích hợp để khoét. Loại này không có giá trị kinh tế nên việc tìm trúc rất khó khăn và rất khan hiếm.Sáo làm từ trúc Đà Lạt thì mỗi cây mỗi khác nên có thể nói có sự độc đáo trong từng cây.
Hai lý do trên đủ để kết luận vì sao giá sáo từ trúc Củ Chi thấp hơn trúc Đà Lạt rồi. Không phải là giá thấp mà chất lượng thấp hơn đâu nha.
Một vài hình ảnh :
Trúc Đà Lạt:
Trúc Củ Chi:
Sáo trúc Củ Chi :
Trúc Củ Chi nung nhiều thành màu này:
hihi thì chỉ là nhận định của em thôi mà. bác nói thì chuẩn hơn rồi.em cũng hiểu thêm chút ít về 2 loại trúc này hehe.
mà công nhận nhìn trúc của bác sướng thật, phê quá đi. à em cảm ơn bác về chỗ trúc củ chi hôm trước nhé, em mới khoét thử một cây khi còn chưa khô hẳn vì sốt ruột quá, giờ mốc mất tiếc quá. hà nội mùa này thời tiết hơi âm u, hay mưa, độ ẩm cao nên em phải buộc đống trúc vào giấy thấm cất cho đỡ mốc chờ khô, trời nắng ráo em mới mang ra để trong bóng râm. giờ nó vẫn còn hơi xanh xanh , chả biết bao giờ khô nữa hic.
mình cảm ơn rất nhiều về câu trả lời của bạn
bạn có thể nói rõ hơn cho mình vì sao mà sáo trúc Đà Lạt thì lại có sự khác biệt về âm trong từng cây, và sự khác biệt như thế nào?
Còn nếu so độ bền và cứng thì nếu 2 loại có cùng tuổi thì loại nào cứng hơn, cùng cao tuổi(già) thì loại nào cứng hơn? Loại trúc nào có thể chịu lạnh tốt hơn khi đã dc xử lí nhiệt, và liệu loại nào hi làm ra sáo rồi thậm chí có thể xuống độ âm mà ko hề hấn gì?
Bác MHM chặt trúc Đà Lạt ở chỗ nào của Đà Lạt thế?