Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cấu tạo lòng trong của ống sáo qua các thời kỳ !

rated by 0 users
This post has 70 Replies | 3 Followers

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
guest216 Posted: 04-05-2010 17:53

Những âm thanh phát ra từ tre trúc thật tuyệt vời, những cung bậc khác biệt của các dân tộc, cái nào cũng làm say mê trái tim tui... Tui muốn dừng chân lại nơi đây mãi mãi để sống trong mơ màng, nhưng cái mãnh lực tìm hiểu về sáo quá mạnh mẽ kéo tui ra khỏi cái quán sáo thơ mộng này. Tui lang thang online nơi châu Mỹ, đâu đâu cũng nghe tiếng kèn tiếng trống, và tui học lóm thêm được vài kinh nghiệm của những nhà làm kèn clarinet; những tài liệu nghiên cứu về bộ khí cũng rất nhiều, nhưng tui quá kém để hiểu; các vị tiền bối cột trụ như Benade, Coltman, v.v... từng đặt nền tảng cho bộ môn âm học nhạc khí đều có mặt tại đây... nhưng đất nước non trẻ năng động này không có đủ chiều dài lịch sử để ghi lại sự phát triển của sáo đã có từ nhiều thế kỷ qua...

Tạm biệt đất Mỹ, hướng về Âu châu cổ kính ... qua nước Áo, thủ đô Vienna bên dòng sông Danube xanh lơ ngập tràn sóng nhạc, lấp lánh Ánh Trăng Beethoven...  Tại trời Âu có vô số "tàng kinh các" lưu trữ lại những kinh nghiệm cũng như những kỷ vật âm nhạc tiêu biểu đã trải qua các giai đoạn lịch sử nghệ thuật. Đó là điều tui muốn biết. Góp nhặt từ nhiều nguồn web, thông qua quan điểm cấu tạo lòng sáo, tui tóm tắt sơ lược như sau (không chính xác lắm, mục đích là xem qua rồi quên nó đi).



_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Về độ vang của 3 loại lòng sáo trên thì cũng dễ hiểu. Hãy tưởng tượng làm 3 cái ống bô giống như vậy cho xe Honda...

1) Sáo 6 lỗ có lòng trụ thời Phục Hưng (ảnh hưởng nghệ thuật Hy-Lạp):
Sáo Renaissance cấu tạo đơn giản, kính nhỏ, lòng trụ thẳng hoặc hơi côn, gồm 1-2 khúc tùy theo sáo ngắn hay dài, có 6 lỗ bấm nhỏ không dùng khóa, lỗ thổi ô-van nằm ngang (khác với nằm dọc như ta thấy hiện nay). Sáo dùng nhiều loại thang âm khác nhau tùy theo mỗi kiểu nhạc, cho nên Mersenne (1630) có ý kiến khoét dọc theo ống sáo 3 hàng lỗ có thang âm khác nhau, dùng cơ cấu cửa sổ kéo đóng mở các hàng lỗ khi dùng (giống như dùng băng keo dán kín lại).
Có người cho rằng sáo Renaissance xuất xứ từ Á Đông, nhưng theo bác Lee sưu tầm thì sáo cũng đã có mặt từ 35000 năm trước ở Âu châu. Giai đoạn này sáo thường được dùng trong quân nhạc hoặc chơi chung với các loại đàn (mandoline,v.v...) đệm cho ca khúc trong thính phòng hay nhà thờ. Các nốt Sol2 trở lên phải dùng các thế bấm đặc biệt, bằng không sẽ bị non (hiện nay ta thấy lỗ bấm 7-8mm lớn hơn xưa để giảm bớt hiện tượng này, nhưng ít nhiều vẫn bị non do đặc tính lòng trụ). 
Tại VN, sáo nứa bán ở các hiệu sách, quán tạp hóa, cũng có lòng kính nhỏ 9-10mm và lỗ bấm 5-6mm, do đó tiếng sáo dịu dàng (đỡ nhức đầu cho người nhà và hàng xóm, nhất là kỹ thuật thổi chưa được khá), các nốt thấp thổi khó, nhưng nốt cao dễ thổi, nghe du dương rất hay và dễ chịu. Sáo gỗ trước 1975 của NS NĐN có lòng kính nhỏ (sáo đô, 11mm). Sách dạy sáo của NS NĐN cũng có chỉ cách bấm đặc biệt cho các nốt cao hơn La2 khi chơi tân nhạc.

Nếu ta đo cao độ các nốt (tuner_e) rồi lập họa đồ, khi thổi hơi trung bình và không "lái" sáo cho đạt chuẩn, thì đây là 1 thí dụ (sáo VN, kính 12.5, lỗ 7mm):

Nhận xét: các nốt của bát độ 2 thấp hơn bát độ 1, nhất là từ Fa2 trở lên. Nốt Đô3 phải bấm 5 ngón (-23456), nếu bấm 2 ngón (-23---) thì quá trầm.

Theo tài liệu xưa, đã lâu tui không còn nhớ, thì khoảng cách L1 (mép trái lỗ thổi đến mép trái lỗ Si) và L2 (mép trái lỗ Si đến mép phải lỗ Rê) bằng nhau (L1=L2); khoảng cách 6 lỗ bấm chia đều nhau (L2/5). Sáo cổ VN cũng theo nguyên tắc này, ngày nay các lỗ có xê dịch đôi chút để có thể chơi cổ nhạc lẫn tân nhạc, nốt Mi thấp nhiều so âm chuẩn, có lẽ theo ngũ cung VN là như vậy.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Để bài viết của bác Guest216 thêm phần sinh động em xin gửi thêm các hình chụp sau đây để làm sáng tỏ thêm những đồ hình ở bài đầu :

Đối với sáo phục hưng, em xin post hình ống sáo thủy tinh với đường kính 2 đầu bằng nhau và nó làm lòng em tan nát vì đúng như những gì bác G post : Khuyết điểm - nốt của bát độ 2 âm không chuẩn ( thế mà bấy lâu em cứ tưởng nếu đường kính lòng ống sáo mà đều nhau thì cao độ 2 quảng sẽ rất chuẩn)

Hình thứ 2 là ống sáo Recorder láp ráp 3 phần của Yamaha, có cấu tạo của thời Baroque (bác nào hay nghe nhạc cổ điển sẽ biết thời này ) là hình côn, cao độ 2 quảng rất chuẩn và cũng có khuyết điểm y chang như bác G đã trích dẫn là : âm sắc phức tạp, theo em ở đây nên nói là âm sắc không đồng nhất ở 2 bát độ, nghe như là 2 cây sáo khác nhau vậy, tức là ở bát độ một thì 1 cây sáo khác và ở bát độ 2 "nghe" ra 1 cây sáo khác hẳn ( việc "nghe" ở đây không chỉ là cảm giác âm của tai mà còn là việc phân tích âm sắc bằng tuner_e của 2 bát độ nữa, việc phân tích âm sắc của sáo bằng tuner_e em sẽ post vào 1 dịp khác dù biết đã nợ 2 bác Bruce lee và shinichi đã lâu ), sau đây là 1 số hình về cây recorder có cấu tạo hình côn :

Cấu tạo lắp ghép 3 phần :

Và cấu tạo lòng trong hình côn với đường kính lòng trong bóp nhỏ lại dần về phía đuôi :

 

Còn hình ảnh thứ 3 về sáo Boehm thì cây flute đã bị lão HTT mượn tạm rồi, nên xin các bác xem link này vậy, nó rất đầy đủ về lịch sử của quá trình phát triển của Boehm flute :

http://www.oldflutes.com/boehm.htm

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Bác Lee bổ sung thêm hình ảnh và phụ chú rõ ràng. Cám ơn nhiều nhe! Cái sáo thủy tinh trong suốt khá đẹp, có thể sau này sửa lại được không biết chừng. Mong bác hãy đóng góp thêm.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

2) Sáo có lòng nón thời Ba-rốc, Cổ đìển


Khi nghệ thuật Ba-rốc ra đời (1600), nhu cầu thưởng thức âm nhạc nâng cao, có phần độc tấu và hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác nhau (Violine, Organ ...) và không chỉ giới hạn trong thính phòng bé nhỏ nữa; hí viện, sảnh đường, là những nơi trình diễn nhạc. Dòng sáo Renaisance bị ém gần như mất dạng, mãi tới 1670 thì các phù thủy sáo mới cải tiến lòng sáo sang dạng nón (không rõ mối quan hệ giữa sáo Ba-rốc và Shaku như thế nào, nhưng cấu tạo bên trong của chúng như nhau), phân đoạn 3-4 khúc (có lẽ do yêu cầu chế tạo), và thêm 1 vài lỗ phụ có khóa; mở thêm âm vực trầm, đáp ứng với tầm âm các nhạc cụ khác trong giàn nhạc.


Hai điểm quan trọng của dạng sáo Ba-rốc là:
- bát độ 1&2 chuẩn: khắc phục nhược điểm của hệ sáo Phục hưng
- mở rộng tầm âm xuống Rê trầm: Đối với sáo Sol trầm (G4) lòng trụ thì khoảng cách ngón khoảng 4cm, rất khó bấm, nhưng nếu là lòng côn thì với 4cm có thể làm sáo xuống Rê trầm (D4). Hiện nay 1 vài nhà chế tạo đã hạ xuống tới Đô trầm (C4) và Si giáng trầm (Bb3) !

Bước sang giai đoạn Cổ điển (1730-1820), thì sáo Ba-rốc được bổ sung thêm nhiều khóa, hoàn toàn bán cung, lỗ sáo cũng mở lớn để có âm lượng mạnh mẽ hơn. Sáo thời Classic này cũng là tiền thân của Irish flute ngày nay.
  
So sánh độ chuẩn giữa sáo Phục hưng và Ba-rốc (chỉ khác nhau ở lòng sáo, các kích thước khác giống hệt nhau) :

Đường đỏ là cao độ của sáo Phục hưng lý thuyết (bát độ 1 chuẩn tuyệt đối). Đường xanh là hiệu quả của lòng nón. Thực chất lòng sáo Ba-rốc không phải là 1 hình nón thẳng mà gồm nhiều bậc với độ côn khác nhau. Phần đuôi sáo (giống như Shaku) thường là trụ hoặc nón loe, để giảm bớt âm sắc quá âm u của các nốt thấp.
Lưu ý các thế bấm nốt Đô3 (C7) và Rê3 (D7) giữa 2 loại sáo! Để cao độ chuẩn hơn trên họa đồ, việc dời lỗ bấm hay kính lỗ lớn nhỏ ở sáo lòng côn là điều cần thiết.

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Một ví dụ về áp dụng nguyên tắc Ba-rốc (Quena của Peru)

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

3) Sáo Boehm (Modern)

Trước hết phải nhắc đến NS thổi sáo người Anh là Charles Nicholson (1795-1837). Ông ta đã mở rộng các lỗ của sáo Barốc và lót lớp kim loại vào lòng sáo (khúc đầu sáo) để tiếng sáo vang to hơn trong các phòng hòa nhạc rộng lớn. Điều này đã gây 1 dấu ấn sâu đậm vào Theobald Boehm. Hơn nữa, cuộc cách mạng Pháp 1789 đã ảnh hưởng nhiều về cái nhìn mới mẻ trong mọi mặt của xã hội từ khoa học kỹ thuật, chính trị,... đến văn chương nghệ thuật. Dòng sáo đơn giản không đáp ứng được yêu cầu của nền âm nhạc thời đại mới.
Năm 1847, Boehm đã làm cuộc cách mạng sáo, thiết kế sáo Boehm (đầu sáo dạng côn loe và thân hình trụ) dựa trên nguyên lý âm học, với mục đích là âm sắc và độ vang của bát độ 1 và 2 gần như nhau, bát độ 3 ít lệch chuẩn hơn. Vì vậy lỗ sáo phải mở thật lớn, do đó bộ khóa có nắp đóng mở cho tất cả các lỗ bấm được gắn vào thân sáo. Khoảng cách ngón không còn là sự trở ngại nữa.

Dưới đây là độ chuẩn của sáo Pearl (Student grade) khi khớp nối ở vị trí 8mm và 10mm.


Nhận xét:
- Độ cản âm thấp hơn sáo gỗ, vì lòng kim loại lớn tròn và trơn láng (không bị rỗ, nứt nẻ như gỗ; không bị lằn sọc như tre trúc). Kết quả là thổi khá nhẹ!
- Tuy nốt C#5 nằm trong giới hạn cho phép nhưng không cân đối so với các nốt khác. Đây là điều mà các nhà nghiên cứu còn băn khoăn và đang tìm cách cải tiến.
- Sáo Boehm cao cấp (Professional grade) dùng kim loại quí, chế tạo cực kỳ chính xác, do đó có lẽ âm thanh chuẩn & hay hơn, bộ khóa bền & nhạy hơn.
- Lỗ thổi và lỗ bấm lớn hơn sáo Ba-rốc, nên âm sắc phong phú và hài hòa hơn (xem hình).

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
hichic, bác guest216 này cứ như là giáo sư nghiên cứ âm học ấy nhỉ. Cho hỏi bác ở đâu vậy? chơi sáo lâu chưa? có thể post vài bài cho mọi người học hỏi không?
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
rát cảm ơn các tài liệu của bác, mặc dù em tiếp thu chưa nổi 1/10 hichic
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

olala:
rát cảm ơn các tài liệu của bác, mặc dù em tiếp thu chưa nổi 1/10 hichic

Kiến thức của bác G216 thật là sâu rộng, do đó em hiểu được 1/10 của bác ấy như sau:

 - Sau khi xem xét lý thuyết âm học và thực nghiệm, chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng hầu hết sáo trúc được chế tạo ở Việt Nam và Trung Quốc đều bị một khuyết điểm chí tử là cao độ của 2 bát độ (quãng 1 và quảng 2) là không đồng nhất, đặc biệt là ở các nốt Sol, la, Si, (Thừơng thì Sol 1 đúng -> Sol 2 thấp, La 1 đúng -> La 2 thấp, Si 1 đúng -> si 2 thấp), nếu bạn cầm trên tay 1 cây sáo có đừơng kính lòng trong 2 đầu (lổ thổi và đuôi) càng đều nhau thì khuyết điểm ấy thể hiện càng rõ hơn !

 Không biết em hiểu đúng chưa vậy bác G126 ơi ?

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
úi bài hay quá.
http://4teen9x.forumvi.net - vào ^^~
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
leehonso:

olala:
rát cảm ơn các tài liệu của bác, mặc dù em tiếp thu chưa nổi 1/10 hichic

Kiến thức của bác G216 thật là sâu rộng, do đó em hiểu được 1/10 của bác ấy như sau:

 - Sau khi xem xét lý thuyết âm học và thực nghiệm, chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng hầu hết sáo trúc được chế tạo ở Việt Nam và Trung Quốc đều bị một khuyết điểm chí tử là cao độ của 2 bát độ (quãng 1 và quảng 2) là không đồng nhất, đặc biệt là ở các nốt Sol, la, Si, (Thừơng thì Sol 1 đúng -> Sol 2 thấp, La 1 đúng -> La 2 thấp, Si 1 đúng -> si 2 thấp), nếu bạn cầm trên tay 1 cây sáo có đừơng kính lòng trong 2 đầu (lổ thổi và đuôi) càng đều nhau thì khuyết điểm ấy thể hiện càng rõ hơn !

 Không biết em hiểu đúng chưa vậy bác G126 ơi ?

 

à à, thì ra là vậy. Rất cảm ơn bác leehonso đã giải nghĩa giúp

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

bác G216 có những tài liệu rất hay.

em thấy bác Lee muốn chuẩn hóa cây sáo Việt Nam theo chuẩn quốc tế. em nghĩ là vấn đề bác nói còn liên quan đến cách đặt miệng và cách thổi của sáo trúc việt nam nữa. kèm theo đó là thói quen nghe âm sáo trúc của người việt cũng ảnh hưởng tới vấn đề này. bác xem có thể thay đổi được những điều đó không nhé. một cây sáo bác đặt miệng khác nhau thì sẽ cho độ đồng nhất 2 quãng khác nhau, hoặc bác có thể so sánh độ đồng nhất giữa sáo dọc và sáo ngang xem thế nào. em cũng đã nghĩ tới vấn đề này từ lâu, sáo dọc nó có cái ưu điểm là đồng nhất âm hơn, nhưng cuối cùng thì em thích âm sáo ngang hơn. lý do đồng nhất âm hơn của sáo dọc bác có thể nghĩ ra. em cũng đã có ý định thử cải tiến miệng thổi của sáo ngang, nhưng chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và chưa thành công.

điều bác băn khoăn hoàn toàn đúng, và cả vấn đề khắc phục sai cao độ ở quãng 3 nữa, có thể khắc phục được, nhưng đòi hỏi chất liệu và kỹ thuật để làm được điều như bác muốn, thì liệu có làm mờ đi thậm chí mất đi chất dân tộc trong sáo trúc việt nam hay không?  em cũng mong là cây sáo trúc việt nam có thể đạt được chuẩn và sánh được với các nước khác, nhưng nếu mình đạt được điều đó mà thay đổi cây sáo trúc ít nhất thì theo em là tốt nhất. chứ muốn bằng người khác mà mình dần dần cố định chuẩn lòng trong bằng việc làm gỗ thay vì trúc, rồi làm lòng sáo như của người ta làm, đi theo đúng phương pháp họ làm, thì dần dần cây sáo việt nam giống nhạc cụ của nước khác mất, liệu có còn cái tên sáo trúc việt nam hay không? và mình có thể đạt được mục đích với phương pháp khác không? có thể không theo phương pháp của họ không?

 trên đây là những điều em băn khoăn, đem ra để cùng trao đổi bàn luận chứ không có ý phê phán chỉ trích gì cả, bác Lee cũng biết em chỉ mong cho cây sáo việt nam ngày một tốt hơn thôi mà, nhưng em vẫn quý trọng cái chất dân tộc, cái truyền thống trong cây sáo. em cũng chưa nghiên cứu được nhiều, nên chỉ nêu ra được một vài suy nghĩ của em thôi, chứ không có chứng cứ khoa học hay sách vở nào cả, nếu bác mà cứ bắt nói có sách mách có chứng thì em ngồi im luôn hehe. cách làm của em chỉ đơn giản là : từ cái đã có so sánh, phán đoán, suy nghĩ phương án ---> thực nghiệm, rút ra kinh nghiệm và kết luận ---> tiếp tục chu trình mới. có điều gì không phải thì mong các bác bỏ qua.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Mấy anh cho em hỏi , khi lên bậc 2 thì âm lệch đi .

Bác ngoccuaanh thì cho ý kiến là thay đổi cách đặt môi thì em thấy đặt một nghiêng cho hơi không vô sáo nhiều , tiếng cao lên thì ở 2 quãng sẽ ít lệch hơn .

với lại cây sáo dọc theo bác ấy là khắc phục được nhược điểm đó thì theo em mình cải tiến cây sáo dọc thêm 1 phần ở đầu miệng thổi để kiềm chế làn hơi mình m thuận lợi như sáo ngang (nhưng chắc mất đi vài kỉ thuật như reo môi của bác sáo trúc post bên kia ) nghe nói bác lee có kĩ thuật hay lắm , sao dấu nhẹm thế cho anh em mở rộng tầm mắt chứ hihi.

À các bác cho em hỏi bác nào thử lót kim loại vô lòng toàn cây sáo chưa nhỉ (sáo nhôm ,nhựa thì em biết chứ sáo lót kim loại em nghĩ đến nhưng chưa biết) nó có thay đổi màu âm nhiều không mấy bác ? 

Làm sao tìm được bóng gương xưa ? là sao làm sao tìm được mùi hương tà áo em thơm ? Trong xiêm y nào có gì hề ? mà ta hoài tiếc nhớ mông lung .....
Page 1 of 5 (71 items) 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems