Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Lúc đó trong lòng ông chợt dâng lên một niềm cảm xúc lạ kỳ, nhưng để rồi, mãi đến năm 1978 trong nhạc hội đàn bầu, ý tưởng phục dựng lại cây đàn bầu cổ mới chính thức được ông bắt tay vào thực hiện. Đó là khi NSND Xuân Hoạch chứng kiến hình ảnh một ông xẩm mù vừa chơi đàn bầu vừa gõ nhịp bằng tay khiến cho ông cảm phục về tài năng của người khiếm thị chơi đàn bầu. Ông vừa muốn khôi phục lại cây đàn bầu cổ nhưng lại muốn khám phá thêm một cách chơi xẩm mới.
“Trường cổ đại thanh”
Càng nghiên cứu sâu về cây đàn bầu cổ, NSND Xuân Hoạch càng thấu hiểu tại sao cây đàn bầu này lại có kích thước lớn hơn rất nhiều so với cây đàn ngày nay. Các cụ xưa đã nói “trường cổ đại thanh” (cổ càng dài thì âm thanh càng vang và lớn) nên cần đàn hay còn gọi là vòi đàn được người xưa làm rất lớn để tạo nên một âm thanh vang vọng.
Vì thế, dây đàn được làm cách mặt đàn một khoảng cách từ 40 đến 50cm, khác hẳn với cây đàn ngày nay chỉ cách mặt đàn chừng 10cm. Nhưng quá trình đi tìm lại hình dáng và trả lại âm thanh nguyên thủy của cây đàn không đơn giản. Khoảng cách lớn giữa dây đàn và mặt đàn đã khiến cho khâu giải quyết âm thanh phải thật chuẩn xác, và tinh tế, nếu không sẽ làm biến dạng, méo mó âm thanh của cây đàn.
NSND Xuân Hoạch cũng phải thú nhận, muốn làm được đàn, trước hết mình phải là người am hiểu về cây đàn, hiểu nó như hiểu chính bản thân mình. Có người làm đàn xong, đem ra đánh thì là một cây đàn “câm”.
Hơn nữa, âm thanh của cây đàn bầu dường như còn mang một yếu tố tâm linh trong đó, âm thanh được phát ra không phải từ bên ngoài mà là từ bên trong dội ra, nên phải là người có tâm với cây đàn mới thực sự hiểu được ý nghĩa của “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha” rồi từ đó điều chỉnh cung độ sao cho âm thanh được phát ra thật sự tròn vành rõ tiếng. Và cũng phải là người đau đáu lắm với cây đàn, phải mất ăn mất ngủ với nó thì ông mới có thể phục dựng thành công cây đàn bầu.
Người nghệ sĩ cũng phải có sự tỉ mẩn, cầu kỳ trong chi tiết, biết được âm thanh sẽ truyền đến đâu, đặt tay ở vị trí nào trên dây đàn thì âm thanh tốt nhất, đẹp nhất, làm thế nào để không bị mất âm, phải hãm nó lại để giữ âm, để vang lên âm thanh ngọt ngào của cây đàn bầu.
Không cần dùng bộ kích âm thanh
Cây đàn bầu tre đã được hoàn thành, âm thanh của nó thật tuyệt vời, và giống y nguyên mẫu. Điều mà ông tâm đắc nhất khi phục dựng thành công là cây đàn không cần dùng bất kỳ dụng cụ kích âm nào.
Nhưng ông vẫn chưa thực sự hài lòng mà lại chuyển sang để phục dựng một cây đàn bầu bằng gỗ. Nếu như để hoàn thành được cây đàn bầu tre mất tới gần 20 năm thì cây đàn bầu gỗ chỉ mất có 2 tháng.
Cây đàn bầu này dường như được sinh ra cho những người hát xẩm, bởi cây đàn thấp, nghệ sĩ ngồi dưới chiếu cũng có thể chơi đàn. Mà theo cách nói của NSND Xuân Hoạch “chơi xẩm rất cao đạo, tôi nhìn trời nhưng không nhìn đất, tôi ngồi chiếu manh nhưng rất ung dung”.
Vậy là, người hát xẩm sẽ chơi đàn bầu bằng cảm nhận từ những rung động nhỏ nhất từ dây đàn, bầu đàn và vòi đàn. Tất cả tạo nên một dáng ngồi của người hát xẩm thật chững chạc.
Một phần vì kỹ thuật chơi của cây đàn bầu cổ được phục dựng có nhiều nét mới cùng với yêu cầu về sự phối hợp của chân và tay nên cây đàn này giờ đây cũng chỉ có một mình NSND Xuân Hoạch chơi được. Và đó cũng là điều mà ông buồn nhất.
Ông mong muốn cây đàn bầu được phục dựng lại để phục vụ cho đời sống nghệ thuật nước nhà đặc biệt là cho nghệ thuật hát xẩm. Vậy là, giờ đây cây đàn bầu cổ vẫn đang phải chờ những người nối tiếp NSND Xuân Hoạch để lại được ngân nga những giai điệu đẹp nhất, say đắm lòng người nhất.
Nguồn: An Ninh thủ đô
Ai cũng nghĩ đàn bầu, báu vật vô giá của dân tộc, vẫn còn sống rất mãnh liệt khắp chốn nhân gian. Vậy mà, cây đàn bầu mộc đã gần như vắng bóng, và bị thay thế bởi đàn bầu điện. Nhưng mới đây, giữa Hà thành nghìn năm tuổi, du khách có thể thưởng thức tiếng đàn bầu cổ truyền qua tài đàn của NSND Xuân Hoạch tại một nơi hết sức dân dã: chiếu Xẩm Hà thành ở ngay trước cửa chợ Đồng Xuân vào mỗi tối thứ Bảy. Ông cũng chính là người từng mày mò phục chế cây đàn bầu mộc từ trong những tư liệu ảnh của người Pháp...
Long đong phận đàn bầu
Không ai biết thời điểm chính xác cây đàn xuất hiện, song nhà nghiên cứu Hoàng Kiều dẫn lời cụ nghệ nhân Nguyễn Văn Nguyên: Đàn bầu tương truyền chính là báu vật mà Bụt ban cho thái tử Trần Quốc Đĩnh trong lúc bị người em ruột hãm hại bơ vơ giữa nơi rừng sâu. Cũng từ đấy hát xẩm ra đời gắn với đàn bầu. Có lẽ cũng do gắn với hát xẩm và những nghệ nhân mù lòa cơ cực nên đàn bầu cũng cùng chung số phận hẩm hiu! Rồi mãi đến năm 1892 đàn bầu mới được những người hát xẩm Bắc kỳ đưa vào Huế và khoảng đầu thế kỷ 20 người ta mới thấy một số nhạc sĩ tài tử dùng đàn bầu để hòa tấu trong dàn nhạc...
Và mối duyên nợ với “tiếng hồn dân tộc”
NSND Xuân Hoạch được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1993 và NSND năm 2007 do những đóng góp cho cây đàn nguyệt. Song, ông lại luôn bị tiếng đàn bầu ám ảnh. Quê ông ở Thái Bình, từ nhỏ đã ngấm tiếng bầu cùng những làn điệu chèo. Được học đàn nguyệt chính quy tại Trường Âm nhạc VN nhưng ông vẫn học lỏm đàn bầu ở lớp của thầy Bá Sách. NSND Xuân Hoạch kể: “Đàn bầu với tôi như một món nợ. Chừng nào chưa trả lại được cho nhân dân tiếng đàn bầu dân tộc thì chừng đó gánh nợ vẫn còn đeo đẳng bên tôi”.
NSND Xuân Hoạch cho biết: Cây đàn bầu mộc có nhiều đặc điểm khác biệt với đàn bầu hiện nay. Hộp cộng to, cần đàn cứng cáp, và que đàn thì rất dài, có khi dài bằng cái đũa con. Khi đánh, sự tác động giữa que đàn lên dây đàn sẽ tạo một tiếng phụ nghe rất hay, rất đặc trưng của tiếng đàn bầu mộc, vì thế nó mới được ví như tiếng kêu “tích tịch tình tình tang”. Đàn bầu ngày nay đã hoàn toàn mất đi âm sắc này. Tư thế chơi đàn cũng rất đẹp chứ không phải cúi gầm mặt như đàn bầu điện hiện nay.
trông cái đàn phục dựng cồng kềnh nhỉ?
không biết âm của nó ra sao?