Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

những điều kỳ thú quanh ta

rated by 0 users
This post has 116 Replies | 1 Follower

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2



Sau lũy tre làng, người ta sống mộc mạc hơn thì phải. Những chuyện buồn vui cứ được bộc bạch một cách thoải mái, vì thế mà đầu làng biết chuyện cuối làng chăng?

Tre Việt Nam
Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

một số hình ảnh đẹp của dương quá :

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

đặt mua sáo qua mạng của người Mỹ : Erik lives in Davie, Florida 

http://www.eriktheflutemaker.com/

Erik the Flutemaker.com
Contact us: 954-424-6502
14701 SW 18 Court Davie, FL. 33325
Email us: info@eriktheflutemaker.com

 

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

 Bộ CD sáo trúc Trần Trung : http://www.nghich.org/forum/showthread.php?t=12674

http://rapidshare.com/files/144136170/SaoTruc7_TranThanhTrung.rar
http://rapidshare.com/files/144136186/SaoTrucTuyen_TranThanhTrung.rar
http://rapidshare.com/files/144136197/SaoTruc3_TranThanhTrung.rar
http://rapidshare.com/files/144136271/SaoTruc5_TranThanhTrung.rar
http://rapidshare.com/files/144136402/SaoTruc6_TranThanhTrung.rar
http://rapidshare.com/files/144136404/SaoTruc2_TranThanhTrung.rar
Sáo trúc tuyển - tác phẩm có phần đệm


Trần Thanh Trung

http://www.megaupload.com/?d=XR85RNPE


01. Giai điệu quê hương
02. Bình minh trên cao nguyên
03. Ngày hội non sông
04. Cùng hành quân giữa mùa xuân
05. Anh vẫn hành quân
06. Gọi bạn
07. Hẹn hò (sáo Mèo)
08. Trên đường chiến thắng
09. Tiếng đàn Talư
10. Tiếng gọi mùa xuân
11. Mùa xuân biên phòng
12.Lý hoài nam

Sáo trúc 7 - dân ca & cổ nhạc
http://www.megaupload.com/?d=HZOV0O6Z

01. Xe chỉ luồn kim - dân ca quan họ Bắc Ninh
02. Người ơ người ở đừng về - dân ca quan họ Bắc Ninh
03. Gà rừng - chèo cổ
04. Đào liễu một cành - chèo cổ
05. Phú lục - cung đình Huế
06. Cổ bản - cung đình Huế
07. Hành vân - cung đình Huế
08. Tứ đại cảnh - cung đình Huế
09. Lý đêm trăng - dân ca Nam bộ
10. Lý lu là - dân ca Nam bộ
11. Lý ngựa ô - dân ca Nam bộ
12. Lý sâm thương - dân ca Nam bộ
13. Hoài cầu - cải lương Nam bộ
14. Tử qui tử - cải lương Nam bộ
15. Sương chiều - cải lương Nam bộ
16. Dạ cổ hoài lang - cải lương Nam bộ
17. Vọng cổ - 6 câu
18. Lưu thủy trường - tài tử Nam bộ
Sáo trúc 6 - Dân ca & cổ nhạc
http://www.megaupload.com/?d=X14IN47Y

01. Cò lả - dân ca Bắc bộ
02. Bèo dạt mây trôi - dân ca quan họ Bắc Ninh
03. Lới lơ - chèo cổ
04. Trấn thu lưu đồn - chèo cổ
05. Lý tình tang - dân ca Trung bộ
06. Lý qua đèo - dân ca Trung bộ
07. Nam ai - cung đình Huế
08. Lý chim quyên - dân ca Nam bộ
09. Trăng thu dạ khúc
10. Lý qua cầu - dân ca Nam bộ
11. Bình bán vắn - tài tử Nam bộ
12. Nam xuân - tài tử Nam bộ
13. Nam ai - tài tử Nam bộ
14. Vọng cổ
15. Văn Thiên Tường - tài tử Nam bộ
Sáo trúc 5 - Trần Thanh Trung

 

http://www.megaupload.com/?d=NXUVIF2P
01. Khổ qua
02. Lời tình viết vội
03. Tâm sự ngày xuân
04. Ngày đó xa rồi
05. Một người đi
06. Chiều tà
07. Về dưới mái nhà
08. Em về với người
09. Màu xanh kỉ niệm
10. Khung trời kỉ niệm
11. Thương nhớ một người
12. Nhớ người yêu
13. Mùa ve sầu
14. Tình ca trên lúa
15. Đời con gái
Sáo trúc 3 - Trần Thanh Trung

 
http://www.megaupload.com/?d=EN2NZIFX
01. Ngã rẽ ân tình
02. Cánh cửa vô tình
03. Hai lối mộng
04. Tình yêu trả lại trăng sao
05. Mùa thu lá bay
06. Tiếng xưa
07. Cao cung lên
08. Xa vắng
09. Nỗi buồn gác trọ
10. Bóng nhỏ đường chiều
11. Đêm tàn bến Ngự
12. Duyên quê
13. Sầu cố đô
14. Đón xuân này nhớ xuân kia
15. Lối về đất mẹ
 
Sáo trúc 2
http://www.megaupload.com/?d=JYPXZR92

01. Khối tình Trương Chi
02. Lòng mẹ
03. Bao giờ em quên
04. Nhớ người ra đi
05. Tình thắm duyên quê
06. Mưa nửa đêm
07. Khóc thầm
08. Mưa trên phố Huế
09. Ngậm ngùi
10. Thương nhớ một người
11. Đừng nói xa nhau
12. Giã từ





 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Cây Dã Hương ngàn năm tuổi

Trên một khu đất rộng chừng vài ngàn mét vuông, ngự một ngôi chùa cổ kính với những mái đao cong vút chạm khắc công phu, nép mình yên ả dưới cây Dã Hương đại thụ, dáng thẳng bề thế “rễ sâu thấu đất, ngọn xoà vờn mây”. Từ gốc mẹ, nó là nơi cội nguồn của bao thế hệ cành, nhánh vươn lên uốn lượn như rồng cuốn. Chu vi của cây phải tám người ôm mới xuể, chiều cao của nó chừng 40m

Cây Dã Hương - Chùa Tiên thuộc địa bàn xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 

 

Cây Dã Hương ở Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang

một cụ già địa phương trạc 90 tuổi, phất phơ chòm râu bạc, cụ chậm rãi nói: “Tôi sinh ra và sống ở đây, khi tôi còn nhỏ ông nội tôi đã kể cho tôi nghe rằng khi ông tôi còn nhỏ thường leo lên cây Dã Hương bắt chim, bắt sáo, cây cũng to như bây giờ, không biết nó có từ bao giờ nhưng có lẽ cũng từ lâu lắm rồi. Cái tên quê tôi: Tiên Lục (màu xanh đầu tiên), có lẽ cũng xuất xứ từ khi có cây Dã Hương này

Bên bát nước chè xanh, một hương vị khó quên của vùng trung du, cụ tâm sự tiếp: “Kể cũng lạ! không biết có phải là lớp người cổ hủ, mê tín không, mà kể từ khi tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này: cây Dã Hương như một nhân chứng của thời gian trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Qua mỗi cuộc chiến tranh, cây Dã Hương quê tôi lại gẫy một cành…”. Kể đến đây, cụ lấy khăn chấm mắt.

Theo các anh làm công tác bảo tàng địa phương cho biết: cây Dã Hương Tiên Lục là một cây đại thụ có trên một ngàn năm tuổi, đứng thứ hai trên thế giới sau cây Dã Hương (Camphrier) của Ấn Độ.

Chia tay với người dân địa phương, với cây Dã Hương đại thụ, tôi lại nhớ tới câu nói của nhà khảo cổ học Larousse khi đến với cây Dã Hương đã khẳng định: “Cây Dã Hương Tiên Lục, cây Dã Hương thứ hai thế giới”.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Chàng trai nhìn bằng…tai

Chàng trai nhìn bằng…tai

Khi buồn, lúc vui cây sao đều gắn liền với anh Đinh Quang Vũ. Gương mặt gầy gò, đôi vai nhỏ bé của Vũ như rung lên theo theo tiếng sáo trúc khi véo von, lúc thâm trầm. Không còn đôi mắt, anh đã dồn cả nguồn năng lượng tự thân và niềm khao khát khám phá cuộc sống vào thế giới âm thanh nhiều màu sắc... Khi nỗi buồn nhân đôi Đó là khi hai đứa con sinh đôi năm 1983, đứa thứ ba và thứ tư của bà Kim Giang – xã Hồng Quang – huyện ứng Hoà - tỉnh Hà Tây bị khiếm thị ngay từ lúc lọt lòng. Bà đã ngất trong phòng hộ sinh khi biết tin dữ. Các bác sĩ chẩn đoán hai đứa bé trai bị di chứng chất độc màu da cam. Nhìn hai đứa con đầu lành lặn, vợ chồng bà Giang không thể ngờ rằng mọi đắng cay lại dồn xuống hai đứa út. Vốn là diễn viên chèo sắc sảo, hát ngọt có tiếng nhất nhì ở huyện nhưng bà Giang không còn thiết tha với việc diễn tập. Bà xin về nghỉ, mở một cái quán nhỏ kiếm thêm thu nhập và cũng để tiện bề chăm sóc hai con mình. Ông bố làm trong quân đội cũng xin về, cả ngày quần quật việc đồng áng. Cũng từ ngày ấy, tiếng sáo rạo rực, từng mê hoặc lòng người của ông trầm lắng và man mác nỗi buồn. Đinh Quang Vũ và Đinh Quang Văn trưởng thành dần theo tiếng sáo của bố. Hai cậu chăm chú đến mê mẩn mỗi khi bố hoặc các anh chị thổi sáo, gảy đàn. Dòng máu yêu nghệ thuật như chảy trong huyết quản của Vũ. Được bố tự tay làm cho chiếc sáo trúc, anh giữ khư khư bên mình như vật báu. Và anh bập bẹ những khúc dạo đầu tiên. Năng khiếu đi liền sự chăm chỉ Tám tuổi, anh em Vũ vào học trường Nguyễn Đình Chiểu. Không phải ngẫu nhiên khi cả hai đều chọn nhạc cụ là sáo trúc. Học cho đến năm tốt nghiệp cấp III, Văn về nhà còn Vũ tiếp tục ôn thi vào Nhạc viện Hà Nội. Vũ nói sở dĩ một mình được học lên cao vì gia đình không đủ điều kiện chu cấp học phí cho hai anh em. Mặt khác, Vũ được ủng hộ vì theo gia đình, anh có khả năng phát triển hơn. Một mình Vũ ôn luyện thêm 3 – 4 năm trước khi thi vào khoa âm nhạc truyền thống chuyên ngành sáo trúc của Nhạc viện. Vũ tâm sự rằng, anh gắn bó với tiếng sáo như đó là bản nhân thứ hai của mình. Anh thích cái chất mộc mạc, dịu ngọt tình quê hương ở tiếng sáo. Từ khi còn bé, anh cảm nhận cuộc sống vốn không trọn vẹn qua tiếng sáo của bố. Lớn lên chút nữa, tiếng sáo là nơi làm vơi dịu niềm mặc cảm, là nơi anh thả sức bay bổng và tưởng tượng. Nghe tiếng sáo, anh có thể nhận biết người ấy già hay trẻ, vui hay buồn, cứng cáp hay yếu đuối... Để đạt được mức cảm nhận ấy, Vũ đã khổ luyện ngày đêm với cây sáo. Anh không chỉ đạt chuẩn ở kỹ thuật âm vực mà còn tập trung cao độ vào thần thái. Người thổi sáo khi thể hiện phải quên hết thực tại, quên mình đang... diễn để nhập mình, phiêu du trong cõi thanh âm. Vũ nói, anh rất thích câu chuyện về Bá Nha và Tử Kỳ xưa kia – người giỏi đàn và người thẩm định tiếng đàn cũng tài năng không kém. Kẻ làm nghệ thuật mà có người tri âm như thế thật hiếm có. Từng đoạt rất nhiều huy chương và giải thưởng: Ba năm liền (1996-1998) Vũ đoạt HCV Liên hoan tiếng hát từ trái tim đến trái tim; Anh đoạt HCV Liên hoan văn nghệ toàn quốc 2002, HCV Liên hoan văn nghệ – thể thao tại Huế 2003... Ngoài giải thưởng, Vũ từng sang Pháp biểu diễn hai lần. Ở đâu anh cũng nhận được những ánh mắt, tràng pháo tay cổ vũ nhiệt liệt. Biết Vũ tham gia giảng dạy cho trường Nguyễn Đình Chiểu, đi diễn để trang trải việc học hành, tôi lại hỏi anh về những dự định, anh cười, nói: “Tôi thích học cả đời này”. Và tôi biết anh không nguôi hi vọng trở thành giảng viên khoa sáo trúc trường Nhạc viện Hà Nội.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Cuộc sống cùng cực, không nơi nương tựa... đã khiến nhiều người phải đi xin ăn. Song cũng có không ít người lợi dụng “nghề” này để kiếm tiền từ lòng trắc ẩn của người khác chỉ để không phải lao động.

 

Lật mánh nghề ăn xin

Cậu bé bước vào quán dẫn theo một người thanh niên mù, tới bàn chúng tôi và quỳ xuống, hai tay nâng cái mũ lưỡi trai đã nhàu nát lên ngang mặt. Bé không hề mở miệng xin tiền nhưng trên gương mặt em hằn lên sự đau khổ, thiểu não và nghèo đói đến tột cùng.

Người thanh niên mù quờ quạng rồi đưa ống sáo lên môi. Tiếng sáo đứt quãng, rời rạc như than vãn với mọi người rằng, chủ nhân nó đã bị bỏ đói mấy ngày. Cám cảnh quá! Người trong quán lần lượt bỏ tiền vào mũ của 2 người.

Đến 12 giờ, cặp ăn xin lếch thếch đi tới gốc cây phượng tại ngã tư Trương Công Định - Trường Chinh. Cả hai nghiêng đầu nhìn vào túi đựng “chiến lợi phẩm” và cùng bật cười thành tiếng.

Đúng lúc đó, một người đàn ông chạy xe máy biển số Thanh Hóa ào đến, cặp ăn xin leo lên xe. Chiếc xe theo đường Trường Chinh về hướng cầu Tham Lương, luồn lách qua nhiều con hẻm ngoằn ngoèo rồi dừng trước ngôi nhà trọ số 20F, Quang Trung, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Người chạy xe là ông Lữ Trọng L., 46 tuổi, quê Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa. Năm 2003, ông L. và vợ đến nhà 20F, Quang Trung, P.12, Q.Gò Vấp thuê 2 phòng trọ với giá 700 ngàn đồng/tháng.

Ngoài vợ chồng ông L. và một đứa con gái đang ôn thi đại học, ở đây thường xuyên có 4 - 5 người, có khi 8 - 10 người. Họ cứ thoắt ẩn, thoắt hiện. Hàng xóm chưa kịp quen mặt, thì đã đi mất. Vào thời điểm chúng tôi đến tìm hiểu, gia đình ông L. chỉ còn nuôi 3 người. Hằng ngày, ông L. có nhiệm vụ chở 3 người đến Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp xin ăn.

Mỗi ngày chia thành 2 ca: 5 giờ 30 đưa đi, 11 giờ 30 đón về phòng trọ ăn cơm, nghỉ trưa; 16 giờ chiều xuất phát đến 12 giờ đêm mới về. Mỗi lần ra khỏi nhà, ông L. đều nhờ vợ ra đầu hẻm quan sát kỹ rồi mới xuất phát.

Những ngày sau đó, chúng tôi quay trở lại phòng trọ của ông L. và thấy cứ khoảng 16 giờ, ông này chở đứa bé và chàng thanh niên mù đi hành nghề. Một lần theo chân, chúng tôi thấy xe đi ra đường Quang Trung (Q.Gò Vấp), khi vừa ôm cua đường Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, ông L. dúi cây sáo vào tay người mù.

Chạy đến ngã tư Nguyễn Oanh - Nguyễn Văn Lượng, cặp xin ăn xuống xe. Như thói quen, người thanh niên mù đưa tay vịn lên vai bé trai và cả hai dắt nhau đi về đường Lê Đức Thọ, P.17, Q.Gò Vấp để xin tiền...

Họ dừng bước tại một quán nhậu bên đường. Sáp đến từng bàn, bé trai quỳ bệt xuống đất. Còn người mù huơ tay mò mẫm, đầu cúi xuống, tiếng sáo vẫn đứt quãng... và tiền hảo tâm vẫn đều đặn bỏ vào chiếc mũ lưỡi trai nhàu nát.

Chỉ trong khoảng 30 phút, chúng tôi thấy cặp xin ăn kiếm được khá nhiều tiền. Khi vừa rời quán nhậu ra đường, một phụ nữ bán nước bên kia đường gọi cặp xin ăn qua và cho 10.000 đồng. Thấy chúng tôi tấp vào, chị ta tặc lưỡi: “Tội nghiệp tụi nó, ba mẹ mất sớm, đứa lớn bị mù nên phải đi ăn xin kiếm cơm qua ngày”. Chúng tôi tỏ ý nghi ngờ người thanh niên giả mù, lập tức chị ta phản ứng gay gắt: “Anh chị nói vậy là có ý gì, tôi bán ở đây lâu rồi, tôi biết”...

Trong vai là người của nhóm từ thiện, chúng tôi tiếp cận cặp xin ăn. Cậu nhỏ khoảng chừng 13 tuổi, nói tên A., khuôn mặt trái xoan rất đẹp, đôi mắt sáng thông minh. Còn người thanh niên mù tên L., anh trai của A., đã ngoài 20 tuổi. Dù cái mũ vải rộng vành che kín mặt nhưng L. vẫn không giấu được khuôn mặt trắng trẻo.

L. kể gia đình ở Thanh Hóa, vì bão lụt nên lúa thối, nhà đổ, cả nhà phải vào TP.HCM kiếm sống. Không may bố mẹ L. chết trong một tai nạn giao thông, còn L. làm nghề hàn sắt trong một lần sơ ý để lửa bắn vào mắt, từ đó đến nay phải sống trong cảnh mù lòa. L. kể xong lấy tay quệt nước mắt, còn A. khóc nức nở... Khóc xong, A. nhìn chúng tôi bằng cặp mắt ráo hoảnh đầy thất vọng khi cái mũ của cậu vẫn không có đồng bạc nào rơi vào.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Về một gia tộc nổi tiếng âm nhạc ở Việt Nam

Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê vang danh cả thế giới về âm nhạc truyền thống Việt Nam và phương Đông. Giáo sư xuất thân từ một gia đình nổi tiếng về âm nhạc và cách mạng ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Dưới đây là một số nhân vật tiêu biểu của gia tộc này.

* TRẦN QUANG DIỆM

Trần Quang Diệm, còn gọi là Năm Diệm, sinh khoảng giữa thế kỉ XIX, tại thôn Vĩnh Kim Đông, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc gốc ở kinh đô Huế; nhưng sau đó, di cư vào Nam khoảng đầu thế kỉ XIX.

Được thân phụ là Trần Quang Thọ vốn là một nghệ nhân nổi tiếng trong ban nhạc của cung đình Huế tận tình truyền dạy âm nhạc; nên ngay từ thuở nhỏ, ông đã có kiến thức âm nhạc dân tộc khá vững chắc. Ông chuyên đờn Tỳ bà theo phong cách Huế. Với sự đam mê âm nhạc, tinh thần cầu tiến và nhẫn nại; ông đã soạn một tuyển tập ghi lại các bản nhạc Huế với phương pháp ký âm do chính ông sáng tạo. Đó là cách ghi theo hò xự xang xê cống, bằng chữ Hán, trong các ô vuông. Theo đó, cứ nhịp đôi thì hai ô cho một câu, nhịp tư thì bốn ô cho một câu. Người đánh đàn cứ theo đó mà đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái như cách người ta đọc sách chữ Hán thời xưa. Mỗi chữ mà đờn ngay nhịp thì có một khoanh tròn bằng son đỏ, chữ nào thuộc về nhịp nhẹ (nhịp láy) thì có một chấm son, chữ đàn nhanh - chậm thì sắp nhặt - khoan theo khoảng giữa hai nhịp chính. Với cách ký âm này, bốn dây của đàn Tỳ bà phải được lên theo các giọng Tồn, Tang, Tôn, Tính. Theo tương truyền, ông cũng là người sáng tác ra tám bài Ngự: Đường Thái Tông, Vọng phu, Chiêu Quân, Ái tử kê, Bát man tấn cống, Tương tư, Duyên kì ngộ, Quả phụ hàm oan.

Ông có sáu người con, trong đó có hai người nổi tiếng giỏi âm nhạc là Trần Ngọc Viện và Trần Văn Chiều. Ông là ông nội của GSTS âm nhạc học Trần Văn Khê. Ông mất khoảng đầu thế kỉ XX.

* TRẦN VĂN CHIỀU

Trần Văn Chiều, còn gọi là Bảy Triều, sinh năm 1897, tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Thân phụ của ông là Trần Quang Diệm một nghệ nhân nổi tiếng ở trong vùng.

Vốn có năng khiếu bẩm sinh lại được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ông sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ, như đàn cò, đàn độc huyền (đàn bầu), đàn nguyệt (đàn kìm). Với đàn độc huyền, ông đã nháy đến độ độc đáo tiếng đào thán trong Hát Bội, tiếng nói lối ai của đào thương và rao Nam rao Oán. Với cây đàn nguyệt, ông đã sáng tạo ra dây Tố Lan, mà giới nhạc sĩ tài tử Nam bộ đều biết đến.

Năm 1918, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Dành; có ba người con, trong đó, người con trai cả là GSTS Trần Văn Khê hiện nay. Sau khi bà Dành hy sinh vì nước, vì quá thương nhớ người vợ thân yêu, ông phát sinh tâm bệnh và mất năm 1931 tại quê nhà, hưởng dương 34 tuổi.

* NGUYỄN THỊ DÀNH

Nguyễn Thị Dành, còn gọi là Tám Dành, sinh năm 1899 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bà là con của ông Nguyễn Tri Túc một nghệ nhân ca nhạc tài tử nổi tiếng ở địa phương.

Thuở nhỏ, tuy không được học đờn như các anh em trai của mình, nhưng bà Dành lại được gia đình cho học chữ một điều rất hiếm đối với phụ nữ lúc đó tại trường Nhà Trắng của Giáo hội Thiên Chúa ở Mỹ Tho. Năm 1918, bà kết hôn với ông Trần Văn Chiều, thường gọi là Bảy Triều. Bà sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1927, bà được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sáng lập. Bà là nữ hội viên đầu tiên của tổ chức cách mạng này ở Vĩnh Kim. Tuy bận việc gia đình, nhưng bà cùng với người chị chồng là Trần Ngọc Viện rất hăng say hoạt động cách mạng.

Được cha mẹ cho hai lượng vàng và bốn công (4.000 mét vuông) vườn làm của hồi môn, bà đã lặng lẽ mang đi bán để lấy tiền làm chi phí hoạt động cho cách mạng. Bà đã góp công rất lớn trong việc xây dựng và chỉ đạo sự hoạt động của gánh Đồng Nữ Ban một gánh cải lương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, do cách mạng lập ra, mà diễn viên toàn là phụ nữ, nhằm tuyên truyền cách mạng và gây quỹ tài chính cho hoạt động của Tỉnh bộ Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1930, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; và được Tỉnh ủy Mỹ Tho chỉ định làm Bí thư đầu tiên của Chi bộ xã Vĩnh Kim. Đây là một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Mỹ Tho. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, bà đã xúc tiến công tác xây dựng Đảng và vận động phong trào quần chúng. Nhờ vậy, bà đã tổ chức thành công nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Vĩnh Kim và các vùng phụ cận chống chính quyền thực dân Pháp.

Nhưng cũng ngay lúc đó, bà bị địch phát hiện. Để né tránh sự truy bắt của bọn chúng và cũng do bà có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức, chỉ đạo đấu tranh; nên Đảng đã phân công bà sang Cao Lãnh để tổ chức, vận động và thúc đẩy phong trào cách mạng ở đây tiến lên. Tuyệt đối phục tùng sự điều động của Đảng, bà chấp nhận đi đến hoạt động ở một nơi xa lạ trong lúc bụng mang dạ chữa, để lại quê nhà ba đứa con (hai trai, một gái) còn thơ dại.

Tại Cao Lãnh, bà được cấp trên bố trí về xã Hòa An; và cùng với bà Nguyễn Thị Thơ làm một quán nhỏ bán bánh chuối ở cạnh vườn xoài ông Hương Cả Ngưu để nghi trang và hoạt động.

Ngày 3 5 1930, một cuộc biểu tình khổng lồ đông đến hàng ngàn người đã nổ ra rất quyết liệt tại Cao Lãnh. Quần chúng với khí thế hừng hực lửa đấu tranh đã rầm rập kéo về dinh quận đòi các quyền dân sinh dân chủ. Dã man và tàn ác đến cùng cực, Chủ quận Lê Quang Tường ra lệnh cho bọn lính dùng súng bắn xả vào quần chúng chỉ có tay không, làm nhiều người chết và bị thương. Riêng bà bị bọn lính đâm trọng thương.

Sau đó, bà được tổ chức đưa lên Sài Gòn điều trị. Nhưng, do vết thương quá nặng lại bị đau tim và sẩy thai, nên bà đã mất vào ngày 25 tháng 6 năm Canh Ngọ (1930), hưởng dương 31 tuổi. Ba người con của bà sau này đều nên người; trong đó, nổi tiếng nhất là Giáo sư Tiến sĩ Âm nhạc học Trần Văn Khê.

* TRẦN NGỌC VIỆN

Trần Ngọc Viện, còn gọi là cô Ba Viện, sinh năm 1884 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bà là con của nghệ nhân âm nhạc nổi tiếng Trần Quang Diệm.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc dân tộc, bà rất giỏi về đàn tỳ bà, nhưng sử dụng điêu luyện nhất là đàn tranh. Ở Vĩnh Kim, hiện nay vẫn còn câu ca: Cô Ba Viện đờn tranh lảnh lót. Ngoài ra, bà còn có tài may vá thêu thùa. Sau khi chồng mất, bà lên Sài Gòn, dạy môn Nữ công gia chánh ở trường Nữ Áo tím (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh). Năm 1926, bà đưa học sinh của trường đi dự đám tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh, nên bị chính quyền thực dân buộc thôi việc.

Sau đó, bà trở về quê nhà. Năm 1927, theo chỉ đạo của Tỉnh hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho, bà sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban, mà toàn bộ diễn viên đều là nữ, nhằm dùng sân khấu làm nơi tập hợp quần chúng, giáo dục tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm cho nhân dân, nhất là cho giới thanh niên học sinh; góp phần đào tạo cán bộ cho cách mạng và gây quỹ tài chính cho tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho. Mọi hoạt động của gánh đều do bà đảm nhiệm; và gánh đã đi lưu diễn khắp nơi, tạo nên tiếng vang tốt trong giới nghệ sĩ sân khấu và trong lòng quần chúng hâm mộ. Đến năm 1928, lấy lý do gánh Đồng Nữ ban hoạt động quốc sựựựự, nhà cầm quyền Pháp ở Nam kì ra lệnh giải tán gánh cải lương độc đáo này.

Liên tiếp trong hai năm 1930 1931, người em trai và em dâu của bà là Trần Văn Chiều và Nguyễn Thị Dành, một người mất sớm, một người hy sinh vì nước, để lại ba người con còn thơ dại. Với vai trò là cô, bà đã ra sức làm việc nuôi dạy ba người cháu mồ côi nên người; trong đó có một người, sau này, nổi tiếng cả thế giới; đó là GSTS Trần Văn Khê. Năm 1944, bà mất tại quê nhà, thọ 60 tuổi.

* NGUYỄN TRI KHƯƠNG

Nguyễn Tri Khương, còn gọi là Năm Khương, sinh năm 1890 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông là con của ông Nguyễn Tri Túc và là anh của bà Nguyễn Thị Dành.

Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ngay từ nhỏ, ông đã được dạy nhạc một cách bài bản; và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc khí, nhưng hay nhất là đàn cò, tiêu và sáo. Ông còn có khả năng viết tuồng. Năm 1927, ông viết vở cải lương Giọt lệ chung tình. Đây là vở diễn chủ lực của gánh cải lương Đồng Nữ ban do cô Ba Viện sáng lập.

Về nội dung, Giọt lệ chung tình là vở tuồng dã sử, đề cao tinh thần vị nghĩa, chống áp bức, bất công và ca ngợi sự trung trinh, tiết liệt.

Về nghệ thuật, vở cải lương này được viết theo lối văn biền ngẫu, có đầy đủ các bản nhạc theo các điệu, các hơi Bắc, Quảng, Hạ, Xuân, Ai đảo, Tứ đại oán, Hành vân, Văn Thiên Tường. Đặc biệt, lần đầu tiên, ông đã sáng tạo ra nhiều bài bản mới, như Yến tước tranh ngôn (Chim én và chim sẻ tranh lời) và Đăng lâu thưởng nguyệt (Lên lầu ngắm trăng) theo điệu Bắc vui tươi, Thất trỉ bi hùng (Chim trỉ mái mất, chim trỉ trống buồn) theo điệu Ai buồn thảm, Phong xuy trịch liễu (Cơn gió làm nghiêng cây liễu) theo hơi Xuân nữ nhưng nhịp dồn dập như bài Nam tẩu trong Hát Bội, Lục y phổ niệm và Bạch hạc minh bi được phổ nhạc theo bài kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh của đạo Phật; trong đó, bản Phong xuy trịch liễu được thu đĩa ở Pháp.

Đồng thời, ông còn thổi sáo rất điêu luyện. Tiếng sáo của ông được thu và lưu giữ tại Bảo tàng Con người ở Pháp. Ông là cậu của GSTS Âm nhạc học Trần Văn Khê. Năm 1962, ông mất tại quê nhà, thọ 72 tuổi.

* NGUYỄN MỸ CA

Nguyễn Mỹ Ca sinh năm 1920 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông là con của ông Nguyễn Tri Lạc một người rất giỏi về đàn cò, đàn tranh và đánh trống nhạc lễ.

Khoảng năm 1940, ông cùng với người em họ, vai con cậu con cô là Trần Văn Khê lập ra ra ban nhạc Sầm Giang. Ban nhạc này đã có những hoạt động biểu diễn âm nhạc rất sôi nổi ở địa phương.

Năm 1942, ông ra Hà Nội học Đại học; và sinh hoạt trong nhóm sinh viên yêu nước do Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng đứng đầu. Trong khoảng thời gian này, ông sáng tác nhiều ca khúc vui tươi, lạc quan, thấm đậm lòng yêu nước, như Đến trường, Vui đi học, Dạ khúc, đặc biệt bài Chiêu hồn nước được sinh viên học sinh công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ngoài ra, ông còn cùng với Lưu Hữu Phước viết phần nhạc của bài Khúc khải hoàn nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Đầu năm 1944, hưởng ứng phong trào Xếp bút nghiên của sinh viên, ông cùng với nhiều sinh viên yêu nước khác đi xe đạp về Nam; tham gia phong trào cách mạng đang dâng lên sôi nổi ở Sài Gòn. Cuối tháng 9 1945, giặc Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Ông trở về quê nhà. Theo tiếng gọi của non sông, ông ra bưng biền tham gia kháng chiến. Lúc bấy giờ, ông được cấp trên phân công làm Giám đốc Binh công xưởng Khu Trung Nam bộ (Khu 8) mà nhân dân quen gọi là Binh công xưởng Nguyễn Mỹ Ca.

Sau đó, Binh công xưởng được di chuyển về đóng ở vùng U Minh Hạ, bên bờ sông Trèm Trẹm. Với cây đờn piano do Ủy ban Kháng chiến tỉnh Mỹ Tho tặng, ông đã ký âm bài Tiến quân ca để các chiến sĩ hát trong buổi lễ chào cờ vào đầu mỗi buổi sáng. Ngoài việc chỉ huy nhân viên sản xuất vũ khí, đạn dược cung cấp cho chiến trường, ông còn sáng tác một số ca khúc nhằm động viên tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược của nhân dân ta; tiêu biểu là bài Toàn dân kháng chiến.

Khoảng giữa năm 1946, Binh công xưởng bị giặc Pháp tấn công. Ông bị sa vào tay giặc. Bọn chúng mang ông về Cà Mau, vừa tra tấn dã man, vừa mua chuộc, dụ dỗ; hòng buộc ông phải đầu hàng. Nhưng, trước sau ông chỉ nói Độc lập hay là chết. Bất lực trước ý chí gang thép của một chiến sĩ cách mạng kiên cường một nhạc sĩ tài hoa, giặc Pháp đã hèn hạ xử bắn ông tại chợ Cà Mau. Vì nước, ông hy sinh anh dũng khi mới vừa 26 tuổi.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Về Sơn Hà nghe sáo đất

Hình bài viết Về Sơn Hà nghe sáo đất


Sáo làm bằng đất sét thổi nghe réo rắt, du dương, trầm bổng. Người H’re ở huyện miền núi Sơn Hà gọi là sáo tà vố. Đó là tiếng lòng của dân tộc H’re, bởi thông qua tiếng sáo người thổi mở lòng mình với mọi người, nhất là những đôi trai gái yêu nhau...

Chăn trâu thổi sáo tà vố - Ảnh: Võ Quý Cầu

Tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin, chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ngãi, sau khi tìm hiểu cho rằng: “Nhạc cụ này khá độc đáo bởi nó làm bằng chất liệu cổ xưa của loài người nhưng khi thổi lại gửi gắm tấm lòng của đồng bào dân tộc H’re... Cùng với sáo tà vố, các loại nhạc cụ khác như đàn tà lía, K’râu, B’rooc hay những làn điệu dân ca như H’mon (hát kể), taoi (cúng Giàng) cho thấy đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc H’re khá phong phú...”. 

Trên con đường đèo dốc liên huyện miền núi Sơn Hà - Sơn Tây, đến cách UBND xã Sơn Thượng (huyện Sơn Hà) chừng 100m, theo con đường đất rẽ về phía tây nam, đi thêm chừng 100m là đến thôn Tà Pa, nơi mà đồng bào dân tộc H’re chuyên làm và thổi sáo tà vố. Chúng tôi tìm đến nhà nghệ sĩ dân gian Đinh Ngọc Su (tên khai sinh là Đinh Văn Đồng) - người biết làm và sử dụng thuần thục nhiều loại nhạc cụ của dân tộc H’re.  

Ông Su cho biết: "Từ xa xưa, đồng bào dân tộc H’re đã biết sử dụng các loại vật liệu của đại ngàn như ống lồ ô, trái bầu, dây rừng, lá rừng để làm các loại nhạc cụ như đàn tàlía, K’râu, B’rooc và dân tộc H’re cũng có nhiều làn điệu dân ca khá độc đáo như điệu vadhô con (hát ru em), ca lêu (hát giao duyên), T’jeo (hát lúc tang lễ), đặt biệt là tà vố (hay còn gọi là sáo đất) làm bằng đất sét. 

Ông Su từ nhỏ đã được nghe tiếng sáo đất rồi lớn lên một chút đã biết làm sáo. Ông nhớ như in: mỗi buổi sáng khi cánh đồng Hà Nang còn mờ sương, lũ trẻ như ông đã dùng sáo đất thổi bài K’reo oh Jăh (gọi bạn) với lời hát: Sớm nay em chăn trâu ở đồng nào nói để anh biết với, anh em mình cùng đi chăn trâu. 

Nghe vậy là lũ trẻ mở cổng chuồng, dắt trâu ra đồng. Vào mùa gặt, tiếng sáo tà vố được thổi sớm hơn để gọi nhau ra đồng gặt lúa.  

Nghệ sĩ dân gian Đinh Ngọc Su bày cho lũ trẻ làm sáo tà vố - Ảnh: Võ Quý Cầu

Muốn làm sáo tà vố, phải chọn nơi có đất sét dẻo quánh không pha sỏi (tiếng H’re gọi là nẻ tà lầy) đem về nhồi chừng 15 phút rồi nắn thành hình khối tròn đầu to đầu nhỏ. Sau đó, dùng thanh lồ ô cắt dọc khối đất  khoét rỗng ruột rồi ghép  lại cho liền khối. Khoảng ghép giữa hai mảnh của một đầu sẽ tạo ra khe hở để thổi và đục thêm năm lỗ ở phía trên thân để khi thổi tiếng sẽ được cộng hưởng.

Theo nhạc sĩ Thế Truyền - nguyên chuyên viên Sở Văn hóa thông tin Quảng Ngãi từng bỏ nhiều năm để nghiên cứu âm nhạc của các dân tộc thiểu số thì: "Dựa theo chất liệu và hình dáng, sáo tà vố giống với huân - một nhạc cụ có mặt trong biên chế dàn nhạc huyền của cung đình thịnh hành vào thời nhà Lê (thế kỷ XV) mà trong Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu hay trong sách Nhạc khí truyền thống Việt Nam (do Nhà xuất bản Thế Giới - Hà Nội  1994) mô tả. Tuy vậy, nhạc cụ huân có đến sáu lỗ và phải nung qua lửa, còn sáo tà vố chỉ có năm lỗ và chẳng phải nung gì cả.

Trẻ em xã Sơn Thượng thổi sáo tà vố - Ảnh: Võ Quý Cầu

Ông Su đã mê tiếng sáo đất từ nhỏ rồi lớn lên tham gia bộ đội chống Mỹ. Sau hòa bình về công tác mặt trận ở địa phương, thấy lũ làng ngày càng quên tiếng sáo đất cùng các làn điệu dân ca của dân tộc mình nên ông đã lo ngại.

Cũng từ đó, ông làm sáo đất thổi cho trẻ con nghe. Thấy bọn trẻ thích, ông phấn khởi chỉ bày cho chúng. Bọn trẻ mang sáo tà vố đến lớp thổi, và điều mà ông không ngờ là khi nghe tiếng sáo có làn, có điệu, các thầy cô giáo ở xã Sơn Thượng liền báo với Phòng Văn hóa thông tin Sơn Hà. Sau đó, Phòng Văn hóa thông tin Sơn Hà liền báo với ngành chức năng tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu...

Sáo tà vố - Ảnh Võ Quý Cầu

Sau thời gian bỏ công nghiên cứu, tìm hiểu, Sở Văn hóa thông tin đã đề nghị địa phương có kế hoạch bảo tồn các làn điệu dân ca, các nhạc cụ dân tộc và nhất là sáo tà vố. Còn về ông Đinh Ngọc Su, Sở Văn hóa thông tin đã lập hồ sơ gửi lên cấp trên. Đến tháng 7-2007, Hội Văn nghệ dân gian VN công nhận ông Đinh Ngọc Su là nghệ sĩ dân gian.

Sáo tà vố bây giờ không còn lo thất truyền vì thông qua các kỳ hội diễn văn nghệ các dân tộc của tỉnh và các tỉnh miền Trung - Tây nguyên đều được biểu diễn. Riêng ở Trường THCS Sơn Thượng, có hàng trăm học sinh đã được ông Su bày cho cách làm và thổi.

Vào những buổi chiều khi mặt trời sắp lặn sau đỉnh núi xa, trên cánh đồng vừa mới gặt còn thơm mùi rạ mới, hay trong những đêm trăng vằng vặc khắp núi rừng vùng cao, nghe tiếng sáo tà vố thổi du dương, réo rắt, càng lắng nghe càng cảm thấy không gian như ngưng đọng, yên bình.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Ong sao co nhat the gioi
Ống sáo được làm bằng ngà voi ma mút
Trường ĐH Tuebingen cho biết, một ống sáo được làm bằng ngà voi ma mút 35.000 tuổi được các nhà khảo cổ học Đức tìm thấy.

Ống sáo này được các nhà khảo cổ đánh giá là một trong những nhạc cụ cổ nhất. Nó được chắp lại từ 31 mảnh vỡ đã được các nhà khoa học tìm thấy trong một hang ở núi Swabian thuộc phía nam của Đức.

Cũng tại ngọn núi này, trong những năm gần đây người ta đã tìm thấy nhiều thứ như những bức tượng nhỏ bằng ngà voi, những đồ trang sức và nhạc cụ khác ống sáo này. Các nhà khoa học cho rằng con người đã từng ở vùng này trong mùa đông và mùa xuân.

Ống sáo cổ nhất thế giới này sẽ được trưng bày tại bảo tàng Stuttgart

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Qua mặt rắn hổ mang


Nọc độc của rắn hổ mang có thể giết chết tươi con mồi nhưng kẻ thù ghê gớm nhất của nó vẫn biết cách đối phó và vượt qua nanh vuốt tử thần.

Người điều khiển rắn ngồi xếp bằng trước một rọ rơm và bắt đầu thổi sáo. Bất thình lình, một chú rắn dài ngo ngoe thò ra khỏi rọ. Người điều khiển rắn vẫn say sưa thổi và chú rắn bắt đầu ngọ nguậy, đung đưa theo điệu nhạc. Chắc hẳn bạn từng chứng kiến cảnh này rất nhiều lần trên phim ảnh hoặc truyền hình. Con rắn là một chú hổ mang đáng sợ nhưng lại giống như một kẻ si mê âm nhạc.

Sự thật chỉ dừng ở đó: rắn ta hoàn toàn điếc đặc. Nó chẳng có lấy một cái lỗ tai để nghe, chỉ cảm nhận được các xung động của trái đất mà thôi! Hình ảnh mà ta thấy rắn lắc lư, đưa mình theo điệu nhạc chẳng phải do giai điệu du dương mà đơn giản là vì cây sáo được người thổi đưa qua đưa lại trước mắt rắn. Rắn cố tìm tư thế thuận lợi nhất để tấn công cái sáo. Nhưng vì người thổi cứ di chuyển liên tục nên rắn đành phải đung đưa liên tục.

Rắn hổ mang có thể tấn công bằng nọc độc theo hai cách. Có những con rắn hổ mang cắm phập răng nanh sắc nhọn mọc ở hàm trên vào kẻ xấu số.

Một khi bị cắn, nạn nhân sẽ chết vài giờ sau đó, nếu không được cứu chữa kịp thời.

Lại có một số khác ngửa đầu về phía sau, dùng răng nanh phun nọc độc vào mắt nạn nhân. Nọc độc gây sưng rộp và có thể dẫn đến mù mắt, nếu ngay lúc đó không được rửa thật sạch.

Nhưng bạn có thể an tâm một điều rằng: rắn hổ mang thường không trườn theo người. Chúng thường lẩn trốn con người hơn là gây hấn. Thay vào đó, chúng luôn đuổi theo ếch nhái, cá, chim chóc và các loài động vật nhỏ mà chúng có thể xơi được. Duy có một loài động vật có vú dám đương đầu với loài rắn này là con cầy mongoose.

Con mongoose trông như một loài chồn nhỏ nhưng lại là một chiến sĩ thực thụ. Nó dễ dàng tránh được đòn tấn công chậm chạp của rắn hổ mang. Chờ cho con rắn mệt nhoài vì ra đòn, chú mongoose mới nhào tới cắn đầu đối thủ với hàm răng sắc nhọn của mình. Trong trận chiến sống mái đó, tử thần đội mũ trùm lại trở thành nạn nhân của gã địch thủ cao tay hơn
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
 Thỏ ngoạm thịt gà


Trước đây bà Dương thường cho con thỏ ăn rau, nhưng bỗng 1 ngày bà giật mình phát hiện ra con thỏ chộp lấy miếng thịt gà rơi ra từ trong bếp và thưởng thức với vẻ rất hăng hái và mãn nguyện. Kể từ đó, bà nuôi con thỏ cưng bằng thịt gà.

 

Như tỏ lòng biết ơn, con thỏ tốt số luôn nhấm nháp kỹ lưỡng từng miếng thịt. Trong khẩu phần của nó không ngày nào là không thiếu thịt gà.

Trước đây bà Dương thường cho con thỏ ăn rau, nhưng bỗng 1 ngày bà giật mình phát hiện ra con thỏ chộp lấy miếng thịt gà rơi ra từ trong bếp và thưởng thức với vẻ rất hăng hái và mãn nguyện. Kể từ đó, bà nuôi con thỏ cưng bằng thịt gà.

 

Như tỏ lòng biết ơn, con thỏ tốt số luôn nhấm nháp kỹ lưỡng từng miếng thịt. Trong khẩu phần của nó không ngày nào là không thiếu thịt gà.

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Thái Lan: bắt được “người ngoài hành tinh”

(Dân trí) - Quả thực không thể nói chính xác sinh vật nằm trên bàn tế lễ thuộc cái giống gì nếu chỉ nhìn qua ảnh. Dân làng nơi đây thì quả quyết, con vật chui ra từ bụng bò cái này nhất quyết không phải hạng “phàm trần”.

Quá kinh hãi trước sự xuất hiện của sinh vật có hình thù gớm ghiếc, người dân bàn nhau lập đàn tế lễ, thắp hương khói nghi ngút để mong xua đuổi “tà ma”. Hiện sự việc này vẫn chưa có sự can thiệp chính thức từ chính quyền tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn nhớ cách đây 2 năm, một sự kiện liên quan đến “người ngoài hành tinh” ở quận Mea Chan cũng đã làm rùm beng báo chí trong nước và quốc tế.

Đó là khi 10 nông dân sống trong làng Huay Nam Rak đồng loạt khẳng định: vào buổi sáng sớm hôm 5/9/2005 họ đã nhìn thấy trên cánh đồng làng một sinh vật kỳ lạ cao chừng 70 cm, thân nhỏ bé giống người nhưng cái đầu thì to quá khổ.

5 trong số 10 nhân chứng đã nhìn thấy
"người ngoài hành tinh"

Tờ báo The Nation của Thái Lan đã trích lời anh Sawaeng Boonyalak 35 tuổi, một trong những nhân chứng hiếm hoi ngày hôm đó như sau: “Da nó màu vàng sậm, cằm dẹt, miệng rất nhỏ, đầu nhẵn thín không có lấy một sợi tóc, đặc biệt mắt và tai thì rất to. Có vẻ như chúng không có ngón chân ngón tay nữa”.

Bức vẽ minh họa của một nhân chứng

 

Sinh vật lạ đi thơ thẩn trên cánh đồng trong suốt 1 tiếng đồng hồ mà không nhận ra những cặp mắt tròn xoe của dân làng đang dõi theo nó. Mãi sau, khi mọi người kéo đến đông quá, nó mới bay vút lên ngọn cây, sau đó thì bay vào bầu trời sáng trong và biến mất dạng.

Có điều lạ là khi quận trưởng Wisit Sitthisombat gọi 10 nhân chứng đến thẩm vấn, cả 10 người đều có lời khai và mô tả y hệt nhau cho dù họ chứng kiến vào các thời điểm khác nhau.

Các bức vẽ đều có những điểm chung

 

“Tôi yêu cầu họ vẽ hình minh họa và thật ngạc nhiên, các bức hình gần như trùng khớp”.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Anh Daryl Zutt.

Khi tai nạn xảy ra, anh Daryl Zutt, 38 tuổi, đang có chuyến đi câu và săn lợn rừng với một người bạn ở bang Queensland. Trong lúc đang giải quyết “nỗi buồn” vào một bụi rậm bên đường, tự nhiên anh cảm thấy đau nhói ở “chỗ ấy”.

 

Zutt đã vô cùng hãi hùng khi nhìn xuống và phát hiện thấy một con rắn nâu - một trong những loài vật nham hiểm nhất thế giới, trườn ra khỏi chân anh.

 

Anh Zutt, một thợ mộc từ thành phố Cairns thuộc miền bắc bang Queensland, cho hay lúc đó anh nghĩ đời anh thế là hết!

 

“Khi cảm thấy đau, tôi đã hét lên. Tôi thực sự thấy rất đau. Tôi đã nghĩ ngay trong đầu là mình đã bị rắn cắn. Rồi tôi thấy con rắn nâu bò ra khỏi chân tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ chết chắc rồi”.

 

Nhưng Zutt đã cố giữ bình tĩnh và kiểm tra vết thương. “Tôi nhìn thấy những vết cắn và một ít máu chảy ra”.

 

Sau con rắn bò đi, Zutt đã vội vã trở lại chiếc xe tải và bạn của anh khuyên nên sử dụng một ít rượu lạnh để làm dịu bớt vết thương. Zutt còn cố gắng gọi điện cho mẹ để nói lời tạm biệt vì tin rằng mình không qua khỏi lần này.

 

Zutt và người bạn đi cùng đã nhanh chóng lái xe tới một khu vực dân cư lân cận để được sơ cứu. Khi tới trung tâm y tế thị trấn Lakeland, “tôi bị nôn và thấy đau bụng. Tôi không nói được, tôi bị líu lưỡi”.

 

Sau một loạt các xét nghiệm máu, Zutt được các bác sĩ thông báo là mặc dù anh bị rắn độc cắn nhưng nọc độc chưa "đủ độ" để gây nguy hiểm tới tính mạng. Anh được trở về nhà.


Câu chuyện hi hữu của Zutt được tờ Cairns Post đăng tải hồi cuối tháng 5 nhưng kỳ thực sự cố đã xảy ra trước đó 1 tháng. Danh tính của Zutt cuối cùng cũng đã được tiết lộ sau khi câu chuyện bi hài gây xôn xao tại Queensland.

 

Zutt cho biết, tai nạn này không ngăn được anh từ bỏ tham vọng đi câu và săn thú. Tuy nhiên, anh thề từ nay sẽ không bao giờ giải quyết nỗi buồn vào bụi rậm!

Khi tai nạn xảy ra, anh Daryl Zutt, 38 tuổi, đang có chuyến đi câu và săn lợn rừng với một người bạn ở bang Queensland. Trong lúc đang giải quyết “nỗi buồn” vào một bụi rậm bên đường, tự nhiên anh cảm thấy đau nhói ở “chỗ ấy”.

 

Zutt đã vô cùng hãi hùng khi nhìn xuống và phát hiện thấy một con rắn nâu - một trong những loài vật nham hiểm nhất thế giới, trườn ra khỏi chân anh.

 

Anh Zutt, một thợ mộc từ thành phố Cairns thuộc miền bắc bang Queensland, cho hay lúc đó anh nghĩ đời anh thế là hết!

 

“Khi cảm thấy đau, tôi đã hét lên. Tôi thực sự thấy rất đau. Tôi đã nghĩ ngay trong đầu là mình đã bị rắn cắn. Rồi tôi thấy con rắn nâu bò ra khỏi chân tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ chết chắc rồi”.

 

Nhưng Zutt đã cố giữ bình tĩnh và kiểm tra vết thương. “Tôi nhìn thấy những vết cắn và một ít máu chảy ra”.

 

Sau con rắn bò đi, Zutt đã vội vã trở lại chiếc xe tải và bạn của anh khuyên nên sử dụng một ít rượu lạnh để làm dịu bớt vết thương. Zutt còn cố gắng gọi điện cho mẹ để nói lời tạm biệt vì tin rằng mình không qua khỏi lần này.

 

Zutt và người bạn đi cùng đã nhanh chóng lái xe tới một khu vực dân cư lân cận để được sơ cứu. Khi tới trung tâm y tế thị trấn Lakeland, “tôi bị nôn và thấy đau bụng. Tôi không nói được, tôi bị líu lưỡi”.

 

Sau một loạt các xét nghiệm máu, Zutt được các bác sĩ thông báo là mặc dù anh bị rắn độc cắn nhưng nọc độc chưa "đủ độ" để gây nguy hiểm tới tính mạng. Anh được trở về nhà.


Câu chuyện hi hữu của Zutt được tờ Cairns Post đăng tải hồi cuối tháng 5 nhưng kỳ thực sự cố đã xảy ra trước đó 1 tháng. Danh tính của Zutt cuối cùng cũng đã được tiết lộ sau khi câu chuyện bi hài gây xôn xao tại Queensland.

 

Zutt cho biết, tai nạn này không ngăn được anh từ bỏ tham vọng đi câu và săn thú. Tuy nhiên, anh thề từ nay sẽ không bao giờ giải quyết nỗi buồn vào bụi rậm!

Page 4 of 8 (117 items) « First ... < Previous 2 3 4 5 6 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems