Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Chào cả nhà, tuần mới vui vẻ !!!
Tớ lập topic này để chia sẻ về những sai lầm của những người mới vào luyện tập môn sáo trúc mà không có thầy giáo hướng dẫn, những sai lầm này chủ yếu suy ra từ quá trình tự tập luyện của tớ và của cả một số bạn trên này mà tớ đã có dịp gặp gỡ qua mấy lần off và mini-off, có gì mọi người góp ý thêm nhé. Các bạn nào băn khoăn điều gì có thể post tại đây, hi vọng sẽ có các cao nhân trợ giúp
Sai lầm 1: dục tốc bất đạt
Đây là sai lầm chung và nguy hiểm nhất của đa số các bạn khi bắt đầu vào tập luyện, khi không phân biệt được đâu là bài tập để nâng cao trình độ, và bài nào là bài thuộc danh sách ước mơ. Tớ biết có rất nhiều bạn thích bắt đầu với những tuyệt phẩm như Trên đường chiến thắng, Anh vẫn hành quân, trong khi các kỹ thuật cơ bản như lưỡi đơn, lưỡi kép, reo, và dùng hơi hãy còn chưa tốt
Việc tập luyện các bản nhạc quá sức trong thời gian ngắn có thể đem lại những sự tiến bộ mong manh, nhưng xét về nền tảng thì sẽ khiến bạn bị hổng rất nhiều, hơn nữa nếu tập không thành sẽ dẫn tới chán nản, và hứng thú tập luyện sẽ sớm bị tan biến đi mất. Nguy hiểm nhất là về sau này khi các bạn tập lại cơ bản sẽ rất khó sửa chữa những sai sót đã thành thói quen mặc định
Một ví dụ tốt để phân biệt đâu là bài tập để nâng cao trình độ, bài nào là ước mơ là bài Giương tiên thôi mã vận lương mang, bài này đối với anh saotruc, người đã tập luyện cơ bản tới cả 10 năm, thì là một bài tập để nâng cao trình độ, còn với một bác nào đó thời gian tập chưa tới 1 năm, thì việc trình diễn tác phẩm này trong hôm offline Hà Nội 22/2 là quá sức, thực tế đã chứng minh
Cá nhân tớ thì cũng mới tập chưa tới 1 năm, và cũng mới chỉ dừng lại ở các kỹ thuật ngón, dùng hơi và lưỡi đơn, các bản nhạc tớ đang tập luyện đơn giản hơn mấy bài kể trên rất nhiều, mọi người đừng cười khi tớ nhận xét về các tác phẩm khó quá sức tớ nhé
Lời khuyên 1: nên biết lượng sức, và có sự nhẫn nại, chịu khó trong tập luyện
Sai lầm 2: quá cứng nhắc
Sai lầm này thường đến với các bạn quá tin tưởng vào một bài hướng dẫn trong sách hay trong các tài liệu tìm được trên mạng. Để lấy ví dụ, việc đánh lưỡi đơn là cần thiết, nhưng không phải tất cả các nốt trong bản nhạc đều đánh lưỡi, cũng không phải cứ phách mạnh là đánh, phách nhẹ thì lướt. Tất cả tùy thuộc vào giai điệu tổng thể của bản nhạc đó
Hoặc giả như việc thổi theo đúng một bản ký âm nào đó, các bạn nên nhớ là các bản ký âm dành cho nhiều người tập thường chỉ có lòng bản, nghĩa là chỉ có giai điệu chính, còn việc biến tấu, sử dụng luyến láy, ngân rung ra sao thì lại phụ thuộc vào mỗi người. Tất nhiên ta không xét bản ký âm của các nghệ sỹ lớn như Nguyễn Đình Nghĩa, Đinh Thìn hay Triệu Tiến Vượng
Trừ khi hòa âm với nhiều nhạc cụ khác thì ta chưa bàn tới, sáo trúc vốn có sự mỏng manh, lả lơi, nghĩa là tự bản thân nó có một sự mềm mại nhất định, nếu quá cứng nhắc trong tập luyện và trình tấu sẽ dẫn tới sự nhàm chán và không thể hiện hết được cái chất vốn có của tiếng sáo quê, người nghe cũng sẽ thấy tiếng sáo không có chi đặc biệt
Sai lầm này không chỉ có ở người mới tập luyện, mà cả những người tập luyện lâu năm cũng dễ mắc phải, để đơn giản các bạn có thể nghe lại tất cả các bản thâu của anh avaiavi để thấy việc lạm dụng lưỡi đơn tạo hiệu ứng không tốt thế nào, ngay cả như bản thâu của anh MHM trong rừng trúc cũng bị dính tiếng lưỡi đơn rất phô, hoặc các bản thâu có tiếng đập nhịp của anh Leehonso là ví dụ cho thấy quá tuân thủ nhạc phổ chưa chắc đã tạo được một sản phẩm tốt
Lời khuyên 2: tôn trọng các kỹ thuật cơ bản, nhưng hãy lấy tác phẩm và người nghe làm trung tâm
Sai lầm 3: trình tấu hời hợt
Sai lầm này phổ biến nhất trong các buổi gặp gỡ giao lưu, khi các bạn trình tấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác thưởng thức. Việc run rẩy, e dè, và lo ngại việc mình có thể thổi sai, hay là không thể hiện hết được trình độ có thể khiến bạn bị run, đặt môi không chuẩn, làn hơi không ổn định và bỏ ngón bị loạn nhịp
Nguồn gốc của sai lầm này là khi tập luyện bạn chưa thực sự nhập tâm vào việc tiếp nhận cái hồn của bản nhạc, và do đó khi trình tấu thực chất bạn mới chỉ biểu diễn kỹ thuật, chứ không phải thể hiện một tác phẩm hoàn chỉnh. Đương nhiên khi quá tập trung vào việc thể hiện kỹ thuật, việc mắc lỗi là khó tránh khỏi
Cảm âm khác với cảm một tác phẩm. Cảm âm có thể giúp bạn thổi đúng nốt, chơi đúng kỹ thuật, nhưng chưa thể giúp bạn thể hiện được cái hồn của bản nhạc. Việc dùng hơi mạnh yếu thế nào, tốc độ bỏ ngón khi nào nên tăng lên 1 chút, lúc nào nên giảm đi một chút, bản nhạc có bao nhiêu khuông, bao nhiêu đoạn, diễn tả cảm xúc gì, cần nắm vững những điều này mới có thể thể hiện được cái hồn của bản nhạc
Sai lầm này nói chung là hầu như ai cũng dính cho nên khỏi liệt kê làm chi. Chỉ lưu ý là khi tập trung thể hiện một tác phẩm, chứ không phải biểu diễn kỹ thuật, tác phẩm của bạn có thể sẽ hay lên rất nhiều lần
Lời khuyên 3: khi tập luyện một tác phẩm bất kỳ, hãy tìm hiểu nhiều hơn về chính tác phẩm đó
Từ từ rồi tớ update tiếp, viết về sai lầm trong luyện tập thì mấy ngày không hết ấy chứ. Về các sai lầm trong việc tập luyện các kỹ thuật cơ bản, mong anh saotruc cho một vài lưu ý ạ, về việc trình tấu sao cho hay, cho có hồn, mong nhận được cao kiến của chú Nguyễn Tân, anh ninja, bác tiengdanbensuoi ạ. ChangkiFung và Bruce Lee vào góp vui với tớ nhé, hehe
Chạy thôi !!!
Theo em thì cũng tuỳ vào sở thích của mỗi người mà hãy lựa chọn cho mình các kĩ thuật, vì nếu tập nhuần nhuyễn các kĩ thuật thì em nghĩ ít nhất là 5 năm trở nên. Em thì thích nhạc buồn nên cũng chỉ cẩn một số kĩ thuật như đánh lưỡi đơn, láy ngắn, láy rền, luyến. còn các bác thích nhạc vui, sôi nổi như lão Bruce Lee thì cần thêm đánh lưỡi kép. Nhưng tập kĩ thuật gì đi nữa thì có lẽ tập đánh nhịp là điều quan trọng, em thì trình gà nên chỉ biết thế thui. Các bác có bác nào biết gì về đánh nhịp thì vào dạy cho anh em cái
VD như nhịp 6/8 trong bài Tình ca Tây Bắc.... đánh nhịp chân như thế nào.... cài này nói thật là em cũng ko biết mong các bác chỉ dùm
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
Cũng hay.
Thanks.
kmath: Việc run rẩy, e dè, và lo ngại việc mình có thể thổi sai, hay là không thể hiện hết được trình độ có thể khiến bạn bị run, đặt môi không chuẩn, làn hơi không ổn định và bỏ ngón bị loạn nhịp
Việc run rẩy, e dè, và lo ngại việc mình có thể thổi sai, hay là không thể hiện hết được trình độ có thể khiến bạn bị run, đặt môi không chuẩn, làn hơi không ổn định và bỏ ngón bị loạn nhịp
Tính chọc ta hả, hôm đó uống nước có mấy tên nhi nữ mới đến nên ta mắc hết tất cả các lỗi trên + xì phé, nên hồi sau hổng dám thủi chỉ dám tập trung chuyện môn uống nước và...xếp hình, sao ko tính nốt nguyên nhân này vào cho đủ bộ nữa hả, khuyến cáo các bác phải tập luyện đứng cho vững trước mặt con gái hẵng lên thủi nhá, em hôm đấy thằng Bruce Lee nó thở hơi mạnh tí mà đã ngả bổ ngửa ra đằng sau roài. Hic để lần sau kiếm cây sáo khác ngon ăn đã.
Định chạy làng luôn nhưng cố quay lại đá cái rồi chạy tiếp....
Sau một thời gian căng tai căng mắt và long sòng sọc con ngươi để nghe, nhìn và so sánh, hoàn thiện nốt một số kỹ thuật "siêu cơ bản" thì em thấy rằng khi thổi sáo khuyến khích đánh lưỡi đơn tất cả các note có thể được (thậm chí còn nhiều hơn bản nhạc, chứ không phải là giảm tới thiểu số cho nó "mềm" như các bạn vẫn "nghĩ" đâu ạ), để tạo ra được âm sắc dứt khoát, rõ ràng cho note nhạc và không bị rè thêm âm của các note khác không mong muốn khi bấm mở ngón. Bổ sung sai thêm cái gạhc đầu dòng 2, cái mà em rút ra được là : đánh lưỡi các lọai đều có rất nhiều kiểu chứ không đơn thuần giống nhau như cách phát âm chúng, lưỡi đơn khi đánh còn có đánh mạnh đánh nhẹ, đánh đanh đánh mờ (mà có khi nghe đánh lưỡi đơn mà tưởng như không đánh), vẫn là tùy từng bài, tùy phong cáhc xử lý từng người, điều cần quan tâm là tôn được bài nhạc lên, diễn tả được nội dung bài nhạc hay là của người thổi bằng giai điệu.
Tóm lại em thấy nếu thổi chưa đạt thì là do trình chưa "tới", phải luyện thêm
Hổng phải suýt ngã, mà ngã thật rùi, lộn 1 vòng.
Hổng phải hắn ngã, mà là................ta ngã.
Ta mà xuống cung thiếu nhi chắc tắc thở ngất lun chứ chẳng chơi.ê ê khi nào xuống đó cho ta đi zZzới!
kmath:Haha, chủ nhật này các bác định hành quân xuống Hà Đông đấy à
Ko ạ vì lão Bruce lee thỉnh thoảng cũng đến lớp học sáo của thầy Sơn ạ
mà các bác cho em hỏi cái nhịp 6/8 thì đập chân kiểu gì ạ
À các anh cho em hỏi cái nhịp 6/ 8 trong bài Tình Ca Tây Bắc
http://damsan.net/forums/13/5218/ShowThread.aspx
thì đập nhịp ( đập chân ) kiểu gì ạ
Shinichi:mà các bác cho em hỏi cái nhịp 6/8 thì đập chân kiểu gì ạ
Shinichi:À các anh cho em hỏi cái nhịp 6/ 8 trong bài Tình Ca Tây Bắchttp://damsan.net/forums/13/5218/ShowThread.aspxthì đập nhịp ( đập chân ) kiểu gì ạ
Nếu bạn vừa mới post cái gì mà sực nhớ là còn thiếu chưa có đánh hết thì hãy sử dụng chức năng "Sửa" để thêm nội dung cần bổ sung vào, tránh có 1 nội dung mà rải ra nhiều bài post.
Đây là cảnh báo của SMOD
music_heal_mysoul:Tiện đây xin góp ý với bạn là các topic không phải cửa sổ chat nên khi bạn viết bài nên viết hẳn 1 bài đầy đủ ý, Tránh post bài lắc nhắc thế này sẽ gây tràn topic nhé. Nếu tình trạng này xãy ta tiếp diễn thì BQT sẽ xóa các bài viết kiểu này đó. Mong bạn chú ý điều này nhé.
@ kamaz: sao lại liệt tui chung hàng mà lại trước lão TDBS thế, tổn thọ tui chết ?! Theo như ý tứ bài của bạn thì bạn đã dẫn ý của 1 tên "trùm" ở ngoài đó là cha nội kirin, thành ra hỏi thổi sao để có hồn thì hỏi chả là hay nhất