Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sáo TQ và sáo Việt Nam

rated by 0 users
This post has 9 Replies | 2 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
langtu Posted: 06-28-2009 7:56

Múc đích langtu mở topic này là để những anh em có kinh nghiệm chế tác sáo cùng bình luận, so sánh giữa 2 loại sáo: sáo TQ và sáo Việt Nam để tất cả cùng nhau hiểu sâu hơn về 2 loại sáo này.

Vấn đề đặt ra là:  1. Sáo TQ thường được chế tác từ trúc, sáo VN thường được chế tác từ nứa. Tại sao?

                          2. So sánh tầm âm của 2 loại sáo.

                          3. Sáo TQ thường có kích cỡ lớn hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự thoải mái của ngón bấm. Tại sao. ( Vd: đối với sáo Sol trầm của VN thì một số bạn có ngón tay không được dài đã gặp khó khăn khi sử dụng, trong khi sáo Rê trầm TQ cự ly các lỗ vẫn khá thoải mái.

Mời các bạn cùng đặt vấn đề, thảo luận và chia sẻ.

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

sáo TQ thì đam san có bác sáo trúc và tieukiemgiangho thường chơi, ngoài ra còn có lee, nên gì thì ý kiến của các bác này rất là đáng để suy ngẫm! ngoài ra thì còn có haohanghe!

em thì thấy thế này:

1. sáo tQ thường trúc còn sáo Vn là nứa vì ở TQ người ta ưa chuộng trúc hơn dễ kiếm hơn! còn ở Vn thì sáo nhạc viện thường là nứa vì nứa dễ thổi âm dễ réo rắt bay bổng hơn, nhẹ hơn trúc ...đốt dài....!

2.so sánh tầm âm của 2 sáo ( ....hix em cũng chưa nghĩ ra...có thể là ngang nhau ! vì bài nào TQ thổi được  Sáo vn cũng chơi được )

3. Sáo TQ có thang âm khác sáo Vn nên khoảng cách cũng khác!

hết

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Theo em thì 1. Vì VN nhiều nứa hơn trúc nên làm sáo = nứa, còn TQ thì Trúc nhiều hơn nên thường thấy làm = Trúc. 

2.Tầm âm khác nhau vì sáo TQ có thêm 1 cái màng 

3.Tùy kích cỡ của lòng, đường kính, độ dày mà có khoét lỗ khác nhau, nên khi mua nên lựa chọn những cây bấm phù hợp với tay. Ở Vn thì thường áp dụng khuôn mẫu nên thấy ko thoải mái , ít người làm sáo hơn TQ để phù hợp

Đó là ý kiến của em. Ai thấy có gì sai sót thì bổ sung giùm em 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

miền Bắc và một số tỉnh miền Trung VN mới có nứa thôi, chứ vào miền Nam rồi thì nứa rất khó tìm đó.

tầm âm thì sáo nào chả như nhau mà bác, chẳng qua TQ nó ghi kí hiệu sáo lên lỗ thứ 3, còn ta thì quy định kí hiệu sáo dựa vào khi bịt tất cả các lỗ vào (nốt thấp nhất)

còn về có thoải mái khi thổi sáo thì các bạn cứ xem khoảng cách giữa nốt Mi và nốt Fa của sáo Tàu mà coi, xát xìn xịt, đảm bảo là những bạn nào cầm bút nhiều rồi chai ngón giữa sẽ cảm thấy "thoải mái" ngay.

dân mình vẫn thích nghe tiếng sáo của mình đấy các bác ạ, tiếng sáo TQ nghe nó mới lạ một thời gian thôi!

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
ý kiến riêng:  sáo việt nam có thêm loại sáo nứa thôi chứ không phải thường dùng nứa làm sáo. trúc ở VN không có loại tốt như trung quốc nên việc làm ra sáo đẹp như trung quốc trở thành một vấn đề. và việt nam những người làm sáo thì thường không biết nhiều về kỹ thuật và công nghệ, nghề làm sáo không phải nghề tốt ở VN, còn ở trung quốc thì khác, cây sáo được xem trọng và có giá hơn( sáo tốt). một cây trúc thật tốt thì sẽ cho âm tốt hơn và độ chuẩn âm thanh ở các quãng tốt hơn là nứa. tuổi thọ của sáo trúc cao hơn nứa nhiều, độ bền thời gian tốt. việc xử lý cây trúc của VN không bằng trung quốc nên làm sáo nứa để đơn giản hơn. còn về việc âm của nứa và trúc, nhiều người thích nứa nhưng nhiều người khác thích trúc hơn, tùy vào sự cảm nhận của mỗi người, mình thì thích trúc hơn. lỗ bấm thì không phải là một vấn đề, nhưng theo mình thì đúng là việt nam nên học hỏi trung quốc ở nhiều điểm để có một cây sáo thực sự tốt và đẹp. riêng cái việc xử lý cây trúc và nhìn cái lỗ của sáo trung quốc thôi cũng đáng để suy ngẫm với sáo Việt Nam rồi. mà sáo nào thì sáo cứ thổi được là được, quan tâm làm gì nhiều, đi ngủ thôi...
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

nứa hay trúc chẳng qua cũng chỉ là 1 cái ống rỗng tròn dài! Smile

mà sáo thì trước hết chỉ cần có thế! cho nên nhựa hay inox cũng chơi được!

nếu nói là do tiện nứa thì làm bằng nứa, tiện trúc thì làm bằng trúc thì quả thực đó là 1 quan niệm quá ngây ngô , mang tính dễ dãi tạm bợ! ( xin lỗi nếu em có vô tình chạm phải bác nào Zip it! )

muốn có nhạc cụ tốt thì phải chọn lọc , xét ưu nhược điểm mà quan tâm phát triển!  chứ ko thể nói , do tui ko có trúc nên làm bằng nứa và ngược lại!

thang âm chủa Trung Quốc thì khác Vn mình, mà thang âm của mình bây giờ là theo phương Tây chứ ko phải như vốn cổ truyền !  Wink

việc dùng chuẩn hơi cao và già non ở vài nốt làm cho cây sáo TQ phát âm mang tính chất Á đông hơn sáo của mình ( sáo 10 lỗ ) 

bác langtu muốn biết tại sao thế bấm của TQ nó thoải mái hơn thì bác lấy 2 cái ống làm sol trầm, 1 thật mỏng, 1 thật dày, đường kính trong bằng nhau thì bác sẽ rõ, Smile 

rockfan22003@yahoo.com
Not Ranked
tiểu cầm thủ

- Vì sao VN sử dụng nứa làm sáo:

+ Không biết bác đã thổi sáo TQ bao giờ chưa nhưng nếu bác được thử một lần bác sẽ có cảm nhận đây không bao giờ là tiếng sáo của việt nam. Nó không làm cho chúng ta liên tưởng đến bất cứ hình ảnh nào của quê hương Việt Nam. Khác hẳn với tiếng sáo nứa của ta.

+ Việt Nam cũng sử dụng trúc để làm sáo như anh em Dam san đây. Tiếng sáo trúc của ta nghe gần gũi, thân thương hơn tiếng sáo của tàu, nhưng vẫn không thể bằng được cây sáo nứa.

+Khi thổi sáo nứa âm thanh rất chi là nhẹ nhàng, thánh thót. Và theo cảm nhận riêng của tôi là âm thanh đó không bao giờ có thể nhầm lẫn với tiếng tiêu khi lên cao giống như một số loại tiêu, sáo tôi đã được nghe và thổi.

+Tôi không chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì lòng bỗng dưng lại trùng xuống, nhớ quê hương da diết, cảm giác như ta đang trở về với cánh đồng, trên lưng con trâu ngắm cánh diều bay lượn... Điều mà sáo trúc không bao giờ có thể làm được.

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
manhapt:

- Vì sao VN sử dụng nứa làm sáo:

+ Không biết bác đã thổi sáo TQ bao giờ chưa nhưng nếu bác được thử một lần bác sẽ có cảm nhận đây không bao giờ là tiếng sáo của việt nam. Nó không làm cho chúng ta liên tưởng đến bất cứ hình ảnh nào của quê hương Việt Nam. Khác hẳn với tiếng sáo nứa của ta.

+ Việt Nam cũng sử dụng trúc để làm sáo như anh em Dam san đây. Tiếng sáo trúc của ta nghe gần gũi, thân thương hơn tiếng sáo của tàu, nhưng vẫn không thể bằng được cây sáo nứa.

+Khi thổi sáo nứa âm thanh rất chi là nhẹ nhàng, thánh thót. Và theo cảm nhận riêng của tôi là âm thanh đó không bao giờ có thể nhầm lẫn với tiếng tiêu khi lên cao giống như một số loại tiêu, sáo tôi đã được nghe và thổi.

+Tôi không chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì lòng bỗng dưng lại trùng xuống, nhớ quê hương da diết, cảm giác như ta đang trở về với cánh đồng, trên lưng con trâu ngắm cánh diều bay lượn... Điều mà sáo trúc không bao giờ có thể làm được.

 

Tôi là người thành thị và chưa từng gắn bó một ngày nào với cánh đồng và lưng con trâu cũng như là cánh diều ( ở trong nội thành mà chơi diều thì sẽ vướng dây điện dễ gây chết người ), cái mà tôi gắn bó tha thiết với thành thị từ khi mới sinh là những tiếng còi xe chói chang đáng yêu, là khói bụi ngột ngạt từ những cái bô nổ bụp bụp (nghe như didjeridu cuả thổ dân Úc vậy), kẹt xe và những tòa cao ốc chói vói. Do đó khi nghe tiếng sáo Tàu chua loét, chói vói tôi lại cảm thấy gần gũi, thân thương vô cùng (đẹp và chua như những tiếng còi xe hàng ngày giộng vào tai tôi), vì vậy tôi và nhiều người khác yêu sáo tàu theo thế giới quan của riêng mình chứ không hẳn vì nó có diễn tả được giọng nói của dân Việt Nam mình hay không!!!?

 Tôi cũng chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng người Việt mình ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì họ nhầm thành tiếng sáo trúc, mà đem sáo trúc ra thổi thì họ lầm thành sáo nứa, cũng nên thông cảm vì họ không phải là dân thổi sáo để phân biệt được rõ ràng, có điều khi dùng sáo tàu thổi thì họ lại nói sao mà tiếng sáo này nghe lạ quá, thật là thanh tao mà sâu lắng...... Điều mà sáo trúc, lẫn sáo nứa không bao giờ có thể làm được.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
leehonso:

 Tôi cũng chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng người Việt mình ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì họ nhầm thành tiếng sáo trúc, mà đem sáo trúc ra thổi thì họ lầm thành sáo nứa, cũng nên thông cảm vì họ không phải là dân thổi sáo để phân biệt được rõ ràng, có điều khi dùng sáo tàu thổi thì họ lại nói sao mà tiếng sáo này nghe lạ quá, thật là thanh tao mà sâu lắng...... Điều mà sáo trúc, lẫn sáo nứa không bao giờ có thể làm được.

Vậy sáo Trung Quốc làm bằng gì ta Stick out tongue.

Huynh Langtu cũng chế sáo bằng nứa , huynh cho ý kiến trước về âm của sáo nứa , sáo trúc VN và sáo trúc TQ để các huynh đệ ngẫm coi sao .

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
leehonso:
manhapt:

- Vì sao VN sử dụng nứa làm sáo:

+ Không biết bác đã thổi sáo TQ bao giờ chưa nhưng nếu bác được thử một lần bác sẽ có cảm nhận đây không bao giờ là tiếng sáo của việt nam. Nó không làm cho chúng ta liên tưởng đến bất cứ hình ảnh nào của quê hương Việt Nam. Khác hẳn với tiếng sáo nứa của ta.

+ Việt Nam cũng sử dụng trúc để làm sáo như anh em Dam san đây. Tiếng sáo trúc của ta nghe gần gũi, thân thương hơn tiếng sáo của tàu, nhưng vẫn không thể bằng được cây sáo nứa.

+Khi thổi sáo nứa âm thanh rất chi là nhẹ nhàng, thánh thót. Và theo cảm nhận riêng của tôi là âm thanh đó không bao giờ có thể nhầm lẫn với tiếng tiêu khi lên cao giống như một số loại tiêu, sáo tôi đã được nghe và thổi.

+Tôi không chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì lòng bỗng dưng lại trùng xuống, nhớ quê hương da diết, cảm giác như ta đang trở về với cánh đồng, trên lưng con trâu ngắm cánh diều bay lượn... Điều mà sáo trúc không bao giờ có thể làm được.

 

Tôi là người thành thị và chưa từng gắn bó một ngày nào với cánh đồng và lưng con trâu cũng như là cánh diều ( ở trong nội thành mà chơi diều thì sẽ vướng dây điện dễ gây chết người ), cái mà tôi gắn bó tha thiết với thành thị từ khi mới sinh là những tiếng còi xe chói chang đáng yêu, là khói bụi ngột ngạt từ những cái bô nổ bụp bụp (nghe như didjeridu cuả thổ dân Úc vậy), kẹt xe và những tòa cao ốc chói vói. Do đó khi nghe tiếng sáo Tàu chua loét, chói vói tôi lại cảm thấy gần gũi, thân thương vô cùng (đẹp và chua như những tiếng còi xe hàng ngày giộng vào tai tôi), vì vậy tôi và nhiều người khác yêu sáo tàu theo thế giới quan của riêng mình chứ không hẳn vì nó có diễn tả được giọng nói của dân Việt Nam mình hay không!!!?

 Tôi cũng chưa được đi làm việc ở nước ngoài bao giờ, nhưng nghe một số người bạn, người bác... kể lại rằng người Việt mình ở nước ngoài mà được nghe tiếng sáo nứa vang lên thì họ nhầm thành tiếng sáo trúc, mà đem sáo trúc ra thổi thì họ lầm thành sáo nứa, cũng nên thông cảm vì họ không phải là dân thổi sáo để phân biệt được rõ ràng, có điều khi dùng sáo tàu thổi thì họ lại nói sao mà tiếng sáo này nghe lạ quá, thật là thanh tao mà sâu lắng...... Điều mà sáo trúc, lẫn sáo nứa không bao giờ có thể làm được.

" Khi dùng sáo tàu thổi thì họ lại nói sao mà tiếng sáo này nghe lạ quá, thật là thanh tao mà sâu lắng...... Điều mà sáo trúc, lẫn sáo nứa không bao giờ có thể làm được".Câu này của bạn rất hợp ý mình...Big Smile.Nhưng mình lại thích chơi tất cả các loại sáo từ trúc nứa Vn đến sáo TQ

Tui thích nghe tiếng sáo ,nhưng không ai ở bên thổi cho tui nghe .Vậy thì tui tập sáo để thổi cho chính mình nghe vậy :D
Page 1 of 1 (10 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems