Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Để hiểu thêm đàn tranh !

rated by 0 users
This post has 41 Replies | 4 Followers

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Theo mình nghĩ thì học đàn tranh không quá khó, vẫn dễ hơn các loại đàn khác như đàn bầu, sáo hay nhị. Vì cây đàn tranh nó tự kêu được, không phải tập cho kêu như bầu hay sáo, nó có sẵn dây nào nốt đó, không phải tập bấm cho đúng nốt như nhị.

Đàn tranh chỉ khó một chỗ là nhiều dây nên hơi khó nhớ cho người mới học và cách xếp ngón, nhưng vấn đề này qua nhanh thôi. Ngoài ra do lên theo kiểu ngũ cung nên thiếu 2 nốt, vì vậy tùy theo bài mà mình phải lên dây cho phù hợp, với đàn tranh hay chạy dây nên phải tập lên dây cho đúng. Nếu gặp phải nốt thiếu thì phải nhấn thế cung, phải luyện tai để nhấn cho đúng, tuy nhiên bạn đánh riết rồi đặt tay vào là đúng thôi.

Còn lại việc nhấn nhá, làm sao cho ra hơi, cho hay, cho đẹp thì là vấn đề của tất cả người học đàn.

Nói chung tiếng đàn tranh trong trẻo nên như SapinT nói, chỉ nghịch thôi cung thấy hay. Bạn cứ tự tin học, bạn sẽ ngày càng yêu cây đàn của mình đó.

Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Ngày mai, chủ nhật 11/7/2010, bạn nào muốn hiểu thêm về đàn tranh thì tầm 2h đến quán cà fê Nâu số 6 ngõ 111 Láng Hạ nhá, off nhỏ nhỏ đón chị Tuhocdantranh từ Singapore vềBig Smile

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Not Ranked
tiểu cầm thủ
hic, hic, mấy bữa nay bận ôn thi không lên mạng, lại không có cơ hội được giao lưu với mọi người rồi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

 

vhkl:

Theo mình nghĩ thì học đàn tranh không quá khó, vẫn dễ hơn các loại đàn khác như đàn bầu, sáo hay nhị. Vì cây đàn tranh nó tự kêu được, không phải tập cho kêu như bầu hay sáo, nó có sẵn dây nào nốt đó, không phải tập bấm cho đúng nốt như nhị.

Đàn tranh chỉ khó một chỗ là nhiều dây nên hơi khó nhớ cho người mới học và cách xếp ngón, nhưng vấn đề này qua nhanh thôi. Ngoài ra do lên theo kiểu ngũ cung nên thiếu 2 nốt, vì vậy tùy theo bài mà mình phải lên dây cho phù hợp, với đàn tranh hay chạy dây nên phải tập lên dây cho đúng. Nếu gặp phải nốt thiếu thì phải nhấn thế cung, phải luyện tai để nhấn cho đúng, tuy nhiên bạn đánh riết rồi đặt tay vào là đúng thôi.

Còn lại việc nhấn nhá, làm sao cho ra hơi, cho hay, cho đẹp thì là vấn đề của tất cả người học đàn.

Nói chung tiếng đàn tranh trong trẻo nên như SapinT nói, chỉ nghịch thôi cung thấy hay. Bạn cứ tự tin học, bạn sẽ ngày càng yêu cây đàn của mình đó.

hi..hi ,đúng rồi Stick out tongue

học đàn tranh không quá khó ,mà là càng học thì càng thấy khó , cái khó ở đây là sự chi li đến từng động tác -kỹ thuật nhỏ nhặt nhất

chứ không phải chỉ gẩy dây ra nốt là xong , sửa chữa -uốn nắn từng tí một , "nhấn luyến" khác "ngón nẩy" như nào( tuy là cùng một động tác nhấn ) .rồi biết cách đặt vị trí con nhạn như nào để tiếng đàn nghe ấm ,vang ,mượt mà hơn chứ không chỉ đơn giản là so dây ra đúng nốt là xong

ngón 1..2..3 gẩy như thế nào là thuận ngón ,như nào là ngược ngón , bàn tay mở ,úp như nào để gẩy được gãng 8 ,vê quãng 8 ,vê 1 dây

chứ không phải kiểu như xem trên video ,thấy người ta để ngón như nào thì mình cũng bắt trước theo như thế

tay trái thì nhấn như nào mới ra được nốt ,nhấn xong ,buông trùng cổ tay như nào để rung tiếp ...

miết như nào để tiếng đàn nghe rất "ai oán ,thở dài" nói lên được cảm xúc của tác phẩm

.v..v..v ...còn nhiều lắm (nói chung là khi nghe thì chỉ nghe thấy hay thôi ,chứ để được ra 1 chữ "hay " như thế ,mất nhiều công sức và động tác lắm ,cho nghe  ,xem cả trăm lần nhưng còn lâu mới bắt trước để ra cái âm như vậy được ,nếu không có ai chỉ dậy

đến lúc học để trình tấu được các tác phẩm viết riêng cho cây đàn tranh

lúc đấy mới biết đến thế nào là cây đàn khó nhất trong tất cả các nhạc cụ dân tộc VN , tay rung như nào cho ra được phong cách (hơi) của từng bài :cải lương nghe ra cải lương ,nhạc huế ra nhạc huế , nhạc chèo nghe ra nhạc chèo (cái này gọi là cổ nhạc) chứ không phải Á vung vãi  , nốt nào cũng rung là đâu có được

cái khó nhất ..nhất của đàn tranh khi đã thực sự thích thì không thể tự học một mình được ,gảy được ra giai điệu ,nhịp phách ,nhưng chẳng biết sai hay đúng kỹ thuật , đấy mới là cái khó khi học đàn ,không có thầy -cô giáo dậy thì cũng chỉ biết đến thế thôi

 

saotruc:

Cách 1 lên dây : cách này dễ nhất, tùy theo từng bài nhạc mà ta lên dây sao cho phù hợp và tiện lợi nhất có thể.

Cách 2  nhấn dây: cách này khó, chỉ dùng cho những bài có ít note cần nhấn, và chậm. Nhấn nhiều nghe bài nhạc rất phô và nhanh thì nhấn không kịp.

bạn nói thế thì có lẽ bạn chẳng hiểu một tí gì về đàn tranh  rồi,  được học chính quy -bài bản khác với tự học đàn là chỗ đấy đấy

đàn tranh hay nhất là những chỗ luyến -chỗ nhấn , tình cảm thể hiện ở bài nhạc :vui tươi ,hay ủy mị , ai oán hay dịu dàng , từng cung -bậc cảm xúc (hơi) của tác phẩm được thể hiện đạt nhất là ở trình độ nhấn-nhá -luyến-nảy (kỹ thuật tay trái) của người chơi đàn

đôi khi kể cả có nốt thật ,gẩy tiếng ra nghe không hay bằng nhấn để mượn nốt ,gảy ra âm

còn nói đến so dây thì chỉ có so 1 lần là được cả  2 gam :Đô trủy và Son trủy , trên cùng 16 dây , chứ làm gì có cái kiểu như bạn nghĩ là :"Cách 1 lên dây : cách này dễ nhất, tùy theo từng bài nhạc mà ta lên dây sao cho phù hợp và tiện lợi nhất có thể."

Vd như bài "lòng mẹ" đoạn  sỉ mì la si đố si là ...si mì ! mi són mi rề mi...

không nhấn -gảy ,buông dây La lên Si thì làm sao ra được đoạn tình cảm nhất của bài " Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ...

bạn lại bảo là "phô" với nhanh quá nhấn không kịp. Trình độ khó là ở những chỗ như vậy đấy ," phô " là chẳng qua bạn  quá nhấn cao hoặc thấp ,không ra được nốt ,  tay trái chưa đủ lực ,chưa đủ cữ tay để nhấn ,tai nghe chưa chuẩn

hí ..hí.. hí ...buồn cười chết mất ...học như bạn thì làm sao biết được cái hay ,cái tình cảm trong bài" mưa trên phố huế"  " bên ven bờ Hiền Lương " và rất ..rất nhiều bài

đàn tranh tớ học đến bây giờ hơn 20 bài từ dễ nhất đến khó , chỉ có 3 bài đầu tiên là không có nhấn ..nhá thôi,còn chẳng có bài nào là không có nhấn cả ,nhạc cụ dân gian VN  trữ tình ..đằm thắm  khác với nhạc cụ tây phương là những chố nhấn nhá như vậy đó

tặng mấy bạn yêu thích đàn tranh clip tốt nghiệp của cô bạn mình quen trong nhạc viện

không biết ở hà nội có bạn nào đàn được bài "Xuân quê hương"- st Xuân Khải không? hòa cùng mình cho vui

[YouTube:6Rzj__RfAUw]

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
PhongVan2000:

không biết ở hà nội có bạn nào đàn được bài "Xuân quê hương"- st Xuân Khải không? hòa cùng mình cho vui

Chị Huyền (Tuhocdantranh) buổi nọ cũng đã đánh bài Xuân quê hương, nhưng giờ chị ý vào Nam rồi, sắp về Singapore, em vẫn nhớ câu đầu là Fa Rê Đô Fa thì phải Big Smile

Nhưng đặc biệt nhất là em thấy chị Huyền vừa đàn vừa hát Người con gái sông La, Ngồi tựa mạn thuyền.

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

câu đầu tiên là:( Đồ ..son lá son đồ..son lá son đồ! Đồ..son lá son đồ..son lá son đồ.)x 2  .Sòn đô đổ đô .....sòn ré đô la (lên đô) đô đổ đô ..................

nói chung là nghe thì rất ..rất hay ,nhưng khi  bắt đầu tập rồi ,mới thấy quá khó , học nhạc viện oánh được hết các phong cách của bài này ít nhất là trung cấp 2

mình miệt mài có hơn 4 tháng ,mới tạm gọi là biết đàn kiểu cơ bản nhất  ,hòa cùng với cô giáo ,nhiều khi không kịp theo nhịp nữa vì quá nhanh

nhìn tay em gái trong bài "hương sen đồng tháp " còn nhìn thấy ngón chạy dây ,còn một bài : "vó ngựa biên cương" ,em ý oánh ,không kịp nhìn thấy ngón tay nữa cơ ,hôm nào để mình up lên cho

mê thật , bao giờ mình được như em ý ,chắc còn phải học 4 năm nữa mới xong

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Hic! Đọc xong sao thấy học đàn tranh gian nan thế nhỉ?

Mình cũng có đi học cô giáo, nhưng vì nhiều việc rồi lại đi công tác nên bây giờ chủ yếu học theo sách và đĩa của cô Thúy Hoan thôi. Nếu theo tình hình này thì chắc mình chỉ gảy được tưng tưng thôi. Không biết khi nào mới tập được một bài cho chỉn chu nữa nhỉ!? Hic

Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ

Chào bạn,

Kinh nghiệm của mình là học phải có thầy mới lên được. Theo mình biết thì đĩa của cô Thúy Hoan chỉ mới có đĩa 2, học đến móc kép, rung và mổ các bài đơn giản. Nếu bạn muốn học các kỹ thuật cao hơn, nhất là của cổ nhạc thì bạn thử liên hệ:

  • Thầy Nguyễn Vĩnh Bảo: Thầy là cây đại thụ của cổ nhạc Việt Nam nói chung và đàn tranh nói riêng. Thầy thuộc lớp người thượng thọ nhưng rất nhiệt tình và không ngại nhận học trò mới. Vì thấy đã lớn tuổi nên thường cháu Thầy sẽ dạy bạn, sau đó Thầy sẽ trực tiếp kiểm tra lại cho bạn. Bạn thử liên hệ với thầy qua mail: vb1908@gmail.com. Website: http://vinhbao.theonly1.net
  • Thầy Hoàng Cơ Thụy, thầy đã nghỉ hưu nhưng rất đông học trò. Bạn có thể liên hệ với Thầy qua website: www.hoangcothuy.com.
Học những bậc thầy này, bạn sẽ được học những kỹ thuật từ thấp đến cao của cổ nhạc, và ngón đàn của bạn sẽ mau lên. Nhất là học trực tiếp, thầy sẽ sửa cho bạn về ngón đàn, về nhịp.

Chúc bạn mau tiến bộ.
Lấp lánh tơ vàng rung ánh nguyệt Dập dìu tay ngọc chuyển cung mây. (Nguyễn Hữu Ba )
Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ

Ở bài trên anh có đề cập:

PhongVan2000:

"rồi biết cách đặt vị trí con nhạn như nào để tiếng đàn nghe ấm ,vang ,mượt mà hơn chứ không chỉ đơn giản là so dây ra đúng nốt là xong"


Vậy anh có thể nói rõ hơn về điều này được không?

Cám ơn anh rất nhiều.

Lấp lánh tơ vàng rung ánh nguyệt Dập dìu tay ngọc chuyển cung mây. (Nguyễn Hữu Ba )
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
NGUYET_CAM:

Hic! Đọc xong sao thấy học đàn tranh gian nan thế nhỉ?

Mình cũng có đi học cô giáo, nhưng vì nhiều việc rồi lại đi công tác nên bây giờ chủ yếu học theo sách và đĩa của cô Thúy Hoan thôi. Nếu theo tình hình này thì chắc mình chỉ gảy được tưng tưng thôi. Không biết khi nào mới tập được một bài cho chỉn chu nữa nhỉ!? Hic

 

gian nan ,phải đổ mồ hôi vất vả nhiều lắm , nhưng đó cũng là cách thử thách ý chí của mỗi người thôi

hồi trước tớ đến một nốt nhạc cũng đâu có biết ,tay con trai 27 tuổi ,suốt ngày chỉ có tiếp xúc với kìm ,búa ,mỏ lết (toàn những thứ dùng đến cơ bắp)

nhưng tớ sau gần 2 năm ,khi ngồi vào đàn rồi thì tay còn mềm hơn tay con gái ý chứ Stick out tongue

vì chơi đàn tranh 2 tay phải phối hợp nhịp nhàng lắm ,chỗ cần cứng thì cứng ,nhưng tất cả phải mềm mại ,linh hoạt lắm thì mới chạy được dây theo nhịp , đàn hàng giờ cũng không biết mỏi

Tiểu Kim Ô:

Ở bài trên anh có đề cập:

PhongVan2000:

"rồi biết cách đặt vị trí con nhạn như nào để tiếng đàn nghe ấm ,vang ,mượt mà hơn chứ không chỉ đơn giản là so dây ra đúng nốt là xong"


Vậy anh có thể nói rõ hơn về điều này được không?

Cám ơn anh rất nhiều.

cái này thì thực sự là rất khó , đàn tranh khác rất nhiều so với các đàn khác bởi vì vị trí nhạn đàn ,chỉ hơi sai lệch một tí thôi ,cũng đã khác bát độ rồi (nếu bạn có máy lên dây) thì so khắc biết ,chứ còn nghe bằng tai thường thì chẳng phân biệt nổi đâu

từng cây đàn tranh khác nhau , tay người chơi cũng khác nhau nên cách bố trí nhạn và dây cũng khác nhau ,và cảm nhận âm thanh cũng khác

vị trí đặt nhạn không có quy chuẩn là như nào , cách nhau bao nhiêu nhưng theo mình được học và cách chỉnh của mình thì vị trí con nhạn đầu tiên

chỉ hơi cao vị trí hõm của sống đàn (trên ảnh thì chỗ đó gần với cái chỗ 2 sợi dây tua màu đỏ+vàng ) chỉnh sâu quá thì so đúng nốt rồi nhưng nghe tiếng rất đục , chỉnh cao quá thì tiếng nông , không thấy sự trầm lắng

còn các vị trí nhạn tiếp theo thì tùy theo tai mình để chỉnh thôi ,nhưng chủ yếu vừa chỉnh nhạn ,vừa chỉnh khoảng cách giữa các dây nữa , chứ không nhất thiết là các dây cứ phải cách đều nhau ,có thể có chỗ thưa ,có thể có chỗ gần sát nhau ,tùy theo

lại còn phải chọn được dây đàn tốt nữa , chứ nhiều khi dây sắt hay bị rỉ sét ,dây cứng quá thì nhấn không tới nốt , khi đàn nghe tiếng bì ..bì ,không thoát  ,dây mềm thì tiếng mỏng , nhấn nhẹ thì nốt nghe đã quá cao  , đàn cả một bài nghe rất chua tiếng , không có cảm nhận

rồi còn gẩy bằng móng :móng nhựa thì gẩy tiếng như nào ,móng sắt (inox) gẩy ra tiếng như nào ,móng sừng thì tiếng như nào,cuối cùng khi gẩy bằng móng đồi mồi thì tiếng đàn như nào? bộ móng của tớ bằng đồi mồi 400 nghìn một bộ ,khác hẳn với những bộ móng 1..hay 200 ngàn tuy là cũng bằng đồi mồi

những cái này là do tớ chơi và tập đàn của mình ở nhà ,nhưng khi trả bài cho cô giáo ,chơi bằng đàn (chuyên nghiệp) của cô mới biết và cảm nhận đươc tiếng đàn hay là như nào , tại sao  khi mình đàn tự nhiên mình lại thấy luôn cuốn , mê mải đến như thế

những kiến thức ,những cảm nhận ,những chỗ " nông -sâu-cao thấp" tinh tế như vậy liệu có ghi trong những cuốn sách ,những đĩa Vcd dậy đàn tranh không ?

chắc không có ,và không bao giờ có đâu ,thế nên tớ vẫn nói là " đàn tranh học rất khó ,khó nhất trong những nhạc cụ dân tộc , và khó nhất là không thể tự học được "

trước đây bạn gì gì " sáo trúc" thì phải: vỗ ngực nói là tự học được đàn tranh thì tớ cũng thấy hơi sợ , sợ vì những điều bạn "tự sướng" như vậy

saotruc:

PhongVan2000:

tự đọc sách mà đàn đựoc thì mình xin bái phục làm thầy luôn...

Tui tính đi học đàn tranh, nhưng nghe bác nói câu này thì tui sẽ cố gắng học ở nhà thử xem. Để được bác bái phục.

 

Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ
Ah, vậy em đã hiểu ý anh nói, đó là sự phối hợp giữa vị trí nhạn và độ căng của dây. Điều này ảnh hưởng đến âm sắc của dây dù lên đúng cao độ. Anh có thể post clip anh đàn minh họa các bài anh đề cập để mọi người hiểu thêm về cách tô điểm note đàn như anh nói cũng như hiệu quả đối với cảm xúc bài đàn. Cám ơn anh rất nhiều.
Lấp lánh tơ vàng rung ánh nguyệt Dập dìu tay ngọc chuyển cung mây. (Nguyễn Hữu Ba )
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Tiểu Kim Ô:
Ah, vậy em đã hiểu ý anh nói, đó là sự phối hợp giữa vị trí nhạn và độ căng của dây. Điều này ảnh hưởng đến âm sắc của dây dù lên đúng cao độ. Anh có thể post clip anh đàn minh họa các bài anh đề cập để mọi người hiểu thêm về cách tô điểm note đàn như anh nói cũng như hiệu quả đối với cảm xúc bài đàn. Cám ơn anh rất nhiều.

 Hi..hi Smile  bạn thông cảm ,mình chỉ đàn cho 3 người duy nhất  nghe thôi :cô giáo , bạn gái  và mẹ mình

mình già rồi ,không có thói quen đàn kiểu " tự sướng" rồi up lên mạng đâu  Stick out tongue ,mình đã có gì là tài giỏi đâu mà hướng dẫn được ai

thứ 2 là kể cả có máy quay hay gì ..gì đi nữa , thì khi thu âm ,quay phim cũng không thể hiện được từng cái động tác như nào ,bởi vì khi nhấn nhá là phải dùng đến lực của từng ngón tay , nhưng cả bàn tay ,cánh tay thì lại thả lỏng hoàn toàn ,bạn không nhìn được những cái đó đâu

hồi trước mình học ,cô giáo toàn phải để ngón tay lên vai hoặc tay mình ,nhấn lực như nào để mình cảm nhận được độ ghìm cứng của ngón tay , rồi mới bắt mình nhấn trên dây đàn

đọc thấy đã độ "khó" - tỉ mỉ -tinh tế đến như nào chưa ? mình đã nói là cho xem ,nghe  video cả trăm lần cũng không thể bắt trước được những động tác như vậy, còn thu âm thì không bao giờ có thể phân biệt được âm thanh của kỹ thuật "miết" khác với kỹ thuật" nẩy" là như nào đâu

bởi vì có thể ngay sau khi "nhấn" xong là có thể phải "rung" luôn dây đó , nó chỉ thoảng qua rất nhanh .mình học mà nghe tiếng thật ,trực tiếp ,mắt nhìn còn thấy khó ,chứ nói gì đến bạn nghe qua video thì còn lâu mới nhận ra được

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
PhongVan2000:

 

saotruc:

Cách 1 lên dây : cách này dễ nhất, tùy theo từng bài nhạc mà ta lên dây sao cho phù hợp và tiện lợi nhất có thể.

Cách 2  nhấn dây: cách này khó, chỉ dùng cho những bài có ít note cần nhấn, và chậm. Nhấn nhiều nghe bài nhạc rất phô và nhanh thì nhấn không kịp.

bạn nói thế thì có lẽ bạn chẳng hiểu một tí gì về đàn tranh  rồi,  được học chính quy -bài bản khác với tự học đàn là chỗ đấy đấy

đàn tranh hay nhất là những chỗ luyến -chỗ nhấn , tình cảm thể hiện ở bài nhạc :vui tươi ,hay ủy mị , ai oán hay dịu dàng , từng cung -bậc cảm xúc (hơi) của tác phẩm được thể hiện đạt nhất là ở trình độ nhấn-nhá -luyến-nảy (kỹ thuật tay trái) của người chơi đàn

đôi khi kể cả có nốt thật ,gẩy tiếng ra nghe không hay bằng nhấn để mượn nốt ,gảy ra âm

còn nói đến so dây thì chỉ có so 1 lần là được cả  2 gam :Đô trủy và Son trủy , trên cùng 16 dây , chứ làm gì có cái kiểu như bạn nghĩ là :"Cách 1 lên dây : cách này dễ nhất, tùy theo từng bài nhạc mà ta lên dây sao cho phù hợp và tiện lợi nhất có thể."

Vd như bài "lòng mẹ" đoạn  sỉ mì la si đố si là ...si mì ! mi són mi rề mi...

không nhấn -gảy ,buông dây La lên Si thì làm sao ra được đoạn tình cảm nhất của bài " Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ...

bạn lại bảo là "phô" với nhanh quá nhấn không kịp. Trình độ khó là ở những chỗ như vậy đấy ," phô " là chẳng qua bạn  quá nhấn cao hoặc thấp ,không ra được nốt ,  tay trái chưa đủ lực ,chưa đủ cữ tay để nhấn ,tai nghe chưa chuẩn

hí ..hí.. hí ...buồn cười chết mất ...học như bạn thì làm sao biết được cái hay ,cái tình cảm trong bài" mưa trên phố huế"  " bên ven bờ Hiền Lương " và rất ..rất nhiều bài

đàn tranh tớ học đến bây giờ hơn 20 bài từ dễ nhất đến khó , chỉ có 3 bài đầu tiên là không có nhấn ..nhá thôi,còn chẳng có bài nào là không có nhấn cả ,nhạc cụ dân gian VN  trữ tình ..đằm thắm  khác với nhạc cụ tây phương là những chố nhấn nhá như vậy đó


He he. Ông Rùa không biết gì về Đàn Tranh là đúng rồi, bởi vì ổng chỉ chơi Guzheng thôi.

Mình đồng ý với bạn PhongVân là đàn Tranh thể hiện rất tốt những thang âm dân tộc như bạn nêu thì Đàn Tranh 16 dây thể hiện tình cảm rất tốt. Nhưng khi dính vào thanh âm bình quân đầy đủ thì ôi thôi khi chơi nhanh sẽ "phô" không chịu nổi. Chính qui hay nghiệp dư gì chơi cũng vậy thôi. Đều có cái lỗ tai như nhau cả chứ bậc thần thánh gì đâu.

Về việc bạn nói lên dây một lần là cách chơi thụ động thôi vì ngày xưa mình học thấy tụi chuyên nghiệp nó lên dây xoành xoạch mỗi khi chuyển qua bản nhạc khác đó thôi. Âm nhạc là sự linh hoạt trong sự diễn tấu thì chẳng có lý do gì mà không có việc lên các loại tone khác nhau trên một cây đàn có số lượng dây ít ỏi như vậy.

Tớ chả thấy gì là buồn cười ở đây cả. Những người tự học được cho là cách học ngớ ngẩn và buồn cười sao? Cái gì tôi luyện trong cái nồi thì nó mãi mang hình hài là cái nồi thôi.

 

 

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

hí ..hí đàn tranh VN còn chưa chơi được bài nào đến đầu đến cuối cho ra hồn ,kiến thức thì  toàn cóp nhặt trên mạng với mấy quyển sách học đàn tranh hướng dẫn chung chung ,mà chính tay cô giáo mình biên soạn ra ,chắc gì đã được đọc được đến bản gốc ,hay đọc bản chỉnh sửa -tam sao thất bản

lấy gì nói biết chơi đến đàn tranh TQ -Guzheng  , khoe mẽ để thể hiện thôi , kiểu như đi chơi dã ngoại cũng phải đeo theo cái đàn ghita , mang đi ,rồi lại mang về chứ có lúc nào mà đàn cho ai nghe đâu

còn mình nói thật là 1 năm nữa là mình cũng sẽ chuyển lên học tiếp cây đàn tranh TQ , mình học là được sự dậy dỗ của người tốt nghiệp hạng ưu tú ở học viện âm nhạc Thượng Hải -TQ , hiện đang làm giảng viên trong học viện âm nhạc quốc gia VN , chứ còn kiểu mà học qua mấy cái clip video trên youtube ý mà , mình không muốn nói thêm

"phong độ chỉ là nhất thời -đẳng cấp mới là mãi mãi "

còn bạn nói là "Chính qui hay nghiệp dư gì chơi cũng vậy thôi. Đều có cái lỗ tai như nhau cả chứ bậc thần thánh gì đâu." câu này thì bạn có lẽ phỉ nhổ vào tất cả những người đang học ,những thầy cô hiện đang giảng dậy ở những trường ,CLB âm nhạc đấy ,và mình thấy bạn chắc chưa học hết lớp 1 thì phải nên mới phát biểu câu như vậy

còn câu " tụi chuyên nghiệp nó lên dây xoành xoạch mỗi khi chuyển qua bản nhạc khác đó thôi" 

hí hí , đàn tranh khi đàn xong một bài thường toàn lệch vị trí nhạn , dây khi nhấn nhiều quá ,lệch bát độ một chút ,chuyên nghiệp người ta nghe thấy sai khác một tí thôi là đã phải so lại dây(cái tai người chuyên nghiệp khác với dạng amater là ở chỗ đấy đấy) tức là chỉnh lại vị trí nhạn lên hoặc xuống rồi ,căng lại trục đàn  , đấy là bạn nói là lên dây xoành xoành

mình nói đến đây thôi , hẹn bạn "rùa " hay saotruc gì đó 1 năm nữa ,để mình học hỏi những kiến thức  ,trình độ đàn TQ tự học ,so với mình là như nào nhé ..he..he

Not Ranked
tiểu cầm thủ
yizhimei replied on 07-17-2010 11:31

Chào bạn Phong Vân!

Mình đã đọc bài của bạn viết, và có một số ý kiến như thế này:

1. Mình thấy, không phải các thành viên trong diễn đàn này tự thu tác phẩm của mình biểu diễn rồi up lên mạng chia sẻ với mọi người, đều là những người "tự sướng" như cách bạn nói.

 Damsan là diễn đàn của những người chơi nhạc không chuyên, nói cách khác là nghiệp dư. Mọi người đến với nhau và chia sẻ các kiến thức mình có, không phải một sớm một chiều mà có được những hàng nghìn thành viên từ 3 miền Bắc Trung Nam, thậm chí còn vượt ra khỏi biên giới Việt Nam nữa. Trên diễn đàn này, có nhiều thành viên ở những nơi xa xôi, không có điều kiện học nhạc, nhưng họ có một tấm lòng đam mê đúng nghĩa, nhờ có Damsan mà nối kết lại với nhau.

Nói như cách của bạn, cứ ôm khư khư cái mà mình biết, thì diễn đàn này sập tiệm từ lâu rồi!

 2. Bạn Phong Vân may mắn được học nhạc viện chính quy. Chẳng bù với bọn mình, ban ngày đứa thì đi học, đứa thì đi làm, hên lắm cuối tuần mới được rãnh rỗi tí để thổi te te vài cái, kiến thức bọn mình thu lượm được chắc chắn còn nhiều thiếu sót rồi. Mà mình chẳng thấy gì là buồn cười cả, tinh thần tự học, tự vươn lên mà buồn cười à? Đúng là "không thầy đố mày làm nên" thật, nhưng ông bà ta cũng nói "học thầy không tày học bạn" kia mà!

Nếu bạn Phong Vân "đã có gì là tài giỏi đâu" thì tốt hơn hết cũng không nên nói người khác là "chẳng hiểu 1 tí gì" hay  "hí ..hí.. hí ...buồn cười chết mất ...học như bạn thì làm sao biết được cái hay ,cái tình cảm trong bài" mưa trên phố huế"  " bên ven bờ Hiền Lương " và rất ..rất nhiều bài"

 Có rất nhiều người biết làm bánh hamburger, nhưng chỉ có MC Donal là giàu nhất và trở thành tỷ phú, vì ông ta biết cách làm ra thật nhiều bánh và bán chúng cho mọi người. Bạn Phong vân cũng có 1 cái bánh hamburger rất ngon, vì bạn đã bỏ nhiều tâm huyết để làm ra nó, nhưng bạn chỉ làm 1 cái rồi ngắm nghía, tưng tiu và mãn nguyện. Bạn chẳng bao giờ dám bán nó cho ai cả, và vì thế, bạn cũng sẽ chẳng kiếm được xu nào!

 

 

Page 2 of 3 (42 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems