Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Bàn về sakuhachi và tiêu của sáo nhựa

rated by 0 users
This post has 24 Replies | 1 Follower

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
saonhua Posted: 02-24-2010 9:52
guest216:

tui cũng trải qua kinh nghiệm như hoangtube. Do cách chế tạo đơn giản và cổ điển của chúng ta hiện nay ( cũng giống như sáo bên Tây phương 200 năm trước), nếu Si1 làm đúng âm chuẩn thì Si2 sẽ bị trầm xuống có khi tới 50 cents, do đó nốt Si1 (đôi khi cả La1) phải khóet cao hơn âm chuẩn khoảng 30 cents, để Si2 không bị quá trầm. Thường thì người VN chúng ta đã nghe như vậy từ tấm bé rồi, nên không thấy gì là sai khác. Nhưng khi diễn tấu với piano hoặc các bản nhạc tây phưong thì có vấn đề. Nếu bạn tập luyện nhiều, có thể lăn sáo úp môi hay dùng cách bấm như bạn đã nói để điều chỉnh cao độ cho hợp. Điều này khó mà có thể áp dụng được cho các đoạn nhạc nhanh, trừ khi bạn là 1 thiên tài. Vì lý do hạn chế này của ống sáo cổ điển, mà Theobald Boehm đã cho modern FLUTE ra đời vào năm 1847. Lúc ấy phái sáo cổ điển tẩy chay không ít, phải mất mấy chục năm sau mới được đại đa số đón nhận và đưa vào giàn nhạc Giao hưởng.

Việc chế sáo bằng ống trúc (khác với ống nứa lóng dài) không phải đơn giản. Nếu nắm vững vật lý âm học, ta có thể khắc phục được 1 số khuyết điểm kể trên. Khi chúng ta dùng lưỡi khoan khoan thủng tròn trịa toàn bộ lòng sáo trúc là chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc âm thanh của nó rồi. Tại sao người Nhật họ ko làm như vậy khi chế tác Shaku ?

PS: Thấy khối ống trúc của HMH mà tui cũng phát thèm luôn !

 

ý bác nói ở cái câu tô đậm và gạch đít ấy là gì nhỉ, bác có nghiên cứu về shaku sao ???? thế người Nhật họ làm gì hở bác???

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

chào bác saonhua, bác hỏi sao mà tui khó trả lời quá. Tui chưa bao giờ đến japan, cũng chưa sờ được Shakuhachi bao giờ, chỉ xem trên mạng shaku, biết rằng một bụi trúc họ chỉ lựa được vài cây vừa ý, mỗi cây trúc chỉ làm được 1 shaku, rồi họ bán ra khoảng 5000 đô la. Cho nên tui suy ra là chất liệu trúc không quan trọng lắm mà là cái gì đó nằm bên trong đó. Xem qua posts của bác, mới biết bác có nhiều đam mê với tiêu, tui cảm phục lắm. bác có thể cho biết khuyết điểm cây tiêu của bác ko, vì nếu ko có sao bác vẫn còn mải mê nghiên cứu thêm để làm gì. Ah, cái câu đó chắc ko đúng lắm đâu, bác bỏ qua dùm nha. ước mong 1 ngày nào đó được bác tặng cho một cây tiêu kỷ niệm. bây giờ tui tặng bác 1 photo tiêu Java indonesia xem chơi cho vui nha (nếu bác đã có rùi, thì coi như hình này không có vậy).

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Em nghĩ một trong những khuyết điểm của tiêu Damsan mình so với Shakuhachi nằm ở quá trình và công nghệ để phơi khô, thời gian phơi trùng bình của anh em mình trung bình chỉ khoảng 6 tháng, theo em thật sự là quá ít, có lần em lên một trang web bán Tiêu online của TQ để xem giá thì thấy những cây vip của nó đều ghi đại ý là "Natural dry - 5 years", lúc đó bác hoangtube tỏ ý không tin lắm, cũng có thể, vì em cũng không tin tưởng lắm vào mấy ông TQ, nhưng nó vẫn để lại trong lòng 1 mối hoài nghi. Hiện nay mối hoài nghi đó lớn dần hơn khi đọc bài này :

Các Nhà Làm Kèn Clarinet Ở Chile Gây Nhiều Ấn Tượng Với Thế Giới Âm Nhạc
Thứ Tư, Ngày 27 tháng 12-2006

Các công nhân trong một căn nhà gạch tại một khu vực ở thành phố Santiago đang âm thầm tạo ra nhạc cụ mà nhiều nhạc sĩ đánh giá là những chiếc kèn clarinet tốt nhất thế giới, tạo ra được một thị trường lớn buôn bán trên toàn cầu do 2 cho tới 3 nhà sản xuất lớn thống trị. Phân xưởng của người nghệ sĩ clarinet bậc thầy gốc Argentina là ông Luis Rossi nằm lọt giữa một con hẻm ngăn nắp của một dãy các ngôi nhà 1 tầng, vẻ bề ngoài của nó không mang dấu vết quan trọng, song các nhạc sĩ chuyên nghiệp phải chờ đợi hơn 1 năm để có đuợc 1 cây clarinet hiệu Rossi và phải đặt tiền trước với giá là 4,400 mỹ kim cho một dụng cụ nhạc khí này. Khách hàng của ông đều là những người khách trung thành và là thành viên của những ban nhạc đại hòa tấu, các nhạc viện hàng đầu, các nhạc sĩ độc tấu kỳ cưu và những nhạc sĩ thu âm. Rossi cho biết ông bắt đầu công việc này từ 15 năm trước vì cảm thấy chất lượng của các cây clarinet trên thị trường lúc đó không đủ tốt. Xưởng của ông Rossi nằm tại thủ đô của Chile khá yên tĩnh với 7 công nhân chuyên ghép gỗ và kim loại vào các nhạc cụ hòa nhạc. Rossi dùng gỗ đen châu Phi từ Mozambique cho hầu hết các cây clarinet của ông. Khi thân nhạc khí này hoàn thành thì chúng được ngâm dầu trong 10 ngày để kết tinh và sau đó được đánh lên một màu đen bóng truyền thống vốn làm cho các cây clarinet ấn tượng này bị nhầm là được làm từ gỗ mun. Đặc biệt của xưởng này là một tiến trình để cho khô tự nhiên trong 5 năm khiến các nhạc khí này chắc hơn là phương pháp xấy khô trong lò chỉ có 3 ngày ở các hãng sản xuất khác.

Công việc khó nhọc này trái ngược với sự sản xuất hàng lọat của các nhà sản xuất clarinet khác, bao gồm cả hãng Yamaha khổng lồ của Nhật, vốn bán ra gần 3 tỉ nhạc cụ giá trị hàng năm, cũng như hãng Leblanc và Selmer, do Steinway làm chủ có trụ sở tại Hoa kì. Một điểm khác biệt nữa từ loại kèn clarinets  của Rossi chính là thiết kế thân 1 mảnh. Nó khó sản xuất hơn, song không như thiết kế thân 2 mảnh chuẩn, nó có thể đặt các lỗ âm 1 cách chính xác để có được sự chỉnh âm đúng tiêu chuẩn. Rossi nói họ chỉ có thể thiết kế cho 6 chiếc clarinet mỗi tháng. Công việc đi rất chậm, vì nó đòi hỏi sự chuẩn xác. Thông thường khi một nghệ sĩ clarinet tìm một nhạc khí chất lượng cao thì họ tìm đến một nhà buôn và thử hơn 50 cây clarinet trong 2 ngày và sau đó mới chọn được 1 cây. Điều này không có ở phân xưởng Rossi. Những cây clarinet của Rossi, bao gồm 10 kiểu tiêu chuẩn khác nhau, cũng như những nhạc cụ truyền thống, đều được làm theo những chỉ định của từng người trình diễn, và do chính ông Rossi là người kiểm tra thật kỹ lưỡng những nhạc khí này trong vòng 2 tuần cuối cùng. Công việc này chỉ là một phần trong chương trình bận rộn của Rossi bao gồm những buổi độc tấu, hòa nhạc và các lớp dậy chuyên nghiệp trên khắp vùng Âu Châu, Nhật Bản, Bắc Mỹ và những vùng còn lại của Châu Mỹ La Tinh. Ông đã sang Hoa kì để giảng dạy các lớp chuyên môn và những học sinh đã trở nên rất thích thú với nhạc khí này và họ trở thành những khách hàng mới. Người đàn ông xuất chúng này ở lứa tuổi 50, nhìn giống như một nhân viên kế toán hơn là một nghệ sĩ, được biết đến là một nhà sản xuất duy nhất kết hợp giữa một nhạc sĩ quốc tế lừng danh với một kho tàng kiến thức kỹ thuật rộng lớn. Và đây cũng là lý do tại sao những cây kèn clarinets của ông được xếp vào loại clarinets hàng đầu. 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
hic không biết các ông ấy ngâm dầu cho chất liệu là ngâm dầu gì nhỉ. em cũng định tiến hành cái vụ ngâm dầu cho trúc làm sáo rồi nhưng mà không biết nên dùng dầu làm mát , dầu hỏa , hay là dầu thực vật. bác nào biết thì chỉ cho em với hic.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

ngoccuaanhoi:
hic không biết các ông ấy ngâm dầu cho chất liệu là ngâm dầu gì nhỉ. em cũng định tiến hành cái vụ ngâm dầu cho trúc làm sáo rồi nhưng mà không biết nên dùng dầu làm mát , dầu hỏa , hay là dầu thực vật. bác nào biết thì chỉ cho em với hic.

Dầu thơm đấy bác, nhớ xài lọai thật xịn vào, để nó át cái mùi...

Ít ra thổi ko hay nhưng còn có cái mùi thơm. Xài hiệu Chanel của Pháp cũng đc rồi. 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
guest216:

chào bác saonhua, bác hỏi sao mà tui khó trả lời quá. Tui chưa bao giờ đến japan, cũng chưa sờ được Shakuhachi bao giờ, chỉ xem trên mạng shaku, biết rằng một bụi trúc họ chỉ lựa được vài cây vừa ý, mỗi cây trúc chỉ làm được 1 shaku, rồi họ bán ra khoảng 5000 đô la. Cho nên tui suy ra là chất liệu trúc không quan trọng lắm mà là cái gì đó nằm bên trong đó. Xem qua posts của bác, mới biết bác có nhiều đam mê với tiêu, tui cảm phục lắm. bác có thể cho biết khuyết điểm cây tiêu của bác ko, vì nếu ko có sao bác vẫn còn mải mê nghiên cứu thêm để làm gì. Ah, cái câu đó chắc ko đúng lắm đâu, bác bỏ qua dùm nha. ước mong 1 ngày nào đó được bác tặng cho một cây tiêu kỷ niệm. bây giờ tui tặng bác 1 photo tiêu Java indonesia xem chơi cho vui nha (nếu bác đã có rùi, thì coi như hình này không có vậy).

PS: tui chưa bìết cách post hình !  tui sẽ thử lại lần sau.

 

quan trọng nhất và để định giá trị 1 cây tiêu là ở chỗ âm sắc nó, hết.

chất liệu mà nếu bác nói ko quan trọng thì ng ta đúc bằng nhựa cho rồi, he he he.

có nhiều điều tôi hỏng hiểu gì hết, kiến thức của tui về shaku chỉ là vỡ lòng thôi, nên tìm người để học hỏi đó mà.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

không biết đến đời cháu chắt em có đủ tiền để mua đủ dầu thơm ngâm không nữa hic. cảm ơn bác "hoang từ bé" chỉ cho em cách tiêu hoang hữu hiệu nhứt cho người làm sáo hihi. thật chẳng hổ danh hoang từ bé. em làm sáo lởm nên có chút dầu thơm cũng được vậy, có khi lôi chai AVON (cũng của Pháp thì phải) ra pha vào 30 lít nước thêm tí cồn ( họ vẫn pha vậy mà hehe) để ngâm cho nó thơm thôi.

cái bác này em hỏi thật cứ vào chém em, may mà em nhanh chưn né được chỉ xém tí tóc hic. em nghe dân chúng đồn là mr Tiến Vượng cũng ngâm trúc vào dầu nhiều ngày trước khi làm những cây sáo tốt mà , nhưng em cũng chả biết ngâm bằng dầu gì nữa. em còn biết chỗ mr ấy đặt cái " Ca " để ngâm dầu nữa cơ (người ta kêu thế em nhắc lại). bác nào biết thì chỉ cho em với hic. ngâm bằng dầu hỏa hay dầu máy mà không khô hết có khi độc, mà ngâm dầu ăn thì em sợ kiến nó bò, ruồi nó đậu.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

@saonhua, cám ơn bác đã cho biết 1 chỉ tiêu quan trọng về gía trị cây tiêu. bác hiểu lầm tui v/v chất liệu, tui chỉ nói nó ko quan trọng lắm mà thôi, bởi vì tui thấy NS Mai Đình Tới cái gì ông cũng làm ra âm thanh cả.

@bác Lee à, chắc là phải đổi tên topic này là "từ tiêu đến clarinet .." wá, hehehe. Tui cũng thấy vụ xử lý chất liệu rất là quan trọng, vì nếu giá mấy ngàn đô như vậy, mà kèn bị nứt hay biến dạng méo mó thì chắc là phải bồi thường sập tiệm luôn. Theo thiển ý của tui, thì "Natural dry" 5 năm gì đó có phần tâm lý và quảng cáo nhiều, có phần tiết kiệm tiền lò xấy. Nếu độ ẩm môi trường cao như ở vùng nhiệt đới thì ta phơi khô tự nhiên 10 năm sau cũng vậy thôi, khi độ ẩm bên trong gỗ cân bằng với môi trường thì quá trình ngưng lại. Đối với clarinet thì chất liệu vô cùng quan trọng, gỗ mun đen Phi châu là thích hợp nhất, vì nó đã được rèn luyện nơi ban ngày 50 độ, ban đêm 0 độ. Ai cũng biết clarinet có bộ khóa kim loại. Nếu độ giãn nở của gỗ và sắt khác nhau quá, sẽ làm bộ khoá bị cong và kẹt. Gỗ phải ổn định, co rút do hơi ẩm khi thổi sẽ làm thay đổi thông số âm học. Clarinet có tầm âm 4 bát độ, rộng nhất trong bộ khí, chỉ cần lòng kính thay đổi 0,01mm thì có vài nốt của bát độ thứ 3 sai lạc 1-2 cent (người có lỗ tai nhạc phân biệt được sai lệch 5 cent!), chưa đề cập đến octave thứ 4 và các yếu tố khác. Cách chọn và xử lý gỗ của các cty chế nhạc cụ là 1 bí mật, nếu bạn có cơ hội vào làm việc ở đó, cái tờ giấy đầu tiên phải ky' vào là giấy cam kết không được tiết lộ. Để chọn và phân loại gỗ thường thì họ chụp tia X, cắt mẫu đếm sợi gỗ, đo mức độ phản hồi sóng âm trên gỗ, độ bền v.v... Khi nào thì natural dry, công đoạn nào xấy, đều có nghiên cứu tỉ mỉ, nếu khô quá cắt gọt sẽ bị nứt mẻ ... Làm xong rồi lại phải thấm dầu vào gỗ ....Nghiên cứu clarinet sẽ cho ta 1 cái nhìn sâu sắc v/v chế tạo sáo, tiêu ... Bác Lee nghĩ thử xem tại sao họ ko làm như sáo TQ, quét vecni vào lòng sáo khỏi lo chùi dầu hàng tháng ? tui đã thử làm như vậy, những đường nứt bên trong đều bị lấp kín, vách ống trơn hơn, thổi nhẹ và vang hơn trước ...

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ngoccuaanhoi:

không biết đến đời cháu chắt em có đủ tiền để mua đủ dầu thơm ngâm không nữa hic. cảm ơn bác "hoang từ bé" chỉ cho em cách tiêu hoang hữu hiệu nhứt cho người làm sáo hihi. thật chẳng hổ danh hoang từ bé. em làm sáo lởm nên có chút dầu thơm cũng được vậy, có khi lôi chai AVON (cũng của Pháp thì phải) ra pha vào 30 lít nước thêm tí cồn ( họ vẫn pha vậy mà hehe) để ngâm cho nó thơm thôi.

cái bác này em hỏi thật cứ vào chém em, may mà em nhanh chưn né được chỉ xém tí tóc hic. em nghe dân chúng đồn là mr Tiến Vượng cũng ngâm trúc vào dầu nhiều ngày trước khi làm những cây sáo tốt mà , nhưng em cũng chả biết ngâm bằng dầu gì nữa. em còn biết chỗ mr ấy đặt cái " Ca " để ngâm dầu nữa cơ (người ta kêu thế em nhắc lại). bác nào biết thì chỉ cho em với hic. ngâm bằng dầu hỏa hay dầu máy mà không khô hết có khi độc, mà ngâm dầu ăn thì em sợ kiến nó bò, ruồi nó đậu.

hìhì, tui đâu có chém bác, tui chỉ khứa nhẹ nhẹ bằng dao...mổ sáo thôi à. Nhưng mà cảm ơn bác về "bí mật" này nhá !

Nhắc lại cái vụ dầu, có lần tui chơi...hoang, ra Tiến-Violon mua 1 chai dầu loại để dành lau nhạc cụ (violin hay clarinet) một chai hết 200k (hix) có bé tí như chai dầu máy may. Nghe đâu sau này có loại 50k dỏm hơn mang hiệu Tiến-violon (chắc chủ quán mua lần 20 lít về chiết dần ra chai 20ml bán).

 Hồi đó tui hỏng có biết xài, chỉ để dành chùi cây Sax để nó đừng có bị gỉ sét mấy cái fingers. Ngoài ra có quét lòng trong cây tiêu TQ của Sp Hùng thôi.

Tui thấy anh em nên thử mua về lau sáo xem. Dầu này ko mùi và ít bay hơi. Nó lấp các lổ mọt và các khuyết điểm trong cấu trúc của cây sáo, nó làm cho hơi nước ko thấm vào gây co dãn theo nhiệt độ, Nhưng cũng ngăn cản hơi nước thoát ra. Nên chăng chúng ta sấy cây trúc cho thật khô rồi phết dầu này lên ?(chứ tiền đâu mua cả ca để ngâm cây sáo vào).

 Dầu này chắc các tiệm nhạc cụ lớn như Yamaha hay Tender có bán, bác ra hỏi thử xem sao, giá cũng ko quá mắc với sự đam mê đúng ko ?

 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
guest216:

@saonhua, cám ơn bác đã cho biết 1 chỉ tiêu quan trọng về gía trị cây tiêu. bác hiểu lầm tui v/v chất liệu, tui chỉ nói nó ko quan trọng lắm mà thôi, bởi vì tui thấy NS Mai Đình Tới cái gì ông cũng làm ra âm thanh cả.

@bác Lee à, chắc là phải đổi tên topic này là "từ tiêu đến clarinet .." wá, hehehe. Tui cũng thấy vụ xử lý chất liệu rất là quan trọng, vì nếu giá mấy ngàn đô như vậy, mà kèn bị nứt hay biến dạng méo mó thì chắc là phải bồi thường sập tiệm luôn. Theo thiển ý của tui, thì "Natural dry" 5 năm gì đó có phần tâm lý và quảng cáo nhiều, có phần tiết kiệm tiền lò xấy. Nếu độ ẩm môi trường cao như ở vùng nhiệt đới thì ta phơi khô tự nhiên 10 năm sau cũng vậy thôi, khi độ ẩm bên trong gỗ cân bằng với môi trường thì quá trình ngưng lại. Đối với clarinet thì chất liệu vô cùng quan trọng, gỗ mun đen Phi châu là thích hợp nhất, vì nó đã được rèn luyện nơi ban ngày 50 độ, ban đêm 0 độ. Ai cũng biết clarinet có bộ khóa kim loại. Nếu độ giãn nở của gỗ và sắt khác nhau quá, sẽ làm bộ khoá bị cong và kẹt. Gỗ phải ổn định, co rút do hơi ẩm khi thổi sẽ làm thay đổi thông số âm học. Clarinet có tầm âm 4 bát độ, rộng nhất trong bộ khí, chỉ cần lòng kính thay đổi 0,01mm thì có vài nốt của bát độ thứ 3 sai lạc 1-2 cent (người có lỗ tai nhạc phân biệt được sai lệch 5 cent!), chưa đề cập đến octave thứ 4 và các yếu tố khác. Cách chọn và xử lý gỗ của các cty chế nhạc cụ là 1 bí mật, nếu bạn có cơ hội vào làm việc ở đó, cái tờ giấy đầu tiên phải ky' vào là giấy cam kết không được tiết lộ. Để chọn và phân loại gỗ thường thì họ chụp tia X, cắt mẫu đếm sợi gỗ, đo mức độ phản hồi sóng âm trên gỗ, độ bền v.v... Khi nào thì natural dry, công đoạn nào xấy, đều có nghiên cứu tỉ mỉ, nếu khô quá cắt gọt sẽ bị nứt mẻ ... Làm xong rồi lại phải thấm dầu vào gỗ ....Nghiên cứu clarinet sẽ cho ta 1 cái nhìn sâu sắc v/v chế tạo sáo, tiêu ... Bác Lee nghĩ thử xem tại sao họ ko làm như sáo TQ, quét vecni vào lòng sáo khỏi lo chùi dầu hàng tháng ? tui đã thử làm như vậy, những đường nứt bên trong đều bị lấp kín, vách ống trơn hơn, thổi nhẹ và vang hơn trước ...

Đúng là với độ ẩm 60-90% như ở VN thì phơi tự nhiên kiểu gì cũng vậy, với độ ẩm đó thì càng phơi nó càng mau mục !

Đúng là khi quét sơn trong lòng sáo tiêu, thổi nhẹ và vang hơn, nhưng nghe như clarinet.

Kèm với kỹ thuật khoan mất các lớp mềm trong lòng sáo tiêu, âm thanh nghe rất lạ chứ ko còn mộc chất như sáo ban đầu, nghe như sáo gỗ vậy !

HTB cũng ko tin vào "5 năm khô tự nhiên" đâu !

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

 Chị đang viết một đoạn trong sách - Các nhà làm Tiêu Shaku

 

  • Tiêu : Dùng để chỉ những ống thổi dọc - Huyệt khẩu được cắt thành những hình chữ V , chéo (oblique ),-" Nay " và Shakuhachi " , thổi ở đầu ống


  • Người Ai Cập gọi là “Sebi”, có 3 lỗ bấm, thổi dọc có chiều dài khá dài, còn người Á Rập gọi là "Nay". "Nay” có nghĩa là ống sậy, ống Nay không thổi như ống Tiêu bởi vì theo cách sắp xếp nhạc cụ theo phương Tây.

 

  •  Sự dầy mỏng của ống liên quan với chiều dài ống , âm thanh mỏng, thánh thót,bát độ đầu tiên khó kêu ra âm thanh hay, nhưng âm thanh khá hơn qua bát độ thứ 2

    • Cây Nay ,ngày nay được sản xuất với chiều dài tương đối ,có thể chơi được thăng giáng , với bảy cung khác nhau phù hợp với thang âm của âm nhạc Ả Rập

    • Các hình ảnh sớm nhất của Nay ở Ai Cập ngày từ 6.000 năm trước, và nhạc cụ nầy thường được tìm thấy trong lăng mộ Ai Cập. Một truyền thuyết cổ xưa nguồn gốc cây Nay được dâng cho thần nước, Osiris.Nay là nhạc cụ chính của Sufis được tấu trong các điệu vũ devish


      Có 3 loại sáo: loại sáo ngang , sáo đứng và sáo xéo (Flute oblique), không thổi như ống tiêu , và mỗi dân tộc thổi cách khác, người Thổ Nhĩ Kỳ thổi khác, người Ba Tư thổi khác, nhưng chung qui họ thổi bằng cách ngậm ống sáo trong răng, cho hơi đi vào, dùng lưỡi búng để tạo âm thanh và vì vậy có ống sáo mà một ống thổi note thật trầm và thổi đươc cao. Ống sáo chia 6 lổ theo vị trí của các lổ bấm theo toán họ
      c

      • Cùng họ với "Nay "là "Kaval" một loại Tiêu nầy phổ biến ở Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ . Kaval làm bằng gỗ thường là ở đầu ống.Đầu miệng ống được cắt thành 1 góc xiên, để làn hơi thổi dễ dàng . Đôi khi người thổi sáo dùng kỹ thuật đánh lưỡi thay đổi âm thanh của nhạc cụ

    •  

      • Ống "Nay", ngày xưa và ngày nay cũng thay đổi, người Thổ Nhỉ Kỳ một đầu ống bịt không chỉ đơn thuần là ống sậy. Người Ba Tư thổi bằng ống sậy, ngày nay thì họ bịt một đầu ống bằng đồng, đôi khi bằng ngà. Sau đó Alexander the Great du nhập về hướng đông của Ấn Độ biến hình dạng bốn lổ mặt trên, một lổ mặt sau của ống (thổi ở cuối đầu và thổi theo cách mím môi như cách thổi sáo). Sau đó ống được các nhà tu thiền đạo phật dùng vào nhạc lễ.

       

      Fuki sect branch of Zen hình thành của tu thiền du truyền, ban đầu dùng làm vũ khí tự vệ, như loại côn, khi du nhập qua Tàu biến thành có năm lổ trên ,và một lổ dưới, hình dạng ngắn đi và để tấu chung với đàn dây và nhạc cụ bộ hơi trong dàn nhạc. Khi du nhập qua Nhật, thời Nara periode khoảng 560 -600 A. D , (vào khoảng thời T' ANG dinasty (thời nhà Đường ). Có truyền thuyết các nhà tu thiền lập thành đền thờ tại thành phốKamakura cách thành phố Edo 20- 25 miles (Edo túc là Tokyo ngày nay).Hiện nay có 2 trường âm nhạc ở Nhật chuyên dạy Tiêu, Kin Ko và Tozan

       

      • Người Nhật nay đă phục hồi được cây Tiêu để có thể thổi được nốt cao và có trường lớn chuyên dạy về động tiêu , 2 loại Động tiêu là Shakuhachi và Hitoyogiri

      • Hitoyogiri lối thổi mím như sáo

      • Shakuhachi nghia là 8 foot, vạt ngang, xéo xuống, khi vạt ngang xuống tạo đường kính tròn có đường khuyết, đường khuyết thổi vào đó để có thể lấp thêm lọai sừng trâu ( để khi thổi có âm sắc mới, thí dụ như bài Hạc Vũ)
        Cây Shakuhachi (
        尺八(しゃくはち)?, Phát âm [ɕakɯhatɕi]) là loại sáo thổi ở đầu ống, ta goi là Tiêu ,truyền thống làm bằng tre, nhưng bây giờ được làm bằng gỗ cứng, đó là cả một nghệ thuật . Shakuhachi,nhanh chóng đạt được uy tín và trân trọng ở Tây Phương .

       

      • Cây được làm gốc ống trúc ,thành ống cực dày , bao gồm một phần của bóng gốc, một loại trúc đặc biệt trồng tại Nhật Bổn , phần trúc được nấu nóng để chảy và loại bỏ một số nhựa , sau đó được để riêng từ 6 tháng đến 2 năm hoặc lâu hơn ,sau đó lại nấu nóng những khúc trúc đó lại lần nữa và uốn cho thẳng. Cây trúc sau đó được chia ra 2 phần và khi ráp lại bằng một ống nối bên trong lòng ống đã giũa láng và dán lại thu hẹp lòng ống phía dưới đáy, đi theo chiều dài tự nhiên của ống tre

      • Ở đầu ống được cắt chéo hình chữ V(oblique), sau đó được giát lên bằng sừng trâu ,ngà voi ,và gần đây thì lại giát bằng plastic. Khoang lỗ bằng máy khoang được 

        đo chính xác theo toán học. Với phép đo chuẩn bên trong lòng ống được sơn phủ lên một lớp thạch cao và sau cùng là lớp sơn mài mầu đen hay đỏ được xấy khô đánh bóng bên trong (Hình thức trên được ứng dụng từ trường Kinki và Tozen, song những Tiêu của học viên Meian Shakuhachi được là đơn giản hơn, mô hình Tiêu được sản xuất bằng gỗ hay nhựa (plastic)
        Shakuhachi khoét theo hệ thống ngũ cung, thổi bán cung bằng cách bấm nữa lỗ , thổi được ba octave bởi các thế bấm của ngón và ém hơi và mím môi . Shakuhachi được làm kích thước lớn và nhỏ

        đo chính xác theo toán học. Với phép đo chuẩn bên trong lòng ống được sơn phủ lên một lớp thạch cao và sau cùng là lớp sơn mài mầu đen hay đỏ được xấy khô đánh bóng bên trong (Hình thức trên được ứng dụng từ trường Kinki và Tozen, song những Tiêu của học viên Meian Shakuhachi được là đơn giản hơn, mô hình Tiêu được sản xuất bằng gỗ hay nhựa (plastic)
        Shakuhachi khoét theo hệ thống ngũ cung, thổi bán cung bằng cách bấm nữa lỗ , thổi được ba octave bởi các thế bấm của ngón và ém hơi và mím môi . Shakuhachi được làm kích thước lớn và nhỏ

      •  

        • Với những bậc thầy tấu Shakuhachi có thể tấu ra những âm thanh chuẩn theo hệ thống tây Phương mà sáo Tây không thể thực hiện được.Nhiều trường phái Shakuhachi ở Nhật , mỗi trường phái chơi theo phong cách nhẹ nhàng riêng của mình.Trong trường dạy nhạc, họ truyền đạt học sinh theo phong cách riêng của mình

          Shakuhachi được sử dụng bởi các nhà sư của trường phái Fuke của Thiền tông được thực hành suizen (吹禅, thổi nhạc thiền). Âm thanh của cây Tiêu hớp hồn người Tây phương và những năm 1980 được phổ biến trong thể loại nhạc pop.

       

         

         

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Baì viết về Ney

 

  • Ney (Ba Tư: نی; tiếng Ả Rập: ناي; Thổ Nhĩ Kỳ: ney; cũng nai, nye, nay, gagri tuiduk, hoặc tuiduk karghy) là loại sáo thổi rim xiêng, có nổi bật ở BaTư,Thổ Nhĩ Kỳ ,và nhạc Ả Rập.Trong những nhạc cụ truyền thống,Ney là nhạc cụ bộ hơi được sử dụng.Đó là một nhạc cụ rất cổ,với miêu tả cuả người chơi Ney xuất hiện trong các bức tranh tường trong các kim tự tháp Ai Cập và Ney cũng đã tìm thấy trong cuộc khai quật ở Ur. Điều này cho thấy Ney đã được sử dụng 4.500 đến 5.000 năm liên tục, và Ney cũng là một nhạc cụ cổ nhất vẫn còn được sử dụng,Ney là tiển thân của sáo hiện đại

  • Ney là loại cây mây rỗng có năm,sáu lỗ và một lỗ ở ngón tay cái.Ney từ tiếng BaTư (Iran ) có nghĩa là dăm ( kèn) từ cây Donax Arundo.Tuy nhiên những cây Ney hiện đại ngaỳ nay được làm bằng kim loại và ống nhựa.Cao độ của Ney khác nhau tùy theo cách sắp xếp các ngón tay,thổi được hai octaves rưỡi.Một nghệ sĩ chơi Ney giỏi có thể thổi lên hơn 3 octaves
    • Tại Romani,danh từ Ney cũng còn để chỉ cho loại sáo Pan Flute

    • Đôi khi trên đầu ống,người ta đắp thêm một miếng nhựa vào đầu sáo để bảo vệ lớp gỗ trên miệng ống,miếng nhựa nầy không đóng vai trò trong việc hoàn chỉnh âm thanh, hoặc trên đầu ống bao phủ bởi một miếng đồng hình trụ

    • Ney có một cách thổi duy nhất để mang laị cho nó một âm thanh đặc trưng. Cạnh trên của Ney ,trên đầu ống miệng thổi là hình trụ rỗng,được đặt giữa hai răng cửa trên,bên trong miệng.Một luồng hơi thổi ra và lưỡi điều khiển,phần môi trên bao lấy phần đầu của ống Ney.Như vậy bằng cách nầy âm thanh được tạo ra ở răng phía trên,bên trong miệng

      Do đó âm thanh của Ney đặc biệt hơn là âm thanh được taọ ra từ môi ở bên ngoài miệng,một âm thanh hấp dẫn không giống như bất kỳ một nhạc cụ bộ hơi nào

    • Di chuyển môi và lưỡi làm thay đổi cao độ và chất lượng của âm thanh,kỷ thuật nầy rất khó,nhưng một khi đã nắm vững thì dễ điều chĩnh âm sắc,nâng cao trình độ của người thổi kiểm soát được luồng hơi đem âm thanh từ tiếng tròn cho đến tiếng nghe ra âm hơi xì (thở)

      • Ney có nhiều kích thước khác nhau,trong phạm vi giới hạn cuả các ngón tay ,Ney lớn cho những bàn tay to,và Ney nhỏ cho những người có ngón tay nhỏ.Tuy nhiên những ống Ney dài có âm trầm ,thấp và Ney ống nhỏ có tiếng cao.Những nghệ sĩ làm Ney cũng taọ độ note thấp thích hợp dựa trên âm nhạc của Iran , như note thấp cuả cây A , thì gọi là A-Ney , và chính thức gọi Kur ,như E-kur ,Mi -kur,trong tiếng Ả-Rập và Thổ Nhi Kỳ đặt tên Ney tuỳ theo note thấp nhất của Ney

         Ney là nhạc cụ thông dụng của vùng Trung Đông,nhưng với lối mím môi có nhiều hạn chế về âm thanh,Ney Ba Tư có thể thổi với lối mím môi, nhưng không thể dùng trong kỷ thuật thổi hơi trong kẻ răng để tạo ra âm thanh nữa cung cao hơn .Ney được tìm thấy trong lăng mộ Ai Cập 5000 năm,là nhạc cụ cổ đại của người Ai Cập đầu miệng thổi cắt hình chéo (oblique ),âm thanh  tạo ra bằng hơi thở thổi vào ,giống như sáo ,pipe ,syrinx.Nhiều hình ảnh,bích họa được trang trí trên những ngôi mộ tại Thebes cho thấy tư thế nữa quì ,nữa ngồi và ống sáo gần tiếp với mặt đất.Các nguyên tắc tạo ra âm thanh giống như sáo.Sự bóp hẹp laị các vành khoang đường ống (bore) theo tỉ lệ chiều dài của cây sẽ tạo thuận lợi sản xuất ra sóng hài (harmony) do đó sẽ cung cấp một âm thanh tầm mức

        Victor Loret đã biên soạn một danh sách tất cả các ống sáo cổ đaị còn tồn tại,hầu hết các ống sáo nầy tìm được từ những ngôi mộ có ướp xác

        Nay không phải giới hạn là nhạc cụ cổ, ngày nay người ta vẫn chuộng và tiếp tục sử dụng ở mỗi nước khác nhau trên các nước Trung Đông

    • Ney có một cách thổi duy nhất để mang laị cho nó một âm thanh đặc trưng. Cạnh trên của Ney ,trên đầu ống miệng thổi là hình trụ rỗng,được đặt giữa hai răng cửa trên,bên trong miệng.Một luồng hơi thổi ra và lưỡi điều khiển,phần môi trên bao lấy phần đầu của ống Ney.Như vậy bằng cách nầy âm thanh được tạo ra ở răng phía trên,bên trong miệng

      Do đó âm thanh của Ney đặc biệt hơn là âm thanh được taọ ra từ môi ở bên ngoài miệng,một âm thanh hấp dẫn không giống như bất kỳ một nhạc cụ bộ hơi nào

    • Di chuyển môi và lưỡi làm thay đổi cao độ và chất lượng của âm thanh,kỷ thuật nầy rất khó,nhưng một khi đã nắm vững thì dễ điều chĩnh âm sắc,nâng cao trình độ của người thổi kiểm soát được luồng hơi đem âm thanh từ tiếng tròn cho đến tiếng nghe ra âm hơi xì (thở)

    Ney có nhiều kích thước khác nhau,trong phạm vi giới hạn cuả các ngón tay ,Ney lớn cho những bàn tay to,và Ney nhỏ cho những người có ngón tay nhỏ.Tuy nhiên những ống Ney dài có âm trầm ,thấp và Ney ống nhỏ có tiếng cao.Những nghệ sĩ làm Ney cũng taọ độ note thấp thích hợp dựa trên âm nhạc của Iran , như note thấp cuả cây A , thì gọi là A-Ney , và chính thức gọi Kur ,như E-kur ,Mi -kur,trong tiếng Ả-Rập và Thổ Nhi Kỳ đặt tên Ney tuỳ theo note thấp nhất của Ney

     Ney là nhạc cụ thông dụng của vùng Trung Đông,nhưng với lối mím môi có nhiều hạn chế về âm thanh,Ney Ba Tư có thể thổi với lối mím môi, nhưng không thể dùng trong kỷ thuật thổi hơi trong kẻ răng để tạo ra âm thanh nữa cung cao hơn .Ney được tìm thấy trong lăng mộ Ai Cập 5000 năm,là nhạc cụ cổ đại của người Ai Cập đầu miệng thổi cắt hình chéo (oblique ),âm thanh  tạo ra bằng hơi thở thổi vào ,giống như sáo ,pipe ,syrinx.Nhiều hình ảnh,bích họa được trang trí trên những ngôi mộ tại Thebes cho thấy tư thế nữa quì ,nữa ngồi và ống sáo gần tiếp với mặt đất.Các nguyên tắc tạo ra âm thanh giống như sáo.Sự bóp hẹp laị các vành khoang đường ống (bore) theo tỉ lệ chiều dài của cây sẽ tạo thuận lợi sản xuất ra sóng hài (harmony) do đó sẽ cung cấp một âm thanh tầm mức

    Victor Loret đã biên soạn một danh sách tất cả các ống sáo cổ đaị còn tồn tại,hầu hết các ống sáo nầy tìm được từ những ngôi mộ có ướp xác

    Nay không phải giới hạn là nhạc cụ cổ, ngày nay người ta vẫn chuộng và tiếp tục sử dụng ở mỗi nước khác nhau trên các nước Trung Đông

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

ngoccuaanhoi:
hic không biết các ông ấy ngâm dầu cho chất liệu là ngâm dầu gì nhỉ. em cũng định tiến hành cái vụ ngâm dầu cho trúc làm sáo rồi nhưng mà không biết nên dùng dầu làm mát , dầu hỏa , hay là dầu thực vật. bác nào biết thì chỉ cho em với hic.

 Đây là cách bảo quản Tiêu của người Trung Đông  , ngâm dầu , em xem có coi có giúp được cho ngoc không nhé

 

    Chăm sóc cây Ney

  • Dầu là thứ chính yếu để baỏ vệ ống Ney ,loaị dầu Sussam, Parafin, Almond, hazelnut và dầu bổ nhào là dầu được đề nghị.
    Đổ dầu vào hộp dài cùng kích thước với cây Ney

    Không phải lấy Başpare ra khỏi ống ,nhúng vào hộp đựng dầu ,trong vòng 6 tiếng

    Đem Ney ra ,lau sạch dầu ,điều nầy nhằm chống không bị dính

    Sau khi làm sạch ney của bạn với một miếng vải aproved, Bỏ ney trong một thùng quay ngược đầu. Điều này sẽ giúp hộp thoại Neys lấy dầu nhờn trắng lọc sạch Ney.

  • Để làm sạch hộp thoại không bao giờ sử dụng các giấy mỏng tissue hoặc các loaị tương tự ,mà có thể những mãnh nhỏ của nó dính vào trong box.sẽ làm thiệt hại và âm thanh sẽ mất đi tính nguyên bản của nó.
  • Nếu bạn thấy màu sắc của hộp thoại Neys của bạn chuyển qua màu đen hay mầu tối, đừng làm gì để loại bỏ ,đó là bình thường vì thổi vào Ney
  • Nếu thích ,có thể nhỏ vaì giọt nước hoa cho có mùi thơm
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
cháu cảm ơn cô Đoan Trang rất nhiều. nhờ bài viết của cô cháu cũng đã hiểu phần nào về chất dầu tốt để xử lý vật liệu. cháu sẽ tham khảo thêm về điều này.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

[YouTube:5CMT_HIEn1g]

[YouTube:jtony7Xya0M]

[YouTube:QGwnRCyBfFI]

[YouTube:U66yU-Cu86k]

[YouTube:AwPGdZ5xVQo]

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Page 1 of 2 (25 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems