Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Xin thêm thông tin về cây sáo 16 lỗ và 18 lỗ

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
AkaTonbo Posted: 12-26-2009 10:55

Em biết là đã có cây sáo 16 lỗ do nghệ sĩ Nguyễn Trí Trung sáng tạo cải tiến thành công. Cây sáo này nghe nói là có thể lên cao xuống trầm rất linh hoạt, là sự kết hợp của nhiều loại sáo tạo ra ưu điểm vượt trội mà vẫn giữ nguyên những tố chất vốn có của cây sáo 6 lỗ. Nó đc đánh giá là hơn flute của phương Tây.

Có ai biết nơi có thể mua cây sáo này ko ạ? Em rất tò mò muốn tìm hiểu và luyện tập. Rất mong đc anh chị em giúp đỡ!

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
Ủa, mình mới chỉ nghe nghệ sĩ Nguyễn Chí Trung cải tiến cây sáo trúc 16 lỗ chứ đâu có ghe gì về việc cây sáo 18 lỗ đâu ? Nhưng theo mình nghĩ chắc không có chỗ nào bán loại sáo 16 lỗ này đâu! cây sáo này không chỉ khó bởi vì có 16 lỗ mà còn ở vị trí lỗ trên thân sáo nữa(hôm trước tui có coi qua clip về đàn đá 100 thanh và cây sáo 16 lỗ này).Với lại sáng tạo cải tiến này đã có ở năm 1971 rồi cơ mà! nếu ở đâu có bán cây sáo này chắc cũng nổi tiếng chứ không đến nỗi gần 40 năm rồi mà cây sáo 16 lỗ vẫn "biệt vô âm tín".Chắc chỉ còn có cách...tìm đến chủ của nó để hỏi thôi ! ^^
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

tieuquysoi:
Ủa, mình mới chỉ nghe nghệ sĩ Nguyễn Chí Trung cải tiến cây sáo trúc 16 lỗ chứ đâu có ghe gì về việc cây sáo 18 lỗ đâu ? Nhưng theo mình nghĩ chắc không có chỗ nào bán loại sáo 16 lỗ này đâu! cây sáo này không chỉ khó bởi vì có 16 lỗ mà còn ở vị trí lỗ trên thân sáo nữa(hôm trước tui có coi qua clip về đàn đá 100 thanh và cây sáo 16 lỗ này).Với lại sáng tạo cải tiến này đã có ở năm 1971 rồi cơ mà! nếu ở đâu có bán cây sáo này chắc cũng nổi tiếng chứ không đến nỗi gần 40 năm rồi mà cây sáo 16 lỗ vẫn "biệt vô âm tín".Chắc chỉ còn có cách...tìm đến chủ của nó để hỏi thôi ! ^^

Có nói về cây 18 lỗ mà bạn, ko phải trong clip đàn đá 100 thanh đó đâu. Hình như 2 ngón út cũng phải bịt 2 lỗ đấy! 

các lỗ đc đặt theo hướng phù hợp với các ngón tay mà!

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Sáo 16 lỗ là cải tiến từ sáo 11 lỗ -Nguyễn đình Nghĩa.em nghe nói thì sáo 11 lỗ thì phát triển từ 1 cây sáo của Đỗ Lộc ( không biết đúng không. hehe )

sáo 11 lỗ có 1 lỗ đôi ở ngón út tay phải. để bình thường thì phát ra nốt đô. chấn xuống ( bịt kín hết tất cả các lỗ ) thì thành nốt sì dưới đô.

nguyên lí tương tự để tạo ra sáo 12,13,14,15,16,17,18 lỗ.

tức là 1 ngón tay phụ trách 2 nốt nhạc. 

sáo 12 lỗ xuống được nốt là dưới đô 1 của sáo

sáo 13,14,15,16,17,18 lỗ xuống được nốt sòn

ưu điểm của sáo 16 lỗ là chạy được thăng giáng tất cả các nốt từ sòn tới són - 3 bát độ. nếu bình thường cần dùng tới 1 bộ 7 cây sáo cho 7 tông,

thì sáo 16 lỗ chỉ cần  dùng 1 cây có thể đáp ứng - trong ngâm thơ, ca khúc, những bản nhạc có nốt dưới đô.

nhược điểm là rất khó tập.hệ thống bỏ ngón khác sáo 6 lỗ.luyến láy rất hạn chế, không thể hiện được nhiều kĩ thuật,

hình như có thể làm cây sáo 10 lỗ - 3 bát độ. từ sòn tới són.

sáo 16 lỗ bác liên hệ với nghệ sĩ Chí Trung. ^_^ nhưng hình như không bán thì phải

----------

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

sáo 14 lỗ :

nếu ở cây sáo dưới thay vì khoét lỗ đơn ở ngón út và áp út của tay phải. ta khoét 2 lỗ đôi ở đó. thì sẽ có cây sáo 16 lỗ.

thế bấm ở cây 14 lỗ và 16 lỗ là giống nhau. hi

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
onggiamesao:

Sáo 16 lỗ là cải tiến từ sáo 11 lỗ -Nguyễn đình Nghĩa.em nghe nói thì sáo 11 lỗ thì phát triển từ 1 cây sáo của Đỗ Lộc ( không biết đúng không. hehe )

sáo 11 lỗ có 1 lỗ đôi ở ngón út tay phải. để bình thường thì phát ra nốt đô. chấn xuống ( bịt kín hết tất cả các lỗ ) thì thành nốt sì dưới đô.

nguyên lí tương tự để tạo ra sáo 12,13,14,15,16,17,18 lỗ.

tức là 1 ngón tay phụ trách 2 nốt nhạc. 

sáo 12 lỗ xuống được nốt là dưới đô 1 của sáo

sáo 13,14,15,16,17,18 lỗ xuống được nốt sòn

ưu điểm của sáo 16 lỗ là chạy được thăng giáng tất cả các nốt từ sòn tới són - 3 bát độ. nếu bình thường cần dùng tới 1 bộ 7 cây sáo cho 7 tông,

thì sáo 16 lỗ chỉ cần  dùng 1 cây có thể đáp ứng - trong ngâm thơ, ca khúc, những bản nhạc có nốt dưới đô.

nhược điểm là rất khó tập.hệ thống bỏ ngón khác sáo 6 lỗ.luyến láy rất hạn chế, không thể hiện được nhiều kĩ thuật,

hình như có thể làm cây sáo 10 lỗ - 3 bát độ. từ sòn tới són.

sáo 16 lỗ bác liên hệ với nghệ sĩ Chí Trung. ^_^ nhưng hình như không bán thì phải

----------

 

Cảm ơn bạn nhiều! Như vậy là hiện tại sẽ ko thể có đc cây sáo 16 hay 18 lỗ rồi! Nghe giới thiệu trong clip thì thấy là sáo 16 lỗ có nhiều ưu điểm hơn sáo phương Tây nên mình rất tò mò! Kỹ thuật luyến láy hay bịt nửa lỗ của cây sáo 6 lỗ  cũng là để làm phong phú hơn âm giai của cây sáo. Vì vậy mình nghĩ nếu thành thục cây sáo 16 lỗ có lẽ sẽ có thêm nhiều kỹ thuật khác để thay thế cho những kỹ thuật trên cây 6 lỗ. Hy vọng 1 ngày nào đó sẽ nhiều ng tập cây sáo 16 hay 18 lỗ!

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Em cũng rất quan tâm đến cây sáo 16 lỗ này, hôm nọ trên Tao Đàn em được biết anh Tuyển đã chuẩn bị làm 1 cây, hy vọng anh ấy làm thành công để em học theo.

Nhân tiện có ai đã nghiên cứu về nó có thể cho em biết về cách thức chế tạo một cây sáo 16 lỗ ko, hình ảnh thì em đã thấy nhiều rồi nhưng quan trọng là các thông số của nó.

Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Bác hỏi khó trả lời quá ^_^

nếu người ta muốn phổ biến cây sáo 16 lỗ thì giờ chắc không phải chỉ 1,2 người biết.

bí kíp thì phải giữ mà.

 

bác thử tập làm sáo 11 lỗ, 12 lỗ trước xem. 

như cây sáo 16 lỗ theo em biết thì nếu bác mở 4 lỗ cuối ( ngón út và áp út của tay phải ) thì sẽ định âm ra nốt đô của sáo 6 lỗ.

 

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems