Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cấu tạo lòng trong của ống sáo qua các thời kỳ !

rated by 0 users
This post has 70 Replies | 3 Followers

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

olala:
hichic, bác guest216 này cứ như là giáo sư nghiên cứ âm học ấy nhỉ. Cho hỏi bác ở đâu vậy? chơi sáo lâu chưa? có thể post vài bài cho mọi người học hỏi không?

Ấy chết, tui chỉ là 1 người yêu thích tiếng sáo, mày mò trên mạng học lóm của người ta, rồi hệ thống hóa lại chia sẻ với các bác yêu sáo thôi! Không phải GS đâu nhé! Chưa bao giờ đến trường nhạc, cũng ko có học vị gi cả, vì lúc nào cũng thích học hỏi thêm. Sau này các bác trong Damsan sẽ còn biết nhiều hơn tui nữa! Tui thật mong như vậy. Big Smile 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
leehonso:

...

 - Sau khi xem xét lý thuyết âm học và thực nghiệm, chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng hầu hết sáo trúc được chế tạo ở Việt Nam và Trung Quốc đều bị một khuyết điểm chí tử là cao độ của 2 bát độ (quãng 1 và quảng 2) là không đồng nhất, đặc biệt là ở các nốt Sol, la, Si, (Thừơng thì Sol 1 đúng -> Sol 2 thấp, La 1 đúng -> La 2 thấp, Si 1 đúng -> si 2 thấp), nếu bạn cầm trên tay 1 cây sáo có đừơng kính lòng trong 2 đầu (lổ thổi và đuôi) càng đều nhau thì khuyết điểm ấy thể hiện càng rõ hơn !

 Không biết em hiểu đúng chưa vậy bác G126 ơi ?

Cái đìều này "Sáo sử Âu châu" có ghi như vậy. Tui kiểm chứng lại thì thấy đúng như vậy nếu là lòng trụ thẳng từ đầu đến đuôi . Nhưng phải nói rõ hơn là đúng đến 90% ! Các nhạc sĩ thời phục hưng cũng đã nhận thấy rằng có một số sáo dọc Tin Whistle (giống recorder, nhưng cấu tạo là lòng trụ)  gần như không bị khuyết điểm này (tức là mức chênh lệch có thể bỏ qua), lý do như sau:

1) Lòng bằng kim loại, trơn hơn thảo mộc, ít ma sát.

2) Lỗ bấm lớn hơn bình thường và vách ống mỏng => ít tổn thất năng lượng do ma sát.

3) Nút chặn nằm sát lỗ thổi ( do đó Tiêu cũng ít bị lệch quãng hơn sáo là vậy, điều này ảnh hưởng đến âm sắc rất nhiều).

Tui vừa tậu 1 Dizi tông C5  (Pro-grade) ở carrotmusic.com để nghiên cứu thì thấy họ áp dụng nguyên tắc Ba-rốc, lòng kính chỗ lỗ thổi 15mm giảm dần cho tới 13mm ở đuôi sáo. Đa số nút chặn của Dizi đều nằm sát lỗ thổi. Kết quả là không bị (hoặc ít) lệch quãng, nhưng đô3 & rê3 thật là khó thổi( phải luyện nội công mới được). Điều này chứng tỏ TQ đã cải tiến sáo của họ, có lẽ đã từ lâu lắm rồi. Chỉ có sáo cấp sơ đẳng mới còn ở dạng trụ mà thôi.


@ngoccuaanhoi: Tui có gặp vài vị xuất thân từ nhạc viện TPHCM, khi tui kể cho họ nghe về vụ lệch quãng của đa số các sáo VN, thì họ nhìn tui rồi nói: "Tại anh ko biết cách thổi. Thổi mạnh lên... lăn sáo ra là đúng chuẩn thôi!". Tui cám ơn, ngài nói không có gì sai. Lúc ấy tui mới chợt hiểu ra 1 điều là lỗ tai nghe nhạc của người Âu châu ngày xưa đã đạt mức thượng thừa, do đó họ mới cải tiến sáo là vậy.

Nhân dịp bác đề cập " Tính chất dân tộc trong sáo trúc VN ...", thì ngu ý của tui như sau (chỉ để bàn luận chứ ko có tính cách phê bình gì cả): Tất cả các nhạc cụ chỉ là phương tiện để diễn đạt cảm xúc. Cái tính dân tộc nó nằm trong tâm hồn mỗi người chứ nó không nhỏ bé nằm gọn trong lòng cây sáo, cây đàn,... (tui hiểu bác ko có ý như vậy, tui chỉ đóng góp 1 chút thôi). Như Trần Mạnh Tuấn thổi saxo bài Chị Tôi, tui đâu thấy tính dân tộc Tây Âu nằm trong đó. Lấy gì chứng minh mấy ống sáo của các bác nhạc viện là đúng cổ truyền thời Vua Hùng, sáo 10 lỗ vói hệ bán cung đâu phải là cổ truyền dân tộc Xừ Xang Liêu Cống Hò. Cái tính dân tộc nó phát triển theo thời đại .... Nếu tui ko đúng các bác hãy bổ khuyết thêm dùm.

Quý mến, G216.

 

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

em cũng nhận thấy khiếm khuyết này từ lâu rồi, từ khi mới làm sáo cơ. và em cũng đã thử tìm hiểu xem thế nào cho tốt hơn. và nếu bác cho rằng các cụ nhà ta không biết thì quả là một sai lầm lớn. từ kinh nghiệm của các cụ chọn trúc làm sáo, thì em biết rằng những cây sáo các cụ cho là tốt nhất nó không bị cái bệnh này, lòng trong không hề hình trụ đâu ạ. kích thước lỗ bấm và lỗ thổi nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề này nữa đó. và cái tính dân tộc trong âm nhạc em cũng hiểu nó là ở giai điệu, ở cái hồn của nhạc, hồn của mỗi người. nhưng ý em nói về cây sáo việt nam ở đây, có thể cải tiến để nó chơi được theo chuẩn phương tây, có thể cải tiến mở rộng âm vực, cho chuẩn, nhưng giữ được cái chất liệu và hình dáng của cây sáo việt nam thì em vẫn thích hơn. nên em muốn tìm cách thức cải tiến để nó sẽ chuẩn ở ngay cái hình dáng hiện nay. chính vì vậy mà em hay đi tìm và thử làm trên nhiều cây họ tre trúc, để xem loại nào nó cho âm ổn định và chất lượng tốt, dễ khắc phục những điểm khiếm khuyết. và bàn luận với nhau không phải để chứng tỏ điều gì cả, mà để trao đổi những gì mình có được để cùng nhau hiểu hơn về cây sáo và tìm ra cách làm cho cây sáo tốt hơn thôi, nên em rất vui được các bác góp ý nhiều.

và việc khắc phục bằng kỹ thuật thổi như người ở nhạc viện TP nói với bác, thì đó là điều sai lầm của họ, và họ chỉ quan tâm tới điều mà bản thân người chơi chuyên nghiệp như họ làm được, chứ họ đâu có quan tâm sáo việt nam như thế nào, chỉ cần họ thổi tốt thôi bác ạ. còn mình bàn ở đây là dưới góc nhìn của những người làm ra cây sáo muốn đẩy chất lượng cây sáo lên thì sẽ khác.  còn như người kia nói cứ ngửa sáo ra mà thổi thì đúng là lệch quãng và lệch cường độ sẽ ít đi, nhưng nếu như họ chơi như vậy trước một bộ thu âm chưa tốt, thì tiếng sáo nghe chán lắm, nhạt vô cùng.

còn em thấy một điểm nữa đó là kinh nghiệm làm sáo của người trung quốc rất thâm sâu, thể hiện ngay trên chính cây sáo của họ, người làm sáo việt nam nên học hỏi kinh nghiệm của họ nhiều. và họ phát triển cây sáo hình dáng không có khác xưa bao nhiêu, chỉ cần một vài điều nhỏ là họ khắc phục được rất nhiều nhược điểm rồi. nhân tiện bác nói về tiêu em cũng thấy người trung quốc làm tiêu rất tốt, mặc dù hình dáng nó chả có gì đặc biệt và cũng chẳng có gì cao siêu cả. họ cân bằng rất tốt giữa chất liệu và hình dáng lỗ thổi tiêu cũng như là lỗ khoét. họ chạy theo chất lượng chung chứ không chạy theo một ưu điểm riêng nào cả. sáo trung quốc có nhiều điểm khác sáo việt nam, nhưng để giải thích tại sao họ lại làm như vậy khi đem so sánh với sáo việt nam, thì lại chưa nhiều người giải thích thấu đáo được. nhiều điều em nhìn thấy trên sáo hay tiêu trung quốc, mới đầu tưởng chừng như đó chỉ là cái hình thức và sở thích hay thói quen, nhưng ngẫm nghĩ ra mới thấy kết quả đó phải do một quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm làm rất lâu mới có được. em chưa có cơ hội được dùng thử những sản phẩm loại tốt nhất của trung quốc nên chưa có dám liều ăn cắp cái hay của họ được, nhưng có cơ hội em sẽ ăn cắp được cái kinh nghiệm của họ làm của mình hehe. em toàn học mót theo kiểu quan sát tỉ mỉ những điều họ làm mà mình chưa làm được, và nghĩ xem họ phải làm thế nào thì mới ra được điều đó, sau đó làm theo hihi. ngay việc thông lòng đánh mắt trúc thôi họ cũng làm khác mình, em nghĩ là họ không dùng khoan dây mà họ dùng một thứ khác được cải tiến khác đi rồi. nên nhìn cây tiêu hay sáo trung quốc, họ đánh mắt phẳng băng mà màng trong lòng trúc vẫn nguyên ít bị xước nữa luôn.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Nhờ các bậc tiền bối đã băng rừng lội suối để tìm ra tre trúc đặc biệt làm sáo xịn, mà ngày nay bọn hậu sinh mới có thể chế biến ống sắt, ống thủy tinh hay PVC thành sáo prồ. Tui sinh ra và lớn lên nơi trước ngõ là tre, sau nhà cũng tre, nhà cũng làm bằng tre, tuổi 15 thường lấy tre làm cung tên săn bắn đặt bẫy thú rừng, sống cũng nhờ ăn măng, v.v... cách nhà khoảng 5 cây số là rừng tre trúc bát ngát có cả lồ ô, nứa, mây... nhiều loại. Cho nên mỗi khi cầm sáo bamboo là biết bao kỷ niệm dâng trào, sáo dởm cũng hóa thành hay, lâu ngày cũng cho rằng tiếng sáo trúc mới là hay nhất. Cho đến 1 hôm được thổi thử sáo đá (hiệu Nghệ Thuật), mới thấy rằng không hoàn toàn như vậy!

Về sáo TQ (ngoại trừ ống nứa) dựa trên vài ống tui nhìn thấy, thi dường như họ chọn loại tre lóng dài khoảng nửa chiều dài cần thiết của ống sáo, cắt bỏ đốt, dùng khớp kim loại nối lại với nhau (nhất cử lưỡng tiện), cho nên lòng trong nguyên vẹn. Có thể mỗi nơi sản xuất 1 cách khác nhau. Cái vụ này tui gà mờ lắm!

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Một vài ví dụ về sáo Boehm đơn gìản (không dùng bộ khóa):

Tham khảo http://www.somers-flutes.com/aluminium-flute-delrin-head 

Sáo phần đầu làm bằng polymere Delrin, thân bằng nhôm, có 6 lỗ bấm, lòng trong kiểu Boehm nên bát độ 3 dễ thổi hơn sáo Ba-rốc.

-----------------------------

Tham khảo http://www.sideblown.com/Tunable.html
Sáo của David Chu:


David Chu giới thiệu sản phẩm như sau:
Đa số sáo tre trúc có lòng kính không đều. Vì vậy rất khó tạo ra 2 ống sáo trúc hay 1 bộ sáo có âm thanh giống hệt nhau. Lòng kính biến đổi của trúc tạo ra mỗi ống sáo có 1 đặc điểm âm thanh riêng biệt (âm sắc, cách diễn tấu, v.v...).

Loại sáo trúc mới của tôi không có gì mới mẻ. Sáo trong hình ở trên được làm vào năm 1996. Nó dựa trên thiết kế của Boehm áp dụng cho ống sáo kim loại và sáo gỗ vào giữa thế kỷ 19. Thật đơn giản: Dùng kính nhỏ gần lỗ thổi (đầu sáo) và kính lớn ở phần cuối. Trong khi sáo cổ (Barốc) thì ngược lại.   

Sáo trúc mới (tông D) có phần đầu nối với thân sáo bằng 1 khớp kim loại. Kích thước đầu sáo giống hệt như của đầu sáo modern bằng bạc, có độ côn mà Boehm gọi là parabol. Thân sáo là trụ thẳng có kính là 19mm. Sáo có 6 lỗ bấm, thang nguyên âm. Lỗ thổi có kích thước hơi nhỏ hơn 10mm x 12mm như Boehm đã đề nghị. Lỗ thổi có thể nhỏ hơn nếu khách hàng muốn.

Loại sáo này phát âm chuẩn hơn, ít lệch quãng hơn sáo bình thường (sol2, la2, ...). Do đó việc chỉnh cao độ như thay đổi độ lấp môi, lực thổi, góc thổi cũng dễ dàng hơn. Âm thanh vang hơn và âm vực mở rộng trên 3 bát độ. Có khớp nối để chỉnh âm.

Câu hỏi cuối cùng: Âm thanh của nó có giống như của sáo trúc ?

Nói thật, âm thanh của nó không giống hệt như sáo cổ vì việc tạo âm dựa trên nguyên lý âm học hoàn toàn mới mẻ. Người ta cũng đã từng hỏi Boehm như vậy khi ông phát minh sáo năm 1847. Âm thanh sáo của Boehm không giống như các sáo thời đó. Boehm không có ý định nhái lại âm thanh sáo cũ, ông muốn tạo 1 cái gì mới mẻ và khác hẳn. Điều này đã tạo ra 1 sự đổi mới trong ngành âm nhạc sáo. Sáo của tôi khác hẳn sáo trúc thông thường, vì nó có âm thanh riêng biệt, trong sáng, tầm âm cao hơn sáo thường; ít tiếng xì xào và vang hơn.   

-------------
Lời bàn thêm:
Trải qua các thời đại từ Trung cổ, Phục hưng, Barốc, Cổ điển đến Hiện đại; lòng sáo đã đổi thay như mốt quần ống túm ống loe; nhưng có 1 điều đáng lưu ý là thành phần dạng trụ vẫn hiện hữu (dù ít hay nhiều) trong quá trình phát triển lòng sáo. Tại sao vậy ? Tui vẫn chưa có giải đáp.
Trong các bài kế tiếp, chúng ta sẽ thấy rằng một vài nghệ nhân chế tạo sáo VN (từ 5-10 năm trước) đã áp dụng nguyên tắc Boehm và các mánh khóe khác. Vì tui không sở hữu sáo tiêu của Damsan, nên không dám kết luận vớ vẩn về dòng sáo Damsan.

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Chào các bạn! tôi la thành viên mói chưa biết thổi nhưng cũng hiểu chút đỉnh về vật lý âm học, sau khi đọc các bài của các bạn viết nhưng tôi và không tìm thấy lời giải thích nào cho việc khác nhau về cao độ cho những note trùng âm, theo tôi nghĩ và tạm có lời giải thích ngắn gọn như sau:

trước hết ta hãy hiểu rằng khi ta thổi từ Đồ qua Đô thì ta phải tăng áp lực thổi điều này dẫn đến ta đã làm cho lưu lượng không khí của Đô nhiều hơn Đồ và Đố nhiều hơn Đô. Ta cũng đã biết dao động không khí trong lòng ống sáo lý tưởng là các phân tử không khí bên trong ống sáo không trôi ra ngoài, nhưng thưc tế điều này không thể xảy ra được vì ta cứ phải thổi vào đó..các bạn hãy liên tưỡng tới cho chơi chạy vòng tròn tiếp sức khi người này chạy tới phải trao cho người kia 1 lá cờ và người kia tiếp tục thực hiện nhiêm vụ y như người trước và thời gian cũng đã mất đi 1 phần khi trao cờ. ở đây cũng vậy lượng không khí mới vào đuổi phần không khỉ trước đó đi ra nhưng phải nhận nhiêm vụ của phần không khí trước đó là tiếp tục dao động hiện tượng trao đổi nhiêm vụ này đã làm tiêu tốn 1 lượng thời gian nào đó, mà thời gian càng dài ra trong 1 chu kỳ dao động đồng nghĩa với tần số giảm tức là trầm đi. để khắc phục điều này người ta muốn tốc độ chảy của không khí không thay đổi lắm khi tăng áp suất thổi (theo tôi nghĩ) là làm đường kính trong lòng ống sáo nhỏ dần từ lỗ thổi cho đến các lỗ bấm với mục đích là tăng lưc cản không khí khiến không khí chuyển từ dạng lưu lượng thành dang áp suất. và không khí di chuyển bên trong với lưu luợng không tăng nhưng ngược lại áp suất lại tăng thì càn tốt cho dao động ( ap suất càn tăng thì tức mật độ phân tử càn lơn và tốc độ dẩn âm thanh càng cao, và trong chân không thì không có dao động) đó là thời kỳ phục hưng , và cũng lý giai các nóte càn gần lỗ thổi thì càng sai lệch vì bơi không có ma sat từ các lỗ bấm và cung vì sao mà trúc đà lạt có phần chuẩn hơn so với trúc Củ Chi ống dài có đừờng kinh đều do đó khi thông nòng cho truc trúc đà lạt không nên thông quá suôn

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Bài viết này em nghĩ  là có nhiều đột phá nên mong tác giả cho phép em được sửa chính tả và phân đoạn lại bài viết trên cho dễ hiểu

Minh Quang:

Chào các bạn! tôi là thành viên mới chưa biết thổi nhưng cũng hiểu chút đỉnh về vật lý âm học, sau khi đọc các bài của các bạn viết nhưng tôi vẫn không tìm thấy lời giải thích nào cho việc khác nhau về cao độ cho những note trùng âm, theo tôi nghĩ và tạm có lời giải thích ngắn gọn như sau:

Trước hết ta hãy hiểu rằng khi ta thổi từ Đồ qua Đô thì ta phải tăng áp lực thổi điều này dẫn đến ta đã làm cho lưu lượng không khí của Đô nhiều hơn Đồ và Đố nhiều hơn Đô.

Ta cũng đã biết dao động không khí trong lòng ống sáo lý tưởng là các phân tử không khí bên trong ống sáo không trôi ra ngoài, nhưng thưc tế điều này không thể xảy ra được vì ta cứ phải thổi liên tục vào đó..

Các bạn hãy liên tưỡng tới cho chơi chạy vòng tròn tiếp sức khi người này chạy tới phải trao cho người kia 1 lá cờ và người kia tiếp tục thực hiện nhiêm vụ y như người trước và thời gian cũng đã mất đi 1 phần khi trao cờ. ở đây cũng vậy lượng không khí mới vào đuổi phần không khỉ trước đó đi ra nhưng phải nhận nhiêm vụ của phần không khí trước đó là tiếp tục dao động.

Hiện tượng trao đổi nhiêm vụ này đã làm tiêu tốn thêm 1 lượng thời gian nào đó, mà thời gian càng dài ra trong 1 chu kỳ dao động đồng nghĩa với tần số giảm tức là trầm đi.

 Để khắc phục điều này người ta muốn tốc độ chảy của không khí không thay đổi lắm khi tăng áp suất thổi (theo tôi nghĩ) là làm đường kính trong lòng ống sáo nhỏ dần từ lỗ thổi cho đến các lỗ bấm với mục đích là tăng lưc cản không khí khiến không khí chuyển từ dạng lưu lượng thành dạng áp suất.

Khi đó không khí di chuyển bên trong với lưu luợng không tăng nhưng ngược lại áp suất lại tăng thì càng tốt cho dao động ( áp suất càn tăng thì tức mật độ phân tử càng lớn và tốc độ truyền dẫn âm thanh càng cao, do đó ta thấy trong chân không thì không có dao động), đó là thời kỳ phục hưng.

Điều này cũng lý giải vì sao các nóte càng gần lỗ thổi thì càng sai lệch vì nó bơi không có ma sát từ các lỗ bấm và cũng vì sao mà trúc đà lạt có phần chuẩn hơn so với trúc Củ Chi ống dài có đừờng kinh đều, do đó khi thông nòng, phá mắt cho trúc đà lạt thì không nên thông quá suông

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

em thấy đây đang là lời suy luận chủ quan, chưa có tính thực nghiệm. dựa trên việc giải thích các sáo khác để đưa ra lý thuyết, cần kiểm chứng lại chứ chưa nên công nhận điều này. và em thấy giải thích của bác ấy về sáo trúc củ chi và đà lạt chưa có đúng.

cây trúc củ chi em thấy độ ngót âm từ đầu sáo đến đuôi sáo lớn hơn trúc đà lạt, vì lòng trong mềm và thô hơn trúc đà lạt. nên sự giảm động năng của không khí từ đầu sáo đến đuôi sáo của trúc củ chi lớn hơn trúc đà lạt. và trúc củ chi thì có thể bác nhầm về dạng lòng trong của nó. thường thì nếu bác chẻ đôi khúc trúc củ chi sẽ thấy lòng trong ở giữa khúc trúc củ chi là to nhất. 

và việc bác giải thích về độ trễ của làn hơi mới và làn hơi cũ, chưa có đúng. so sánh với việc chạy tiếp sức là hoàn toàn sai lầm, vì chạy tiếp sức , khi tiếp sức là một giai đoạn mang tính gián đoạn, mỗi người là một phần riêng của quá trình chạy. còn làn hơi thổi vào thì nó liên tục, hơi đầu tiên vào có thể trễ nhưng thời gian rất bé, khi ổn định rồi thì không có trễ và gián đoạn nữa. việc này thấy rõ ở những cây sáo lòng to, lỗ thổi bé và nút chặn cách xa lỗ thổi.

còn áp suất và lưu lượng hơi ảnh hưởng đến âm thanh và cao độ sáo thì bác chưa có đủ cơ sở và kiến thức để khảo sát và giải thích. bác nói lòng ở đầu sáo tăng thì tạo nên áp suất trong lòng sáo lớn dao động tốt hơn, là bác sai rồi ạ. chân không không dẫn âm vì không có phân tử truyền dao động. nhưng cùng một năng lượng thì bác xem trong nước mật độ phân tử lớn hơn trong không khí, sao nó truyền âm không tốt? vật rắn mật độ phân tử lớn thì dẫn âm tốt và xa, nhưng khi pha không khí vào lại cách âm? vì sao nói trong không khí thì nghe được ở xa nhưng nói trong nước thì không nghe được?  bác còn phải xem cấu trúc phân tử nữa đó ạ. và dao động tạo nên âm sáo không đơn thuần chỉ là dao động của không khí, mà nó còn ở cả chất liệu làm sáo nữa. nhân tiện bác nói đến áp suất, đuôi sáo nhỏ hơn thì áp suất cao hơn, trong lòng sáo áp suất cao hơn thì sự chênh lệch áp suất với bên ngoài càng lớn , không khí sẽ thoát ra ngoài mạnh hơn để cân bằng áp suất, lòng ở đuôi sáo lớn hơn thì tiếng sáo nó thoát đỡ bí và đáp ứng âm thanh nhanh hơn do nó thoát ra thẳng chứ không nhờ áp suất đẩy nó ra. kiểm chứng bằng những cây sáo đuôi dài lỗ bé thì âm bí hơn, áp suất lòng sáo lớn hơn.

về lĩnh vực âm thanh nếu nghiên cứu cho đúng nghĩa và chính xác để chế tạo và giải thích cặn kẽ thì em thấy không đơn giản, nên em không có dám xông vào. và việc đuôi sáo hay đầu sáo bé hơn, trong một giới hạn và điều kiện nhất định thì âm quãng 2 sẽ  non hơn hoặc già hơn quãng 1, chứ không phải nó chỉ đi tuyến tính theo một chiều đâu ạ. quan hệ giữa tần số, áp suất, kích thước lỗ, chiều dài, độ lớn lòng ống, độ nhám lòng, mật độ và tốc độ hơi thổi vào, độ hao hụt của chất liệu với năng lượng âm.... từ chừng đó biến, nếu cố định được một số biến thành hằng số, thì hàm f của âm thanh đưa ra nó vẫn là một hàm nhiều bậc, được quyết định bởi nhiều thứ và khảo sát tính toán không hề dễ. nhất là trên sáo trúc thì việc cố định các biến thành hằng số rất khó khăn, nên những sáo có chất lượng tốt nhất thì họ làm bằng vật liệu có thể tính toán được và cố định được tối đa các biến để dễ khảo sát hơn. mặc dù vậy thì để họ làm được những cây sáo như bây giờ, ngoài tính toán ra họ vẫn phải dùng thực nghiệm và kinh nghiệm thì mới làm được, chỉ mỗi tính toán thôi thì ai cũng sẽ làm được.

em thì yêu cái chất trúc hơn, nên em chấp nhận làm trên trúc, chỉ cố gắng dựa vào kinh nghiệm và phán đoán vớ vẩn của em mà làm giảm đi những nhược điểm mà cây sáo trúc mắc phải thôi. 

đó là ý kiến của em, thấy mấy điều bác đưa ra chưa hợp lý thôi, chứ em còn chưa khẳng định bác nói sai, cần được kiểm chứng lại thôi. vì kiến thức của em thì ít lắm, cũng chỉ là lý thuyết mà em thấy thôi, mang ra phản biện tranh luận chứ ko có ý gì. có gì thảo luận thêm nhé hihi.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
có khi nào các bác cải tiến riết một hồi cây sáo việt nam thành cây flute phương tây không ta. nếu như mà kết quả mà đúng như mình dự đoán thì bây giờ nên mua thẳng cây flute chơi luôn không cần cải tiến chi nữa. nhiều khi cái không chuẩn đó mới chính là bản sắc dân tộc,  chính là cái chúng ta cần gìn dữ. thang âm của người trung quốc có giống phương tây đâu mà người ta có cố gắn cải tiến cho nó giống phương tây đâu.
Ai có nhu cầu mua tiêu ( trúc gia bình , sapa , đà lạt , trúc tím ) , sáo trúc xin liên hệ với mình qua nick yahoo : nguyenducchuyen1603 hoặc di động : 0909576322 có cả khắc chữ ^^
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

ktschuyen:
có khi nào các bác cải tiến riết một hồi cây sáo việt nam thành cây flute phương tây không ta. nếu như mà kết quả mà đúng như mình dự đoán thì bây giờ nên mua thẳng cây flute chơi luôn không cần cải tiến chi nữa. nhiều khi cái không chuẩn đó mới chính là bản sắc dân tộc,  chính là cái chúng ta cần gìn dữ. thang âm của người trung quốc có giống phương tây đâu mà người ta có cố gắn cải tiến cho nó giống phương tây đâu.

tên này đúng với cái ý tôi. giữ nguyên chất trúc việt nam, cái tiến bằng kinh nghiệm và một số điều đơn giản để cây sáo trúc chuẩn hơn, đúng âm giai phương tây chứ không thay đổi gì nhiều. tôi muốn giữ cái gốc của cây sáo việt. nên tôi tìm cái âm của các cụ, kinh nghiệm chọn trúc và giống trúc của các cụ khá nhiều, nhiều cái tìm được từ các cụ rất tốt và có ích, vì các cụ đúc rút kinh nghiệm qua rất nhiều thời gian.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Hôm nay có dịp trở lại forum, thấy các bạn có nhiều ý kiến hay hay. Việc các phân tử khí cần thời gian trao đổi dao động như bạn MQ suy nghĩ làm tui liên tưởng đến vận tốc truyền âm trong không khí, dường như nó không phụ thuộc vào tần số. Sai hay đúng xin các nhà vật lý đánh giá dùm. Nhưng tốt nhất là bạn MQ nên tự làm các thí nghiệm và chứng minh, sai hay đúng không quan trọng. Nếu đúng và được hội đồng khoa học chấp nhận, chắc chắn tên tuổi của bạn sẽ được khắc trên lưng rùa. Nếu tự mình thấy sai, thì chắc chắn biết tại sao, tức là bạn đã tìm thấy 1 nguyên lý khác đúng đắn hơn. Chẳng hạn như bạn có học về môn Trang Âm, khi bạn hiểu "tại sao" (và chứng minh) không ứng dụng nó vào việc tính toán sáo được, cũng như công thức Bernoulli không hoàn toàn đúng, là bạn đã hiểu rất nhiều về vấn đề âm học.

Như bạn ngoccuaanhoi nhắc đến cấu trúc âm học của sáo là hàm nhiều biến, tui đồng ý 100%. Viết theo toán học y=f(x1,x2,...,x50). Điều này cũng nói rõ rằng vật liệu (tre trúc nứa) chỉ là 1 biến trong hàng chục biến số khác. Cho nên nếu nói rằng chỉ có trúc mới hay, thì cần phải có sự chứng minh rõ ràng. Thí dụ dưới đây, nhìn vào vật liệu thì tui (vốn tin vào tính ưu việt của tre trúc) sẽ kết luận như sau: Tiếng sáo cô áo đỏ hay hơn, còn cô áo tím thổi dở ẹc.

Tui cũng rất muốn tin vào những tuyệt kỹ của các cụ đã làm ra những tiêu sáo tuyệt hảo, để có thêm tự hào về dân tộc mình, nhưng ngày nay tiến bộ nói phải có bằng cớ: Cụ ấy tên gì ở đâu, ống sáo chế ngày tháng nào, hội đồng nào giám định? Viết tới đây tui thấy quan điểm của bác Lee về chứng cớ thật khắc khe nhưng rất đúng. Vì nếu không như vậy, thì vẫn chỉ là 1 câu chuyện mơ hồ huyễn hoặc, đôi khi cũng gây được sự tò mò cho các nhà khoa học tìm hiểu, đôi khi cũng cản bước tiến của biết bao kẻ hậu sinh. Thôi thì cứ cho rằng các cụ là bậc cao siêu, chính các cụ đã "cải tiến" được nhược điểm lệch quãng bằng cách tìm trúc thích hợp làm sáo. Thế thì các cụ đã giữ cái bản quyền "cải tiến" rồi, con cháu không được phép vi phạm! Không lẽ lòng dạ các cụ lại hẹp hòi đến thế sao? Vả lại tui cũng chưa bao giờ nghe các cụ nói như vậy! Kinh nghiệm là điều rất quý để phát triển, nhưng đừng biến nó thành niềm tin bất tử; chính bản thân tui kinh nghiệm đã nhiều năm, cày cấy trên đồng từ sáng đến tối, chỉ thấy mặt trời quay quanh trái đất, chứ đâu có ngược lại!

Theo suy nghĩ của tui thì khái niệm cải tiến rất đơn giản, nó vốn có sẵn trong mỗi người, như là: hôm nay tôi muốn thổi sáo hay hơn hôm qua; tôi muốn làm ống sáo thứ 20 này hay hơn ống thứ 19, tốt và rẻ hơn sáo ở quán sách; dùng dao mổ khóet lỗ cho đẹp hơn là dùng đá nhọn xoáy xoáy; tráng lòng sáo bằng epoxy cho bền không nứt nẻ; thay vì tăng số lỗ trên sáo ta lại giảm bớt đi còn 5 lỗ cho người khuyết tật cũng là cải tiến; còn về tinh thần thì hôm nay tôi muốn hiểu biết hơn hôm qua, hơn những người đi trước, v.v... Thú thật tui chưa dám mơ "cải tiến" gì cả, cho tới nay tui chỉ muốn tìm hiểu học hỏi kiến thức của tiền nhân, tìm những ưu điểm của ống trúc để bổ khuyết cho ống PVC, thủy tinh, v.v....

Sáo TQ đã và đang trải qua nhiều "biến đổi" (thay vì dùng chữ cải tiến, dễ gây dị ứng), như mọi người đều thấy: lỗ Mi và Fa xích lại gần nhau cho ấm ấp, cột chặt tình thâm bằng dây cước, gắn thêm khớp nối "Kim khắc mộc", khắc thơ, đánh vecni màu mè trong lẫn ngoài,... mất cả đường nét tự nhiên của bamboo. Nói về "chuẩn", nhiều người cho đó là chuẩn theo Tây phương, tui thấy là lạ, vì mỗi dân tộc hay dòng nhạc đều có chuẩn riêng của nó (thang âm), không lầm lẫn được. Bạn ktschuyen cho rằng sự lệch lạc quãng là chuẩn của sáo Việt (không biết có phải như vậy ko?), thì tui phải suy nghĩ lại điều bác ngoccuaanhoi cho rằng các cụ đã biết làm sáo không bị chứng bệnh này! Nếu đưa ra bằng chứng, có lẽ bác Chuyen sẽ là người thắng cuộc. Nói đùa vậy thôi, 10 người 10 ý, đúng sai chỉ là tương đối theo thời gian và không gian, niềm tin khó có thể thay đổi được.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

kinh nghiệm làm sáo là một kinh nghiệm trong dân gian. bác hỏi em nói cụ nào thì em chịu. ca dao có ai biết tên người sáng tác không vậy? còn em nói đến các cụ đã biết làm sáo không lệch quãng, không phải vì em biết chính xác cụ nào cả. ,mà em đã gặp một bác biết rất nhiều về nhạc cụ. em thử mua một cây sáo, và bác ấy lấy đắt hơn những cây sáo khác, em hỏi lý do và trao đổi thêm với bác ấy thì bác ấy nói về việc chọn trúc làm sáo, thì cái đoạn nào làm sáo hay nhất. em đã về kiểm chứng và thấy ưu điểm của những khúc trúc bác ấy nói là kinh nghiệm chọn trúc của các cụ truyền lại.

em thì trước tiên em phải học hỏi và hiểu được tại sao các cụ lại làm sáo như thế, mà không làm khác đi. không phải vì các cụ không biết cải tiến, mà các cụ đã cải tiến rồi nó mới thành như thế. em còn học cái tinh hoa của sáo trung quốc trong kỹ thuật làm sáo của họ, em muốn ăn cắp được cái họ đã nghiên cứu ra.  em có đi lên thì em không bắt đầu từ đầu, mà em sẽ kế thừa thảnh quả của người đi trước và tìm cách khắc phục nhược điểm, đưa ưu điểm thêm vào đó. em không tách theo đường riêng, vì em muốn giữ cái truyền thống.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Chào các bạn thông cảm vì cách viết văn lũng củng và sai chính tả của tôi và cũng vì không có khiếu viết văn nên tôi cũng rất ngại viết bài, nhưng vì tình thần học hỏi và chia sẻ nên tôi cũng ráng viết mong các bạn thông cảm cho

theo như lời bạn Guest216 thì tôi cần thí nghiêm và chứng minh và tức nhiên tôi đã làm nhiều thí nghiệm có liên quan tới các vấn đề này nhưng để dễ hiều và rõ ràng hơn tôi nhờ LHS post lên đây mô hình động dao động áp suất không khí trong ống sáo cho các bạn xem rồi ta sẽ bàn tiếp.

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Tui tin lời viết của ngoccuaanhoi là thật. Các cụ đã biết nhiều lắm, nhưng không có điều kiện phổ biến như ở bên West, nên thế hệ sau cứ phải dọ dẫm đi tìm trúc này đến trúc nọ, theo dấu vết xưa hoài, mất nhiều thời gian. Khoảng 2002/2004 tình cờ tui ghé 1 quán souvenir ở đường Lê Lợi SG, thấy vài cây sáo gỗ, tui cầm 1 cây lên thổi thử, thì thấy nó khác hẳn với nhiều sáo gỗ tui đã có trước đây. Thổi rất nhẹ, tiếng sáo ngọt ngào và không bị lệch quãng. Nửa tin nửa ngờ, tui không mua, vì giá cũng khá cao (120K). Ngày hôm sau lại tình cờ đi ngang đó, tui lại thử 1 lần nữa, rồi do dự ... bà chủ quán bảo rằng sáo này là do chính nhạc sĩ Tuấn làm, tui ko biết ổng là ai, thôi thì mua 1 cây cho xong. Sau này tui mới khám phá ra lý do ... Tui sẽ giải thích trong những kỳ tới, vì bi giờ bị world cup nó quyến rũ rùi.

Hoan nghênh sự đóng góp của bạn MQ.

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
hic bác G216 không nói luôn làm em hồi hộp quá chừng. mong được bác chỉ cho nhiều điều trong bài viết tới. em kính trọng bác vì có nhiều kiến thức sâu rộng , khoa học và cũng có nhiều điều nghiên cứu từ truyền thống, kinh nghiệm của người đi trước. mong được học hỏi bác nhiều.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Page 2 of 5 (71 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems