Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Tặng các bạn mới tập sáo, có cái để tham khảo. Khi mới cầm sáo, một trong những bài mới tập, tôi cũng tập bài này.
Khả năng chỉ có vậy...
[youtube:8J6ToElhX6Y]
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Nhạc sĩ Chung Quân nổi tiếng với bản nhạc ‘Làng Tôi’.
‘Làng Tôi’ đã trúng giải của công ty điện ảnh kiêm tuồng cải lương Kim Chung ở Hà Nội năm 1952, được chọn làm nhạc nền cho cuốn phim có tiếng nói đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam : đó là phim ‘Kiếp Hoa’.
Khi việc tuyển nhạc cho phim đuợc thông báo quảng bá rộng rãi, các nhạc sĩ bậc thầy nổi tiếng thời đó đua nhau gửi những ‘đứa con tinh thần’ về công ty điện ảnh, mong được trúng giải.
‘Cậu’ Nguyễn Đức Tiến – lúc đó mới 16 tuổi - cũng dự thi với bản Làng Tôi. Bản nhạc có lời như sau: ‘Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh Có sông sâu lờ lững vờn quanh Êm xuôi về Nam Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau Bóng tre ru bên mấy hàng cau Đồng quê mơ màng Nhưng than ôi Có một chiều thu, lá thu rơi Có một chiều thu, lá thu rơi Ôm súng nhìn quê, tôi thầm mơ bóng ngày về Mơ trong bóng ngày về Quê tôi chìm chân trời mờ sương Quê tôi là bao nguồn yêu thương Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn Là bao vấn vương tâm hồn, người bốn phương’ Chung Quân Nguyễn Đức Tiến đã đánh bại các bậc đàn anh - lúc đó xuất sắc với nhiều sáng tác cho tân nhạc, và không phải là ít - với chỉ một bản nhạc, có lẽ là đầu tay!
Bản nhạc được chấm giải nhất vì có giai điệu êm đềm, bình dị, đặc biệt là rất dễ hát, dễ thuộc, và khi hát lên là người nghe cảm thấy có một cái gì đó thiết tha, trìu mến (Tương tự như bản ‘Lòng Mẹ’ của cố nhạc sĩ Y Vân). Làng Tôi lập tức được công bố, thu thanh và làm nhạc nền cho phim Kiếp Hoa.Vì “Kiếp hoa” là phim có tiếng nói đầu tiên, kể từ năm 1937 khi ngành điện ảnh Việt Nam được khai sinh, nên Kiếp Hoa tự nhiên nổi tiếng. Điều đó, khiến bản nhạc Làng Tôi và tác giả của nó cũng nổi tiếng theo.
( Nguồn Opera.com)
Con lên youtube thấy video sáo Tàu không à, có những video clip sáo Viêt Nam thế này thì hay lắm, giúp các bạn mới tập sáo một cách trực quan như chú Tân nói (không ít thì nhiều), cảm mơn chú Tân. Lần sau chú có làm clip nữa, nếu được chú thêm chữ "Vietnamese Bamboo Flute" để quảng cáo cho sáo Việt Nam mình, hì hì.
con muốn hỏi chú tân hai điều.
Chú có thể nói cho con những kĩ thuật chú dùng trong bài này được không. Con đang nghi ngờ mấy cái kĩ thuật của mình. Thổi không sao có được cái hồn da diết như thế.
Thứ hai, chú dạy con cách luyện hơi với. Ngày trước con áp dụng cách luyện hơi của thầy Hồng thái, nhưng như vậy thì rất mệt và chóng mặt, cách thở như thế cũng không tốt cho sức khoẻ. Bình thường thổi một giai điệu từ do2 trở xuống, con chỉ thổi được 13, 14 giây là lâu nhất...
ah. tiện thể chú post luôn bản nhạc của bài này mà chú đã chỉnh sửa nữa nhé.
nguoi quen: con muốn hỏi chú Tân hai điều. Chú có thể nói cho con những kĩ thuật chú dùng trong bài này được không. Con đang nghi ngờ mấy cái kĩ thuật của mình. Thổi không sao có được cái hồn da diết như thế.Thứ hai, chú dạy con cách luyện hơi với. Ngày trước con áp dụng cách luyện hơi của thầy Hồng thái, nhưng như vậy thì rất mệt và chóng mặt, cách thở như thế cũng không tốt cho sức khoẻ. Bình thường thổi một giai điệu từ do2 trở xuống, con chỉ thổi được 13, 14 giây là lâu nhất...
con muốn hỏi chú Tân hai điều.
1.Trong bài này tôi chỉ dùng kỹ thuật vuốt và láy. Vuốt, gồm vuốt lên và vuốt xuống, để tăng hiệu quả của việc vuốt nhớ đánh lưỡi đơn trước khi vuốt. Còn láy bạn tham khảo thêm bài Tiếng Xưa và bài Lòng mẹ do tôi thổi, nó rất đơn giản, về thao tác tôi có chỉ rất kỹ một lần ở đâu đó, hình như trong mục " nơi giới giới thiệu sản phẩm của chú NT"
2. Bạn thổi 13,14 giây là được 2 câu của bài Lòng mẹ rồi đó... hơi của tôi nếu cố cũng đến đó là cùng. Có khi bạn tập việc nén hơi và nhả hơi thì hơn.
Còn cách luyện hơi, trên diễn đàn đã có nói nhiều, rất nhiều.. mỗi người một cách : khí công, yoga , dưỡng sinh... Còn tôi lúc trẻ có tập Hiệp khí đạo ( Aikido) nên tôi luyện hơi theo cách đó. Thấy nó hơi khác với mọi người, nhất là khác các Bác sĩ (vì có nín hơi...) nên tôi không dám chia xẻ lúc đó, vì sợ phản khoa học. Nay bạn hỏi thì liều góp thêm một cách vậy.
Mỗi tối trước khi ngủ, ngồi xếp bằng (giống các nhà sư) hoặc ngồi lên 2 gót chân ( kiểu người Nhật), bắt dầu hít vào một hơi thật sâu, phổi có 6 lít thì cố hít đủ 6 lit hơi, tưởng tưởng luồng hơi chạy từ đỉnh đầu (huyệt Bách hội) theo sồng lưng rồi xuống Đơn điền ( dưới rốn 3 cm), nín hơi tưởng tượng là giữ hơi ở đó, lúc đo tự nhiên sẽ nghe nhịp đập, có thể đếm nhịp dập để đo sự tiến bộ của việc nín hơi sau nhiều ngày tập.
Khi thấy không nín được nữa thì thở ra. Thường thở ra tốn thời gian nhiều hơn khi hít vào, thở ra cho bằng hết 6 lít hơi, Theo lý thuyết thì để những hơi dư thừa, độc hại, tồn đọng ra hết khõi cơ thể, khi thấy thở sắp hết thì hắt ra như đọc chử "a".
Xong 1 chu kỳ. bắt đầu chu kỳ thứ 2..., mỗi đêm tập 6 hơi là đủ. tập vài ngày, thì thường xong chu kỳ thứ 6, mồ hôi toát ra, ngủ rất ngon. Mạo muội chia xẻ, ai thích thì làm nhé, chỉ là một cách của cá nhân. bạn có thể tìm cách khác chỉ luyện hơi trong diễn đàn này.
Để minh họa kỹ thuật vuốt và láy của bài này theo cách thổi của tôi, xin quay lại bài này lần nữa để bạn và các bạn mới tập tham khảo
[youtube:_ueCJhaJS98]
tumlum:Nhạc nền hình như chú Tân lấy bài "Làng tôi" của Phạm Đức Thành thì phải? Ko biết chú có biến đổi gì ko mà bài này ở trong máy cháu lại có vẻ hơi thấp hơn của chú?
Bài này nghệ sĩ Đức Thành đàn ở cung si thứ. Còn tôi thì có thói quen, hể thứ là chuyển về rê thứ, nên tôi tăng nhạc lên 3 bán cung để si thứ chuyển thành rê thứ. Do đó bản của máy bạn là bản Si thứ nên nghe thấp hơn.
Để tăng, gảm tone của một bản nhạc cho vừa với cây sáo có nhiều cách :
1. Dùng phầm mềm của chính card sound trên mát tính mà tăng giảm ( mỗi đơn vị là 1 bán cung), phầm mềm này thường có theo máy khi có card sound, nỏ ở trong Control panel của Windown.
2.Dùng phầm mềm độc lập Shift pitcher để tăng giảm như trên. Phần mềm này có nhược điểm là dùng có thời hạn. Sau một thời gian thì không cho dùng nữa.
Muốn dùng lại phải gở bằng phần mềm Pro unintall, gỡ tận registry để xoá hết, rồi sau đó cài lại, thì mới dùng tiếp được. Lưu ý : Những cách gỡ thông thường không xoá hết thông tin trong registry nên sẽ không dùng lại được, dù có gỡ và cài lại bao nhiêu lần.
3. Dùng Cool edit hay Adob Aution để mở nhạc và dùng hiệu ứng Pitch shifter để tăng, giảm tông, mỗi đơn vị cũng là nửa cung.
4. Nếu bản nhạc là si thứ, mà quen thổi theo cách bấm rê thứ trên sáo đô, thì dùng cây cáo la, lúc đó cách bấm rê thứ trên cây sáo la chính là si thứ.
Vấn đề còn lại là xác định bản nhạc ở cung nào.
Đây là mấy cách tôi biết được xin chia xẻ cùng bạn. bạn nào có cách khác xin chia xẻ tiếp.
cám ơn chú Tân nhiều lắm. :)
bây h con đang thi, bận suốt ngày. Chỉ một tuần nữa thôi là lại tự do bay nhảy rồi. Có clip này của chú, con có thể học hỏi được nhiều :)