Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Nguyên bản Anh ngữ nằm trong www.sciencedirect.com
(Bản dịch tóm tắt)Tự động thẩm âm trong công nghiệp sản xuất sáo Tàu. (Tác giả Hui-Jen Yang,... - Đài Loan - 2007)
Trong những năm qua, số lượng sản phẩm tre trúc đã tăng hơn 10 lần, có khi lên tới 100 lần. Để gia tăng mức độ sản xuất và phẩm chất hàng hóa, 1 hệ thống tự động thẩm âm là rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sáo trúc.
Một ống sáo tốt là phải đúng cao độ, dễ thổi và có âm sắc tốt. Kiểm định về cao độ thì không khó, nhưng về âm sắc thì không dễ dàng đối với người chế tác lẫn khách mua. Khái niệm âm sắc bao gồm: sáng, tối, trong sáng, mềm mại, v.v... và phụ thuộc vào mỗi cá nhân.
"Âm sắc (màu âm)" được định nghĩa là 1 phẩm chất (quality) để phân biệt 2 âm thanh có cùng cao độ, cường độ, và trường độ.
Từ nhiều thập niên, việc xác định âm sắc của sáo là công việc của các chuyên gia; họ phải thổi từng sáo để thẩm âm. Đó là 1 quá trình tập trung lao động, tốn kém thời gian mà kết quả lại rất là chủ quan. Để thẩm âm 1 cách vô tư (khách quan) và nhanh chóng, cần phải có 1 hệ thống tự động thẩm âm để phân loại sáo. Với đà tiến của ngành vi tính, tin học và âm học trong 20 năm vừa qua; 1 hệ thống như vậy có thể thực hiện được và không tốn kém lắm. Gọi tắt là hệ ADTQE.
Nhạc cụ Tây phương thường làm bằng kim loại. Kim loại là 1 vật liệu đa năng, có thể đáp ứng được những yêu cầu khác nhau. Do đó, việc chế tạo sáo Tây được tuân thủ theo những quy trình chuẩn; lòng sáo Tây có dạng trụ thẳng tắp. Trong khi đó sáo trúc được làm từ vật liệu thiên nhiên, rất khó tiêu chuẩn hóa; chủng loại và tuổi của trúc ảnh hưởng rất nhiều đến âm sắc và độ vang của sáo. Để đánh giá màu âm của sáo trúc, ta dùng khái niệm: Sáng, Ngọt, Dày, Trong (Bright, Sweet, Thick, Transparent) và tuyệt hảo (Excellent, tổng hợp cả 4 loại âm sắc kể trên). So với bát độ thấp, âm sắc của bát độ trên cao là ngộp và tối (tight and dark); nhưng nhờ có màng sáo, âm sắc của sáo trở nên harmonic và sweet.Hệ ADTQE (Hình 1) gồm có: máy vi tính, microphone đặt trên màng sáo 1cm, hệ thống khí nén (bơm hơi, van đóng mở, vòi thổi), hệ thống cơ đóng mở lỗ bấm, các phần mềm (phân tích âm phổ, điều khiển tia thổi, phối hợp bấm lỗ, ghi âm).
Trước hết phải có các âm sắc mẫu để so chiếu. 300 ống sáo tốt được lựa chọn ra bởi 3 nghệ sĩ sáo chuyên nghiệp. Hệ ADTQE thổi sáo và thu âm trên màng sáo rồi phân tích âm phổ theo thuật toán K-means thành 4 cụm C1,C2,C3,C4. Kế tiếp 3 NS chuyên nghiệp thẩm âm 1 cách chủ quan phân loại sáo ra 4 cụm trên: C1(Sáng), C2(Ngọt), C3(Dày), C4(Trong).
Sau khi hoàn thành mẫu so chiếu, giai đoạn thí nghiệm được thực hiện. Hai cty nhạc khí Min-Chu và Chia-Yin của Đài Loan cung cấp 1500 ống sáo. Cuộc thí nghiệm thẩm âm với hệ ADTQE kéo dài 3 tháng và kết quả như sau (Fig. 6):- 78/1500 Tuyệt (5%)- 459/1500 Sáng (31%)- 228/1500 Ngọt (15%)- 315/1500 Dày (21%)- 294/1500 Trong(20%)- 126/1500 Xấu (8%)
Cuối cùng là việc thẩm âm từng ống sáo bởi 3 NS chuyên nghiệp. Kết quả về số lượng gần giống như hệ ADTQE (xem Table 1).
Kết luận: Hệ ADTQE (trong đợt thực nghiệm này) thẩm âm chính xác và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên mới chỉ có thí nghiệm 1500 ống sáo, nên không thể đưa ra 1 kết luận tổng quát. Hơn nữa, đo đạc âm sắc là 1 việc rất chủ quan, âm mẫu so chiếu chỉ mới dựa vào 3 NS. Tóm lại, hệ ADTQE có thể là 1 công cụ phụ trợ đắc lực cho các chuyên viên thẩm âm của các cty SX sáo Tàu. Hệ ADTQE có thể làm việc 24/24, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, môi trường, v.v...
-----------------Lời bàn riêng của g216:- Màng sáo ảnh hưởng nhiều đến âm sắc sáo Tàu. Lúc mua là sáo Ngọt, đến lúc dán màng sáo xong có thể là cái gì khác rồi.- Món canh chua VN chắc được gọi là Tuyệt vì có cả 4 vị Mặn Ngọt Chua Cay!
Nếu Việt Nam có hệ thống như thế này, hoạt động với tiêu chuẩn đánh giá của sáo Việt Nam, sẽ xác định được âm sắc thế nào là hay nhất của cây sáo việt nam dựa vào những chuyên gia về thẩm âm. và từ đó xác định được loại trúc nào và cách trồng, xử lý thế nào để có được mầu âm tốt nhất cho cây sáo Việt Nam, tiến tới cho ra hàng loạt những cây trúc mang phẩm chất tốt nhất để làm sáo. và với công nghệ xử lý lòng như của người Nhật, có thể cho ra hàng loạt cây trúc tốt có lòng trong y hệt nhau từ những cây trúc có lòng tương tự nhau. và như thế thì có thể sản xuất hàng loạt sáo có phẩm chất tốt nhất chỉ với một kích thước lỗ cố định, khoảng cách lỗ cố định.
có được cây sáo với cao độ chuẩn và âm sắc tuyệt vời rồi thì có thể tính đến chuyện cải tiến sáo Việt Nam để mở rộng tầm âm hay tạo nên những sắc thái riêng cho sáo. và những điều trên thực hiện trên nền tảng âm sắc của sáo Việt Nam. như vậy em nghĩ sáo VN có thể sánh được với trung quốc hay các nước khác rồi.
và nhờ vào xác định âm sắc có phân chia như ấm, sáng, ngọt, mềm.... thì có thể điều chỉnh để sản xuất ra theo sở thích thẩm âm của mỗi người nghe và người chơi rồi, thú vị đó chứ ạ.
nhưng liệu có thực hiện được những điều đó không? cây sáo Việt Nam đang chờ những người đam mê tưới cho nó một nguồn sống mới để vươn dậy lớn lên cho bằng bạn bằng bè...
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
@ G216: em thấy cây sáo nào bấm đô 3 cũng là mở mỗi nốt si mà. còn rê thì có thể bấm 1245, nhưng chuẩn hơn thì bấm 126. mi3 thì sáo các cụ bấm 1346, còn sáo bây giờ bấm 13456 chuẩn hơn, vẫn hơi cao tí. nhưng còn chuyện về phát triển sáo việt nam, thì tiến hành song song được mà bác, chứ thế bấm đến lúc đó nó không còn quan trọng nữa đâu ạ. em thấy việt nam mình cần học hỏi thêm về thế bấm của trung quốc.
@ hoangtube: bác ơi, bác đừng có cái ý tưởng làm màng ở đầu ống sáo vậy, vì cái gốc tạo âm và đẩy âm đi nó rung thì ... phiền lắm đó bác. cái gốc mà lung lay thì cái cây khó mà tốt được. trung quốc nó nghiên cứu ra cái chỗ đặt màng đó là có cái thâm sâu của nó đó bác. cây sáo trung quốc chuẩn thì lỗ màng nó không có to lắm đâu, nhưng cái vị trí của nó thì rất quan trọng, hình như bác Lee có thí nghiệm cái này rồi thì phải. lỗ màng nó phải cách ra nửa quãng 8 đó bác, không phải khoét bừa đâu ạ.
@nogoccuaanhoi: Cái ý tui muốn nói là đã có nhiều tác phẩm sáo được sáng tác dựa trên các thế bấm nào đó để chạy ngón cho nhanh, luyến vuốt láy cho dễ, v.v.. Nếu dùng thế bấm khác hoặc thay đổi tông bản nhạc thì sẽ có vấn đề. Vì vậy rất cần thiết để có "thế bấm chuẩn" trước khi thiết kế sáo. Cũng có thể thiết kế sáo trước rồi mới tìm cách bấm cho thích hợp cũng được, nhưng tác phẩm cũ phải chỉnh lại cho hợp. Không biết VN ta có ai dám làm vậy không, chứ Tây Phương họ làm tuốt, miễn là ý nhạc không bị mất, cho nên họ luôn có cái mới là vậy. Bác có nhiều nhiệt huyết đáng khen ngợi.
Việc màng sáo ở đầu ống như bác saonhua hay HTB nói, thì tui cũng đã từng nghĩ đến! Bác nói đúng nếu thay nút chặn bằng màng sáo thì tất nhiên ko đươc rồi. Cái quan trọng ở đây là họ có cái ý đổi mới, dám phá vỡ cái khuôn vàng thước ngọc cũ kỹ, đi tìm cái mới. Đó là căn bản phải có của những người thiết kế sáng tạo! Thí dụ: Ta có thể khoan vài lỗ nhỏ vào nút chặn rồi chọn màng vừa dầy vừa mỏng sao cho nó rung đủ 3 bát độ, hay là gắn lam đồng tí ti vào đó, hoặc 1 cơ cấu cơ điện nào đó v.v... cứ tưởng tượng thoải mái đừng để 1 cái gì giới hạn cái fantasy của mình, gọi là brainstorm. Chợt 1 hôm nào đó sẽ có cách giải quyết! Ngòai sáo Tàu thì Sáo Hàn cũng có màng (nhưng sau này chỉ còn dùng cho sáo trầm D4), hình như bên Thái cũng có.
Nhưng trước hết ta nên tìm hiểu các ưu khuyết của các tiền bối đi từ Á sang Âu, để thấy mình cần làm cái gì.
(Trích từ luận văn TS của Dr. Chen-Gia Tsai, 2003 Đài Loan)
* Ảnh hưởng âm học do màng sáo gây ra là (1) giảm cao độ, (2) giới hạn tầm âm, (3) âm sắc không đồng nhất.
(1) Xem hình 14.6 (giảm cao độ); vì sự giảm cao độ ko đồng đều cho các nốt cùng tên gây ra quãng 8 bị co dãn, tức là phần hòa âm bị méo (hình 14.7).(2) Không vượt hơn Rê3. Nếu muốn vượt thì phải chọn màng dầy và dán cho căng; như vậy sẽ ức chế cái âm rè rè cho những nốt thấp. (3) Từ sol2 đến si2, âm sắc giảm rất nhiều so với các nốt khác, do đó khi tiết tấu gây ra màu âm sáng tối bất thường. (Cái khuyết điểm này có khi lại là 1 ưu điểm như để mô tả cảnh ánh trăng bị mây che phủ).
* Sự tiến hoá sáo tàu vào thế kỷ 20 (chỉ ghi lại 1 vài cái đáng nói, g216):- 1920: "Sáo Mới" 11 lỗ hoàn toàn bán âm ra đời, cái màng sáo bị liệng bỏ để vì nó không phù hợp với âm sắc các nhạc cụ khác trong tân nhạc. - 19??: "Sáo to trầm có màng", tầm âm D4-G6- 19??: "Sáo có 2 lỗ màng" nhưng âm sắc khá rè, đôi khi khá "nhám" (rough). (Mục đích là cải tiến sáo 1 màng)
Hình 4.16 ở trên là kết quả đo đạc của sáo Sol G4 khi có màng so với sáo không có màng; cho thấy các nốt C6 đến F6 hơi cao hơn, còn lại bị giảm thấp do màng sáo gây ra. Hình 4.17 tính toán cho thấy Quãng 8 của 2 nốt C6/C7 bị co lại 70 cent (83-18 = 70), q8 của E5/E6 dãn 50 cent (=1/4 cung).
Toàn bộ tài liệu gần 200 trang có nhiều họa đồ và công thức phức tạp, tui ko thể hiểu nổi vì trình độ kiến thức vật lý của tui chỉ có năm 1 ĐHKT nhiều năm về trước, có xem cả đời cũng ko lĩnh hội được. Hơn nữa Anh văn cũng không rành, phải nhờ bè bạn dịch dùm và nhờ họ giảng giải thêm. Có lần tui thắc mắc về việc đáy lỗ bấm có ba vía thì ảnh hưởng như thế nào, thằng bạn giải thích nói sóng âm bị xoáy ở đó, tui vẫn ko hiểu là thế nào, biết tui giòng dõi Hai Lúa bèn kéo ra bờ ruộng cho xem nước mương chảy nơi tẽ ba, tôi hiểu đột xuất nói ko suy nghĩ: - Hèn chi lề đường góc phố nó làm tròn để Honda xe đạp dễ quẹo! - Ưà. Đúng rồi đó! Rồi hắn chỉ cho thấy nước sát bờ chảy rất chậm, ở giữa chảy nhanh hơn, chỗ mương bị hẹp lại nước càng chảy mạnh hơn. Hiểu không mày, khí trong ống sáo cũng dậy đó!- Thì rõ ràng thấy như dậy mà, nhưng mà sao honda đang bon bon trên đường rộng... đến chỗ hẹp có nhiều lô-cốt lại chạy chậm lại?- Bó tay! Thôi đi dìa uống rượu ...
Xin các bác có nhiều kinh nghiệm chia xẻ thêm những điều đúng sai hay bổ khuyết v.v...
Trong cuộc hành trình online tìm hiểu sáo, tui cũng có gặp cả sáo mèo HongKong (2000/2006). Rồi ghé qua Japan thấy cả 1 trang web shakuhachi vĩ đại, đầy đủ chi tiết và nguyên tắc cấu tạo, càng xem càng không thấy lối ra, nghe cả tiếng tiêu shaku kêu hù hụ u ám, tưởng chừng như có sát thủ tới. Hãi quá, tui băng qua Bắc cực đến phương Tây, gặp ngay 1 quán sáo trúc bèn ghé vào tham quan ...
http://www.youtube.com/watch?v=f51yPfhQZn8
guest216:Toàn bộ tài liệu gần 200 trang có nhiều họa đồ và công thức phức tạp, tui ko thể hiểu nổi vì trình độ kiến thức vật lý của tui chỉ có năm 1 ĐHKT nhiều năm về trước, có xem cả đời cũng ko lĩnh hội được. http://www.youtube.com/watch?v=f51yPfhQZn8
Toàn bộ tài liệu gần 200 trang có nhiều họa đồ và công thức phức tạp, tui ko thể hiểu nổi vì trình độ kiến thức vật lý của tui chỉ có năm 1 ĐHKT nhiều năm về trước, có xem cả đời cũng ko lĩnh hội được.
Bác có thể bán cho em cái tài liệu này được không ? Hay là trao đổi tư liệu cũng được........
Em đang tìm mua hộ thằng bạn cái máy tuner đo cao độ của sáo ấy ạ nhưng tìm ở nhạc viện mà không có bán
Có anh em nào biết ở đâu ở HN hay chỗ nào bán không ạ cho em xin cái địa chỉ, từ trước tới giờ em toàn dùng tuner- E nên chẳng quan tâm tới mấy giờ có người nhờ mà đi tìm ko có
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
Theo lời yêu cầu của bác Lee:
http://www.gim.ntu.edu.tw/gia/dizi/diss/
Xem nhiều, coi chừng bị tẩu hỏa .....
cho em hỏi là mua ở đâu nhểy các pác? trên chợ trời có không ạ?
SĐT: 01649725706
Ym: do_not_cry_i_am_here_ok@yahoo.com
her her
Cho em hỏi mấy anh còn giữ hình không send lại cho em xin qua cái nick yahoo với, mấy tấm post ở trên á, hình ở đây em ko xem được!
Nick yahoo em là: truongviethoa20091993.
Em cảm ơn nhiều!!!