Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cấu tạo lòng trong của ống sáo qua các thời kỳ !

rated by 0 users
This post has 70 Replies | 3 Followers

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

CoconutFlute:

.....

Đa số các lòng ống trúc đều không được nhẵn. Có lẽ sáo của anh em đamsan thì tốt về vấn đề này nhưng em thích sáo gỗ hơn bởi tính thẫm mỹ, bền chắc cao và tiếng không thua gì trúc. Em tìm chưa thấy ai phổ biến cách làm sáo gỗ cả. Không biết đặt tại cửa hàng mộc người ta có làm không nữa, để thử xem.

Rất mong các bài viết hay sau của bác.

Cảm ơn sự khích lệ của bạn. Bạn thử lên Youtube.com tìm "Baroque flute" sẽ thấy kích thước và clip chế tạo. Mong bạn thành công, khi nào có kết quả nhớ viết cho anh em Damsan cùng học hỏi.

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saonhua:
bác thử so sánh cái biểu đồ của nốt si1 với nốt đô1 mà ko có lỗ định âm xem, khác nhau 1 trời 1 vực, bác thử cái biểu đồ đó ở nốt si trên 2 cây sáo lỗ to nhỏ khác nhau xem, khác nhau 1 vực 1 trời, bác thử nốt đô1 mà cái đuôi loe ra hay cái đuôi thuôn lại xem, khác tàn bạo nữa, v.v... và đó là những tất cả những thứ ta có thể kiểm soát được ở 1 mức độ khá chính xác, ngoài ra còn có những thứ ta ko thể kiểm soát được thì thực tế hỡi ơi là phải rồi. cho hỏi nhỏ cái nhe: bác có tham gia chế tạo sáo tiêu gì ko?

Những điều bác SN viết (si1 khác đô1, si lỗ to khác si lỗ nhỏ, ống loe khác ống túm) đều là chân lý bất khả luận bàn. Khác hẳn với bác Lee cho rằng cùng 1 ống sáo, cùng 1 người thổi mỗi lúc mỗi khác... theo tui lập luận thì chắc là bác Lee chưa biết thổi. Tui nói thẳng quá bác Lee đừng giận nhé ;)

Còn việc bác hỏi nhỏ thì tui hơi mắc cỡ đấy, nói có thì vật chứng không có, nói không thì mang tiếng lường gạt với mấy cái biểu đồ. Nếu bác không chê thì cho tiểu đệ theo học cách chế tạo của bác. Nói thực, đa số các sáo cùi bắp mà đệ có là mua ở mấy quán sách, cứ vài tuần lại mua thêm 1 cái, chỉ tốn vài ngàn mà hên hên đôi khi gặp "cùi bắp" thiệt; nhưng lý do chủ yếu là bên cạnh quán sách có 1 mái tóc làm đệ xao xuyến....

SketonFirst:

....

Nếu thành lập nhóm nghiên cứu SF tình nguyện tham gia công.


Hoan nghênh bạn SF có tấm lòng nghiên cứu. Không biết bác Lee và MQ có thâu nhận bạn SF ko? 2 bác đã nghiên cứu cái máy tới đâu rùi ? Tui thấy cách làm việc và đường hướng của bác Lee rất đúng đắn, cần phải có 1 thiết bị thử nghiệm, như vậy mới có sự đánh giá khách quan và kết quả cụ thể làm nền tảng cho những bước nghiên cứu kế tiếp (còn nhiều giai đoạn lắm), chỉ dựa vào cảm nhận cá nhân thì 100 năm nữa cũng ko có gì thay đổi. Việc làm máy thổi là điều khả thi, nhiều nước họ đã làm được rôbô thổi sáo thổi kèn,... có đam mê thì việc gì cũng sẽ đạt.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
guest216:

Khác hẳn với bác Lee cho rằng cùng 1 ống sáo, cùng 1 người thổi mỗi lúc mỗi khác... theo tui lập luận thì chắc là bác Lee chưa biết thổi. Tui nói thẳng quá bác Lee đừng giận nhé ;)

chỉ dựa vào cảm nhận cá nhân thì 100 năm nữa cũng ko có gì thay đổi. Việc làm máy thổi là điều khả thi, nhiều nước họ đã làm được rôbô thổi sáo thổi kèn,... có đam mê thì việc gì cũng sẽ đạt.

Tui không giận gì bác đâu chỉ là bác có thể cho tui biết là bác dựa trên căn cứ gì để kết luận như vậy không thôi? Còn vụ làm cái máy thổi thì mọi việc không có gì ghê gớm nhưng chỉ riêng 1 chuyện là thiết kế giả lập cái môi sao cho nó giống của con người thì mới khó, sau khi xem cái video người máy chơi bài flight of blumber bee, tui thấy là còn phải ngâm cứu vấn đề này nhiều lắm.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Để hiểu được vì sao người phương tây lại quyết liệt cải tiến cây sáo đến như vậy thì ta cần phải hiểu được hiện tượng vật lý sau đây, đó là hiện tượng "Beat frequency in sound",  với vốn tiếng Anh gà què của mình thì em xin dịch tạm là : Hiện tượng giao thoa tạo nhịp của các sóng âm có tần số gần bằng nhau.

Có thể mô tả hiện tượng dó bằng 1 một thí nghiệm đơn giản mà ai cũng có thể làm được như sau :

+ Thứ nhất tiến hành 1 thí nghiệm có 3 người biết thổi sáo( tối thiểu là 2 người cũng được), 

+ thứ 2 là lấy 2 cây sáo trúc có cùng tông không có khớp nối, ví dụ tông Đô (C5) chẳng hạn.

+ thứ 3 là yêu cầu 2 người đó cùng thổi dài một nốt với 1 làn hơi ổn định (thường thì để thấy rõ sự khó chịu của hiện tượng này ta nên chơi các nốt cao như sol 2, la 2, Si 2..).

Khi 2 cây sáo cùng hòa với nhau do thổi cùng 1 nốt ta sẽ nghe được Hiện tượng giao thoa tạo nhịp, có thể mô tả cho hiện tượng này là thứ âm thanh khó chịu tựa như bầy ong vỡ tổ làm xay xẩm mặt mày người nghe.

Vì sao lại có hiện tượng khó chịu như vậy xuất hiện? Các nhà vật lý học cổ điển đã có lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng này như sau :

Khi cho 2 sóng âm có tần số f1 và f2 xấp xỉ nhau phát cùng 1 lúc thì chúng vẫn xảy ra hiện tượng kết hợp và tạo ra một sóng mới mà chúng ta nghe được có công thức như sau : 

 

hình minh họa : 

 

Hình sóng to có màu tím ở dưới chính là sóng tổng hợp của 2 sóng f1, f2 xấp xỉ nhau và tạo nên cảm giác nhịp trong tai chúng ta. có thể kiểm chứng hiện tượng này bằng 1 ví dụ online theo link này : http://www.school-for-champions.com/science/sound_beat.htm

 

Vậy hiện tượng bầy ong này thì liên quan gì đến việc người phương tây phải cải tiến cây sáo một cách quyết liệt đến như vậy?

Chúng ta hãy để ý rằng người phương tây bắt đầu cải tiến cây sáo đơn giản của họ (hính thức tương tự với sáo Việt Nam ta ngày nay thế kỷ 21) từ thế kỷ 16 xuyên suốt cho đến thế kỷ thứ 19 , và ta cũng cần nhận thấy rằng dàn nhạc giao hưởng của họ cũng được cải tiến từ thế kỷ thứ 16 cho đến nay.(xem thêm link này để hiểu cơ chế của dàn nhạc giao hưởng)

Có thể nói rằng nguyên nhân chính buộc người phương tây phải cải tiến cây sáo là do nó cũng là một nhạc cụ có biên chế nằm trong dàn nhạc giao hưởng. Xét về bản chất thì nghe một dàn nhạc giao hưởng diễn tấu mà hết bầy ong này xuất hiện bên bộ gỗ (bộ này có sáo) đến bầy ong khác xuất hiện bên bộ dây thì thật sự là quá ác mộng đối với thính giả.

Do đó nhiệm vụ tiên quyết trong một dàn nhạc giao hưởng là phải diệt các bầy ong do hiện tượng vật lý này tạo nên, cho nên cây sáo cần phải cải tiến là vậy.

 

Ngoài ra hiện tượng giao thoa tạo nhịp này cũng là mấu chốt cho 1 cải tiến trên sáo đó là khớp nối.

Vì 2 cây flute cùng tone  do cùng 1 máy tạo ra , tần số dao động chuẩn cho các note là như nhau, nhưng khi đến tay người dùng này thì do hơi thổi yếu mà tần số bị thấp đi, đến tay người khác do phổi khỏe mà tần số cao lên, do đó để có thể dễ dàng chỉnh cao độ cho việc hòa tấu thì khớp nối đã được sáng tạo ra.

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Có người hỏi là có nên cải tiến cây sáo Việt hay không? Em nghĩ là mình chưa đủ tư cách để trả lời câu hỏi đao to búa lớn này, nhưng đối với riêng em, một người từ nhỏ đã không nghe dân ca, mới lớn thì thích MJ, lớn tý chút nữa thì thích các bình quân luật của Bach thì việc không cải tiến cây sáo sẽ làm em khó chịu vô cùng, do đó việc cải tiến sáo là cần thiết nên làm mà trước mắt là nên có khớp nối. Mà có thể là già chút nữa em lại thích nhạc cổ truyền với cây sáo bị sai 2 bát độ cũng nên.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

có cái zì đó ko bình thường trong câu trả lời của bác.(em đã tiến hành việc cộng các sóng với nhiều tần số khác nhau và kết quả thì ko giống như miêu tả của bác)

khi 2 sóng kết hợp thì tạo ra sóng mới !ok nó bằng tổng của sóng cũ cộng lại

điều này không có zì là lạ(f=f1+f2......) nếu dùng máy tính thu lại các âm đó sau đó dùng fourier thì các sóng này lại đc tách ra

cái độ này thì tuner làm rất tốt đây mặc dù nó chỉ làm ở 1 dải tần nhất định.

 

để phân tích đc sóng âm ntn trong cây sáo chúng ta phải có cơ sở toán học cho việc hình thành sóng âm trong cay sáo.(cứ giải sử là lòng sáo trơn láng)ko biết có ai làm chưa

em nghĩ là có rồi . mặc dù cái này tương đối khó. có thể phải tính toán tương đối 

 

vấn đề quan trọng nhất là cơ sở toán học. không có thì giải thích bằng thừa. trang web bác vd em không hiểu người ta đào đâu ra cái hình đó. Ko phải cái zì có eng thì cũng good. em đã từng đọc nhiều luận văn của sv nước ngoài thấy nó rất chuối. có thể là ở VN người ta kế thừa nhiều hơn là sáng tạo nên thế. (nếu bác dẫn chứng từ nguồn IEEE ,mathscinet , sciencedirect ...thì em cũng phục thôi.)còn mấy trang high shool thì nên kiểm chứng lại.

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
leehonso:

Để hiểu được vì sao người phương tây lại quyết liệt cải tiến cây sáo đến như vậy thì ta cần phải hiểu được hiện tượng vật lý sau đây, đó là hiện tượng "Beat frequency in sound",  với vốn tiếng Anh gà què của mình thì em xin dịch tạm là : Hiện tượng giao thoa tạo nhịp của các sóng âm có tần số gần bằng nhau.

Có thể mô tả hiện tượng dó bằng 1 một thí nghiệm đơn giản mà ai cũng có thể làm được như sau : .......

Sorry bác Lee, vì bận rộn 1 số vấn đề đột xuất nên vắng mặt mấy tháng qua. Nay có chút lỗ hổng thời gian mới ghé qua thăm damsan được.

Hiện tượng bác nói ở trên theo như trong sách vật lý tiếng Việt gọi là Phách nếu tui không lầm. Còn vụ cái môi cho máy thổi sáo, bác có thể ra tiệm bán quần áo ôm mấy cái tượng người mẫu đem về ... tui không chịu trách nhiệm nha!

---------------------------------------

(Hôm nay tui lại tiếp tục cuộc hành trình khám phá lòng sáo, chuẩn bị đi vào cốt lõi của vấn đề. Mục đích không phải để mọi người có thể hiểu, mà chỉ gửi lại 1 chút gì cho các bạn nào đó đang còn nhiều thắc mắc...)


Sau khi quan sát một số sáo VN (SX trước thời đại Damsan) mà tui có dịp mua hoặc mượn, nhìn chung lòng trong có thể gọi là dạng trụ. Thực ra chỉ có sáo gỗ mới đúng là lòng trụ; còn tre trúc thì hơi côn hay hơi loe nhưng không đủ góc độ để xếp vào dạng Barốc hay Boehm. Về cao độ thì non già đủ loại, nhưng xét tổng quát thì có thể phân loại ra làm 3 loại (bất kể là sáo thuộc tông gì):
- Loại 1: Bát độ 1 khá chuẩn, bát độ 2 thấp.
- Loại 2: Bát độ 1 hơi cao, bát độ 2 hơi thấp.
- Loại 3: Sáo có nút chặn nằm sát lỗ thổi.

Để tránh hiểu lầm trong những bài kế tiếp, 1 vài điều cần nhấn mạnh:
Chuẩn ở đây là chuẩn nào? Chuẩn theo Bắc, Trung, Nam hay Âu Á... Thật khó mà phân loại được vì tui không có bảng chuẩn dân ca, hơn nữa sáo SX theo thủ công độ sai lệch rất nhiều, trong khi sự khác biệt giữa chuẩn này chuẩn nọ đôi khi chỉ khác nhau 10-20 cent. Bởi vì bây giờ ta thường dùng sáo trong tân nhạc (ảnh hưởng tây phương), cho nên có 2 chuẩn đáng lưu ý là chuẩn chia đều (equal temperament) và chuẩn chia đúng (just temperament).

Có 1 lần tui đến thăm 1 NS hòa âm phối khí để khoe cái ống sáo mới chỉnh lại theo chuẩn đều, cao độ nằm trong khỏang màu xanh của tuner_e, và để lọai bỏ định kiến về chất liệu tre trúc, tui dùng 2 sáo gỗ nhưng không cho ổng biết cái nào là chuẩn nào. Sau khi thổi thử thì không do dự chút nào ổng nói sáo số 2 nghe hay hơn sáo số 1. Sáo số 2 là chuẩn đúng (mua của Thầy Trung)!

Chuẩn đều (equal) thì hiện nay ai cũng biết và thường gọi là chuẩn của tây phương, áp dụng trên piano, ghi-ta, flute, kèn,... Mỗi nốt trong thang bán âm cách đều nhau 100cent (thí dụ đôđô# cách nhau 100cent). Sự ra đời của chuẩn này để đơn giản hóa việc chế tạo các nhạc cụ có phím, và có thể dùng 1 nhạc cụ cho mọi tông trong bài nhạc, với độ lệch lạc cao độ có thể chấp nhận được.

Theo chuẩn đúng (just), các nốt nhạc trong thang âm là các số hữu tỷ của bội số của âm chính hay âm cơ bản (1/1, 9/8, 5/4,...), dĩ nhiên là chúng không cách đều nhau. Khi 1 sợi dây đàn lý tưởng dao động, thì nó sẽ tạo ra 1 âm chính (thí dụ Đô) vang lớn nhất và nhiều bội âm khác (chính là các bội số của âm chính) tạo thành âm sắc. Tập hợp các bội âm này lại với nhau cùng với âm chính lập thành 1 thang âm theo chuẩn đúng. Nếu đàn hoặc sáo làm theo chuẩn này thì các nốt trong thang âm thống nhất với các bội âm của nốt chính, nghĩa là các nốt trên phím ăn khớp với âm sắc của âm chính cho nên khi 1 bài nhạc được tấu lên nghe rất thuận tai, hài hòa; tông chủ thể của bài nhạc được nhấn mạnh rõ ràng; đấy là tính ưu việt của chuẩn này. Ngược lại, thang âm chuẩn đều nghe hơi chói. Ở đây ta thấy nhược điểm của chuẩn đúng khi 1 bài nhạc có nhiều tông khác nhau (thí dụ: từ tông Đô chuyển sang La rồi Mi, ...), nếu muốn duy trì tính ưu việt của nó thì ta phải dùng nhiều sáo hoặc đàn có các tông tương ứng với bài nhạc. Nếu ta dùng sáo tông Đô trưởng khoét theo chuẩn đúng biểu diễn 1 bài nhạc tông La trưởng, thì chuyện gì sẽ xảy ra ?


Sự khác biệt cao độ giữa chuẩn đều và chuẩn đúng như sau:

Ta thấy cao độ nốt La trên sáo Đô thấp hơn 16 cent so với nốt chuẩn La!

Hầu hết sáo VN có các lỗ bấm kích cỡ gần như nhau, cho nên không thể đạt chuẩn đều được, mà chúng có khuynh hướng theo chuẩn đúng (chuẩn dựa theo vật lý dao động). Nhưng để dễ quan sát và so sánh, tui tạm đưa chúng về chuẩn đều (dựa theo toán học). Trong các biểu đồ từ trước tới nay của topic này, ngoài biểu đồ Flute đã được thực nghiệm bởi nhiều trường ĐH trên thế giới, thì các biểu đồ còn lại phần giá trị tuyệt đối không quan trọng lắm (nếu nó càng gần đúng thực tế thì tốt), vì nó còn phụ thuộc vào mỗi cá nhân biểu diễn và cấu tạo của sáo. Cái quan trọng là sự so sánh tương đối, để thấy sự biến đổi của âm thanh ra sao khi thay đổi các thông số chế tạo hầu tìm ra những phương pháp thiết kế hay sửa chữa.

 Phân biệt sáo PVC tông La theo chuẩn đúng và chuẩn đều:

Nếu khoảng cách các lỗ bấm không thay đổi trên 2 sáo, thì sáo theo chuẩn đều có lỗ to nhỏ khác nhau rất rõ ràng. (Nhắc lại lần nữa là trong các bài kế tiếp, tui sẽ lấy sáo làm theo chuẩn đều làm điểm xuất phát để nghiên cứu).

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

B1) Loại 1: Bát độ 1 khá chuẩn, bát độ 2 thấp

Đa số sáo TQ và sáo xuất xứ từ miền Bắc thuộc về nhóm này. Có lẽ sáo thiết kế theo mô hình này dựa vào cách tính Bernouilli hay 1 số các công thức đơn giản lấy từ internet. Những công thức này đã có từ mấy trăm năm trước, chỉ tính gần đúng vị trí các lỗ khi cộng hưởng xảy ra ở các tần số thấp (bát độ 1). Khuyết điểm của phương pháp này sẽ được bàn tới khi có dịp thuận tiện. Các nốt Sol2, La2, Si2 của sáo loại 1 thường bị thấp hơn mức chuẩn. Do đó khi diễn tấu với tốc độ nhanh, ta khó có thể hiệu chỉnh được cao độ 1 cách chính xác. Vào cuối thế kỷ thứ 17, người ta (bên Tây phương)  NGỘ ra rằng nếu bóp nhỏ lòng trong ống sáo nơi lỗ thổi (bất kể sáo có lòng côn hay trụ), sẽ khắc phục được nhược điểm này (sáo gỗ của NS Tuấn áp dụng nguyên tắc này). Việc dời nút chận vào sát lỗ thổi cũng có thể nâng các nốt lên cao, nhưng đáng tiếc là tất cả các nốt từ thấp đến cao đều bị ảnh hưởng theo (xem bài đã đăng năm ngoái).  

Trên đây là 1 số các phương án hiệu chỉnh. Ta có thể đổ keo, đổ nến, chèn nêm,  v.v... tùy ý.  Shakuhachi.com cũng có đề cập đến vấn đề này. Các bạn có thể vào link dưới đây tìm hiểu thêm.
http://sites.google.com/site/dougsflutes/thetipple-fajardowedge

Kết quả tính toán hiện nay cũng cho thấy như vậy. Tuy nhiên các nốt của bát độ 3 vẫn chưa được cải thiện:

 
Hình dưới đây, tui xài vỏ ống chích, lựa ống có đường kính ngoài hơi lớn hơn lòng trong của ống PVC, nó sẽ tự động bám vào lòng sáo khỏi phải dán keo, lại dễ lấy ra gia giảm chiều dài cho thích hợp. Ta thường thấy lỗ thổi của sáo tre trúc thường nằm sát đốt là vậy, thiên nhiên đã ban sẵn cho ta cái lòng trong thích hợp nơi đó, trừ khi ta dùng khoan xuyên thủng.... (Miệng thổi của kèn clarinet và saxophone có dạng nêm, chắc cũng có lý do nào đó).

(Chuyện bên lề: Mới đây tình cờ 1 cô giáo Tây dạy môn saxophone ghé tui, thấy có nhiều loại sáo từ tre VN, Ấn Độ, trúc TQ, gỗ, đá, nhựa, kim loại ... muốn nghe thử. Kết quả là ống PVC (tông La) trên đây quyến rũ hơn cả, màu âm dịu dàng ấm áp! Lại thêm 1 bà Tây khác (không chuyên về nhạc) ghé chơi cũng tò mò muốn nghe, kết quả tương tự. Còn âm sắc của sáo mèo, nghe xong họ cảm thấy quá cô đơn!)

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

B2)  Bát độ 1 hơi cao, bát độ 2 hơi thấp.

Hầu như sáo ở miền Nam chế tác như vậy, để khắc phục nhược điểm sáo loại 1, bằng cách nâng cao phần bát độ 1 hơn mức chuẩn 1 chút để bát độ 2 không bị quá trầm. Dường như cách giải quyết đơn giản này cũng cải thiện đươc vài nốt của bát độ 3. Dòng sáo Nghệ Thuật thuộc nhóm này. Nốt Si1 trên sáo này thường cao hơn chuẩn khá nhiều, đôi khi gây trở ngại không ít khi diễn tấu.  
Hình so sánh cao độ sáo Loại 1 và Loại 2

Áp dụng phương pháp của MQ va SN trong Đamsan, sự sai lệch bát độ này sẽ đi vào dĩ vãng. Sự công bố của MQ và SN là 1 hiện tượng, là kết quả của sự đam mê đầy sáng tạo, hết sức thán phục. Một số các thành viên của ĐS cũng đã biết điều này... Trở lại dòng lịch sử... Thế chiến 2 kết thúc, sau năm 1950 hãng kèn clarinet Buffet tung ra thị trường những loại kèn dòng Pro có lòng kính thay đổi to nhỏ (poly-cylindrical bore, vốn đã nảy sinh từ thời Boehm), để giải quyết vấn đề sai lệch quãng 12 và âm sắc. Kèn clarinet Buffet R13 nổi tiếng ra đời từ đấy, tuy nó chưa phải là hạng siêu, nhưng có 1 âm sắc dồi dào, giá tiền cũng không quá đắt. Chẳng bao lâu, các hãng kèn khác cũng áp dụng theo để sống còn. Không chỉ trong lãnh vực kèn mà họ hàng sáo cũng áp dụng nguyên tắc này như sáo Irish, Shakuhachi. Lý giải về ý nghĩa của phương pháp này đã được giải thích rõ ràng ở trang web Shakuhachi.
Quan sát đồ thị dưới đây, người ta có thể sửa chữa (hoặc cải thiện) sáo loại 2 bằng cách mở rộng lòng kính nơi bụng sóng áp suất của các nốt bị trầm. Cách này thật hiệu nghiệm cho sáo loại 2, vì nó nâng cao bát độ 2 đồng thời lại giảm thấp bát độ 1. Flute có khớp nối ở vị trí này cũng không phải do tình cờ.

Trên thực tế, có nhiều sáo không hẳn là loại 1 hay loại 2, mà nửa này nửa nọ. Người ta có thể áp dụng đồng thời cả 2 phương án kể trên (SN+MQ), lòng sáo Irish có cấu trúc phức tạp là vậy.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Kế tiếp là 1 ví dụ,  1 sáo nhiều lỗ (thang bán âm) có khớp nối, nhưng đặt không đúng chỗ cho nên các nốt cao không được cải thiện. Sau khi bóp nắn lòng trong thì kết quả rất khả quan (ngoại trừ có 2 nốt Eb bị lệch quá nhiều, do lỗi thiết kế).

Tuy nhiên (xem đồ thị ở trên) khi mở rộng 1 đoạn lòng sáo (như cách của SN) để hiệu chỉnh các nốt cao thì 3 nốt thấp nhất của sáo lại bắt đầu sai lệch. Để cứu vãn tình thế, có thể dùng thêm phương án của MQ.

Nhưng kèn sáo của giới Pro lại không chú trọng nhiều về sự chính xác cao độ, mà âm sắc mới là quan trọng hơn cả; bởi vì khi thâu ngắn bước sóng cộng hưởng ở tần số này thì nó lại dãn ra ở tần số khác, đôi khi dẫn đến biến dạng âm sắc. Trong quá trình chỉnh âm, đôi khi nhà thiết kế  phải chấp nhận 1 số nốt có sai lệch lớn (có khi đến 50 cent theo cách thổi thông thường của amatơ), khi diễn tấu dân pro phải biết uyển chuyển vị trí môi miệng (embouchure) để đạt cao độ chính xác, đồng thời làm thay đổi độ cản âm, khi đó các bội âm mới được phát huy mạnh mẽ tạo ra âm sắc mong muốn. Giới pro chơi kèn saxo biết điều này rất rõ, cho nên họ dám bỏ ra 1 tài khoản lớn để tìm mua những kèn sax (vintage) SX trong thời gian 1900-1920 (Hm, lạc đề tài ...). Dòng sáo kèn của giới student sơ đẳng thì hướng về chính xác cao độ và thổi nhẹ.
http://www.sfoxclarinets.com/BenclartI.html

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
(Bác Lee có tin nhắn PM)
_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Page 5 of 5 (71 items) < Previous 1 2 3 4 5 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems