Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

những điều kỳ thú quanh ta

rated by 0 users
This post has 116 Replies | 1 Follower

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Kiến ăn thịt người

kiendoc.jpgỞ rừng Mã Lai có một loại kiến độc Occophyla, càng sắc, cắn thủng thịt và có nọc độc đốt rất buốt. Công nhân đồn điền cà phê rất sợ loại kiến này. Lại còn có hiện tượng loài kiến Dorillin tập trung hàng tỉ tỉ con kiến thợ đi săn mồi. Dân chúng và các động vật khác phải chạy cho xa, nếu không chỉ còn là một đống xương.

Một nhà thám hiểm người Anh kể lại trong trong hồi ký cuộc đi săn tại khu vực sông Amazone, Brazil như sau:

“Một buổi chiều, tôi treo một con nai lên cột nhà để sửa soạn làm thịt. Nhưng mệt mỏi quá nên tôi lên võng nằm ngủ. Đến nửa đêm xảy ra động rừng, các con thú kêu la chạy trốn. Có tiếng rít như còi, đồng thời lại có tiếng rào rào như mưa rơi. Căn lều vặn vẹo nghiêng ngả như muốn sập. Hoảng hồn, tôi chạy ra ngoài thì thấy có ánh trăng!(?) tại sao lại có tiếng mưa rơi? Người thổ dân dẫn đường thét to: “Trèo lên cây mau!”. Tôi lật đật trèo lên thật cao ngồi ngó xuống. Thoạt đầu là các thú rừng, rồi tiếng động ào ào tiến lại gần. Dưới ánh trăng mờ tôi thấy một tấm thảm đen tràn tới rồi toả rộng ra.

Người thổ dân la lớn: “Kiến đi săn mồi đấy!”. Nhiều giờ trôi qua, tấm thảm đen mới chấm dứt, khu rừng lại trở lại yên lặng.

Xuống tới đất, tôi thấy quang cảnh thật thê lương. Cây cỏ trụi lá, không một tiếng côn trùng. Trong lều, con nai chỉ còn là bộ xương trơ trụi. Điều ngạc nhiên là lại có thêm một bộ xương trăn nằm kề bên. Té ra là một con trăn khổng lồ mò vào lều nuốt con nai. Chính con trăn vặn mình ầm ầm làm căn lều nghiêng ngả khiến tôi choàng tỉnh. Khi đàn kiến kéo tới, vì đang nuốt con nai nên con trăn không chạy kịp.

Đó là loài kiến du mục, là dân “giang hồ chôm chỉa” thường dành phần lớn thời gian để di chuyển khắp nơi, liên tục cấu xé và ăn hết những sinh vật không may nào chúng gặp phải. Chúng không lùi bước trước bất cứ một trở ngại nào.

Một câu chuyện khác kể lại, Carl Stephenson, chủ trang trại người Anh có một đồn điền ở Nam Phi. Trại của ông có hệ thống kênh đào dẫn nước từ con sông lớn gần đó vào. Trong trang trại có hàng trăm công nhân và gia đình sinh sống. Một hôm cơ quan địa phương thông báo có một đàn kiến rừng sắp đi ngang qua. Đoàn quân này dàn hàng ngang rộng 3km và dài gần 20km. Lập tức ông cho sơ tán công nhân già yếu, phụ nữ,trẻ em và gia súc lên bè neo ở giữa sông. Số khoẻ mạnh ở lại cùng ông chiến đấu chống kiến rừng.

Carl đặt các máy bơm nước gần đập. Nếu kiến bao vây thì đã có những hào rộng ngăn cản chúng lại. Nếu chúng vượt qua thì cho bơm nước từ ngoài sông vào để cuốn phăng chúng đi. Chỉ cần giữ vững trận tuyến trong vài ngày là có thể buộc lũ kiến đói phải đi nơi khác kiếm ăn.

Mục đích của ông chỉ để ngăn cản lũ kiến tràn vào tàn phá trang trại chứ không thể hy vọng tiêu diệt nổi đàn kiến tỉ tỉ con. Cẩn thận hơn, ông còn cho lập phòng tuyến thứ hai trên sườn đồi, nơi có những con hào bao quanh trang trại. Nếu kiến vượt qua phòng tuyến thứ nhất và tràn lên, ông sẽ cho bơm xăng vào vòng hào thứ hai để tiêu diệt chúng. Trưa hôm sau biển kiến rừng ập đến… Đầu tiên, tất cả những sinh vật ở rừng núi chạy trối chết. Ngày thường chúng vẫn săn bắt, ăn thịt lẫn nhau, nhưng bây giờ chúng lại sát cánh nhau chạy xa lũ kiến rừng. Cuối cùng là đến biển kiến. Thoạt đầu là một khoảng đen thui từ từ lan qua những ngọn đồi xa tràn mãi xuống như một dòng sông đen ngòm, chảy loang dần trên mặt đất.

Đứng trên cao Carl chỉ thấy một màu đen trải ra xa tít tắp đến tận chân trời, không biết đâu là chỗ tận cùng của đàn kiến. Ông càng ghê sợ hơn nữa khi thấy một con voi già yếu, chạy không nổi, đành nằm chờ chết. Vào lúc màn đen tràn lên, voi già giãy giụa, rồng ồ ồ. Và sau 15 phút, bộ xương voi trắng hếu nổi lên trên dòng kiến đen đang thẳng tiến về hướng trang trại.

Bỡ ngỡ vì gặp chướng ngại vật bất ngờ và dường như có lệnh của “bộ chỉ huy”, đàn kiến liển rẽ sang hai hướng, toả dọc theo bờ hà, trải rộng thêm vòng vây xung quanh trại. Cuối cùng chỉ còn thấy một màu đen phủ mênh mông bên ngoài xa tít tận chân trời. Nửa giờ sau, khối kiến rừng “thúc kèn” xung trận. Bọn kiến tiền quân đã chấp hành mệnh lệnh một cách thảm khốc. Chúng ào ạt nhảy xuống hào hết lớp này đến lớp khác, chồng chất, dính cứng vào nhau dần dần tạo thành một cái đập kỳ lạ để đại quân vượt qua.

Chờ lúc kiến sắp hoàn thành con đập, Carl ra lệnh bơm thật mạnh, tống tất cả lượng nước trong hào vọt ra sông cuốn theo hàng triệu xác lính kiến. Nước trong hào cạn hết, đàn kiến rừng rùng rùng mở trận tập kích thứ hai. đập nước được mở tung, nước ùa vào lại có thêm sức của hai máy bơm lớn tạo thêm sức cuốn, đẩy tung hàng triệu triệu xác kiến trôi tuột từ đáy hào ra sông. Kiến vẫn tiếp tục xung trận, hết đợt này đến đợt khác, liên tục tiến xuống hào. Luồng nước trước vừa được bơm ra sông thì hào đã lại đen ngòm đầy kiến.

Có một vài công nhân đã bị kiến cắn, khoét từng mảng thịt, nọc độc ngấm vào làm sưng vù lên. Nhưng trước khi màn đêm buông xuống, thình lình lũ kiến ngưng hẳn cuộc tấn công. Chắc hẳn chúng đang kiểm đếm lực lượng và bày mưu tính kế. Nhân lúc đình chiến này, Carl cũng chấn chỉnh hàng ngũ, nghỉ ngơi lấy sức chờ chống trả cuộc tiến công mới.

Đàn kiến xúm lại, hàng trăm con, khiêng từng chiếc lá rừng to lớn tới bờ hào, thả xuống chồng chất lên nhau tạo thành một chiếc cầu bằng lá. Chúng xúm nhau lại khiêng từng khúc xương từ những nơi chúng tràn qua, đem quẳng xuống hào nhằm mục đích lấp hào nước. Với chiến thuật thông minh này, chỉ vài giờ sau, biển kiến rừng đã cuồn cuộn băng qua hào tiến về nhà máy bơm như một cơn lụt lớn.

Carl buộc mọi người phải rút hết lên đồi, cố thủ sau phòng tuyến thứ hai. Biển kiến đen nghịt tràn vào trong trại. Tất cả những gì ăn được đều chui vào bụng kiến. Cảnh tàn phá thật khủng khiếp làm mọi người hoảng sợ. Đoàn tiền quân của kiến đã tiến sát đến bờ hào thứ hai. Xuống hào rồi! Carl ra lệnh nội trận hoả công. Bức màn lửa bùng lên cao tới 10m. Khói bốc cao xen lẫn mùi xác kiến cháy khét lẹt làm mọi người ho sặc sụa.

Cuộc chiến kéo dài tới sáng hôm sau cũng chưa dứt. Biển kiến dường như không suy giảm vẫn còn đông nghẹt như được tiếp viện thêm. Lửa đã đốt cháy hàng tỉ xác kiến, tro than đọng cao làm con hào bao bọc bị giảm chiểu sâu.

Nhiều người kinh hoàng la hét như kẻ mất trí. Thình lình có ba người nhảy vọt ra ngoài. Nhưng chỉ chạy được một quãng họ đã bị lớp kiến đen trùm lên. Họ la hét, giãy giụa, gào rú điên cuồng rồi sau đó chỉ còn là những dóng xương rã rời. Cảnh tượng xảy ra không đầy 5 phút khiến mọi người có mặt trên đồi đều khiếp hãi. Cùng lúc đó, Carl được báo là xăng sắp hết mà bầu xăng dự trữ còn cách đó gần một cây số. Nếu chạy được tới đó mở vòi tiếp xăng đến trại thì vẫn còn đủ nhiên liệu để chống trả cho tới hôm sau. Sau phút suy nghĩ, ông quyết định tự mình đi mở khoá. Ông dự tính sẽ mất từ 15 đến 20 phút.

Ông lấy giẻ tẩm nhựa quấn kín quanh người rồi tẩm thêm thuốc trừ sâu, nhựa thông, chân đi ủng cao su. Đôi mắt ẩn sau lớp kính lặn dày cộp, trùm kín từ đầu đến vai bằng thứ mũ vuông có mặt nạ bằng mica. Sau hết, ông còn sơn phết tẩm lên lớp vải dày cộp một chất nhựa khử kiến rất hiệu quả.

Ông nhào vào biển kiến và cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Trong nháy mắt, lũ kiến bâu lên người ông dày đặc, tranh nhau cắn xé từng lớp vải. Ngay lúc tới bồn xăng mở khóa, ông đã cảm thấy đau rát khắp người. Ông cố nghiến răng chịu đau chạy về. Da thịt bỏng như lửa đốt. Mặt cũng bị cắn. Ông bưng mắt cố chạy về, gần đến bờ hào thì ngã xuống và được những người công nhân chạy ra tiếp cứu. Nhờ nguồn tiếp liệu xăng mới, đám công nhân đã chặn đứng đoàn kiến suốt đêm. Sáng hôm sau đoàn kiến tự dưng kéo đi hết. Trước mắt mọi người cảnh tàn phá thật thê thảm. Hào lửa đen ngòm đầy ắp tro xác kiến. Mặt đất ngổn ngang những cành cây trụi lá, những bộ xương người, xương thú rải rác chung quanh…”

Thiên hồi ký này đã làm mọi người bàng hoàng trước sức mạnh của loài kiến.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Rợn tóc gáy với nhà thờ xương người

Đã cập nhật 29/12/2008

081229cl1bone-church0200_262.jpgĐến Sedlec Ossuary (Kostnice Sedlec) - một nhà thờ Thiên chúa giáo tại Sedlec, Cộng hòa Séc - bạn sẽ nổi hết gai ốc khi chiêm ngưỡng từng cây đèn chùm, đồ trang trí… làm từ đầu lâu, xương người.

*********

*********

Nhà nguyện Sedlec Ossuary là địa danh vô cùng nổi tiếng bởi những đồ trang trí nội thất kì lạ của nó. Không giống như các nhà thờ khác thích sử dụng tranh ảnh tôn giáo và những đồ kim hoàn tôn giáo để trang trí, thay vào đó, nguyện đường Sedlec Ossuary đã sử dụng khoảng 40.000 đến 70.000… chiếc xương người.

 

Được xây dựng đặc biệt như một chỗ để hài cốt vào năm 1400, những kiểu trang trí rùng rợn được tiến hành vào năm 1870, khi gia đình Schwarzenberg thuê một người thợ chạm khắc gỗ để sắp xếp tất cả đống xương theo thứ tự.

 

Có 4 đống xương khổng lồ hình dạng như cái chuông ở mỗi góc của nhà thờ, một đèn treo nhiều ngọn lớn bao gồm ít nhất một khúc xương của cơ thể người ở trung tâm của nhà thờ, và một chữ ký của nghệ sĩ thực hiện “công trình nghệ thuật xương” này.Quang cảnh bên trong nhà thờ…

Nhà nguyện Sedlec Ossuary là địa danh vô cùng nổi tiếng bởi những đồ trang trí nội thất kì lạ của nó. Không giống như các nhà thờ khác thích sử dụng tranh ảnh tôn giáo và những đồ kim hoàn tôn giáo để trang trí, thay vào đó, nguyện đường Sedlec Ossuary đã sử dụng khoảng 40.000 đến 70.000… chiếc xương người.

 

Được xây dựng đặc biệt như một chỗ để hài cốt vào năm 1400, những kiểu trang trí rùng rợn được tiến hành vào năm 1870, khi gia đình Schwarzenberg thuê một người thợ chạm khắc gỗ để sắp xếp tất cả đống xương theo thứ tự.

 

Có 4 đống xương khổng lồ hình dạng như cái chuông ở mỗi góc của nhà thờ, một đèn treo nhiều ngọn lớn bao gồm ít nhất một khúc xương của cơ thể người ở trung tâm của nhà thờ, và một chữ ký của nghệ sĩ thực hiện “công trình nghệ thuật xương” này.Quang cảnh bên trong nhà thờ…

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

 10 con quái vật dị hợm nhất hành tinh

1. Rắn Viper màu xanh lá của Gumprecht

Con quái vật-rắn nổi tiếng với cái tên “Gumprecht’s green pit viper” được tìm thấy tại khu vực sông Mekong, Đông Nam Á.

Thủy quái màu xanh có tên ban đầu là Trimeresurus gumprechti. Ngay từ năm 2002, nó đã được các nhà khoa học mô tả hình thù. Mặc dù “nổi tiếng” vậy, trông nó không đáng yêu như giá trị của chính nó.

2. Cá rắn

Năm 2002, con cá rắn (hay Channidae) được mô tả như là “một bộ phim kinh dị loại tồi.” Một số người kể rằng giống cá này cực kỳ hám ăn. Chúng thường xuyên “chén” sạch lũ cá trong hồ ao hoặc thậm chí, tự ăn những đồng loại nhỏ hơn của mình.

Tại Trung Quốc, người ta ghi nhận trường hợp lũ cá rắn này tấn công của con người. Nó tấn công những người nào đến quá gần nơi nó cất trứng.

Phần lớn cá rắn dài hơn 0.6 m đến hơn 0.9 m. Cá rắn có thể nặng đến 6 kg và dài 1 m. Trong môi trường tự nhiên, những con cá rắn nhỏ hơn thường bị cá rắn lớn hơn ăn thịt, trong khi đó, cá rắn lớn hơn lại bị cá sấu ăn thịt.  Loài cá rắn này đã được giới thiệu ở 13 bang nước Mỹ và một số quốc gia khác (ví dụ: Úc).

3. Động vật đẳng túc cổ đại khổng lồ 

Chúng thuộc loài giáp xác, cùng họ với tôm cua. Những con đẳng túc đáng sợ dài hơn 0.3 mét, sống ở độ sâu hơn 1800 mét dưới mực nước biển, nơi không hề có ánh sáng.

4. Khỉ Aye-aye

Chúng là 1 trong những sinh vật hoạt động về đêm hiếm nhất và khác thường nhất, thân dài, đuôi dài. Aye-aye là loài linh trưởng hoạt động về đêm có kích thước lớn nhất thế giới. Thân khỉ Aye-aye dài tới cỡ 40 cm, đuôi rậm dài cỡ 61 cm, cân nặng trung bình khoảng 2 kg…

Đối với người Malagasy (Madagascar), Aye-aye là loài vật thần bí. Người Malagasy tin rằng khi nó xuất hiện, nó sẽ mang cái chết đến cho dân làng. Vì thế, chúng luôn bị săn lùng để giết chết.

5. Chuột chặt mũi sao (Condylura cristata)

 Một trong những “ngôi sao” kích thích trí tò mò của con người nhất hành tinh chính là loài chuột chặt mũi sao. Vì cái mũi có nhiều xúc tu bằng thịt rất nhạy cảm nên chúng được gọi là mũi sao. v

6. Thằn lằn cổ diềm xếp (Chlamydosaurus kingi)

 … là 1 loài thằn lằn Úc màu nâu vàng. Chúng có những diềm xếp nếp trên da và bên cạnh cổ - cổ họng. Thằn lằn cổ diềm xếp dài khoảng 90 cm. Mỗi khi tức giận hoặc bị báo động, chúng lại dựng hết diềm cổ lên.

7. Tắc kè miệng to (tên khoa học: Uroplatus fimbriatus)

Xuất hiện ở Madagascar và một số đảo như Nosy Bohara và Nosy Mangabe, tắc kè miệng to có đầu và miệng to bằng cả thân nó.

Bình thường nó ẩn mình điệp với màu của thân cây, rất khó thấy. Nhưng khi nó bị nguy hiểm thì trợn mắt há to miệng rất dễ thấy. Vì vậy, nhiều con vật kinh sợ không dám tấn công nó (theo CA Tp HCM).

8. Dơi Kerivoula Kachinensis

Là một trong những sinh vật lạ mới được phát hiện ở tiểu vùng sông Mekong, loài dơi này có lẽ là sinh vật có hình thù kỳ dị nhất thế giới, thậm chí nó có thể là loài dơi dị hình dị dạng nhất mọi thời đại.

9. Chuột chũi không lông châu Phi (tên khoa học Heterocephalus Glaber)

Chuột chũi không lông châu Phi có đời sống xã hội lạ nhất trong số các động vật có vú. Giống như loài côn trùng, đầu đàn của chuột chũi là “nữ chúa chuột”. Chỉ có nữ chúa mới có khả năng sinh sản. Chúng thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang sâu dưới mặt đất.

 10. Sâu Megalopyge opercularis

Chúng là 1 loại sâu độc ở Mỹ. Chất độc của chúng ẩn dưới lông. Loại sâu rậm lông này có kích cỡ biến đổi từ 32 mm đến 36 mm.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Korowai - Những kẻ ăn thịt người

081219cl1korowai0200150_262.pngBộ lạc Korowai, còn được gọi là Kolufo, sinh sống tại phía đông nam vùng Papua (Indonesia). Số lượng những người Korowai ngày nay tồn tại và sinh sống không nhiều, chỉ chừng 3000 người.

Bộ lạc Korowai được biết tới bởi sự tách biệt gần như tuyệt đối với cuộc sống bên ngoài, chứ chưa nói gì đến văn minh. Đến tận những năm 1970, người Korowai vẫn không hề biết tới sự tồn tại của thế giới xung quanh mình, thậm chí cả những ngôi làng lân cận.

Một người đàn ông của bộ lạc Korowai

Chỉ khi một số người trong bộ lạc “có học” hơn thì họ mới biết tới thế giới bên ngoài. Nhưng tự biệt lập không phải là điểm đặc biệt duy nhất của người Korowai. Bởi đây là bộ lạc được biết tới với câu chuyện rùng rợn xung quanh tục ăn thịt người.

Đây là tục lệ đã có lâu đời của người Korowai, và họ gần như là bộ tộc duy nhất còn giữ tục lệ này cho tới bây giờ. Tuy nhiên, một số người cho rằng một bộ phận người Korowai do được tiếp xúc thường xuyên với thế giới bên ngoài nên đã không còn giữ thói quen đáng sợ này nữa.

Theo một số ghi nhận thì khi ăn thịt người, bộ lạc Korowai thường ăn ngay bộ não trước, vì lúc đó nó mới còn ấm. Phụ nữ mang thai vàtrẻ em nhỏ không cần phải tham gia vào hoạt động này.

Năm 2006, người ta đã thực hiện một bộ phim tư liệu liên quan tới cuộc sống của bộ lạc nguyên thủy này. Theo đó, những người trong đoàn đã nhờ một hướng dẫn viên chỉ đường với hy vọng tiếp cận được người Korowai. Nhưng đáng tiếc vô cùng là do một vài chuyện xảy ra, chuyến tiếp cận đã hoàn toàn thất bại.

Một số hình ảnh về khu vực sinh sống của bộ lạc Korowai

Ngôi làng của người Korowai

Bộ lạc Korowai được biết tới bởi sự tách biệt gần như tuyệt đối với cuộc sống bên ngoài, chứ chưa nói gì đến văn minh. Đến tận những năm 1970, người Korowai vẫn không hề biết tới sự tồn tại của thế giới xung quanh mình, thậm chí cả những ngôi làng lân cận.

Một người đàn ông của bộ lạc Korowai

Chỉ khi một số người trong bộ lạc “có học” hơn thì họ mới biết tới thế giới bên ngoài. Nhưng tự biệt lập không phải là điểm đặc biệt duy nhất của người Korowai. Bởi đây là bộ lạc được biết tới với câu chuyện rùng rợn xung quanh tục ăn thịt người.

Đây là tục lệ đã có lâu đời của người Korowai, và họ gần như là bộ tộc duy nhất còn giữ tục lệ này cho tới bây giờ. Tuy nhiên, một số người cho rằng một bộ phận người Korowai do được tiếp xúc thường xuyên với thế giới bên ngoài nên đã không còn giữ thói quen đáng sợ này nữa.

Theo một số ghi nhận thì khi ăn thịt người, bộ lạc Korowai thường ăn ngay bộ não trước, vì lúc đó nó mới còn ấm. Phụ nữ mang thai vàtrẻ em nhỏ không cần phải tham gia vào hoạt động này.

Năm 2006, người ta đã thực hiện một bộ phim tư liệu liên quan tới cuộc sống của bộ lạc nguyên thủy này. Theo đó, những người trong đoàn đã nhờ một hướng dẫn viên chỉ đường với hy vọng tiếp cận được người Korowai. Nhưng đáng tiếc vô cùng là do một vài chuyện xảy ra, chuyến tiếp cận đã hoàn toàn thất bại.

Một số hình ảnh về khu vực sinh sống của bộ lạc Korowai

Ngôi làng của người Korowai

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Chú cá nặng 89,1kg cá đuối!!!

Chú cá nặng 1.485kg

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

CÂY KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI:






























Nguồn: http://forum.vietyo.com/topic/than-cay-ky-la-nhat-tg-3876.html
 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Hoa diệc bạch trông như những con chim trắng

Cây sung kỳ lạ này bám chặt lấy một thân cây khác và lớn dần lên đến tầng cao nhất. Rễ của chúng cũng quấn quanh thân cây, lấy đi chất dinh dưỡng của cây chủ

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Những điều kỳ thú trong tự nhiên

Cây bident thù dai. (hlasek)

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay chứng kiến khả năng ngụy trang thiên bẩm của động vật, kỹ năng tính toán của loài chim? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Nhớ dai như... thực vật

Nếu bạn hành hạ chúng, chúng sẽ nhớ mãi những gì bạn làm. Đó là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu của các nhà thực vật học người Pháp. Họ sử dụng những chiếc kim châm thật nhiều lên thân cây bident, một loại thực vật ăn thịt nhiệt đới. Sau những hành vi “tàn bạo” như vậy, các nhà nghiên cứu còn tiếp tục bẻ cong thân hình chúng, nhưng sau đó đã an ủi chúng bằng cách bón thêm chút muối khoáng và chất dinh dưỡng để chúng chống chọi tốt hơn với những "vết thương" trên mình.

Một thời gian sau, những "vết thương" đã hoàn toàn bình phục. Nhưng theo bạn, chúng sẽ quên hết những vết kim châm chỉ vì chút thức ăn nhỏ đó sao? Không hề. Bằng chứng là chúng không thèm tăng trưởng... Theo các nhà nghiên cứu, cây bident không phải là trường hợp ngoại lệ mà còn có rất nhiều loại thực vật khác đã không thèm lớn nếu bị đối xử không tốt.

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Những chuyện thú vị về côn trùng

Thứ ba, 18/12/2007

 

Dế chiên giòn, món khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Những con côn trùng quá bé nhỏ tưởng chừng vô hại với những chiếc ôtô to đùng. Vậy mà chúng lại là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước Anh.

Thế giới côn trùng, vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta, đầy ắp những điều thú vị.

Kẻ dẫn đường cho thần mặt trời

Người Ai Cập cổ đại sùng bái và coi những con bọ hung là thần linh. Món ăn ưa thích của bọ hung là phân. Có điều bọ hung ở Ai Cập rất đông đúc, vì thế món bốc mùi này trở nên quý hiếm hơn bao giờ hết.

Bọ hung phải học cách để giành lấy phần của mình khi tìm thấy thức ăn. Chúng nhanh chóng chọn cho mình một cục và lăn nó đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân. Sau đó, nó lập tức chôn của cải để không bị cướp lại bởi những con bọ hung khác.

Những con bọ hung này sử dụng hướng di chuyển của mặt trời, tức là từ Đông sang Tây. Người Ai Cập nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng mặt trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất thì đã liên tưởng tới Thần Mặt trời, thần linh tối cao của họ. Họ đã đặt cho bọ hung cái tên “người dẫn đường cho Thần Mặt trời”.

Thủ phạm gây tai nạn giao thông

Những con côn trùng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại với những chiếc ôtô to đùng hiện đại. Vậy mà, theo nghiên cứu của một công ty bảo hiểm Anh, chúng đã gây thiệt hại hàng trăm triệu bảng và là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước này.

Có tới 3/4 số tài xế được khảo sát đã phàn nàn vì bị côn trùng quấy rầy. Bị hành hạ bởi tiếng vo ve, giật mình khi bị côn trùng bay vào mặt, họ phản ứng bằng cách đạp phanh đột ngột. Đáng lo ngại hơn, 1/4 các bác tài đã bỏ tay lái để rảnh rang đối phó với lũ côn trùng đáng ghét đang ở trong xe.

Có đến gần 80% các tài xế nữ hay gặp côn trùng, có thể do mùi hương từ các loại mỹ phẩm đã hấp dẫn chúng. Các chuyên gia nhận định, có tới một nửa số tài xế trước đó chưa bao giờ hoặc đã có ít nhất 10 năm chưa bị côn trùng đốt. Điều này làm sự sợ hãi của họ tăng lên gấp bội khi côn trùng đột ngột xuất hiện và dẫn đến những hành động tiêu cực.

Những món ăn đặc sản

Côn trùng được coi là món khoái khẩu ở một số vùng nhưng lại là đồ kiêng kỵ với vùng khác.

Tại một số nước châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Banglades..., rất nhiều cửa hàng trên hè phố bán đủ các món ăn làm từ dế, châu chấu, gián, bọ cánh cứng, sâu tre và trứng kiến... Người dân Thái Lan "nghiện" món côn trùng chiên hơn cả, nhất là châu chấu. Nhiều người lại khoái chén các con gián có nhiều trứng trong bụng vì hương vị thơm ngon của nó, hay thích bọ cánh cứng vì chúng có nhiều thịt hơn. Có người thích ăn bọ cạp, đặc biệt là phần đuôi vì tin rằng nọc bọ cạp sẽ làm họ mạnh mẽ hơn...

Tại Việt Nam, những món ăn chế biến từ côn trùng cũng thu hút nhiều người, như đuông rán bơ, dế lăn bột rán giòn, bò cạp rán bơ, châu chấu nướng...

Tăng cường hệ miễn dịch cho người 

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nước bọt của muỗi có thể giúp chống lại bệnh sốt rét. Các chuyên gia Mỹ đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, một số con trước đó đã bị muỗi lành đốt. Kết quả là nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt muỗi lành có lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng.

Ở các vùng bệnh do ký sinh trùng hoành hành như châu Phi và Trung Đông, người dân có khả năng chống chọi với bệnh truyền nhiễm tốt hơn so với các vùng khác. Có ý kiến cho rằng đó là do cơ thể đã khá quen thuộc với ký sinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiếp xúc với nước bọt của côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng.

Chính vì vậy, bị côn trùng đốt nhiều chưa hẳn đã xấu.

Đóng vai trò bác sĩ

Phương pháp điều trị vết thương bằng giòi (maggot) đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới. Người ta cho giòi ăn các phần da và mô chết để ngăn chặn sự hoại tử. Vết thương được xử lý bằng giòi trước phẫu thuật cho kết quả khá khả quan, nó không bị nhiễm trùng sau khi mổ.

Trong một nghiên cứu khác tại Mỹ, sâu bọ được dùng để chữa bệnh dạ dày. Một loại sâu roi (Trichuris suis) có thể làm dịu cơn đau bụng do viêm ruột.

Trong y học cổ truyền, rất nhiều loài côn trùng như bò cạp, ong mật, xác ve sầu... đã trở thành những vị thuốc quen thuộc.

 

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Sản phẩm kỳ lạ của gió

 

 

Tảng đá hình cung ở vùng núi La Sal, Công viên Quốc gia Arches (Mỹ). Ảnh: LiveScience.

Nhìn từ xa, tảng đá hình cung Delicate ở Công viên Quốc gia Arches vươn mình chót vót trên vùng núi La Sal, có thể ngỡ chúng được con người chồng lên hoặc đục ra, nhưng kỳ thực không phải thế.

Hầu hết các tảng đá hình cung và những cảnh quan kỳ lạ ở công viên này đều có nguồn gốc đá cát ở kỷ Jura. Qua thời gian, những khối đá cát nguyên thuỷ bị gió bào mòn dần, cuối cùng khoét rỗng vào tạo ra hình cung.

Đa số cảnh quan kỳ thú ở đây đều gắn liền với gió. Mặc dù vậy, vùng núi La Sal lại là dấu tích của nham thạch núi lửa từ xa xưa.

 

Theo VnExpress

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Núi lửa gây sự tuyệt chủng của loài khủng long?

 

Ảnh minh họa

Những nghiên cứu mới vừa khẳng định rằng một loạt phun trào núi lửa mạnh là nguyên nhân gây sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Loài khủng long đã tồn tại trên Trái Đất trong gần 160 triệu năm. Xuất hiện vào cuối kỷ Trias, cách đây khoảng 230 triệu năm, chúng đã đột ngột biến mất vào cuối kỷ Creta, hầu như không để lại hậu duệ nào. Sự tuyệt chủng đột ngột này chỉ được giải thích là do một thảm họa lan rộng. Cho tới nay, người ta cho rằng nguyên nhân chính do một thiên thạch rơi ở vịnh Mexico làm rối loạn khí hậu toàn cầu.

Cuộc điều tra lại được thực hiện lần này trên cao nguyên Dekkhan, Ấn Độ. Khu vực này được các nhà núi lửa học biết rất rõ: nó được cấu tạo bởi những lớp dung nham xếp chồng lên nhau, bằng chứng của một giai đoạn núi lửa hoạt động đặc biệt, còn được gọi là trapps (từ gốc tiếng Thụy Điển có nghĩa là nấc thang).

Việc định tuổi nhờ chất đồng vị phóng xạ chứng minh dung nham đã đọng lại cách đây khoảng 65 triệu năm trong một thời kỳ địa chất khá ngắn (khoảng 1 triệu năm), trùng hợp với sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Để tìm hiểu rõ hơn, các nhà địa chất đã nghiên cứu chi tiết những dòng chảy dung nham này cùng với các hóa thạch ở bên trong. Họ phát hiện trong dòng chảy dung nham cuối cùng hóa thạch của loài khủng long xuất hiên sau vụ tuyệt chủng ồ ạt trong kỷ Creta và ước tính thời điểm xảy ra vụ phun trào cuối cùng là cách đây khoảng 28.000 năm sau vụ tuyệt chủng này.

Theo các nhà nghiên cứu, chính loạt phun trào này là nguyên nhân gây sự biến mất của loài khủng long. Sức mạnh của những đợt phun trào này đã phun ra một sồ lượng lớn chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển, làm thay đổi khí hậu khiến đa số các động vật sống vào thời ấy bị tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu cũng giải thích rằng những động vật mới đã kịp thời xuất hiện, vì các đợt phun trào liên tiếp đã làm thay đổi khí hậu. Chính sự phục hồi chậm này không “ăn khớp” với giả thiết về thiên thạch.

 

Theo Khoa Học Phổ Thông

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Cá cũng bị mất ngủ

Ảnh: what-is-this.com.

Hầu hết cá đều ngủ, và cũng như con người, đôi khi chúng không được ngủ ngon như mong muốn. Một nghiên cứu mới tìm thấy cá cảnh còn có thể bị chứng mất ngủ.

Loài cá cảnh thông dụng - cá sọc vằn, không có mí mắt và vì thế các nhà khoa học tự hỏi liệu chúng có ngủ không. Nghiên cứu mới tìm thấy chúng thực sự chợp mắt và có khi còn bị những đêm thức trắng.

Kết quả có thể giúp hiểu được những trục trặc trong giấc ngủ của con người. Sự rối loạn giấc ngủ liên quan tới thần kinh ảnh hưởng tới khoảng 1 trong 2.000 người ở Mỹ, khiến họ thường buồn ngủ rũ vào ban ngày, chập chờn giấc ngủ vào ban đêm, thân thể rã rời, và bị ảo giác.

Emmanuel Mignot, giáo sư tâm lý và khoa học hành vi tại Đại học Stanford (Mỹ), cùng cộng sự đã theo dõi những con cá sọc vằn trong bể. Họ tìm thấy khi những sinh vật nhỏ này thiếp đi, chúng rủ đuôi xuống, và nằm ở tít dưới đáy bể cả đêm.

Tiếp đến, họ tạo một đột biến gene ở một số con cá và theo dõi mô hình giấc ngủ của chúng. Nhìn chung, thời gian ngủ của những con cá bị biến đổi gene giảm 30% so với những con khỏe mạnh. Và khi sự biến đổi gene bị loại bỏ, thì chúng chỉ ngủ được khoảng một nửa so với con bình thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cá sọc vằn có thể là một mô hình thí nghiệm rẻ mà hiệu quả để nghiên cứu những rối loạn giấc ngủ ở con người.

 

Theo VnExpress

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Phát hiện nước mắt cá sấu

 

 

 

Các nhà khoa học Mỹ vừa chứng minh được bằng thực tế là một con cá sấu tại một trang trại trong khi ăn con mồi đã nhỏ năm giọt nước mắt.

Các nhà thần kinh học và tâm lý học ở Đại học California cho biết, họ đã thực hiện công trình nghiên cứu này nhằm khám phá điều bí ẩn đằng sau câu nói “hội chứng nước mắt cá sấu” nhưng họ sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để tìm được lời giải thích đầy đủ về hiện tượng kỳ lạ này.

 

Tổng hợp

Hình phạt của Spammer

Page 5 of 8 (117 items) « First ... < Previous 3 4 5 6 7 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems