Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Một hôm, tui đang đọc báo. Đang kéo thanh trược để xem luớt qua các tiêu đề thì thấy hình một cô diễn viên hay cả sĩ của Hàn Quốc. Tui không biết người này, cũng không đọc bài báo đó. Nhưng cái làm tui chú ý chính là cây đàn nhị cô này cầm trên tay. Cây đàn rất đẹp và lạ. Vì không có thời gian nên tui chỉ save lại hình của cô ta rồi làm việc khác. Hôm sau, ngồi nhìn lại, muốn tìm hiểi cây đàn này. Nhưng không biết nó tên gì, bai báo ngày trước cũng không nhớ là ở báo nào, bài gì. Sau một hồi tui tìm kiếm thì biết đó là đàn Haegeum. Đàn này cũng giống đàn nhị, nhưng có cái khác là hai trục của nó gắn ngược với đàn nhị. Chổ quấn dây cũng là chổ cầm để lên dây luôn. Vĩ đàn thì cực kỳ chùn, người đàn phải dùng tay để căn giảm vĩ đàn. Tay trái thì bấm trên day đàn kiểu bóp ngón giống như những nguời đàn cò nhạc tài tử miền nam chứ không dùng đầu ngón tay theo kiểu hiện đại. Dây đàn thì rất cao so với cần đàn vì thề người ta còn có kỹ thuật đẩy dây từ phái sau chứ không chỉ là bóp hay nhấn day xuống. Tui cũng cho có thời gian tìm hiều nhiều, bác nào khá tiếng Hàn thì tiềm hiểu thêm. Tui cũng search đàn này tren youtube. Thấy cũng có nhiều video. Tuy nhiên tiếng đàn cũng không quyết rũ lắm.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT:Uả, bình thường em thấy người ta bảo quản vĩ bằng cách để nó trùng xuống mà! Chứ làm sao có chuyện để vĩ trùng mà kéo được bác?
Chơi đàn cò tài tử hay mới tập nhị hồ thì người ta hay lên căng vĩ. Khi quen tay rồi thì chùng vĩ chơi âm thanh mới mượt mà và dễ điều khiển âm lượng lớn nhỏ. Vĩ căng hay bi trượt và tiếng cứ en éc ấy. Xem các video clip Erhu trên Youtube, bạn sẽ thấy các nghệ sĩ luôn để chùng vĩ khi biểu diễn.
Bảo quản vĩ bằng cách để chùng dây sau khi chơi là chuyện của violin.
saotruc: Một hôm, tui đang đọc báo. Đang kéo thanh trược để xem luớt qua các tiêu đề thì thấy hình một cô diễn viên hay cả sĩ của Hàn Quốc. Tui không biết người này, cũng không đọc bài báo đó. Nhưng cái làm tui chú ý chính là cây đàn nhị cô này cầm trên tay. Cây đàn rất đẹp và lạ. Vì không có thời gian nên tui chỉ save lại hình của cô ta rồi làm việc khác. Hôm sau, ngồi nhìn lại, muốn tìm hiểi cây đàn này. Nhưng không biết nó tên gì, bai báo ngày trước cũng không nhớ là ở báo nào, bài gì. Sau một hồi tui tìm kiếm thì biết đó là đàn Haegeum. Đàn này cũng giống đàn nhị, nhưng có cái khác là hai trục của nó gắn ngược với đàn nhị. Chổ quấn dây cũng là chổ cầm để lên dây luôn. Vĩ đàn thì cực kỳ chùn, người đàn phải dùng tay để căn giảm vĩ đàn. Tay trái thì bấm trên day đàn kiểu bóp ngón giống như những nguời đàn cò nhạc tài tử miền nam chứ không dùng đầu ngón tay theo kiểu hiện đại. Dây đàn thì rất cao so với cần đàn vì thề người ta còn có kỹ thuật đẩy dây từ phái sau chứ không chỉ là bóp hay nhấn day xuống. Tui cũng cho có thời gian tìm hiều nhiều, bác nào khá tiếng Hàn thì tiềm hiểu thêm. Tui cũng search đàn này tren youtube. Thấy cũng có nhiều video. Tuy nhiên tiếng đàn cũng không quyết rũ lắm.
Cây Haegeum (tiếng Hàn 해금; tiếng Trung 奚琴) của Hàn quốc thì như bác saotruc mô tả. Tên của nó là Hề Cầm, ý nói gốc từ Hề cầm từ Tây Vực. Cây Hề cầm đã du nhập vào Trung quốc và Cao Ly (Triều Tiên) từ thời sơ Đường nhưng tới thời Tống mới được đưa vào chung trong dàn nhạc khí cung đình. Trong Nhạc Thư (樂書) của Trần Dương (陳暘), nhạc sử quan thời Bắc Tống ghi "Hề cầm, nhạc cụ ngoại lai". Ban đầu, cây Hề cầm được kéo bằng cành tre trơn trụi, bôi nhựa, không có lông. Các nhạc công thời Tống đã 'có công' đem cái vĩ có lông đuôi ngựa gắn qua cho Hề cầm.
Nói thêm là nó dùng hai dây gân chớ không không dùng dây sắt như Nhị hồ (Erhu), hay một dây gân một dây sắt như đờn Cò Việt Nam. Hộp đàn cũng tròn, và mặt đàn bằng gỗ mỏng như Bản hồ (Banhu 板胡) chớ không bọc da trăn như Nhị hồ. Ngựa thì lại để cao lên chớ không ngay giữa mặt đàn, có lẽ để âm thanh trong và chắc hơn một chút vì dây gân tiếng thường đục.
Âm thanh thì cũng được. Nghe thử bản Flowerystar do 꽃별 chơi trong CD Yellow Butterfly (2009) thì đâu có thua gì Nhị hay Violin.
http://www.youtube.com/watch?v=kQLIRVVcmDc
Hay bài 해금연주 (Khởi động tính năng) do 신날새 chơi Hề cầm, 전수연 đệm Piano
http://www.youtube.com/watch?v=oY0fQiCznmA&NR=1
Âm sắc khác nhau cũng như ghi ta dây sắt với ghi ta dây nylon chơi nhạc Classical thôi mà. Ít ra cũng không chói tai như Cao hồ (Gaohu) hay Kinh hồ (Jinghu).
Còn cây Sohaegeum (소해금) thì có 4 dây, và chỉ có ở bắc Triều Tiên. Chữ Sohaegeum là Tứ Hề cầm nghĩa là hề ầm 4 dây. Cây này ra đời trong thập niên 1960 bắt chước theo kiểu Tây phương, dùng vĩ của violon và chơi kẹp ở đùi như Cao hồ (Gaohu) của trung quốc, và vĩ cũng nằm trên dây chớ không kẹp giữa hai dây như Haegeumhay hay Nhị hồ.