Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Đầu tiên là một bản nhạc khá cũ, là một clip quảng cáo dầu gội nhưng khá cảm động, clip này đầu tiên xuất hiện mình xem trên Blog của bạn bimbim, và để lại ấn tượng rất sâu sắc khiến mình nhớ mãi.
[youtube:Um9KsrH377A]
Hưởng ứng theo phong trào của anh Chang,em xin post 1 bài :
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=IZkvnxshuG
xin lỗi mọi người nhé,em ko biết post cách mà click vô là dc nghe liền
bản này nghe thấy hay hay, giọng quá tuyệt
Missing you
[youtube:DtXr0pIRSg4]
Bản nhạc Tử Thần
Nhạc sĩ người Hungary Rezso Seress sáng tác bài Szomorú Vasárnap để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Seress không ngờ rằng, bài hát của ông bị “kết tội” là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử.
Một chiều buồn cuối năm 1932, bầu trời Paris thật ảm đạm, mưa nặng hạt và lạnh lẽo. Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi chơi đàn dương cầm bên cửa sổ. Một giai điệu chợt xuất hiện trong đầu ông và nửa tiếng đồng hồ sau, bài hát Szomorú Vasárnap (phiên bản tiếng Anh là Gloomy Sunday - Chủ nhật buồn) đã ra đời.
Bài hát của ông nói về tâm trạng đau khổ của một người thất tình “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, với “đợi chờ không nguôi ngoai” và cuối cùng là “chủ nhật nào, tôi im hơi... đến với tôi thì muộn rồi”.
Bài hát ban đầu bị các hãng thu băng từ chối vì “nhạc và lời quá buồn thảm”. Phải mất vài tháng trời, Seress mới tìm được một hãng băng đĩa nhận lời mua nó và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Khi Szomorú Vasárnap được tung ra thị trường,những chuyện kỳ lạ bắt đầu xuất hiện. Tại Berlin (Đức), một thanh niên sau khi nghe bài hát đã phàn nàn với bạn bè rằng anh ta bị ám ảnh bởi nhạc và lời của nó, anh rơi vào trạng thái trầm cảm và không sao thoát ra được. Cuối cùng, anh ta đã dùng súng bắn vào đầu tự vẫn. Vài ngày sau, cũng tại Berlin, người ta lại phát hiện một cô gái treo cổ tự tử và dưới chân cô là bản nhạc Chủ nhật buồn.
Báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và liên tiếp các vụ án tương tự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ. Bản thân Seress cũng rất kinh ngạc và không tin vào điều đó. Nhưng khi người ta thống kê được hàng trăm vụ tự tử trên khắp thế giới có liên quan đến bài hát của Seress thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự.
Lệnh cấm lưu hành bài hát đã được nhiều nước như Anh, Mỹ đưa ra. Nhưng càng cấm, bài hát càng nổi tiếng và danh sách những nạn nhân càng dài thêm, ở đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, màu da. Có tới 15 quốc gia đâm đơn kiện tác giả Seress, buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó.
Cơn sốt bài hát Chủ nhật buồn lên đến đỉnh điểm vào năm 1936. Bất chấp lệnh cấm, bản copy bài hát được bày bán khắp nơi ngay trên hè phố Paris. Những lời đồn đại làm cho nhiều ban nhạc và ca sĩ không dám hát bài “chết chóc” này. Nhạc sĩ Seress sau đó đã cố gắng thu hồi bài hát của mình nhưng không thành công. Sau này, chính Seress cũng tự tử vào năm 1968.
Hơi U Ám 1 tý. - Ngày chủ nhật buồn
[youtube:4WBZwLkvpFI]
hai cô gái trong clip mà bác Chang post ... trời ơi sao mà xinh xắn đáng yêu thế chứ!
còn cái bài anh Vinh lé post em nghe chả thấy gì cả! may thế! chắc số mình chưa tận!!
Gakon:hic hic,nhạc của anh Vinh em nghe ko thấy gì,mà mấy cái chữ đỏ ngoét nhìn hãi quá ,xem chữ 1 hồi là teo bu-rí luôn
Phần chính của bài hát - bắt đầu hát - là từ phút thứ 2` cơ mà hi` hi`
Mấy chữ dòng đầu mầu đỏ là dùng để dọa người yếu vía : nói về tác giả đã sáng tác ra bài hát làm lên 1 sự kì qoái gì đó và gây ra 1 thảm họa , tác giả cuối cũng cũng đã tự tử .........
đúng là nếu cảm nhận sâu và sống trong bài hát của bác Vinh up thì có thể tự tử thật. em cảm nhận vài dòng chả bít hay dở thế nào cũng mạo muội đưa lên đây hihi. khi sống trong nhịp và nhạc bài hát, sẽ thấy hơi thở và nhịp đập của tim cũng như nhịp hô hấp cuốn theo bài hát, gây cảm giác khá thảm. nhạc đệm bài hát trầm xuống và có âm hưởng khá ảm đạm, nhạc ở cuối câu hay có đoạn dứt mạnh. Những điều đó gây cho người nghe cảm giác rất buồn, hoang mang, sợ hãi, tuyệt vọng (nếu như nghe và hiểu lời bài hát nữa) và ở nửa cuối bài hát kèm thêm những nốt cao nho nhỏ nghe như giai điệu tiễn đưa, khi đi theo bài hát dễ cho người ta có cảm giác tuyệt vọng với đời, với kết thúc le lói tươi sáng ở cuối. nghe xong bài hát là em thấy cái lồng ngực và cái đầu em hơi có vấn đề thật, nếu mà đang trong tâm trạng thảm thảm thì nguy hiểm thật ấy chứ hehe. nhưng mà chả hiểu lời bài hát nó thế nào cả, với lại ý thức được mình thì nghe xong hít thở vài cái điều hòa lại cơ thể thì chả thấy gì, đầu hơi ong ong tí thôi. tự tử thì đúng là điên thật hehe.
Chang thì đưa lên cái clip như thế làm sao mà chết cho nổi, có chết cũng muốn biến thành cái guitar cô kia dùng, nhìn iu quá cơ hehe. cứ tiếp tục phát huy nhé. mình lười sưu tầm và tìm kiếm nhưng thích được nghe lắm hihi.
e thấy nhạc e post thì các bác cứ yên tâm về chất lượng và...hình thức, hehe. mà cái bản Glommy Sunday kia mình nghe mấy năm rồi mà chả thấy sao cả, lại còn thấy càng ngày càng vui chứ, tại trước kia e đọc cái bài hát này và câu chuyện bức tranh chết người cùng một lúc, vừa xem tranh vừa nghe nhạc, lại thấy nhạc cũng được, mà tranh thì quá đẹp, không biết có phản tác dụng không.
Có mỗi câu định nói, tên ngoccuaanhoi đã nói mất rồi^^
Tiếp đến là một đoạn song tấu Piano (rất tiếc là đã hỏi em Chiken rồi nhưng nhất thời không nhớ ra tên) đoạn này được mình cắt ra từ phim "Secret", ngay từ lần đầu xem cứ tua đi tua lại đoạn piano và kể cả khi cắt thành clip nghe đi nghe lại bao nhiêu lần mà vẫn không biết thế nào là chán, ai đã từng xem phim này hẳn rất ấn tượng với những đoạn piano và nhạc vui tươi, như là những điểm nhấn khó quên cho câu chuyện tình cảm này.
[youtube:OIVryf72T2E]
Tiếp đến là đoạn đấu đáp giữa hai anh chàng trong phim, những đoạn nhạc vui tươi nhiều màu sắc, sự thể hiện tinh tế.
[youtube:YHVye9nkkfQ]
bài Glommy Sunday kia mà làm nhạc cho phim ma thì thôi rồi
mấy clip piano của bác Chang em nghe ... chả hiểu gì (tai em là tai trâu với piano) nhưng nhìn ngón của mấy người đó mà thèm quá! ước gì mình được như anh ấy!