Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Hận đời đen bạc...
...Hận kẻ bạc tình...
......Lấy máu của mình ...
.........khắc lên hai chữ.........
..............................................
..............................................Hết
..............................................Máu !!!!!!!!
tinhtang:Làm thơ làm thơ.. lại làm thơ Làm tới làm lui..cũng ra thơLàm đi làm lại một bài thơLàm hoài làm mãi.. không giống thơ ( mà giống trò chơi tìm chữ xếp vào)Tác giả : trùm xì pam
Làm thơ làm thơ.. lại làm thơ
Làm tới làm lui..cũng ra thơ
Làm đi làm lại một bài thơ
Làm hoài làm mãi.. không giống thơ
( mà giống trò chơi tìm chữ xếp vào)
Tác giả : trùm xì pam
Nhớ hôm qua ta vừa mới khen mi
Lời khen đó còn dư âm chưa dứt
Vậy mà nay mi làm ta buồn bực
Thơ kiểu gì??? nghe cà giựt, cà tang.
phudinh.nguyen
leehonso:Hận đời đen bạc......Hận kẻ bạc tình.........Lấy máu của mình ............khắc lên hai chữ.....................................................................................................Hết..............................................Máu !!!!!!!!
Bác Lee này tính phản động phải không?
Làm thơ vậy em nào mà dám đọc
Rõ khổ công... em ngày đêm khó nhọc
Sớm tối damsan... hướng dẫn bấy lâu nay
[(Huhuhu...) Để hôm nay em nghe mắt mình cay
Buồn thương bác (huhuhu...) vì tình mà hết máu]
(hehehe...) phudinh.nguyen
Lỡ hứa post thơ lên nhưng mấy tháng nay đầu óc hư hỏng nặng không viết được cái gì ra hồn, mà post mấy bài thơ cũ thì ... --> copy thêm mấy cái luật thơ cho mọi người nghiên cứu tiếp ^__^ Hôm bữa là thơ VN giờ tới thơ Đường
Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, Luật Bằng Trắc và Cách Họa Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). A- Thể Thất Ngôn Bát Cú I- Cách Gieo Vần: Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau: - Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ơi thì đi với ơi, vần tâm thì đi với tâm hoặc tầm. - Trong bài thơ có 5 chữ vần được gieo ở cuối câu đầu (câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (2, 4, 6 và 8). Ngoài việc các chữ cuối của câu 1,2,4,6,8 phải cùng một vần ra, cả 5 chữ mang vần đó phải khác nhau, trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa (Ví dụ: dặm trường và mái trường or trái mơ và giấc mơ…)- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hương, thương, trường... Nếu gieo vần thưa với thây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên. II- Nguyên Tắc Đối: Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, tình, và thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v... Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề ) Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết. 1. Đề gồm có hai phần: - Phá đề (câu thứ 1): Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, - Thừa đề (câu thứ 2): Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự ) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng. 3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ ) và trắc đối với bằng. 4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc. Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua Đèo Ngang—Bà Huyện Thanh Quan) Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng. III- Luật Bằng Trắc: Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm. 1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc. a) Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, trinh...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (vi’ dụ như: mà, hoàng, thành, trình...) b) Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc (') dấu hỏi (?) dấu ngã (~) và dấu nặng (.). Ví dụ: Nhớ, tưởng, lữ, vọng …2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc. a) Luật Bằng: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng. Ví dụ:Vu vơ dạo bước ngắm trời xinh Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B = Bằng, T = Trắc và V = Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau: 1. B B T T T B B (V) 2. T T B B T T B (V) 3. T T B B B T T 4. B B T T T B B (V) 5. B B T T B B T 6. T T B B T T B (V) 7. T T B B B T T8. B B T T T B B (V) Ví dụ: Mời cô đến với góc vườn thơKhánh tiếng lung lay gót nhẹ chờThi vận mực tươi hoa khẽ héHoạ âm giấy liễng nhạc đường tơ Nghe mưa tí tách buông màn khóiThử gió vi vu thoảng giấc mơMột cách gieo hồn đùa lãng tửBài này chớ để ngó chơ vơ(Nhã Uyên) b) Luật Trắc: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ: Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàngLuật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng như sau: 1.T T B B T T B (V) 2.B B T T T B B (V) 3.B B T T B B T 4.T T B B T T B (V) 5.T T B B B T T 6.B B T T T B B (V) 7.B B T T B B T 8.T T B B T T B (V) Ví dụ: Văng VẲNG tai NGHE tiếng KHÓC gì? Thương CHỒNG nên KHÓC tỉ TÌ tị Ngọt BÙI, thiếp NHỚ mùi CAM thảo, Cay ĐẮNG, chàng ƠI, vị QUẾ chị Thạch NHŨ, trần BÌ, sao ĐỂ lại, Quy THÂN, liên NHỤC, tẩm MANG đị Dao CẦU, thiếp BIẾT trao AI nhỉ? Sinh KÝ, chàng ƠI, tử TẮC quỵ (Bà Lang Khóc Chồng—Hồ Xuân Hương) Chú Thích: Những chữ CAPITALIZED (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ: Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật. 3. Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhauVí du: Luật Bằng Câu 1 niêm với câu 8 1.B B T T T B B (V)8.B B T T T B B (V) Câu 2 niêm với câu 3 2.T T B B T T B (V) 3.TT B B B T T Câu 4 niêm với câu 5 4.B B T T T B B (V) 5.B B T T B B T Câu 6 niêm với câu 7 6.T T B B T T B (V) 7.T T B B B T T Ví dụ: Luật Trắc Câu 1 niêm với câu 8 1. T T B B T T B (V) 8. T T B B T T B (V)Câu 2 niêm với câu 3 2. B B T T T B B (V) 3. B B T T B B T Câu 4 niêm với câu 5 4. T T B B T T B (V) 5. T T B B B T TCâu 6 niêm với câu 7 6. B B T T T B B (V) 7. B B T T B B T Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm. Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 CAPITALIZED): Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung! Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ, Một THÁNG đôi lần, có cũng không... Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng, Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công. Thân NÀY ví biết dường này nhỉ, Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong. Đổi thành thất niêm: Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung! Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng *** (thất niêm) ***Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công. Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ, Một THÁNG đôi lần, có cũng không... Thân NÀY ví biết dường này nhỉ, Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong. Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào! Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được. Như đã nêu ra ở trên là các câu đối với nhau phải thật chỉnh. Có điều là không bắt buộc phải từng chữ một đối nhau mà có thể đối theo cụm từ. Nếu 3 chữ tạo thành nhóm danh từ (ở câu 3 chẳn hạng) thì ở câu 4 cũng dùng 3 chữ cùng nhóm để đối lạiVí dụNgày vương mãi nhớ hương tình cũ Tháng quyện hoài mong bóng dáng xưa(Trích "Xóm Tịnh Chiều Luyến Nhớ"—Vân Hạc)Ngày (danh từ, bằng) đối với tha’ng (danh từ, trắc) vương (động từ, bằng) đối với quyện (động từ, trắc)mãi (phó từ, trắc) đối với hoài (phó từ, bằng)nhớ (động từ, trắc) đối với mong (động từ, bằng). hương tình cũ (cụm danh từ) đối với bóng dáng xưa (cụm danh từ)B.Thơ Tuyệt Cú Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câụ Là một thể thơ bốn câu (còn gọi là tứ tuyệt), có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói Ví dụ:Chim buồn lẻ bạn chốn thâm sơn Cánh ngã chao nghiêng ngắm nguyệt thường Én lạc cô phòng thương nắng hạ Diều đây lẻ phận nhớ thu đơn(Nguyễn Duy)Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu ... Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế ) Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Đêm thuyền đậu bến Phong Kiều (Bản dịch của Tản Đà) Trăng tà, chiếc quạ kêu sương, Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. IV-Cách Họa Đường Thi:Cao nhất trong Đường Thi là họa thơ với người khác. Khi họa một bài Đường Thi, người họa phải dùng lại các từ mang vần (chữ cuối của câu 1,2,4,6,8) của bài thơ muốn họa (gọi là bài XƯỚNG) và diễn tả theo ý thơ của mình. Bài họa nằm trong 3 loại tiêu biểu: Hoạ Vần, Họa Vần Đối Luật và Họa Nguyên Vận.1) Họa Vần: Dĩ nhiên bài HỌA phải dùng lại vần của bài XƯỚNG, nhưng luật có thể thay đổi và ý nghĩa của bài Họa hoàn toàn khác với bài XƯỚNG. Ví dụ như trong trường hợp VH dùng vần bài “Nhớ Nhà” của Bà HTQ để làm bài “Cảnh Vật Ngày Xuân”Nhớ Nhà (Bà HTQ—Xướng)Vàng tỏa non tây, bóng ác tà Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa Ngàn mai lác đác, chim về tổ Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà Còi mục thét trăng miền khoáng dã Chài ngư tung gió bãi bình sa Lòng quê một bước càng ngao ngán Mấy kẻ tình chung có thấu làCảnh Vật Ngày Xuân (Vân Hạc—Họa vần)Lụa thắm tung bay phất phới tàVườn hồng rực rỡ bướm vờn hoaXanh xanh khóm trúc xinh bờ dậuTrắng muốt cành lê đẹp góc nhàTrước ngõ mai đào chờ nắng xuốngBên thềm cúc lựu đón sương saHương trời sắc nước nên thơ quáCảnh vật ngày Xuân quả thật là…2) Họa Vần Đối Luật: Như tên gọi, bài HỌA dùng luật trái với bài XƯỚNG. Nếu bài Xướng gieo theo Luật Bằng thì bài Họa đi theo Luật Trắc và ngược lại.Ví dụ:Xuân Hứng (Hàn Mặc Tử—Luật Bằng)Non sông ngàn dặm ngắm càng xinh Ừ tết năm nay thật hữu tình Pháo nổ nổ tan luồng thất nghiệp Xuân về về ghẹo khách ba sinh Hoa tươi sánh với thiên kiều gái Cảnh đẹp dường như thủy mặc tranh Cao hứng đã toan cầm bút vịnh Đào nguyên đâu lại thoảng qua mành Xuân Mộng (Họa by Vân Hạc—Luật Trắc)Cảnh vật khoe mình dưới nắng xinhKià Xuân đã đến đượm hương tìnhTưng bừng pháo nổ mừng hồi phụcRộn rã lời chào chúc tái sinhVạn bướm hòa màu tô mộng cảnhNgàn hoa trải sắc vẽ mơ tranhBên song thiếu nữ cười duyên dángCứ ngỡ bồng lai đứng tựa mành3) Hoạ Nguyên Vận: Ngoài việc giữ cùng luật, bài họa phải có chủ đề và ý nghĩa giống như bài Xướng.Ví dụ:Trời Quê Luyến Nhớ (Xướng by Vân Hạc)Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàngĐàn em hớn hở hát reo vangBờ xa thấp thoáng đò đầy chuyếnBến cũ xôn xao chợ lắm hàngBát ngát nương dâu dài cuối xóm Bao la ruộng lúa ngập thôn trang Tha phương vọng mãi mùa Xuân trước Viễn xứ miên man nỗi nhớ làng NHỚ QUÊ XƯA (Hoạ by Bích Trân)Đàn bướm vờn hoa dưới nắng vàngHè về phượng nở, giọng ve vangCành cây chim chóc gù xây tổBến chợ thuyền ghe bốc dở hàngChán cảnh bon chen rời phố thịVui đời mộc mạc đến thôn trangQuê người vẫn nhớ về quê cũNhớ mái nhà xưa nhớ xóm làngVân Hạc (biên soạn)
ghetthe_hy:chúng ta là những người yêu sáo yêu thơ,sao 0 làm thơ theo cảm hứng và tâm trạng của mình. Cần j phải theo những cái liêm luật gò bó và cổ quái đó. Tôi nói thế mong bác kimlamtk thông cảm nha! Nhưng đó là ý kiên của riêng tôi.
Sao lại bảo là thông cảm ... có phải KL viết ra mớ luật đó đâu, tài liệu tham khảo thôi ^__^ Làm thơ từ hồi lớp 9 một chữ luật bẻ đôi không biết T__T ... Nhưng tốt nhất là cái gì cũng phải biết luật, biết luật mới phạm luật được chứ
Mà làm thơ theo cảm hứng với tâm trạng không có nghĩa là vô luật ... vấn đề là có biết đó là luật hay không thôi :)
Bài này em và bạn em cũng làm từ hồi mới học luật thơ ở trung học - năm mười một. Được đăng báo Mực Tím đàng hoàn đó nghe.
Ra về áo trắng ăn hàngĂn hàng vặt vãnh mấy nàng xinh xinh
Xinh xinh trước cổng trường mình
Trường mình có cấm thì rình trước sau
Trước sau chẳng có ai đâu
Ai đâu ngoài đám mày râu ăn hàng
Ăn hàng và cứ ăn hoài
Ăn hoài cóc ổi, me xoài, cà rem
Cà rem chảy ướt tèm nhem
Tem nhem hết áo... chưa thèm về thay
Về thay chiều lại leo cây
Leo cây ngó trộm... chẳng may bị "gài"
Bị gài mà cứ chối hoài
Chối hoài không thoát đành "loài" đuôi ra
Đuôi ra mới thấy mặt ma
Mặt ma... mà cứ... ha ha ra cười
Ra cười rồi lại chạy vù
Chạy vù rồi lại té ù xuống sông
Xuống sông rồi lại "tòng ngông"
Tòng ngông rồi lại chổng mông lên bờ
Lên bờ rồi lại cướp cờ*
Cướp cờ thua trận ậm ờ về cơm
Về cơm rồi lại "lơm tơm"
Lơm tơm rồi lại định bơm hàng quà
Hàng quà rồi lại là gà
Là gà nên mới về nhà tối thui
Tối thui... lỗ chó... phải chui
Phải chui nên mới rách đùi rách mông
Rách mông, nhưng phải nói ngông
Nói ngông nên phải bỏ công tìm từ
Tìm từ, từ điển rách nhừ
Rách nhừ, không thấy nên thừ mặt ra
(Mệt quá! Lâu quá không đọc lại nên quên mất tiu rồi, mai tiếp mốt hứng thì tiếp nhá!)
kimlamtk: ghetthe_hy:chúng ta là những người yêu sáo yêu thơ,sao 0 làm thơ theo cảm hứng và tâm trạng của mình. Cần j phải theo những cái liêm luật gò bó và cổ quái đó. Tôi nói thế mong bác kimlamtk thông cảm nha! Nhưng đó là ý kiên của riêng tôi.Sao lại bảo là thông cảm ... có phải KL viết ra mớ luật đó đâu, tài liệu tham khảo thôi ^__^ Làm thơ từ hồi lớp 9 một chữ luật bẻ đôi không biết T__T ... Nhưng tốt nhất là cái gì cũng phải biết luật, biết luật mới phạm luật được chứ Mà làm thơ theo cảm hứng với tâm trạng không có nghĩa là vô luật ... vấn đề là có biết đó là luật hay không thôi :)
Nhất trí!
@ tinhtang:
tinhtang:Hahhahahaha lần đầu tiên tui thấy cái bài thơ kiểu này nha. Hay lắm. Haha. bài thơ này dường như ko có kết thúc thì phải.À mà vặt vãnh chứ không phải vặc vãnh ông phú hộ ơi. Tui giúp bác thấy cái đó, mai mốt bác thấy tui sai gì nhắc dùm tui nha. Tui cũng hay bị sai lỗi chính tả lắm lắm.
Hahhahahaha lần đầu tiên tui thấy cái bài thơ kiểu này nha. Hay lắm. Haha. bài thơ này dường như ko có kết thúc thì phải.
À mà vặt vãnh chứ không phải vặc vãnh ông phú hộ ơi.
Tui giúp bác thấy cái đó, mai mốt bác thấy tui sai gì nhắc dùm tui nha. Tui cũng hay bị sai lỗi chính tả lắm lắm.
Làm ơn đừng gọi là phú hộ, cũng đừng gọi là nhà thơ
@ otcay:
otcay:Bác phú hộ làm thơ hay quá, nhí nhảnh, hồn nhiên đúng chất học trò!!! muốn mượn bài thơ này đem khoe bạn bè có phải trả tiền tác quyền ko vậy?cụ tổ ơi!sao kế bên cái nick otcay có hình 2 người chi đấy là sao? Có ý nghĩa gì ghê gớm lắm ko? mọi người chẳng thấy ai có, mỗi ớt, cụ tổ, tinh tang là có. Nhìn phía bên trái màn hình ấy.
1. Cũng làm ơn như chị tinhtang dùm luôn nhá!
2. Tiền tác quyền á? Có thì cũng tốt, không có thì cũng chẳng sao. Miễn có tinh thần tôn trọng tác quyền là được.
and @ every body:
Cái này hình như là phudinh.nguyen tui có đề cập rồi nà. Mấy bác làm ơn đừng gọi em như thế nữa! Mà cũng đừng gọi là "nhà thơ" gì gì đấy như bác rùa luôn. Cứ gọi đúng như tên "cúng cơm" phudinh.nguyen của em là được rồi.
Thank các bác trước.
Bác Phú nói phải đấy các bác ạ ! Đừng gọi bác phú là phú hộ chứ . Phải gọi là nhà thơ mới đúng . Các bác thấy có phải không ??? :D