Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tại sao sáo TQ dài mà vẫn thẳng ?

rated by 0 users
This post has 149 Replies | 4 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
daocongthuan:
Shinichi:
daocongthuan:
Shinichi:

xin trả lơi bác daocongthuan thế này nhé, từ trước đến giờ em học chưa bao giờ thấy có hiên tưọng cộng hưởng trong sóng dừng cả, chỉ thấy trong dao động cơ học hay trong dao động điện từ, công hưởng điện thôi

Thứ hai là một nhạc cụ đã phát ra âm cơ bản f1 thì cũng phát ra các hoạ âm f2, f3 ..... 

Cái f1 chuẩn thì f2 f3 chưa chắc chuẩn . Họa âm bậc 4 là khốn đốn rồi. Bác có làm sáo không. Nếu có thì bác xem lại giúp em. Còn trong ống sáo,không phải sóng dừng mà là cộng hưởng âm thanh. Có sóng dừng khi mà v/f1=v/2f2. Sáo trúc dựa trên nguyên lí hộp cộng hưởng tất nhiên theo tính chất sóng thì phải có sóng dừng. Hình thành các bụng sóng.Hiện tượng cộng hưởng và  nguyên lí sóng dừng là ở chương Sóng chứ gì nữa. Sóng âm , sóng cơ hay sóng ánh sáng về bản chất là giống nhau mà bác. Câu này em thuộc lòng. Vì giống nhau nên người ta lấy sóng ánh sáng hay sóng nước để ví du về giao thoa và nguyên lí sóng đó bác. Nguyên lí sóng dừng thì chắc bác biết chứ.

Em xin trả lời bác mấy câu hỏi như sau

Thứ nhất là tuỳ theo cấu trúc của từng loại nhạc cụ hoặc cấu trúc khoang miệng và cổ họng từng người mà trong số các hoạ âm cái nào có biên độ khá lớn,cái nào có biên độ nhỏ, cái nào chóng bị tắt đi, chính vì vậy một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f1 thì bao giờ cũng phát ra đồng thời các hoạ âm có tần số f2, f3..., do đó mà các nguồn khác nhau thì biên độ và số lượng hoạ âm đi kem là khác nhau ( trích dẫn Lý thuyết vật lý của thạc sĩ Nguyễn Anh Vinh và Dương Văn Cẩn )

Thứ hai là trong ống sáo xảy ra hiện tượng sóng dừng, còn ống sáo có tác dụng là hộp cộng hưởng tạo ra âm sắc đặc trưng cho mỗi loại sáo ví dụ sáo kim loại âm sắc khác với sáo trúc, sáo nứa, lời nói của bác quá mâu thuẫn trên nói là ko phải là sóng dừng còn dưới lại bảo là có sóng dừng, đúng là ống sáo đóng vai trò là hộp cộng hưởng nhưng nguyên lí phát âm của nó phải dựa trên hiện tượng sóng dừng bác ạ

Cường độ: Luật các họa thanh ( harmonique ). Âm học cho ta biết là những âm thanh do các nhạc cụ phát ra không phải là những đơn âm (monophonique) mà là những đa âm (polyphonique) tức là các đơn âm hợp lại. Nếu ta thí nghiệm bật một giây đàn cho nảy thành tiếng và chú ý lắng tai nghe, thì ngoài âm thanh chính, trầm nhất, thanh cơ bản, còn nghe thấy những hòa thanh, tức là những âm thanh mà tần số là những bội số (multiple) của tần số cơ bản. Thí dụ ta gảy giây La của đàn ghi ta thi ngoài nốt La2 cơ bản ta có thể nghe thấy nhỏ hơn những âm thanh La3, tần số gấp đôi La2, Mi3 (tần số gấp ba La2), La4 (tần số gấp tư La2) và có thể tới Do4 (tần số gấp 5 La2)...Vậy sự gia tăng cường độ tia hơi thổi có thể coi như có hiệu lực là làm trổi lên, lần lần, những hoà thanh cơ bản của ống sáo. Nếu như tần số âm cơ bản là n, thì những hoà thanh xếp theo thứ tự sẽ có những tần số 2n, 3n, 4n, 5n... Thực tế ra, cường độ của tia hơi chỉ tới mõt mức nào thôi. Vì vậy nếu tương đối những họa thanh 2n, 3n có thể đạt được dễ dàng, những họa thanh 4n,5n rất khó thực hiện và coi như ở ngoài tầm giọng (étendue)

Thưa bác em cũng đủ khả năng để tranh cãi với bác, mặc dù em đã không động đến mấy cái lý thuyết này một năm rồi, em cũng đủ cơ sở chứng minh hồi học lớp 10, 11,12 em cũng là học sinh lớp chọn chuyên toán đấy bác ạ

Hazz.........!

bác shinichi có làm sáo chưa? Bác có cầm cây sáo thổi đc họa âm 1 thì đúng mà họa âm 2 trở lên sai bét bèn bẹt chưa và bác có tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa. Việc lạm dụng lí thuyết vào chưa chắc đúng. Nếu nói như bác thì cây ghi ta hay đại loại nhạc cụ nào mà ghép 2,3 đoạn vào thì giống như bản thân nó là 1 thể hay sao ý. Em là em chỉ ra cái khác chỗ có ghép với không ghép nó có tác động đến âm sắc như thế nào. Hướng đi của bác như em là đang nói đến nhạc cụ đồng nhất nhỉ. Bác có tính đến F ma sát và đặc tính chuyển động của hơi trong lòng sáo không? Theo bác lòng ống sáo trơn nhẵn hay mấp mô nhiều sợi chạy dọc mà ta gọi là "sớ trúc". Theo bác có thể tạo đc vật liệu nào tương tự như trúc không? theo bác tốc độ của làn âm khi va chạm với cái chỗ nối kia khi nó đi qua ntn?và theo bác thì tại sao trúc lại là vật liệu đc ưa chuộng để làm sáo? Em có nhiều thắc mắc muốn hỏi dân chuyên toán lắm. Bác mún hiểu hết xem sách giáo khoa Vật lí chương trình nâng cao trang 90 91 bài 17 nhé sách mới chứ không phải năm ngoái nhé.

1 tia hơi rõ ràng không thể thổi sáo trúc. Đó chỉ để thổi mấy cây nhựa thôi vì rất dễ. Sáo trúc có tiết diện không đều nên phải có luồn hơi tròn và đều (cái này chú Lee nói 1 lần qua điện thoại cho tui).Hơn nữa là trong thực tiễn tui và nhiều người làm sáo gặp phải không ít vấn để về âm của cây sáo. Làm 10 cây sai 2-3 cây là chuyện thường. Mặc dù kinh nghiệm làm sáo của tui còn ít nhưng tui có đủ để hiểu tại sao họa âm 1 tốt nhưng lên 2 ,3 lại sai. Đó là trúc 1 đoạn chứ nếu 2,3 đoạn thì "no vấn đề".

Vấn đề bàn cãi ở đây là  sáo trúc trung quốc dài thẳng 2 3 đoạn lằn nhằn. Âm sắc như thế nào? Có ảnh hưởng gì không?

So sánh với cây hàng thật và hàng nối xem như thế nào. Chú thòng, chú lee cùng các bác có kinh nghiệm về sáo trung quốc cho ý kiến nhé.

Cứ đà này hàng lỡm trung quốc lại có cơ hội vào tay 1 số người rồi.......Over

 

Tôi thì tôi cũng chưa làm sáo bao giờ nhưng tài liệu tôi đưa ra dựa trên cơ sở khoa học đàng hoàng, phần toi in đâm ở trên là trích dẫn tài liệu làm sáo trúc của Phạm Xuân Thư và dựa trên luật các hoạ thanh bác có thể đọc để tìm hiểu thêm,cái thứ hai bác nói trúc là vật liệu ko thể thay thế thì tôi thấy bác cũng nhầm vì ngoài bắc này các thầy sử dung nứa nhiều hơn là trúc, tôi thấy loại trúc củ chi thì làm sáo do ko có mắt nối nên nó ko có vấn đề gì, còn thưa bác bác hỏi tôi chỗ khớp nối nó có ảnh hưởng gì tới tiếng sáo tôi xin trả lời bác là là có vì sao ư bác có thể đánh bóng được phần lòng trong đoạn khớp nối ấy được ko đoạn khớp nối ấy làm tăng ma sát của làn hơi  với mắt nối của óng sáo cho nên khi thổi nốt sol nó bị vơi ( thực nghiệm chứng minh của thầy Lê Thái Sơn ) tức là nó không được chuẩn còn việc nó như thế nào vật liệu nào làm sáo tốt thì tuỳ vào dân chế tạo sáo vì mỗi người có một sở thích khác nhau người thích trúc, người thích nứa cho nên cái này tôi ko bàn cãi với bác nữa. Còn toi xin thưa với bác rằng sách giáo khoa vật lý 12 của bác nó chỉ là một tài liệu sơ cấp thôi nó khái quát chung chứ không đi trực tiếp vào một vấn đề, bác thử hỏi có ai mang được mấy lý thuyết trong chương trình lớp 12 của bác vào ứng dụng làm sáo ko, tôi thấy bác nên tìm hiểu kĩ ròi hãy phát biểu ý kiến, còn bác muốn tìm hiểu cây sáo nứa ngoài bắc nó như thế nào thì bác có thể liên hệ với thầy Lê Thái Sơn 

Còn tôi chỉ nói với bác vậy thôi, tôi thấy bác cũng đang đi hoàn toàn lạc nối tôi đang bàn luận với bác về khả năng hoạ âm lên được tới f mấy , cộng hưởng ntn chư tôi ko bàn luận về chất liệu làm sáo, trên đamsan cũng đã có topic thắc mắc về chất liệu làm sáo nên bác có thể đọc tham khảo còn nếu bác muốn hỏi dân chuyên toán tụi tôi thì hẹn bác trong một tương lai ko xa nếu bác có dịp bác ra HN tôi sẽ dành cả một buổi để tranh luận với bác và đưa bác đi tìm hiểu về cây nứa miền bắc nó như thế nào

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

bản thân tui cũng có 1 số kinh nghiệm để nghiên cứu vật liệu. Hiêjn tui đang làm thử vật liệu lò ô để làm sáo và cây mum để là tiêu. 2 loại này có rất nhiều lợi thế. Bác nói vậy là thừa nhận thực tiễn hơn là giáo khoa nhé. Có nghĩa bác BL lôi cái hình sin ra mà cãi với chú thòng thì không thật đúng.

Nói thật. Bác nghiên cứu thiệt đi rồi biết. Lắm vấn đề chứ không phải đâu. Phủ nhận cái lý thuyết là không đúng. Giờ toàn áp dụng cái đó đó. Vậy là ý tui+ ý bác shinichi là ra rồi nhé. Không cần bàn cãi gì thêm. Mọi người nghiệm ra nguyên nhân đi. Tui dừng tại đây. Over

Sinh nhi hữu nhai.Tri nhi vô nhai. Nhi tri vô diệc bất đắc sinh
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

cái chuyện bát độ 1 đúng mà bát độ 2 sai ( cao hơn hoặc thấp hơn ) nó xảy ra như cơm bữa ý, cứ nói f1, f2 vv... thì ai chả nói được! nhưng kiểm soát nó đâu đơn giản, làm sáo còn vớt vát, chứ làm tiêu kiểm soát nó chua lè ra ý chứ,

mà thực tế chẳng có cái công thức nào áp dụng vào làm tiêu được, tui làm tiêu bằng 5 loại trúc khác nhau!

cao bằng, Hà tây, đà lạt, Huế , Củ Chi, mới nhận thấy là khoảng cách các vị trí note của nó chạy nhau ầm ầm, ko thể dùng cây này mà làm mẫu căn cho cây kia được ( cùng tone,. cùng đường kính đấy nhá! ) ( hic thậm chí cùng loại trúc đôi khi nó cũng chạy nhau ầm ầm! )

cho nên các bác xét toàn trong điều kiện chuẩn ( lý tưởng của Vật liệu ) , mà hầu như ko bàn đến kết cấu của vật liệu ảnh hưởng thế nào!

mà cái đó cũng đúng, bởi vì các bác có làm đâu, các bác tranh luận khoa học trên giấy tờ á! mà khoa học thì chỉ có đúng, ko có sai, nhưng thực tế với lý thuyết lại có khoảng cách !

hic đâm ra bác Doandunamtang chửi 1 câu tui thấy đau nhưng mà đúng: Toàn một mớ lý thuyết suông!

bác nào mà đưa ra lý thuyết mà áp dụng vô thực tế được thì mới khiến người ta tin được, mới hết tranh luận!  chứ cứ post những cái bài dài dòng thì thực ra cũng là mang các cuốn sách của người khác ra đối nhau thui ( hic mà đôi khi lại sai ý! )

kính mong các bác đèn trời soi xét.....he he he

rockfan22003@yahoo.com
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Topic này đi quá xa chủ đề rồi máy bác ơi, nói túm lại sáo mà ghép 2, 3 đoạn để nhái theo kiều thẳng của trúc tự nhiên thì là đồ đểu, vậy thôi. Còn màu âm thì wa cái topic khác đi, mà bác lee nói là tuner_e xác định được màu âm của sáo, sao không vào mở 1 topic mới chỉ anh em 1 cái!
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Nói gì thì nói, sáo chứ đâu phải côn nhị khúc Big Smile
Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

ùh, ai muốn biết cái mầu sắc chi đó thì cứ mở ra mà bàn bạc! Thoong tui xin ko tham gia! thoong tui ko thích cãi nhau! mà cơ bản là kiến thức của tui còn hạn hẹp, nói nhiều thì cũng chẳng qua lại thùng rỗng kêu to thui, nên im lặng là hơn! xin lỗi vậy!

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lee em cũng chân thành xin lỗi, vì em còn nhỏ và nông nổi, sau này em cũng không dám láo lếu như vậy nữa, em rất hối hận .....
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

leehonso:
Lee em cũng chân thành xin lỗi, vì em còn nhỏ và nông nổi, sau này em cũng không dám láo lếu như vậy nữa, em rất hối hận .....

Tập trung vào kiếm xiền cưới vợ đi nhé, "ba cái vớ va vớ vẫn"  lo làm gì, để anh và chuthoong sớm có cơ hội ăn bò Lạc Cảnh nữa chứ ...he..he....Big Smile

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
tên này xấu tính bác Fool ạh! 2 vợ chồng nó đi ăn tôm hùm 1tr rưỡi, mà nó chỉ dám bao anh em mình bò Lạc Cảnh! Smile
rockfan22003@yahoo.com
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Bruce Lee:
avantasia:
Bruce Lee:

Thực ra pác không cần phải giới thiệu sách.....mình suy luận chứ không thuộc lòng......

sách nói rì mình nên hiểu bản chất chứ không thuộc lòng theo sách.....


 

 

Chắc Avantasia  thấy câu trên mâu thuẫn với nhận xét của tui về trích dẫn của Shinichi chăng?????

Thế bác không thấy tôi có câu: đọc phát thấy hiểu và hợp lý ngay à

Không lẽ khi bác chứng minh một bài toán mà phải sử dụng một kết quả nào đó mà mà kết quả đó thế giới toán học đã công nhận thành tiên đề hay định lý rùi bác lại đem ra chứng minh lại xong mới áp dụng vào bài toán.......... hức hức

Đây là lần cuối cùng tôi giả nhời những người bên lề.......

Kô có chút ý kiến thảo luận nào...........chỉ bới móc những thứ rất là vớ vẩn...............

Hiện tại tôi chỉ chờ có 2 bài viết của MHM và AVI nữa rùi đóng cửa luôn.....

Bạn Daocongthuan có tinh thần thảo luận nên tôi tiếp tục thảo luận với Daocongthuan (nếu còn muốn tiếp)......

Thế nên những thành viên khác nếu không đưa ra ý kiến liên quan tới vấn đề tranh luận xin miễn post bài gây thêm rối topic..........

Đúng là "ngựa non háu đá", "thùng rỗng kêu to". Một người luôn miệng nói đọc sách phải hiểu sách, hiểu được những gì từ sách chứ không phải bê nguyên xi trong sách vở ra nói, điều quan trọng là chúng ta phải thực sự hiểu.

Bruce Lee:

Thực ra pác không cần phải giới thiệu sách.....mình suy luận chứ không thuộc lòng......

sách nói rì mình nên hiểu bản chất chứ không thuộc lòng theo sách.....

 

Bruce Lee à!

Chính cậu nói như thế với bác Thoòng, nhưng cứ mở mồm ra là cậu lại "lý thuyết", rồi "khái niệm" ... "bản chất". Những điều đó chỉ để giúp chúng ta hiểu thêm vấn đề, mà cụ thể là những vấn đề liên quan tới sáo, chứ không phải đem từng câu chữ chính xác trong sách mà soi mói nhau (sách giáo khoa còn sai lè lè ra ấy...).

Cậu đọc sách, nhưng không hiểu sách, áp dụng một cách quá máy móc và cứng nhắc.

Bruce Lee:

+ Độ to  của âm.Để đặc trưng cho độ mạnh của âm.Nó chỉ phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm (sách giáo khoa nói)

+

music_heal_mysoul:
Cái ảnh hưởng trực tiếp đến cao độ của âm thanh chính là tần số (f),bước sóng (lam đa) và vận tốc truyền sóng(v)

Độ cao phụ thuộc vào tần số của âm (sách giáo khoa nói)

 +

Kiến thức và kinh nghiệm của cậu đã không có thì đừng có nói nhiều (lòi ngay ra cái dốt). Cậu chỉ biết copy paste từ sách giáo khoa vào thôi, mà những cái đó thì ai chẳng đã từng đọc rồi. Cậu viết vào như thế khác nào bảo chúng tôi không chịu đọc sách, tìm hiểu. Cậu làm nản lòng rất nhiều các lão làng như chuthong hay Leehonso khi muốn chia sẻ kiến thức với những thành viên thực sự tâm huyết ... Ngay cả với những lão tiền bối như MHM còn phải nản lòng với cậu bởi thái độ không chịu học hỏi ấy.Giải thích cho cậu hiểu chỉ làm cho cậu có cơ hội bới móc họ thôi. Thật ra để bới móc lại cậu không khó, nhưng họ không làm vậy, vì họ tôn trọng cậu, tôn trọng chính họ. Còn cậu thậm chí không tôn trọng cả lời nói của chính mình (bằng chứng như trên).

Tốt nhất là cậu nên xin lỗi các bác ấy đi.

...

Có câu "Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại."  <- Chuẩn...ko cần chỉnh

@All: mọi người khi nói gì với Bruce Lee thì xin hãy "copy paste" từ sách ra cho chuẩn. Không là bị bug đấy, Bruce Lee review thấy là comment ngay [:'(]

ˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆˆ

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân (Bruce Lee hãy nhớ)

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

lâu ngày cái mớ cãi vã này lại được moi lên nhỉ, các chủ đề về màu âm và tần số âm của tiêu thì ít có trên mạng, nhưng nếu bác gõ chữ shakuhachi vào mà nghiên cứu thử xem, người ta giải nghĩa đầy dẫy trên mạng đấy thôi, tiêu với shakuhachi lúc đầu tui nghĩ hẳn sẽ có sự khác biệt lớn, nhưng qua nhiều tài liệu tham khảo người ta qui kết lại chỉ có 3 mối trong cái bộ thổi hơi dọc trực tiếp là overcut, undercut và 1 loại khác là một biến thể của shakuhachi, mấy bác thích thì nghiên cứu về nó cũng tương đối gần giống như động tiêu, sẽ trả lời đc cho các bác về lý thuyết của màu âm, những kiến thức thực sự rút ra từ việc làm nhạc cụ chứ ko phải mớ lý thuyết phổ thông hay của ngành kiến trúc.

có một câu hỏi là chủ đề của topic này do lee đặt ra, tui ko trả lời mà chỉ hỏi lại ( xin thứ lỗi nếu bác nào thấy tui quá ngạo mạn ), tại sao tiêu của saonhua dài mà vẫn thẳng dù ko hề cắt ghép ? nếu bác nghĩ rằng tui có thể kiếm được nguồn trúc thẳng nhiều hơn người trung quốc thì chắc bác nào đó lầm to....có những thứ các bác nghĩ là  đồ đểu vì cắt ghép, nhưng đôi khi ko phải thế đâu, đôi khi ghép là để chữa một khuyết tật do bản thân chất trúc tạo ra.... MHM thách đố với tui một câu và đột nhiên lời thách đố đó đã dẫn tui tới 1 câu trả lời cho 1 câu hỏi khác chôn sâu trong lòng từ khi bắt đầu làm tiêu tới giờ....hiện tại tui chưa đủ điều kiện để trả lời, chỉ là suy nghĩ trên lí thuyết, khi nào có bằng chứng thật cụ thể, tui sẽ trả lời câu hỏi của lee...tại sao sáo TQ dài mà vẫn thẳng,có phải ghép là một trò đểu ?

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Sr nhé! Tự dưng lại đi moi lại chuyện cũ, ko để ý :P

Thấy mấy bác bảo khi 2 đoạn trúc khác nhau ghép vào thì không hay lắm vì chất trúc khác nhau

Nhưng nếu đó là 2 đoạn trúc liền nhau của cùng 1 cây thì như thế nào nhỉ? Em định thắc mắc nhưng xong rồi lại bị cuốn vào mấy vụ cãi nhau mất Stick out tongue.

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

em hôm nay vào xem topic đọc thấy hai bác Bruce lee và bác chuthoong tranh luận khiếp quá.may mà giờ ko phải là lúc đấy.Theo em tiền nhiều thì có sáo ngon .tiền ít thì sáo ghép mảnh.không biết thì bị hớ.Còn về âm thế nào thì em ko biết thế nào là hay nhất, chuẩn là được.ống nối để cho tiện mang theo cho gọn.Sáo nó muốn cho đẹp và thẳng .không đủ độ dài thì nó ghép.MÀ ghép thì  phải che đi.Biểu diễn thì tùy bài mà chọn cây nhỏ ,cây to.MÀ TQ có cái lỗ khoét dán màng theo em chẳng qua là muốn có tiếng sáo khác với nước khác.Để khi nghe người ta biết ngay là sáo TQ.dán bằng băng dính thì tiếng lại như sáo việt nam.Làm đẹp cho bắt mắt,du khách thích hơn nên mua nhiều.lại có tiền mà xài,cho vào kho bạc.Yes

CÁC bác đều biết thuyết tương đối mà có gì tuyệt đối đâu.Âm thanh người ta quy định tần số âm để cho thống nhất thôi.Mà cái gì chẳng có sai số.NÊN MỌI NGƯỜI ĐỪNG TRANH CÃI NHAU LÀM GÌ .QUAN TRỌNG LÀ LÀM RA CÂY SÁO MÀ CÓ THỂ BIỂU DIỄN ĐƯỢC  ,NGƯỜI NGHE VỖ TAY KHEN HAY .ĐÓ LÀ NIỀM VUI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ NGHIỆP DƯ NHƯ THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN MÌNH,RỘNG HƠN LÀ CỦA NHỮNG NGƯỜI CẦM SÁO .Diễn đàn mình mở ra để người yêu sáo học hỏi lẫn nhau,bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc VIỆT NAM,sau mới là đến tiếp thu tinh hoa của nhân loại.MỌI NGƯỜI ĐỒNG Ý CHỨ NHỈ.ĐỂ DIỂN ĐÀN MANG MỘT Ý NGHĨA TỐT ĐẸP ,AI CŨNG ĐỀU VUI VẺ.!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!Broken Heart

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

ôi một thời nông nổi ý mà bác, sau vụ này Thoong em về nhà đóng cửa , úp mặt vô tường , mang bộ Thiền luận ra đọc để sám hối rồi!

độ này em có dám tranh luận gì đâu, lo mà làm cho tốt thui he he ! Geeked 

rockfan22003@yahoo.com
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
huucoc:

em hôm nay vào xem topic đọc thấy hai bác Bruce lee và bác chuthoong tranh luận khiếp quá.may mà giờ ko phải là lúc đấy.Theo em tiền nhiều thì có sáo ngon .tiền ít thì sáo ghép mảnh.không biết thì bị hớ.Còn về âm thế nào thì em ko biết thế nào là hay nhất, chuẩn là được.ống nối để cho tiện mang theo cho gọn.Sáo nó muốn cho đẹp và thẳng .không đủ độ dài thì nó ghép.MÀ ghép thì  phải che đi.Biểu diễn thì tùy bài mà chọn cây nhỏ ,cây to.MÀ TQ có cái lỗ khoét dán màng theo em chẳng qua là muốn có tiếng sáo khác với nước khác.Để khi nghe người ta biết ngay là sáo TQ.dán bằng băng dính thì tiếng lại như sáo việt nam.Làm đẹp cho bắt mắt,du khách thích hơn nên mua nhiều.lại có tiền mà xài,cho vào kho bạc.Yes

CÁC bác đều biết thuyết tương đối mà có gì tuyệt đối đâu.Âm thanh người ta quy định tần số âm để cho thống nhất thôi.Mà cái gì chẳng có sai số.NÊN MỌI NGƯỜI ĐỪNG TRANH CÃI NHAU LÀM GÌ .QUAN TRỌNG LÀ LÀM RA CÂY SÁO MÀ CÓ THỂ BIỂU DIỄN ĐƯỢC  ,NGƯỜI NGHE VỖ TAY KHEN HAY .ĐÓ LÀ NIỀM VUI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ NGHIỆP DƯ NHƯ THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN MÌNH,RỘNG HƠN LÀ CỦA NHỮNG NGƯỜI CẦM SÁO .Diễn đàn mình mở ra để người yêu sáo học hỏi lẫn nhau,bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc VIỆT NAM,sau mới là đến tiếp thu tinh hoa của nhân loại.MỌI NGƯỜI ĐỒNG Ý CHỨ NHỈ.ĐỂ DIỂN ĐÀN MANG MỘT Ý NGHĨA TỐT ĐẸP ,AI CŨNG ĐỀU VUI VẺ.!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!Broken Heart

Bác nói cứ như sách ấy nhỉ! Big Smile Đồng ý với bác như vậy, nhưng tranh cãi lại là cách tốt nhất để học hỏi đó bác, có điều là cách mình tiếp thu những thứ người khác nói như thế nào thôi. Nếu cứ cố chấp thì ko tiến bộ được.

Em thích sáo Trung Quốc ở một điểm là âm sắc của nó rất trong và sắc, lên cao không bị chói. Đấy là do lỗ dán màng đó thì phải. Bác có vẻ hơi định kiến với sáo TQ nhỉ? Sad

Page 9 of 10 (150 items) « First ... < Previous 6 7 8 9 10 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems