Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

lớp học miễn phí các loại đàn dân tộc (tranh, bầu,t'rưng,P'but...) của nghệ sỹ Tuyết Mai

rated by 0 users
This post has 14 Replies | 1 Follower

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
mộc kiếm Posted: 06-23-2009 18:53

Nghệ sỹ  ưu tú Tuyết Mai sẽ tổ chức lớp học miễn phí trong thời gian 2 tháng cho các bạn yêu thích nhạc cụ dân tộc về cách hát dân ca, quan họ. đặc biệt các loại đàn dân tộc như tranh bầu, t'rưng, p'rongbut ...cho các bạn yêu nhạc , đồng thời định hướng cho các bạn sử dụng nhạc cụ thích hợp nhất với khả năng của từng bạn để biểu diễn lâu dài...

lớp nhận học viên từ 10 tuổi đến 60 tuổi, cho các thành phần, không phân biệt trình độ, miễn phí hoàn toàn, có nhạc cụ sẵn cho các bạn đến chơi  tìm hiểu, phần giảng dạy do chính nghệ sỹ hướng dẫn (Nghệ sỹ Tuyết Mai là vợ của NSUT Đinh Linh, con trai NSUT Đinh Thìn, cây đại thụ trong làng sáo trúc , bậc thầy của các bậc thầy trong làng sáo trúc VN), tới đây các bạn có thể gặp NSUT Đinh Linh

thân mời các bạn ở tp hcm đến tham gia, hường ứng. các bạn có thể truy cập web của đài tiếng nói tphcm, địa chỉ :www.voh.com.vn để nghe lại các chương trình: thời gain học bắt đầu đầu tháng 7/09 đến hết tháng 9/09

sau đây là vài hình ảnh : ( trích dẫn nguồn) :

 

Không thụ động chờ cơ hội, vợ chồng Tuyết Mai - Đinh Linh tự tìm cách đưa âm nhạc dân tộc đến gần với khán giả. Hòa nhạc truyền thống Việt Nam tại nhà là mô hình đôi NSƯT này chọn để thể hiện lòng đam mê của mình.

"Có người nói rằng, chúng tôi là những con buôn nghệ thuật, dùng âm nhạc truyền thống để kinh doanh. Tôi buồn chứ. Nhưng chỉ là thời gian đầu. Lâu rồi thành quen. Mình dùng kiến thức được học, năng khiếu của bản thân nuôi sống mình thì có gì sai? Mà hơn hết, chúng tôi tìm ra cách chủ động để thể hiện đam mê và góp phần quảng bá loại hình âm nhạc dân tộc", NSƯT Tuyết Mai chia sẻ.

NSƯT Tuyết Mai năng động với nhạc dân tộc
Vợ chồng NSƯT Tuyết Mai - Đinh Linh giới thiệu về nguồn gốc và đặc tính của từng loại đàn trước khi biểu diễn.

Ngôi nhà nhỏ được đặt tên TrucMai House (104 Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP HCM), là nơi 2 vợ chồng, cùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, thoải mái biểu diễn những ngón nghề có được qua quá trình đào tạo bài bản tại Nhạc viện Hà Nội cùng thời gian tự mày mò học hỏi. Hơn 20 loại đàn được trưng bày trong một không gian nhỏ, có thể tìm thấy hầu hết nhạc cụ dân tộc quen thuộc: đàn tranh, tam thập lục, Klongput, T'rưng, sáo tre, sáo trúc... Ngoài việc được thưởng thức chính chủ nhân biểu diễn một số trong các loại nhạc cụ này, khách đến thăm nhà có thể đặt bất cứ câu hỏi nào về nguồn gốc, xuất xứ và đặc tính của từng loại, bởi cảm giác gần gũi, thân mật như đang thư giãn tại nhà là tiêu chí phục vụ mà cả hai người chọn.

Nhận được bất cứ câu hỏi nào về nhạc cụ dân tộc, nhất là từ khách quốc tế, luôn là niềm vui xen lẫn tự hào của NSƯT Tuyết Mai. Bằng vốn kiến thức của mình, chị cố gắng truyền đạt để họ hiểu và thỏa mãn phần nào ý thích mới mẻ này. Chị chia sẻ thêm, vui nhất là nhận được những phản hồi tích cực của khách. Họ về nước và email để chia sẻ cảm xúc cũng như hứa hẹn giới thiệu cho bạn bè cùng biết và ghé thăm nếu có du lịch đến Việt Nam.

Hướng dẫn tận tình khách du lịch chơi nhạc cụ.
Hướng dẫn tận tình khách du lịch chơi đàn Klongput.

Tuy nhiên, tạo nên không gian âm nhạc như thế không đơn giản. NSƯT Tuyết Mai kể lại quãng thời gian đầu khó khăn khi 2 vợ chồng vào Nam lập nghiệp: "Năm 1992, chúng tôi từ Nhà hát ca múa Việt Nam chuyển vào Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen. Tuy may mắn có nơi công tác ổn định, nhưng để mưu sinh cũng như thực hiện mong muốn quảng bá rộng rãi thể loại nhạc mình yêu thích, hai vợ chồng phải tự thân vận động. Có thể nói, chúng tôi là người đầu tiên tìm đến mô hình biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong các nhà hàng, rồi dựng nên phòng biểu diễn ở dinh Thống Nhất (TP HCM). Sau bao năm dành dụm, chúng tôi có được nơi chốn ổn định tại chính căn nhà của mình, TrucMai House vào năm 2004".

Gần 17 năm miệt mài con đường đã chọn, điều quan trọng mà vợ chồng NSƯT Tuyết Mai lấy làm an ủi là biết được, vẫn có một số không nhỏ khán giả rất đam mê và thích tìm hiểu các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, lòng đam mê của họ còn truyền sang cả 2 cậu con trai. Cả 2 cũng góp công đệm đàn với cha mẹ trong các buổi diễn cho du khách. Riêng cậu út Đặng Nhật Minh (13 tuổi) đang theo học môn sáo trúc tại Trung Quốc.

NSƯT Tuyết Mai năng động với nhạc dân tộc
Khách nước ngoài mê say theo dõi phần biểu diễn của hai vợ chồng.

Niềm đam mê không ngừng tại đó. Sau 5 năm tồn tại, TrucMai House đang được chủ nhân của nó lên ý tưởng để trở thành một câu lạc bộ của những người đam mê âm nhạc truyền thống Việt. Hiện tại, NSƯT Tuyết Mai đang tiến hành các buổi dạy thử nghiệm cho một số sinh viên và khán giả tại nhà vào các buổi sáng, tối thứ bảy và chủ nhật. "Tôi muốn ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam tìm đến với âm nhạc truyền thống. Ngoài việc quảng bá, cá nhân tôi muốn câu lạc bộ còn là nơi giúp giữ gìn bản sắc dân tộc bằng âm nhạc", chị nói.

Sinh trưởng trong gia đình nghệ thuật, niềm đam mê âm nhạc truyền thống hình thành trong lòng nghệ sĩ Tuyết Mai từ nhỏ. Khoảng 10 tuổi đầu, chị đã bắt đầu đời sống sinh viên ở Nhạc viện Hà Nội, vừa học phổ thông vừa đeo đuổi chuyên ngành đàn tam thập lục.

Năm 1988, kết thúc 13 năm (có 2 năm vượt cấp) ở trường, chị được nhận vào công tác tại Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Tại đây, chị kết hôn với nghệ sĩ Đinh Linh, đồng nghiệp cũng là bạn học cùng khoa ở Nhạc viện.

Năm 1992, sau khi sinh con đầu lòng, hai vợ chồng Tuyết Mai - Đinh Linh chuyển vào Nam lập nghiệp. Họ tiếp tục công tác tại Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen (TP HCM). Cả hai cùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2007. Ngoài ra, nghệ sĩ Tuyết Mai còn có thêm bằng Đại học Thanh nhạc và Thạc sĩ Sư phạm Âm nhạc dân tộc.

Hiện tại, NSƯT Tuyết Mai tiếp tục ở Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen biểu diễn, nghiên cứu, còn NSƯT Đinh Linh tách khỏi cơ quan để tự do thực hiện những dự án riêng theo chuyên ngành sáo được học.

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Cảm ơn bác Mộc Kiếm đã chia sẽ thông tin này với mọi người.

Bác có thể nói rõ hơn cho anh em biết về thời gian tổ chức lớp học là từ mấy giờ tới mấy giờ;  số lượng bao nhiêu người; thủ tục đăng ký như thế nào và để được tham gia lớp học thì phải cần điều kiện như thế nào không?

 

Cảm ơn bác!

 

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, Gian khổ sẽ dành phần ai?
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
saotre:

Cảm ơn bác Mộc Kiếm đã chia sẽ thông tin này với mọi người.

Bác có thể nói rõ hơn cho anh em biết về thời gian tổ chức lớp học là từ mấy giờ tới mấy giờ;  số lượng bao nhiêu người; thủ tục đăng ký như thế nào và để được tham gia lớp học thì phải cần điều kiện như thế nào không?

Cảm ơn bác!

 

tất cả thông tin lão mỗ đã ghi bên trên rồi, các bác chịu khó xem thêm lại.

đây là thông tin:

giáo viên : NSUT Tuyết Mai

thời gian : bắt đầu từ đầu tháng 07/2009 kết thúc sau 02 tháng ( tuy nhiên ngay từ bây giờ có thể liên hệ học )..học thứ 7,chủ nhật...có thể liên hệ hỏi cụ thể hơn.

số lượng : không hạn chế, không cần điều kiện, chỉ cần đam mê. dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ.

Địa điểm : Tại nhà riêng.(104 Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP HCM)

thủ tục đăng ký : đến học luôn tại nhà

học phí : không lấy tiền ( miễn phí 100 % )

nhạc cụ : có sẵn, không phải mua)...các loại đàn T'rưng, p' rông but....nhị, tranh,tỳ bà, kìm và các loại đàn dân tộc. (Riêng về sáo sẽ hỏi và trao đổi với nghệ sỹ Đinh Linh)

Chú thích : nghệ sỹ ưu tú Tuyết Mai + NSUT Đinh Linh đã đi biểu diễn chuyên nghiệp trên 30 nước trên thế giới nên các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng đào tạo. 

điều kiện :chỉ cần các bạn mang niềm đam mê đi học là đủ, thiếu đam mê mọi cái đều là con số o!

 

 

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Không biết  Mộc Kiếm đại hiệp có đi học không? Nếu có thì cho tui đi theo học chung cho vui.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saotruc:
Không biết  Mộc Kiếm đại hiệp có đi học không? Nếu có thì cho tui đi theo học chung cho vui.

em thì không có thích âm thanh t'rưng cũng như p'rông anh ơi...em chỉ thích sáo. theo em nghĩ thì anh nên tới đó để tìm thêm cái hứng chơi nhạc chứ em thấy anh có cây đàn tranh, đàn nhị ở nhà bỏ không cũng phí ...với lại nếu có biết thêm t'rưng thì cũng hay

cái chính là ở đó cô Mai sẽ có định hướng cho học viên nên chọn nhạc cụ nào phù hợp khả năng để học lên cao...theo em nghĩ anh sẽ tiếp thu nhanh để mà truyền đạt lại cho anh emGeeked

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Mình cũng đi học ké, học đàn tranh hehe
NHẬT MỘ HƯƠNG QUAN HÀ XỨ THỊ YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
saotruc:
Thì ở đó cũng có dạy sáo mà?
cảm ơn anh ...tại em thấy khả năng cũng không lên cao được nên đang theo học mấy clip sáo của anh luôn chứ mà học lại cũng như không ...sửa khó lắm, học qua clip dễ thổi ngẫu hứng hơn mà không sợ bị la ...còn lớp này chủ yếu dạy về đàn dân tộc anh ơi
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

tieukiemgiangho:
Mình cũng đi học ké, học đàn tranh hehe

hoan nghênh bác tiêu kiếm...bác nhớ phổ biến lại cho anh em nha...nhất là mấy ngón độc!

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
mộc kiếm là bác nào ấy nhỉ ^_^
Not Ranked
tiểu cầm thủ
bác Mộc ơi,ở đó có dạy đàn bầu ko vậy
Not Ranked
tiểu cầm thủ

úi ,sorry bác .em ko để ý kỹ.có đàn bầu.trân trọng xin lỗi bác

 

Not Ranked
tiểu cầm thủ
Bạn nào đi học cho LuckyStar đi học chung cho vui nha! Đi một mình không được tự tin lắm Smile. Mà có bạn nào biết buổi học bắt đầu lúc mấy giờ không? Nếu học thứ 7, cn vậy buổi học đầu tiên sẽ là ngày thứ 7 04/07 phải không? Có cần liên hệ cô Mai trước không vậy?
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Mình cũng muốn đi học, bạn nào có lại đó hỏi rồi thì kể lại cho mình+mọi người bít với nhe, để tự tin hơn (còn hơi hoài nghi Stick out tongue )!

Mà từng thu chết, từng thu chết, Vẫn giấu trong tim một bóng người...
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Không ai học hay không ai trả lời ta !? ...Buồn [:'(] !
Mà từng thu chết, từng thu chết, Vẫn giấu trong tim một bóng người...
Page 1 of 1 (15 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems