Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

những điều kỳ thú quanh ta

rated by 0 users
This post has 116 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
trúc đen trên diễn đàn có đầy,  xong lại ko phải là trúc đen Việt, mà là trúc đen của Tàu, loại của Tàu này lại ngoài đen trong trắng ngà! cũng chưa chắc đã là tốt! ko rõ cái loại trúc đen Việt ấy có đen cả trong lần ngoài hay ko? nếu thế thì quả là quý giá và chưa ai có! còn nếu ngoài đen trong trắng thì hic hic chắc cũng gần như của Tàu thui!
rockfan22003@yahoo.com
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

chuthoong:
trúc đen trên diễn đàn có đầy,  xong lại ko phải là trúc đen Việt, mà là trúc đen của Tàu, loại của Tàu này lại ngoài đen trong trắng ngà! cũng chưa chắc đã là tốt! ko rõ cái loại trúc đen Việt ấy có đen cả trong lần ngoài hay ko? nếu thế thì quả là quý giá và chưa ai có! còn nếu ngoài đen trong trắng thì hic hic chắc cũng gần như của Tàu thui!

loại này ngoài đen trong càng đen hơn! ngoài việc chắc như căm xe loại này còn có mùi hương nhẹ kiểu như trầm, mấy con kiểu như rận, rệp ngửi thấy là sợ không dám bén mảng lại gần đâu bác àh! đặc điểm của nó là vậy!

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

binh mã tần vương! vĩ đại thật


View of the largest excavation pit of the Terracotta Army.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

một số hình ảnh tre nứa-trúc !

         http://www.bentrehome.net/forums/index.php?showtopic=1372   

Cây nhiều tuổi kỉ lục nhất trên thế giới là cây vân sam 9.550 tuổi ở tỉnh Dalarna của Thụy Điển. Cây vân sam này là loài cây sống sót bền bỉ nhất còn tồn tại bằng cách phát triển giữa những cây thẳng đứng và những bụi cây nhỏ hơn trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt thay đổi theo thời gian.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Chùm ảnh 11 loài sinh vật mới ở Việt Nam


Trong ảnh là một loài hoa phong lan  mới, màu xanh lục, được đặt tên khoa học  là Saccolabiopsis viridiflora.


Còn đây là hoa phong lan  Anoectochilus annamenis, được các nhà nghiên cứu  tìm thấy ở trong vùng được gọi là “Hành lang xanh” ở tỉnh Thừa Thiên Huế, miền trung Việt Nam.


Đây là loài rắn môi trắng mới được tìm thấy. Loài rắn này thường sống gần các dòng suối, ăn ếch nhái và các con vật nhỏ khác.

 


Một loài tỏi rừng mới, với những bông hoa đen khác thường.

Còn đây cũng là một loài tỏi rừng mới với những bông hoa tao nhã. Loài cây này chưa được đặt tên.

Loài phong lan  Oberonia huensis



Phong lan  Gastrodia theana, với rất ít lá.

Phong lan  Anoectochilus annamenis.

Cryptocoryne vietnamica, một loài cây chân bê mới, với những bông hoa màu vàng rất đẹp.

Còn đây là một loài phong lan  hiếm lá khác được phát hiện ở Việt Nam, được đặt tên là phong lan  Lecanorchis vietnamica

Loài bướm nâu mới, bay nhanh như một mũi tên bắn.

Loài thằn lằn Acanthosaurus


Khu rừng nhiệt đới  nằm trong vùng "Hành lang xanh" ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ của 7 lãnh nguyên (những vùng trơ trụi có tầng đất cái đã bị đóng băng vĩnh cửu nằm gần vùng cực) có thể mê hoặc những du khách khó tính nhất. 

Băng và hơi nước cùng thống trị Hellisheidi, vùng lãnh nguyên có màu trắng xóa ở Iceland (Băng Đảo). Dù gần Bắc Cực, quốc đảo này có khí hậu tương đối ôn hòa nhờ một dòng hải lưu ấm từ phía bắc Đại Tây Dương chảy qua.



Các tảng băng trôi ở lưu vực phía tây Canada  cùng với ánh nắng bình minh của Mặt trời tạo thành một bức tranh lãng mạn.



Băng ở Bắc Băng Dương bao vây những khối đá phủ tuyết ở đảo Beechey thuộc vùng Nunavut, phía bắc Canada.



Bờ biển đầy băng trên đảo Little Diomede, bang Alaska, Mỹ phản chiếu ánh nắng màu xanh nhạt hơi pha đỏ của Mặt trời ở Bắc Cực.



Mặt trời chạy song song  với đường chân trời ở đảo Baffin thuộc vùng Nunavut vào nửa đêm. Một số khu vực  ở Nunavut nhận ánh sáng Mặt trời trong suốt 24 giờ từ cuối tháng 4  tới cuối tháng 8  và chìm trong bóng tối cả ngày từ cuối tháng 10  tới giữa tháng 2.



Một dòng sông uốn lượn theo hình chữ Z cắt ngang lãnh nguyên North Slope, bang Alaska, Mỹ. Đây là cội nguồn của hàng chục dòng sông và hàng trăm hồ có hình oval.



Thảm thực vật thấp phô bày màu sắc đặc trưng của mùa thu tại Công viên  quốc gia Kings Canyon, bang California, Mỹ.

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Hải cẩu không tai sưởi nắng, voi khám phá đám cỏ, báo đốm vờn đuôi mẹ, linh miêu ngồi trầm tư là những hình ảnh  ngộ nghĩnh về những thú non trong thế giới  động vật. 

Một chú hải cẩu con không tai nằm sưởi nắng tại Bắc Cực. Mẹ của nó nhận ra con nhờ mùi trên cơ thể.



Voi châu Á  cao tới một mét và nặng trung bình 91 kg khi chào đời. Chúng nhận được sự chăm sóc của nhiều voi cái trong đàn trong 2 đến 3 năm. Tuổi trưởng thành của voi là 9 đối với con cái và 15 đối với con đực.



Bộ lông dày và vệt đen trên chỏm tai là hai đặc trưng nổi bật của mèo rừng con. 

Gấu đen cái tỏ ra vô cùng hung dữ khi bảo vệ con. Gấu con sống với mẹ khoảng hai năm.



Báo đốm con luôn được sinh ra theo cặp. Chúng sống cùng mẹ trong khoảng hai năm để học cách săn mồi và trốn tránh kẻ thù. 

Linh miêu Mỹ thường đẻ từ 1 tới 6 con trong một lứa. Con non sống cùng mẹ tối đa một năm.



Gấu trắng cái thường đẻ sinh đôi. Gấu con sống với mẹ hơn hai năm trước khi bắt đầu cuộc sống  tự lập.



Phần lớn báo cái gêpa sinh 3 con trong một lứa. Báo con ở cùng mẹ trong 18-24 tháng trước khi tách ra để sống tự lập. 

Gấu đen là những nghệ sĩ  tài năng trong hoạt động  leo trèo. Chú gấu con này có thể leo lên cây để ăn, chơi, tránh kẻ thù và thậm chí ngủ đông.



Cá sấu Bắc Mỹ đẻ 20 đến 60 trứng trong mỗi lần sinh nở. Sau khi ấp trứng khoảng 3 tháng, chúng mở tổ và giúp cá sấu con chui ra ngoài vỏ trứng.

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Khỉ lùn Tarsier có kích thước  tương đương chén uống trà. Ảnh: Livescience.


Với trọng lượng khoảng 60 gram, khỉ lùn Tarsier (tên đầy đủ là Tarsius pumilus) chỉ nhỏ như chuột và có đôi mắt lớn. Chúng có lớp lông dày để giữ ấm trong môi trường  lạnh và ẩm ướt. Thay vì có móng tay, móng chân như các loài linh trưởng khác, khỉ lùn sở hữu những vuốt cong để bám vào những thân cây phủ đầy rêu.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Rắn đứt đầu vẫn có thể sát thương..                                       
                                                                                              Phát hiện loài rắn độc khổng lồ ở Kenya..

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Chú tê giác con đang quanh quẩn bên mẹ tại vườn thú Erfurt ở Đức.
Một nhà môi trường học  thả con chim cốc về với thiên nhiên  sau khi chữa trị cho nó tại bệnh viện  thú y ở Seosan, Hàn Quốc.
Đôi sư tử âu yếm nhau tại vườn thú Bronx, New York, Mỹ.
Một chú mèo Ba Tư đang liếm mép trong cuộc trưng bày mèo quốc tế  tại Kalisz, Ba Lan.
Một con chim ruồi trong khu Trung tâm  Khám phá Rừng mưa mới mở cửa ở Gamboa, Panama.
Bé Daniel Kimenez và chị gái  đang xem một chú gorilla ở vườn thú Fort Worth, Mỹ.
Nhà bảo tồn động vật Chloe Inskip đang đếm các chú kiến cắt lá Nam Mỹ  tại vườn thú Chester, phía bắc nước Anh.
Đôi chó đeo kính râm tại Lễ hội chó năm mới ở Tokyo, Nhật Bản.
 Chú khỉ đực aiai 2 tháng tuổi trong vườn thú Briston, Anh.
Bé gấu trắng ngáp sau bữa ăn tối tại vườn thú Nuremberg, Đức.
Dưới cái lạnh gần 0 độ C, một nhóm khỉ nâu Nhật Bản  đang ngâm mình trong suối nước nóng tại Jigokudani ở miền trung nước này.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Nuôi rắn trong… keo nhựa!!!

Thời gian gần đây nhiều nông dân trong tỉnh Bạc Liêu nghĩ ra mô hình độc đáo, mang lại thu nhập cao là nuôi rắn ri voi trong… keo nhựa. Ông Huỳnh Ngọc Trung ở ấp Tân Long, xã Long Thạnh (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) cho biết nuôi rắn trong keo nhựa rất dễ chăm sóc nên rắn lớn rất nhanh và ít bị bệnh hơn so với nuôi trong ao hồ.

Nuôi rắn trong keo nhựa

Hiện nay giá rắn ri voi giống khoảng 30.000 đồng/con, mỗi gia đình đầu tư khoảng 100 keo nhựa (7.000 đồng/keo) để nuôi 200 con rắn (hai con/keo) bằng thức ăn đơn giản là các loại cá tạp. Sau một năm rắn đạt trọng lượng 1,2-1,5kg/con, bán với giá 280.000 - 300.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng/năm.

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2
Cây tre trong tâm thức người Việt



Từ bao đời nay, cây tre có mặt hầu hết khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thuỷ chung với cộng đồng đân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt ...

"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ..."

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa. Tre có rễ ngầm, sống lâu mọc ra những trồi ngọn gọi là măng. Thân rạ hoá mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt...

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự gắn bó đối với người Việt. Tre toả bóng mát và cống hiến tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành là đến gốc tre đều góp phần cho cuộc sống.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự gắn bó đối với người Việt. Tre toả bóng mát và cống hiến tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành là đến gốc tre đều góp phần cho cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà "... Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...". Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - Hình ảnh Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hoá thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre!!? (theo các nhà thực vật học, thì măng tre trinh, có thể cao thêm 15-20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các luỹ tre xanh đã trởi thành "pháo đài xanh" vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre thật sự trở thành chiến luỹ và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính ngọn tầm vông góp phần lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..."

Vốn gần gũi với đời sống con người, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, Cây tre trăm đốt...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết và lên phim về tre: “Cây tre Việt Nam” ... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như đàn tơ rưng, sáo, khèn... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh luỹ tre làng thân thương, nhưng nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre ...

Có thể thấy rằng bản lĩnh, bản sắc của người Việt và văn hoá Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng luỹ tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này đặc trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Chính vì thế mà cây tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất, bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước – tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

"Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn

Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.

Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic.
(Ảnh: titanic.wz.cz)

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.

800 lính Anh mất tích trong mây

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.

Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.

Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.

Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.

Quan điểm của các học giả

Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Phát hiện cây sáo cổ nhất thế giới

Cuối tuần qua, các nhà nghiên cứu của trường ĐHTH Tuebingen (Đức) đã cho ra mắt hiện vật được coi là nhạc cụ cổ nhất được tìm thấy trong lịch sử loài người từ trước đến nay. Đó là một cây sáo làm từ ngà voi có niên đại ít nhất 30.000 năm.

Phat hien cay sao co nhat the gioi

Cây sáo tạc bằng ngà voi dài 18,7 cm này được tìm thấy trong một hang động tiền sử ở Blaubeuren (miền nam Đức) và mới được các nhà khoa học dựng lại. GS Nicholas Conrad, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu khẳng định thời điểm tạo tác ra nhạc cụ này tối thiểu là trước đây 30.000 năm. Với phương pháp đồng vị phóng xạ carbon, tuổi đời của vật liệu ngà voi để làm cây sáo thậm chí được xác định đến 36.000 năm.

Từ 1990, cũng tại di chỉ trên người ta đã tìm thấy hai cây sáo tương tự, chỉ khác là làm bằng xương cánh ngỗng trời và vì thế chúng được chế tác thành nhạc cụ không khó lắm, vì ống xương vốn đã rỗng lòng.

Để gia công vật liệu ngà voi đặc, đòi hỏi phải rất khéo tay và công cụ tương đối tinh xảo. Những mạch nối và lỗ khoan chính xác của hai nửa cây sáo là một phát hiện ngoài tầm mong đợi của giới chuyên gia. Ngay cả với máy móc hiện đại hôm nay, không ít thợ thủ công phải bó tay trước vật liệu khó tính này.

Phat hien cay sao co nhat the gioi

Dựa trên khoảng cách các lỗ sáo, có thể phỏng đoán âm thanh và hợp âm du dương. So với sáo xương ngỗng, sáo ngà voi tạo ra được âm vực trầm hơn và cao hơn hẳn.

Nguyên tắc hoạt động của cây sáo cổ không giống với sáo dọc hay sáo ngang của châu Âu hiện nay, song rất trùng hợp với các loại sáo tìm được ở vùng quanh Địa Trung Hải và Trung Quốc ngày xưa.

Với sự phát hiện ra nhạc cụ này, các nhà nghiên cứu không chỉ ngạc nhiên về nghệ thuật chế tạo công cụ của loài người đã đạt một trình độ tinh xảo khá sớm, mà còn hết sức bất ngờ trước việc con người đã biết chơi nhạc, chứng tỏ đã có một tư duy rất phức hợp và khả năng suy nghĩ trừu tượng, ngay từ khi còn "ăn lông ở lỗ".

Page 2 of 8 (117 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems