Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cấu tạo lòng trong của ống sáo qua các thời kỳ !

rated by 0 users
This post has 70 Replies | 3 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

bài nhận xét công phu. nhưng thực tế thì không phải như thế. nói như vậy thì còn rất nhiều thiếu sót.

tui vd:  khi ta thổi hơi vào ống sáo. xẩy ra hiện tương luồng hơi va vào  lòng ống sáo tỏa di n hướng. như vậy nếu nói như lý thuyết trên ta chỉ coi luồng hơi ta chỉ có 1 hướng và không gian lúc đó là 2 chiều.        vậy còn còn n vecto vô hướng kia thì sẽ chạy đâu và cộng hưởng như thế nào. lý thuyết trên hình như chỉ đúng với không gian 2 chiều. còn hơi trong lòng ống sáo thì không phải là không gian 2 chiều. làm sao có thể gom nó vào 2 chiều? liệu có pp nào có thể chấp nhận đc?

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
các bác mún cao độ 1 và 2 bằng nhau.... các bác kiếm 1 khúc gì gì đó. có đuôi 10mm. đầu 13,5mm sẽ  thấy..  lỗ định âm chỉ 1 lỗ.

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saonhua:
cái này có vẻ thực nghiệm hơn là lý thuyết suông nhỉ, nhiều cái thấy rất chính xác trong thực tế, nhưng có nhiều cái cũng hỡi ơi lắm.

Từ thực nghiệm rồi xây dựng lên lý thuyết, rồi lấy lý thuyết định hướng cho thực nghiệm; cả 2 đều là cần thiết ví như ngày và đêm, tui suy nghĩ như vậy. Những cái hỡi ơi là cái gì vậy, xin bác cụ thể hóa vấn đề, tui muốn học hỏi thêm, cám ơn.

sicore:

bài nhận xét công phu. nhưng thực tế thì không phải như thế. nói như vậy thì còn rất nhiều thiếu sót.

tui vd:  khi ta thổi hơi vào ống sáo. xẩy ra hiện tương luồng hơi va vào  lòng ống sáo tỏa di n hướng. như vậy nếu nói như lý thuyết trên ta chỉ coi luồng hơi ta chỉ có 1 hướng và không gian lúc đó là 2 chiều.        vậy còn còn n vecto vô hướng kia thì sẽ chạy đâu và cộng hưởng như thế nào. lý thuyết trên hình như chỉ đúng với không gian 2 chiều. còn hơi trong lòng ống sáo thì không phải là không gian 2 chiều. làm sao có thể gom nó vào 2 chiều? liệu có pp nào có thể chấp nhận đc?

Tui ko hiểu bạn muốn nói gì. Không gian sao chỉ có 2 chiều, vectơ mà lại vô hướng. Hay là những điều tui biết đã lỗi thời...

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
bác thử so sánh cái biểu đồ của nốt si1 với nốt đô1 mà ko có lỗ định âm xem, khác nhau 1 trời 1 vực, bác thử cái biểu đồ đó ở nốt si trên 2 cây sáo lỗ to nhỏ khác nhau xem, khác nhau 1 vực 1 trời, bác thử nốt đô1 mà cái đuôi loe ra hay cái đuôi thuôn lại xem, khác tàn bạo nữa, v.v... và đó là những tất cả những thứ ta có thể kiểm soát được ở 1 mức độ khá chính xác, ngoài ra còn có những thứ ta ko thể kiểm soát được thì thực tế hỡi ơi là phải rồi. cho hỏi nhỏ cái nhe: bác có tham gia chế tạo sáo tiêu gì ko?
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Xóa bài nhảm nhí có nội dung không phù hợp và thiếu tính xây dựng.

BQT Đamsan.net

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Anh em Damsan nghiên cứu trên diễn đàn như vậy biết bao giờ mới cải tiến được cây sáo VN: hoạt động riêng lẻ, không thống nhất, kinh phí ít, nghèo phương tiện. Phải tìm nhà tài trợ giúp đỡ.

Còn về việc cải tiến sáo cần học hỏi từ nhiều nơi, không cứ bảo là giữ bản sắc dân tộc mà cứ khư khư ôm cây trúc, Boehm cũng đâu có cố hũ giữ mãi cái chất liệu từ thời Phục Hưng để làm sáo. Nhạc trẻ thì đang phát triển rầm rộ với nhiều bài ca từ nhảm nhí, nhạc cụ dân tộc không phát triển thì lấy gì ma thu hút giới trẻ.

Có thể thêm một số phần có dạng ống nhỏ, nối các đoạn khác nhau của sáo, giống như các nhạc cụ bằng đồng, ví dụ Trumpet.

Nếu thành lập nhóm nghiên cứu SF tình nguyện tham gia công.

Sống ở trên đời ta nên nhớ Phải lo việc lớn, việc quốc gia Nhẫn nại, khiên trì vượt thử thách Tâm Xà khẩu Phật quyết tránh xa
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

à thế này. tất cả các hiện tượng vậy lý chúng ta thấy đều có quy luật. các quy luật đó đc biểu điễn trên mô hình toán. nếu mô hình toán sai việc giải thích hiện tượng đó sẽ thất bại

báo cáo hết! 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
nói như bác thì khỏi phải bàn rùi, vấn đề là làm sao cụ thể hóa 1 cách chính xácđơn giản để áp dụng chứ, nếu ko có 3 cái chữ gạch đít đó thì chúng ta chả làm đc gì, chỉ là tán phét, hoặc làm gì cũng chả tới nơi tới chốn.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
SketonFirst:

Anh em Damsan nghiên cứu trên diễn đàn như vậy biết bao giờ mới cải tiến được cây sáo VN: hoạt động riêng lẻ, không thống nhất, kinh phí ít, nghèo phương tiện. Phải tìm nhà tài trợ giúp đỡ.

Còn về việc cải tiến sáo cần học hỏi từ nhiều nơi, không cứ bảo là giữ bản sắc dân tộc mà cứ khư khư ôm cây trúc, Boehm cũng đâu có cố hũ giữ mãi cái chất liệu từ thời Phục Hưng để làm sáo. Nhạc trẻ thì đang phát triển rầm rộ với nhiều bài ca từ nhảm nhí, nhạc cụ dân tộc không phát triển thì lấy gì ma thu hút giới trẻ.

Có thể thêm một số phần có dạng ống nhỏ, nối các đoạn khác nhau của sáo, giống như các nhạc cụ bằng đồng, ví dụ Trumpet.

Nếu thành lập nhóm nghiên cứu SF tình nguyện tham gia công.

bác thử nói xem điều gì bác nghĩ là người việt nam chúng ta chưa làm được trên cây sáo hay cây tiêu, để tụi này nghiên cứu. đừng bảo là làm ra cây flute y chang như bên tây nha, cái đó gần như là qui trình sản xuất xe honda made in vietnam, tụi này chắc hỏng ăn theo đâu.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Sắp tới, lúc 19g30 ngày 25-9, tại Trung tâm Trần Văn Khê, 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh (TP.HCM) sẽ có buổi hội thảo về việc sử dụng nhạc khí phương tây trong đờn ca tài tử và âm nhạc truyền thống do GS.TS Trần Văn Khê(người đóng góp công sức nghiên cứu sáo trúc 18 lỗ, ngay đã biệt tăm cây sáo đó) trình bày. Chi tiết tại: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/401484/Nhac-khi-phuong-Tay-trong-don-ca-tai-tu.html

Anh em Damsan có điều kiện đến tham dự và học hỏi, trao đổi trực tiếp.

Sống ở trên đời ta nên nhớ Phải lo việc lớn, việc quốc gia Nhẫn nại, khiên trì vượt thử thách Tâm Xà khẩu Phật quyết tránh xa
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
saonhua:
nói như bác thì khỏi phải bàn rùi, vấn đề là làm sao cụ thể hóa 1 cách chính xácđơn giản để áp dụng chứ, nếu ko có 3 cái chữ gạch đít đó thì chúng ta chả làm đc gì, chỉ là tán phét, hoặc làm gì cũng chả tới nơi tới chốn.

3 chữ gạch đít hết sức quan trọng. việc tính toán sao cho chính xác là cả vấn đề vì thế ta tìm cách đơn giản hóa để áp dụng.vấn đề là đơn giản đến mức nào?. và sai số cho phép là ra sao? quan trọng hơn là làm thế nào để đơn giản mà vẫn chính xác đến mức có thể chấp nhận đc. nói chung là khó.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

đúng rùi, dĩ nhiên là khó, khó thì dĩ nhiên là ko dễ, ko dễ nhưng đâu phải là ko thể, he he he, đối với lớp 12 mà làm toán giải phương trình bậc 3 thì quá bèo, nhưng đối với lớp 1 thì đó là chuyện ko thể, đạt tới 1 trình độ nhất định thì ta sẽ làm được 1 số chuyện nhất định, dĩ nhiên rồi phải ko bác.

khúc trúc te tua xơ mướp hôm trước bác sicore cho tui hôm nay nó đã trở thành 1 anh chàng khá rồi đó nha, đi từ chỗ sai bét nhè(sai là tại tui cố tình làm sai chứ ko phải tại bác, đừng hiểu nhầm nhé, tui về cưa ra mấy khúc ghép lại cây mới bác ơi) , đến chỗ đúng vài nốt, rồi lại sai vài quãng, rồi cuối cùng nó đã chính xác hơn 90% tất cả, quả là 1 trải nghiệm rất rất thú vị chỉ với 1 câu thần chú nho nhỏ, hôm nào gặp bác tui sẽ cho bác nhận dạng em nó, he he he

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

còn 2 que nữa 

hihi bác mún em quang nốt cho. zờ này time hạn chế quá, chả biết làm sao đc mà xử đc tui nóSmile

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
guest216:

Về độ vang của 3 loại lòng sáo trên thì cũng dễ hiểu. Hãy tưởng tượng làm 3 cái ống bô giống như vậy cho xe Honda...

1) Sáo 6 lỗ có lòng trụ thời Phục Hưng (ảnh hưởng nghệ thuật Hy-Lạp):
Sáo Renaissance cấu tạo đơn giản, kính nhỏ, lòng trụ thẳng hoặc hơi côn, gồm 1-2 khúc tùy theo sáo ngắn hay dài, có 6 lỗ bấm nhỏ không dùng khóa, lỗ thổi ô-van nằm ngang (khác với nằm dọc như ta thấy hiện nay). Sáo dùng nhiều loại thang âm khác nhau tùy theo mỗi kiểu nhạc, cho nên Mersenne (1630) có ý kiến khoét dọc theo ống sáo 3 hàng lỗ có thang âm khác nhau, dùng cơ cấu cửa sổ kéo đóng mở các hàng lỗ khi dùng (giống như dùng băng keo dán kín lại).
Có người cho rằng sáo Renaissance xuất xứ từ Á Đông, nhưng theo bác Lee sưu tầm thì sáo cũng đã có mặt từ 35000 năm trước ở Âu châu. Giai đoạn này sáo thường được dùng trong quân nhạc hoặc chơi chung với các loại đàn (mandoline,v.v...) đệm cho ca khúc trong thính phòng hay nhà thờ. Các nốt Sol2 trở lên phải dùng các thế bấm đặc biệt, bằng không sẽ bị non (hiện nay ta thấy lỗ bấm 7-8mm lớn hơn xưa để giảm bớt hiện tượng này, nhưng ít nhiều vẫn bị non do đặc tính lòng trụ). 
Tại VN, sáo nứa bán ở các hiệu sách, quán tạp hóa, cũng có lòng kính nhỏ 9-10mm và lỗ bấm 5-6mm, do đó tiếng sáo dịu dàng (đỡ nhức đầu cho người nhà và hàng xóm, nhất là kỹ thuật thổi chưa được khá), các nốt thấp thổi khó, nhưng nốt cao dễ thổi, nghe du dương rất hay và dễ chịu. Sáo gỗ trước 1975 của NS NĐN có lòng kính nhỏ (sáo đô, 11mm). Sách dạy sáo của NS NĐN cũng có chỉ cách bấm đặc biệt cho các nốt cao hơn La2 khi chơi tân nhạc.

Nếu ta đo cao độ các nốt (tuner_e) rồi lập họa đồ, khi thổi hơi trung bình và không "lái" sáo cho đạt chuẩn, thì đây là 1 thí dụ (sáo VN, kính 12.5, lỗ 7mm):

Nhận xét: các nốt của bát độ 2 thấp hơn bát độ 1, nhất là từ Fa2 trở lên. Nốt Đô3 phải bấm 5 ngón (-23456), nếu bấm 2 ngón (-23---) thì quá trầm.

Theo tài liệu xưa, đã lâu tui không còn nhớ, thì khoảng cách L1 (mép trái lỗ thổi đến mép trái lỗ Si) và L2 (mép trái lỗ Si đến mép phải lỗ Rê) bằng nhau (L1=L2); khoảng cách 6 lỗ bấm chia đều nhau (L2/5). Sáo cổ VN cũng theo nguyên tắc này, ngày nay các lỗ có xê dịch đôi chút để có thể chơi cổ nhạc lẫn tân nhạc, nốt Mi thấp nhiều so âm chuẩn, có lẽ theo ngũ cung VN là như vậy.

 

câu tô đậm có vấn đề

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
sicore:
guest216:

Về độ vang của 3 loại lòng sáo trên thì cũng dễ hiểu. Hãy tưởng tượng làm 3 cái ống bô giống như vậy cho xe Honda...

1) Sáo 6 lỗ có lòng trụ thời Phục Hưng (ảnh hưởng nghệ thuật Hy-Lạp):
...........

Có người cho rằng sáo Renaissance xuất xứ từ Á Đông, nhưng theo bác Lee sưu tầm thì sáo cũng đã có mặt từ 35000 năm trước ở Âu châu. Giai đoạn này sáo thường được dùng trong quân nhạc hoặc chơi chung với các loại đàn (mandoline,v.v...) đệm cho ca khúc trong thính phòng hay nhà thờ. Các nốt Sol2 trở lên phải dùng các thế bấm đặc biệt, bằng không sẽ bị non (hiện nay ta thấy lỗ bấm 7-8mm lớn hơn xưa để giảm bớt hiện tượng này, nhưng ít nhiều vẫn bị non do đặc tính lòng trụ). 

......

 

câu tô đậm có vấn đề

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của tôi.

sicore:

à thế này. tất cả các hiện tượng vậy lý chúng ta thấy đều có quy luật. các quy luật đó đc biểu điễn trên mô hình toán. nếu mô hình toán sai việc giải thích hiện tượng đó sẽ thất bại

báo cáo hết!


Đồng ý 100%

sicore:
saonhua:
nói như bác thì khỏi phải bàn rùi, vấn đề là làm sao cụ thể hóa 1 cách chính xácđơn giản để áp dụng chứ, nếu ko có 3 cái chữ gạch đít đó thì chúng ta chả làm đc gì, chỉ là tán phét, hoặc làm gì cũng chả tới nơi tới chốn.

3 chữ gạch đít hết sức quan trọng. việc tính toán sao cho chính xác là cả vấn đề vì thế ta tìm cách đơn giản hóa để áp dụng.vấn đề là đơn giản đến mức nào?. và sai số cho phép là ra sao? quan trọng hơn là làm thế nào để đơn giản mà vẫn chính xác đến mức có thể chấp nhận đc. nói chung là khó.


Nhất trí với 2 bác 200%, bởi vì các nhà khoa học thực nghiệm đều suy nghĩ và làm việc như vậy. Cám ơn sự đóng góp chân thành của quí bạn.

 

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Page 4 of 5 (71 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems