Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Vừa xem trên HTV7 thấy có một phóng sự nói về các làng nghề tre trúc Việt Nam. Có 2 điểm chú ý mà MHM ghi lại như sau:
Thứ nhất : Ủ màu vàng , bóng tự nhiên cho tre trúc, nghệ nhân ở làng quê tìm rơm rạ mới gặt, xong cắt nhỏ đem phơi thật khô ( không sử dụng rơm mục ) Sau đó họ bỏ một cái ọc ( dưới đất ) rồi để sản phẩm tre trúc bên trên rồi đốt. Khi đốt họ dùng các tấm phủ bên trên để hứng cho khói và hơi nóng không bị thoát ra ngoài. Đặc điểm của loại rơm rạ này là đốt không cháy lửa mà chỉ cháy âm ỉ bên trong và tạo rất nhiều khói vàng kết hợp với nhựa trúc thấm ra ngoài sẽ tạo màu vàng óng và bóng cho trúc tre. MHM nghỉ dùng vỏ trấu ( vỏ hạt gạo ) để ung cũng tạo nhiều khói như vậy.
Thứ 2 là tạo màu đen cho trúc tre : nấu nước lá ổi, xoài,v...v ... rồi ngâm vào cho nó nhuộm màu đen, sau đó đem ngâm xuống bùn 3 tháng để ko bị phai màu và chống mối mọt cho trúc.
Mình đã dùng thử cách này , bác Mhm xem có dc ko? trúc chặt về đem ra ngoài nắng phơi thật khô cho đến khi trúc ngả sang màu bạc. Hơ trúc trực tiếp qua lửa ( đốt = củi hay lá, rơm thì càng tốt). Hơ đi hơ lại thật đều nhiều lần nhưng ko làm cho đoạn trúc bén lửa. trúc sẽ ngả sang màu óng hơi thâm đen rất là bóng tự nhiên ko bao giờ phai dc. Và sau nay kết hợp mồ hôi ở tay, cây trúc lên nước rất là đẹp.
Tiện đây, mình muốn hỏi cách xử lý trúc thẳng của bác. Mình cũng đã xử dụng rất nhiều cách nhưng ko hiệu quả mấy. Dùng lửa để uấn thì tuy có thẳng nhưng nó lại làm biến dạng lòng ống. Cách nữa là khi trúc còn tươi mới chặt về, để chúng trên 1 mặt phẳng, trên đó dùng 2 cái đinh đặt so le nhau (dùng làm điểm tựa) sau đó đưa đoạn trúc vào và đẩy từ từ cho đến vị trí thẳng hàng của nó.cố định vị trí đó bằng 1 cái đinh khác rồi đem phơi khô ngoài nắng. Với cách này tuy có khá hơn 1 chút nhưng phải chờ vài tháng sau khi đoạn trúc thật nỏ và ta tháo các chốt đinh ra trúc nó mới thẳng đc. Nhiều khi hên xui, có cây dc cây ko.
cái cách phơi nắng của bác rất đễ làm nứt trúc đối laọi trúc dày, bởi vì khi phơi như thế lớp ngoài đã khô sẽ co lại nhanh, trong khi đó bên trong còn chưa kịp khô nên mặt ngoài trúc bị kéo đẫn đến nứt ngoài, nếu o thấy ngay thì sau này cây sáo, tiêu đó đến nhưng vùng nhiệt dộ khắc nghiệt sẽ dễ bị nứt,( cái mà gọi là nứt ngầm từ trước đó bác ) !
còn uốn như của bác ko xong, em đã từng chặn mấy ông trúc cả 6 tháng , sau đó thì cong vẫn hoàn cong hic hic! đó là chưa nói đến loại trúc đốt Đà Lạt, 1 cây 9 đốt mà nó cong theo 9 hướng, cây nó lại cũng như sắt, thử hỏi bác uốn kiểu chi!
hi! vấn đề như bác Thoong nói đúng là em chưa có hình dung ra dc, cảm ơn bác đã nhắc nhở. Để em xem lại xem.
chuthoong: ...còn uốn như của bác ko xong, em đã từng chặn mấy ông trúc cả 6 tháng , sau đó thì cong vẫn hoàn cong hic hic! đó là chưa nói đến loại trúc đốt Đà Lạt, 1 cây 9 đốt mà nó cong theo 9 hướng, cây nó lại cũng như sắt, thử hỏi bác uốn kiểu chi!
...
Xin chia sẻ chút kinh nghiệm hạn hẹp của mình, Sau khi có đốt trúc tươi, các bạn thông nòng, sau đó kiếm 1 cây sắt hoặc kim loại cứng luồn vào trong lòng ống, ném xuống nước ngâm vài tháng, thế là xong. Sau khi vớt lên đảm bảo thẳng. Hoặc cũng có thể dùng dây cột cái ống trúc cặp theo một cây sắt thẳng, chuẩn bị sẵn một thau nước đá lạnh, luộc hoặc hơ ống cho nóng sau đó nhúng nhanh xuống thau nước đá lạnh. Rồi cho em nó xuống ao vài tháng cũng được (Chú ý phải dùng dây bản lớn, để ống không bị biến dạng).