Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Xích bích hoài cổ hợp tấu cầm tiêu.

rated by 0 users
This post has 5 Replies | 1 Follower

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
smile Posted: 04-11-2009 23:42
cổ nhạc danh khúc Xích bích hoài cổ hợp tấu cầm tiêu.
mình cần tìm bài này mọi người có ai biết không mình tìm mãi không thấy.hình như là bài cổ nhạc trong thập đại danh khúc trung hoa.bài này rất u hoài.
Làm thân bò để người bắt giết Có bao giờ biết lí do tại sao Những ai yêu quãng trời không độc lập Phải như én tập bay cao xa mãi .***^@!.^.!@^***.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Đây, gửi bác Xích Bích Hoài Cổ

http://www.mediafire.com/?0nkmnmv4i3o

Theo tôi biết thì Xích Bích Hoài Cổ không được xếp vào Trung Hoa thập đại cổ khúc. Thập đại cổ khúc gồm:

1. Cao Sơn Lưu Thủy

2. Quảng Lăng Tản cầm khúc

3. Bình Sa Lạc Nhạc

4. Thập Diện Mai Phục

5. Ngư Tiều Vấn Đáp

6. Tịch Dương Tiêu Cổ

7 Hán Cung Thu Nguyệt

8. Mai Hoa Tam Lộng

9. Dương Xuân Bạch Tuyết

10. Hồ gia thập bát phách

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Thì bonus các bác link down 10 bài này luôn vậy.

                                  

 

Đằng sau mỗi nhạc khúc là những giai thoại thú vị. Nghe nhạc khúc mà không biết nguyên nhân dẫn khởi nhạc khúc tất không thể đi đến tận cùng cái vi diệu của khúc ý. Mỗi nhạc khúc có những câu chuyện lịch sử và văn chương đằng sau chúng. Cần biết để có thêm hứng thú khi thưởng thức nhạc khúc.

1. Cao sơn lưu thuỷ

Cao sơn lưu thuỷ gắn liền với một giai thoại về mối tình tri âm tri kỉ giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc( thế kỉ 4 tr.CN), Liệt Ngự Khấu, người nước Trịnh, trong Thang vấn, sách Liệt Tử chép: “ Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn’. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! mênh mang như sông nước’. Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc ư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ư tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ư mà người chơi gửi gắm, đạo lư này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy. Cầm phổ sớm nhất của nhạc khúc này được ghi trong Thần kỳ bí phổ. Giải thích về nhạc khúc này sách viết: “Cao sơn lưu thuỷ ban đầu chỉ có một đoạn, đến đời Đường nó được phân thành hai khúc nhạc giống nhau, không phân đoạn, đến đời Tống người ta mới phân Cao sơn thành 4 đoạn, lưu thuỷ thành 8 đoạn”.

2. Quảng lăng tán

Trong truyện Kiều, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe tại vườn Thúy, có đoạn:

Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân


Câu đầu chính là để chỉ khúc "Quảng lăng tán" . Nhắc đến "Quảng lăng tán", thì phải nhắc đến hai câu chuyện, chuyện của thích khách Nhiếp Chính thời Chiến Quốc và chuyện của Kê Khang. Cha của Nhiếp Chính vì Hàn Vương mà đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát, Nhiếp Chính vì trả thù cha luyện đàn mười năm, nổi tiếng khắp nơi, được Hàn Vương triệu vào đàn. Nhiếp Chính nhân cơ hội này giết chết Hàn Vương rồi hủy dung tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người đời sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc "Quảng lăng tán". Sáu trăm năm sau, đời Ngụy Tấn, có Kê Khang là một nhạc gia nổi tiếng trong nhóm “Trúc Lâm thất hiền” đã phát triển khúc này thành một khúc nhạc tuyệt luân. Đương thời họ Tư Mã đang tiếm quyền Tào Nguỵ, Kê Khang tài giỏi nhưng tính cương liệt, đứng về phía nhà Nguỵ một mực tỏ thái độ không hợp tác với họ Tư Mã. Năm 262 tr.CN Kê Khang vì tội làm loạn triều chính đã bị chặt đầu giữa chợ, trước khi chết ông đã tấu khúc "Quảng lăng tán" một lần cuối cùng rồi thốt lên rằng: "Quảng Lăng Tán từ nay thất truyền!"

3. Bình sa lạc nhạn

Thời Minh triều còn có tên Lạc nhạn bình sa, khúc điệu du dương, dìu dập, trong tiếng đàn có tiếng nhạn. Miêu tả chim nhạn đáp xuống giữa không trung, ngoái đầu ngắm cảnh.

4. Mai hoa tam lộng

Nhạc khúc thuộc loại "tá vật vịnh hoài", mượn hình ảnh tinh khiết,sự thơm ngát và sức kiên cường chống chọi với cái lạnh của hoa mai để tán tụng những người có tiết tháo cao thượng.Nửa đầu khúc nhạc giai điệu du dương, thanh u gợi lên sự cao quý và trạng thái tĩnh tại an tường của hoa mai. Nửa đoạn sau vội vàng, hấp tấp biểu hiện động thái bất khuất của hoa mai.Giai điệu tiết tấu hai đoạn đầu và cuối như là bất đồng, tương phản rõ rệt...

5. Thập diện mai phục

Nhạc khúc miêu tả tình cảnh quyết chiến oanh liệt cuối cùng của chiến tranh Sở Hán vào năm 202 trước công nguyên. Trận ấy, tứ diện Sở ca, bốn bề mai phục, Hạng Vũ phải tự tử ở Ô Giang, Lưu Bang giành được thắng lợi. Theo GS Trần Văn Khê thì “Thập diện mai phục” là một trong những bản khó đàn nhất, đặc biệt từ chương Ba đến sau có mấy đoạn khi đàn phải chen ngón giữa của bàn tay trái vào các dây làm âm thanh phát ra đục và giống như tiếng gươm giáo chạm nhau, như Nguyễn Du đã tả khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khúc này:

Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau


6. Tịch dương tiêu cổ

Là khúc nhạc trữ tình khoảng trước sau năm 1925.

7. Ngư tiều vấn đáp

Bày tỏ niềm an vui tự tại của “ngư tiều” giữa chốn rừng xanh núi biếc (thanh sơn lưu thuỷ). Nhạc khúc dùng phương thức đối thoại giữa “ngư giả” và “tiều giả”, những lúc mà nhạc khúc lên cao chính biểu đạt câu hỏi, lúc mà giai điệu thấp xuống thì biểu thị câu trả lời. Toàn khúc phiêu dật tiêu sái, biểu hiện thần thái thong dong tự tại của "ngư tiều"…

8. Hồ gia thập bát phách

“Hồ gia thập bát phách” kể về về cố sự “Văn Cơ quy hán”. Trong khung cảnh chiến loạn thời mạt Hán, Thái Diễm ( Thái Văn Cơ) lưu lạc ở đất Hung Nô 20 năm. Nàng thân tuy là sống bên cạnh của nhà vua, nhưng lòng thì luôn hoài niệm về cố hương. Lúc Tào Tháo phái người đón nàng về cố hương, nàng không nỡ rời xa hai đứa con nhỏ, niềm vui hồi hương bị nỗi đau cốt nhục chia ly bao phủ làm tâm tình nàng cực kỳ mâu thuẫn… Có thể nói đây chính là khúc bi ai nhất trong “Trung Hoa thập đại danh khúc”.

9. Hán cung thu nguyệt

Kể lại tâm tình của cung nữ thời xưa thường bị áp bức, khóc lóc thê lương, gợi nên sự đồng cảm

10.Dương xuân bạch tuyết.

“Dương xuân bạch tuyết” dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái, mơ màng như thấy có những tia nắng ấm áp lan tỏa lên thân mình, xa xa những lớp tuyết đang từ từ tan ra trên một cành mai gầy...
 

Đúng là nó hay từ lúc chưa ra đời các bác ạ 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

mấy Vị này giỏ thật đấy ,tìm đâu ra thế không biết?

 

'' Ngõ trúc sân mai nhìn cảnh cũ Cà meo cơm mốc nhớ hàn vi''
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
 Mạng ở KTX Mễ trì Downoad thì vừa chậm,vừa đắt cắt cổ. 50k/1,4G.Hix....thấy nhạc Trung Quốc nhiều và hay hơn nhạc Việt mình là sao các huynh đệ?
Thái Tú
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Nhiều thì nhiều hơn thật, hay hơn thì chưa chắc, mỗi loại có một đặc trưng, có cái hay riêng, sáo trung mà thổi nhạc VN thì cũng te te thoai.

Nếu thk nghe nhạc không lời/ có lời/ hoà tấu TQ thì chịu khó mang ổ qua tôi copy cho, hoặc kiếm cái usb lớn lớn cho đỡ phải vác qua vác lại nhiều lần. bên topic gthiệu bản thân bác làm ơn post thêm thông tin cái mail, nik chat + SĐT thì càng tốt, thình thoảng mình xuống đó ae mình gặp nhau nhé, mà KTX MTr tối có thổi đc sáo ko thía bác??  

Page 1 of 1 (6 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems